Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: THAI THANH


Du Khách

Status: Offline
Posts: 81
Date:
THAI THANH



 

NGUYET CAM
Ca si : THAI THANH
Sang Tac : CUNG TIEN



-- Edited by BaHa at 22:48, 2006-08-17

__________________
www.amnhacvn.cjb.net/


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 83
Date:


MAI TRANH CHIEU
Sang Tac: Hoang Thi Tho
Trinh Bay : THAI THANH



-- Edited by BaHa at 22:53, 2006-08-17

__________________
My Thuat Viet Nam


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 83
Date:

http://www.freewebtown.com/huule/PARISCOGILAththanh.wma


PARIS CO GI LA
Ngo Thuy Mien - Nguyen Sa
Trinh bay : THAI THANH



__________________
My Thuat Viet Nam


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 83
Date:

Thái Thanh: Danh Ca và Mẹ Hiền

Tiểu Quyên



( Dân Ca ) :::
Lời: Quan Họ Bắc Ninh



Mười Thương




Một em nhớ đôi bạn chung t́nh
Hai em nhớ yểu điệu
Ba em nhớ tiếng nói
Bốn em nhớ đến đôi người đồng tâm
A hổi à, hừ hổi hừ lá hứ hổi hừ
Năm em nhớ người buông nụ cười, nên em nhớ...à hồi á, tính t́nh
Tinh ư y tinh, tính t́nh tinh tinh
A hổi à, hừ hổi hừ lá hứ hổi hừ

Sáu em nhớ em gửi lời thăm người
Bảy em nhớ tới người tri kỷ
Tám em nhớ phong thư gửi nhận
Chín em nhớ đến, đôi người tri âm
A hổi à, hừ hổi hừ lá hứ hổi hừ
Mười xin...chung t́nh ..nên em nhớ...à hồi á, tính t́nh
Tinh ư y tinh, tính t́nh tinh tinh
A hổi à, hừ hổi hừ lá hứ hổi hừ


Nữ danh ca Thái Thanh trong nhiều thập niên được quần chúng ái mộ coi là “Tiếng hát vượt thời gian” nhưng ít người biết tới vai tṛ Làm Mẹ nhiều khó khăn mà cũng rất thành công của cô, có lẽ không kém ǵ địa vị sáng láng của cô trên sân khấu.

Trong đĩa nhạc CD Thái Thanh Hải Ngoại 3 (Đêm Màu Hồng), bài mở đầu “Về đây nghe em” là hợp ca của ba giọng của Thái Thanh cùng hai con gái là Ư Lan và Quỳnh Dao (nay là Quỳnh Hương của đài Saigon Radio hải ngoại). V́ ḷng thương con mà đây là lần đầu tiên Thái Thanh hát giọng phụ. Cô cho biết:

Những người giọng cao như Thái Thanh thường không hợp với bè hai. Chị tôi là Thái Hằng th́ có “giọng nhung”, là giọng thiên phú để hát bè, nên chị ấy hợp ca thật tuyệt vời, làm nổi bật giọng chính.”

Vai tṛ làm mẹ khó khăn của Thái Thanh

Trong một buổi tối thứ Bảy cuối năm 1996, Thái Thanh kỷ niệm 50 năm tŕnh diễn âm nhạc, cô đă để lộ tài năng “tung hứng” các con trước khán giả trong buổi tŕnh diễn của toàn thể gia đ́nh cô tại rạp Ritz.

Con người luôn luôn sống với những chùm ánh sáng của danh vọng sân khấu đó đă thể hiện những khôn khéo của một “bà bầu” trong con người hiền mẫu. Thái Thanh đă làm nhiều khán thính giả trung thành của cô phải ngạc nhiên khi cô giới thiệu một cách khéo léo các tiết mục tŕnh diễn của Ư Lan, Quỳnh Hương và Lê Đại trong đêm đó.

Lập gia đ́nh với tài tử điện ảnh Lê Quỳnh (vai chính trong phim Chúng Tôi Muốn Sống) năm 1956, Thái Thanh liên tiếp “sản xuất” 5 người con: 3 gái, 2 trai. Đó là: Ư Lan sanh năm 1957, Lê Việt 1958, Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương 1960, Thanh Loan 1962 và Lê Đại 1964. Cậu út Lê Đại nhiều lần “chê” mẹ là sanh đẻ nhiều quá, “y như gái Tầu” vậy. Lê Đại cũng là người kém may mắn nhất trong 5 chị em: Khi ra đời khỏe mạnh, nhưng Lê Đại bị bệnh sốt tê liệt (Polyo) cấp tính từ lúc 8 tháng. Tuy sống sót nhưng Lê Đại bị liệt nửa thân dưới, xương sống cũng bị sụm.

Năm 4 tuổi, chú bé được tổ chức Terre Des Hommes mang qua nước Ư chữa trị 3 năm liền và năm 1971, Đại trở về Việt Nam (7 tuổi), em bắt đầu học vần quốc ngữ với mẹ và các anh chị tại nhà. Sau tháng 4/1975, tuy bị kẹt lại Saigon nhưng bà mẹ Thái Thanh cũng t́m đường đưa được Lê Đại và Quỳnh Hương qua Pháp ( 1980). Sau đó hai chị em được bố bảo lănh sang Hoa Kỳ và Lê Đại được học qua điện thoại chương tŕnh dành cho trẻ tật nguyền.

Năm 1985, Thái Thanh rời Saigon qua tới California. Mười năm im lặng không hề cất tiếng hát trước công chúng, cô lại bắt đầu tập dượt và tŕnh diễn trên sân khấu khắp nơi trên thế giới. Đồng thời, cô đảm đương trách nhiệm làm mẹ với rất nhiều nghị lực. Thái Thanh tập lái xe dù cô không thích chút nào, nhưng “phải tập ngay để có thể hàng ngày đưa đón Lê Đại đi học”. Sau hai năm học tại College Golden West Lê Đại đă được vô đại học Long Beach. Sự kiên tŕ và nhẫn nại của bà mẹ Thái Thanh đă giúp Lê Đại (nay là Michael Đại Lê) tự tin hơn, yêu đời hơn và em tốt nghiệp Bachelor tại University of California, Long Beach năm 1996 về bộ môn Music, thêm nhiều tín chỉ về computer. Ngày nay, Lê Đại đang đi làm Webmaster trong một phân bộ về giáo dục và nghiên cứu của đại học UCI Long Beach, sống tự túc thoải mái trong một căn hộ riêng gần trường. Cậu đi làm bằng xe bus, mỗi cuối tuần bà mẹ Thái Thanh đều tới thăm nom, mang thêm vài món ăn Việt Nam bà nấu “theo order” cho cậu út.

Bà mẹ Thái Thanh cũng như bất kỳ bà mẹ nào, đă có bao ước mơ đẹp đẽ về các con, như Phạm Thiên Thư đă diễn tả trong một bài thơ (Phạm Duy phổ nhạc), mà chính cô đă hát lên nhiều lần, làm cho bản nhạc trở thành bất tử. Nhiều bà mẹ trẻ Việt Nam thời đó đă ru con đầu ḷng bằng bài ca này, thay cho những câu “ví dầu, ầu ơ...”:

Ru con bằng bài ca mới
Cho con mến nhạc và thơ
Ru con c̣n nhờ mây gió
Tim con chẳng có vực bờ
....”

Ắt hẳn trái tim của bà mẹ Thái Thanh đă nhiều lần rướm máu khi cất tiếng hát lên những lời nhạc trái hẳn với sự thực phũ phàng của khúc đời cực nhọc mà cô phải hứng chịu trong thời gian Lê Đại mới bị tê liệt:

Ru con rằng đời muôn lối
Cho mây kết hợp rồi tan
Thân con là trời cao với
Tim con là cơi địa đàng
.....”

Cũng như khi cô bé Thanh Loan sang tới Hoa Kỳ (1985), bắt đầu bị bệnh phiền muộn (depression) nặng hơn, Thái Thanh một lần nữa lại khổ đau cùng cực trước số phận khắt khe. Trong thời gian t́m hiểu về bệnh trạng của Thanh Loan, biết con không học hành b́nh thường như các anh chị em được, cô đă cố gắng d́u dắt con gái, cùng đi làm những việc thiện nguyện, mong con t́m được niềm vui sống...Nhưng bệnh t́nh Thanh Loan cứ nặng dần, sau cùng Thái Thanh đành phải nghe lời bác sĩ và các bạn đồng cảnh ngộ, đưa con vào một bệnh viện chữa trị. Nhưng cô vẫn kiên tŕ phấn đấu với phương tiện và hoàn cảnh của ḿnh để giúp đỡ con yêu và một lần nữa Thái Thanh đă thắng được định mệnh: Sau hơn mười năm chữa trị, Thanh Loan ngày nay đang tập trở lại sống b́nh thường trong xă hội. Cô bé đă có bằng về cắm hoa và rất mong muốn sống tự lập được sau khi đi làm.

Yếu tố thành công của Thái Thanh

Ở địa vị “tiếng hát vượt thời gian”, Thái Thanh suốt mấy chục năm qua đă sinh hoạt với một thứ kỷ luật nghiêm ngặt trong công việc. Vai tṛ làm mẹ của hai con bị bệnh nặng cũng lại đ̣i hỏi ở Thái Thanh một thứ nghị lực bằng “thép cứng” cùng sự kiên tŕ lớn lao. Với hoàn cảnh như vậy, những đức tính phi thường nơi người mẹ được tôi luyện hàng ngày trong Thái Thanh.

Phạm Duy cho là bà mẹ và người vợ của ông (là Thái Hằng) đă cho ông cảm hứng để sáng tác ra trường ca bất hủ Mẹ Việt Nam. Nhưng nhiều người cũng thấy sự hiện diện rất rơ nét của Thái Thanh trong đó. Những khó khăn đau khổ cũng như những thành công tốt đẹp trong đời sống Thái Thanh có lẽ đă được thể hiện trong một số lời hát của turờng ca Mẹ Việt Nam như:

Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Để người trong nước hết buồn lại vui
Vui buồn chút lệ rơi
Vui buồn khóc lại cười
Mẹ cười mẹ bốc thành hơi
Mây từ biển lớn lên ngôi trời già
Mây tản xuống cơi đời
Mưa rửa lỗi con người....


Trước giờ hạ huyệt hồi tháng 8/1999 vừa qua, Thái Hằng đă được các con và Thái Thanh, Mai Hương hát tiễn đưa bằng bài Mẹ Trùng Dương:

Sóng vỗ miên man như câu ru êm của mẹ dịu dàng
Nước biếc mênh mông như đôi tay ôm của mẹ trùng dương
...”

Tấm ḷng người mẹ nào cũng lớn như trời biển. Mẹ nào mà không dùng hết cả tâm hồn và thể lực của ḿnh để ôm lấy các con.... Càng gặp nhiều ngang trái, ḷng mẹ lại càng mênh mông. Bà mẹ Thái Thanh “khi c̣n là thiếu phụ - thơm như nhành ngọc lan”, nàng yêu con hết mực và yêu hết mọi người: “trên đỉnh mùa xuân mẹ ta, yêu cả rừng hoa lá” (đạo ca Quán thế Âm của Phạm Thiên Thư).

Tuy không bị khổ đau nhiều như những bà mẹ mất con trên biển cả v́ sóng dữ hay v́ hải tặc, nhưng ḷng thương con của Thái Thanh cũng chẳng khác ǵ các bà mẹ hiền của thế gian. Khán thính giả hầu như rất ít người biết rằng trong đời sống thường nhật, ngoài việc tập dượt và tŕnh diễn, Thái Thanh danh ca vẫn làm tất cả mọi việc của một bà mẹ Việt Nam b́nh thường: đi chợ, nấu ăn khi thiếu người giúp việc, chăm sóc từ manh quần tấm áo cho các con tới chuyện kiểm bài vở, dạy con học... Sống xa Lê Quỳnh từ năm 1965, Thái Thanh một ḿnh đóng trọn vai tṛ vừa là mẹ vừa thay cha trong việc nuôi dạy con cái. Khi dịu dàng, lúc nghiêm khắc, cô mong các con cô có được căn bản vững chắc về văn hóa và đạo đức, để mai sau trở nên những Con Người có thể viết hoa. Dù các con cô đều có giọng ca thiên phú, nhất là Ư Lan và Quỳnh Hương, nhưng khi trẻ c̣n nhỏ, Thái Thanh nhất quyết không cho con bước vào nghề ca hát.

Trong một lúc tâm t́nh với nhà báo từ năm 1974, Thái Thanh nói: “Cái nghề ca hát này không dễ dàng. Dù ở địa vị số một cũng có rất nhiều khó khăn phải đương đầu, nên tôi không muốn các con tôi theo chân ḿnh.” Nhưng riêng cô th́ không bao giờ Thái Thanh chán ca hát. Có thể nói Thái Thanh “sống” một cách mănh liệt nhất là khi cô hát:

Dù cho đang bối rối v́ chuyện ǵ chăng nữa th́ khi nghe tiếng đàn dạo lên mở đầu bài hát là Thái thanh “nhập” liền, tất cả mờ nhạt hết, chỉ c̣n nét nhạc và lời ca là đang Sống trong con người ḿnh.”

Nghe và nh́n Thái Thanh hát với ngọn lửa nồng nàn trong con tim cô, khán giả hiểu được điều này, và những người yêu cô thông cảm được, chấp nhận được v́ sao có khi cô “lắc lư” nhiều quá trong một số bài bản....

Thái Thanh giữ địa vị của một đệ nhất danh ca trong nhiều năm, kể cả thời gian 5 con c̣n nhỏ. Chính tinh thần tự kỷ, có trách nhiệm và luôn luôn coi trọng nghề nghiệp đă khiến Thái Thanh đảm đương hai vai tṛ rất nặng nề đó một cách hoàn hảo. Cô thường nhắc tới h́nh ảnh một người lực sĩ điền kinh quần áo trắng tinh khiết, cầm bó đuốc thế vận, kiên tŕ và đều đặn chạy đường trường, hướng về đài lễ. Thái Thanh yêu cái h́nh ảnh đẹp đẽ ấy vô cùng. Người lực sĩ đó biểu hiện cho cái tâm bất biến, trong sạch, luôn luôn tiến về phía trước với sự cố gắng bền bỉ không có ǵ lay chuyển nổi. Giống như cái tâm của người nghệ sĩ hướng về những cái đẹp chân chính của nghệ thuật. Cô đă âm thầm và kiên định sống xứng đáng với vai tṛ làm mẹ và danh hiệu “tiếng hát vượt thời gian”. Cô đă nhẹ nhàng luớt qua những năm tháng của rất nhiều bổn phận trong gia đ́nh, rất nhiều phiền nhiễu trong xă hội, gây ra do sự nổi danh nghề nghiệp của cô.

Ngày nay, tuy rời xa ánh đèn sân khấu, Thái Thanh đôi khi có chút nhớ nhung, nhưng việc làm mẹ của cô đă và c̣n đang đem lại nhiều niềm vui lớn. Thái Thanh cho là nàng rất may mắn v́ đă hỗ trợ được hai người con gặp cảnh khó khăn để họ trở nên những con người b́nh thường, tự lập được trong xă hội Bắc Mỹ. Những khó khăn lùi dần vào dĩ văng, chỉ để lại vài nét nhăn nho nhỏ trên khôn mặt vẫn rất tươi thắm của bà mẹ danh ca. Thái Thanh tự lấy làm hài ḷng về những thành quả của các con, và ngày nay bà nội bà ngoại Thái Thanh cũng đang được hưởng t́nh thương và sự thành công của thế hệ thứ ba nữa. Các con Ư Lan đều học giỏi, hai cô lớn đă vô đại học và Mai Linh, cô cháu lớn nhất của Thái Thanh th́ cũng có cái “rin (gene)” “mê” hát như mẹ và bà ngoại, đang bắt đầu nổi tiếng.

Thái Thanh và nhạc Phạm Duy


Ngay từ những ngày đầu tiên cất tiếng hát (khoảng 13- 14 tuổi) trong vùng hậu phương của thời toàn dân kháng chiến chống Pháp, Thái Thanh cũng đă hát nhiều nhất là nhạc của Phạm Duy. Sau khi hồi cư về Hà Nội rồi di cư vào Sài G̣n (khoảng giữa năm 1950) cùng đại gia đ́nh, Thái Thanh bắt đầu nổi tiếng như cồn khắp Trung Nam Bắc qua những sáng tác của người nhạc sĩ đa tài này, cũng là chồng của bà chị Thái Hằng.

Nhạc sĩ Phạm Duy cùng Phạm Đ́nh Chương lập ban hợp ca Thăng Long, và Thái Thanh liên tục “lăng-xê” nhạc Phạm Duy từ 1950 cho tới khi miền Nam Việt Nam bị Cộng Sản hóa. Với giọng trong thanh, cao vút nhưng chuyên chở thật đầy đủ những rung cảm của người viết nhạc tài hoa, tiếng hát Thái Thanh đă đi vào tâm tư thính giả, khơi động những cảm xúc mănh liệt trong tâm hồn người nghe nhạc. Theo nhạc sĩ Phạm Duy:

Nếu không có Thái Thanh th́ nhạc Phạm Duy cũng không được hay và nổi lên được như vậy”. Phạm Duy quan niệm một bài hát được thành công phải nhờ 3 yếu tố: nhạc sĩ viết được bài hay, người hát diễn tả được đầy đủ nét nhạc đó, và quần chúng phải biết nghe! “Thái Thanh là giọng ca duy nhất hát nổi hai cao độ chạy dài tới 2 bát âm trong nhạc của tôi. Không những thế, cô có giọng hát rất truyền cảm, dù khi lên thật cao.....”. Cũng như Khánh Ly làm nổi bật tên tuổi Trịnh Công Sơn, Thái Thanh đă đóng góp rất nhiều trong việc đưa nhạc Phạm Duy lên ngôi vị cao nhất Việt Nam trong các thập niên 1950, 1960, 1970 và 1980.... Cho tới nay, mỗi khi nghe những bản nhạc do Thái Thanh tŕnh bày, nhiều người vẫn được sống lại thuở thanh xuân thơ mộng qua những bản t́nh ca, hoặc “sởn gai ốc” v́ không khí chiến tranh của bài “Kỷ vật cho em, Màu tím hoa sim...”, ứa lệ với bài “Nước mắt rơi” ...

Các trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam của Phạm Duy, thu thanh trong thập niên 60, cũng đều do Thái Thanh diễn tả giọng chính. Hai trường ca này, qua giọng hát của cô, đă hun dúc ḷng yêu nước thương ṇi của vài ba thế hệ thanh niên miền Nam Việt Nam. Tiếng hát Thái Thanh đă đưa vào tâm tư những con người trẻ tuổi đó bao t́nh tự quê hương, bao nỗi ḷng người dân đau khổ v́ chinh chiến và bao bài học lịch sử đặc thù của nước Việt....khiến cho họ yêu cái xứ sở tan nát đó, yêu được cả những khổ đau ách nạn của đất nước bị bom đạn tơi bời suốt mấy chục năm.

Phạm Duy qua tiếng hát Thái Thanh đă biểu tỏ được tâm hồn phong phú và đa dạng nơi con người nghệ sĩ đó. Hầu như viết xong bài bản nào ông cũng đều đưa cho Thái Thanh hát thử trước hết. Với vốn liếng về kư âm và thiên khiếu thông minh, Thái Thanh chỉ cần nh́n vào nhạc chừng dăm mười phút là cô cất tiếng hát được liền. Cô cho biết: “Tôi thường đọc bản nhạc mới như đọc một truyện ngắn để cảm được ư tác giả trước khi thẩm âm các nốt cho đúng cao độ rồi mới hát.

Hồi đang sáng tác mạnh mẽ (1960-1970) nhạc sĩ Phạm Duy hay khoe mấy người bạn trẻ của ông những băng nhạc mới nhất do Thái Thanh thử giọng. Hầu như lần nào ông cũng phải phụ đề: “Đây là bài mới đưa bài cho cô Thái nên lần hát đầu tiên này cô hát chưa tới. Cứ chờ mà nghe...lần thứ hai là nàng ta bắt được linh hồn bản nhạc liền đó thôi!”. Quả t́nh, sau khi nghe Thái Thanh hát những bài mới của Phạm Duy th́ chúng tôi mới cảm được và thấy thấm thía, v́ khi chính ông cầm đàn mà hát th́ chúng tôi chưa thấy cái hay ở đâu cả. Đôi khi c̣n thấy “kỳ kỳ” nữa là khác.

Ngay cả khi cô im tiếng 10 năm trong chế độ Cộng Sản (1975-1985) để bày tỏ thái độ chống đối một cách bất bạo động, tiếng hát Thái Thanh vẫn được yêu mến hàng đầu trong băng nhạc của nhiều gia đ́nh người Việt xa xứ. Ngày nay cô đă ngưng hát, coi như “nghỉ hưu”, nhưng có thể nói số người thưởng ngoạn vẫn nhớ và thương giọng hát đó cũng vẫn rất đông đảo.

Thái Thanh thường trả lời những người mến mộ muốn nghe cô cất tiếng lại: “Khi nào có hội nghị Diên Hồng hay có đại nhạc hội hồi hương trong tự do (chắc c̣n lâu!), th́ cụ Thái Thanh này, dù có phải chống gậy lụ khụ, cũng sẽ tự động ra sân khấu, không cần ai mời cũng vẫn lên tiếng hát mừng quê hương tôi, mừng người nước tôi”

Tiểu Quyên



-- Edited by huule at 16:28, 2006-07-20

-- Edited by BaHa at 00:25, 2006-11-15

__________________
My Thuat Viet Nam


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

 
MAU KY NIEM 
Sang Tac: Pham Dinh Chuong-Tho :Nguyen Sa
Trinh Bay : THAI THANH



__________________


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:


DINH MENH BUON
THAI THANH



__________________


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 83
Date:


CHIEU DO THI
Trinh Bay : Thai Thanh





__________________
My Thuat Viet Nam
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard