Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: CHUYỆN TRỜI CAO,LÀM QUEN VỚI CÁC SAO TRỜI, THIÊN VĂN ,CHIÊM TINH


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
CHUYỆN TRỜI CAO,LÀM QUEN VỚI CÁC SAO TRỜI, THIÊN VĂN ,CHIÊM TINH


Lịch sử thiên văn phương Tây


Quan niệm thiên văn của dân tộc phương Tây vùng Địa Trung Hải ở thời thượng cổ cũng có tính chất thần thoại và huyền bí. Ở Ai Cập, những tinh tú được coi là thánh thần; thần Mặt trời cũng là thần tạo ra Vũ trụ. V́ những nhà thiên văn học đồng thời là những nhà tu nên họ có nhiệm vụ quan sát tinh tú để định ngày giờ làm nghi lễ và làm lịch. Họ cũng dùng vị trí sao trên trời để lấy hướng những công tŕnh xây dựng như kim tự tháp Ai Cập. Tuy nhiên những vấn đề liên quan đến sự cấu tạo của Vũ trụ không được chú ư tới. Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, dân vùng Mesopotamie ở phía đông bắc nước Ai Cập (ngày nay là Iraq), cho rằng Trái đất như một quả núi, trên đỉnh có ṿm trời tựa trên một bức thành dài chạy quanh Trái đất. Họ cũng tiên đoán được nguyệt thực và nhật thực. V́ mục tiêu để phục vụ ngành chiêm tinh, cho nên thiên văn học chỉ chú trọng tới các hành tinh trên hoàng đạo, tưc là vùng không gian ở giữa có quỹ đạo biểu kiến của Mặt trời.

Đặc điểm chung của ngành thiên văn thời thượng cổ nói trên là sự quan sát tương đối chính xác những hiện tượng trên trời. Tuy nhiên nó không dựa vào một mô h́nh khoa học cần thiết trong việc giải thích những hiện tượng thiên nhiên. Nền văn minh Hy Lạp đă đóng góp nhiều trong việc thiết lập một ngành thiên văn có tính chất khoa học. Những nhà toán học như Pythagore (Tk thứ 6 trước công nguyên) và Euclide (Tk thứ 3 TCN) cũng lưu ư đến thiên văn học. Thư viện Alexandrie nổi tiếng ở Ai Cập xây bởi một vua Hy Lạp đă là nơi hội họp của những nhà bác học ở các nước phía đông Địa Trung Hải trong nhiều thế kỷ, cho tới lúc bị đốt cháy vào thế kỷ thứ 4. Sự cộng sinh của ngành thiên văn mô tả của Ai Cập và ngành toán học Hy Lạp đă làm nẩy nở ra một ngành nghiên cứu Vũ Trụ có tính cách duy lư. Nhà triết học Platon (Tk 4 TCN) nhận định rằng Trái đất không di chuyển và ở ngay giữa trung tâm vũ trụ. Thiên cầu quay chung quanh Trái đất lôi các sao chuyển động đều theo một quỹ đạo h́nh tṛn. Tuy thuyết Trái đất là trung tâm không đúng, nhưng lần đầu tiên những khái niệm như chuyển động đều, quỹ đạo h́nh tṛn và thiên cầu của cơ học và h́nh học đă được dùng trong ngành thiên văn. Nhà triết học Aristote (Tk 4 TCN) cho Vũ trụ là h́nh cầu trong đó có khí gọi là ête. Đến thế kỷ thứ 2, nhà thiên văn học Ptolémée mới dùng h́nh học để giải thích quỹ đạo của các hành tinh trong khuôn khổ thuyết Trái đất là trung tâm. Các hành tinh quay trên một hệ thống những ṿng tṛn mà trung tâm cũng quay chung quanh Trái đất. Có một số nhà thiên văn học Hy Lạp khác như Aristarque (Tk 3 TCN) đă phủ nhận thuyết Trái đất là trung tâm Vũ trụ và đề xuất Trái đất quay chung quanh Mặt trời. Thuyết Mặt trời là trung tâm bị đả kích và người sáng tạo ra lư thuyết này bị phạm tội là quấy nhiễu sự an nghỉ của thánh thấn. Trong hơn 15 thế kỷ, thuyết Trái đất có người ở là trung tâm Vũ trụ tuy không đúng, nhưng được chấp nhận v́ thích hợp với ư nghĩ của Giáo hội thời trung cổ.

Đầu thế kỷ thứ 16, nhà thiên văn học Copernic, người Ba Lan , là người đầu tiên áp dụng toán học để giải thích những kết quả quan sát thiên văn và khẳng định rằng Trái đất không đứng yên tại trung tâm Vũ trụ. Sau nhiều năm nghiên cứu, Copernic phát hiện được là Trái đất và các hành tinh quay chung quanh Mặt trời trên những quỹ đạo h́nh tṛn. Phải đợi đến đầu thế kỷ thứ 17, nhờ công tŕnh nghiên cứu của nhà thiên văn học người Đức, Kepler, quỹ đạo các hành tinh mới được xác định chính xác. Quỹ đạo các hành tinh, kể cả của Trái đất không hẳn là h́nh tṛn, nhưng là những elip mà một tiêu điểm là Mặt trời. Ba định luật của Kepler (Định luật thứ I và II Kepler , Định luật thứ III Kepler và cách tính khối lượng các thiên thể ) làm ra để giải thích những đặc tính của quỹ đạo hành tinh c̣n được giảng dạy trong các trường trung học phổ thông ngày nay.

Nhà thiên văn học Galilei người Ư, cùng thời với Kepler, ngoài công việc nghiên cứu và đặt ra những định luật cơ học liên quan đến sự chuyển động của các vật thể, c̣n là người đầu tiên sử dụng kính viễn vọng để t́m hiểu Vũ trụ. Những phát hiện của Galilei bằng kính viễn vọng cũng đă được công bố bên Trung Quốc, đời nhà Minh. Galilei đă phát hiện ra dải Ngân hà có vô số sao, Mặt trăng lỗ chỗ, lồi lơm và Mặt trời có những "vết đen". Như ta đă biết, Ngân hà cũng như hàng trăm tỉ thiên hà khác, có hàng chục tỉ sao. Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất, nhưng v́ không có khí quyển che chở nên bị những thiên thạch tức là những ḥn đá khổng lồ rơi xuống tạo ra những hố to như miệng núi lửa. Những thiên thạch rơi xuống Trái đất của chúng ta thường bị bốc cháy trong tầng khí quyển. C̣n vết đen th́ Galilei tưởng là những đám mây bay trên Mặt trời. Chính đó là những vùng rộng lớn trên quang cầu (bề mặt Mặt trời) với kích thước từ 10 ngh́n đến 150 ngh́n kilomet. Quang cầu tức là bề mặt Mặt trời có nhiệt độ khoảng 6000 độ. Nhiệt độ của vết đen chỉ khoảng 4000 độ. Vết đen sáng như Mặt trăng, nhưng v́ tương đối "lạnh" hơn quang cầu nên hấp thụ ánh sáng và hiện thành đen. Vết đen có từ trường và thường hiện ra từng đôi, như hai cực của nam châm. Vết đen biểu lộ hoạt động của Mặt trời với một chu kù là 11 năm . Galilei c̣n phát hiện được 4 vệ tinh trong số 16 vệ tinh của hành tinh Mộc.
Suu Tam

-- Edited by BaHa at 10:02, 2006-08-03

-- Edited by BaHa at 10:14, 2006-08-03

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Chuyen Tren Troi


Một chuyện gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết: Theo ước tính của các nhà khoa học, một tiểu hành tinh sẽ va đập vào Trái Đất vào đầu thế kỷ tới gây ra sự huỷ diệt hàng loạt. Tuy nhiên, khả năng này chỉ xảy ra theo tỷ lệ 1/1000.
Tiểu hành tinh này được gọi tên là 2004 VD17, có chiều dài 500 mét và nặng 1 tỷ tấn. Tác động của nó tương đương với 10.000 megaton (đơn vị đo sức công phá của bom nguyên tử), bằng với việc cho nổ tung của tất cả các loại vũ khí hạt nhân trên Trái Đất.
Nguy hiểm tiềm tàng của 2004 VD17 đă nhanh chóng được các nhà khoa học nhận ra ngay sau khi họ phát hiện ra tiểu hành tinh này vào ngày 27/11/2004. Khả năng xảy ra va chạm giữa tiểu hành tinh và Trái Đất vào ngày 4/5/2102 được ước tính theo tỷ lệ 1/3000. Tuy nhiên, theo các quan sát và tính toán mới, nguy cơ này có thể lên tới 1/1000.

2004 VD17 trở thành tiểu hành tinh có khả năng va chạm với Trái Đất lớn nhất. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tiểu hành tinh sẽ va chạm với Trái Đất ở vị trí nào.

Nguy hiểm gần đây nhất đối với Trái Đất được mang đến bởi khối thiên thạch 99942 Apophis, nặng gần 100 triệu tấn, dài 300 mét. Khả năng xảy ra sự va chạm được ước tính theo tỷ lệ 1/5000. Khối thiên thạch này sẽ lướt qua Trái Đất ở khoảng cách 36.350 km vào ngày 13/4/2019.

(Theo AFP)

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:





Tháng 8 tới, phi thuyền đầu tiên dùng ánh sáng mặt trời làm sức đẩy sẽ bay vào quỹ đạo quanh trái đất, mở đường cho thế hệ các chuyến bay tương tự vào vũ trụ. Dự án chi phí thấp này là sản phẩm kết hợp của Hiệp hội hành tinh ở Mỹ và Cosmos Studios - một nhóm các nhà văn và nhà làm phim.

Tương tự những con thuyền trên biển được đẩy bằng sức gió, phi thuyền không gian Cosmos 1 sẽ sử dụng các tấm “buồm” siêu mỏng, giống như gương, có thể thu giữ các phần tử ánh sáng mặt trời. Theo lư thuyết, các photon ánh sáng sẽ chuyển năng lượng của chúng sang những tấm buồm, đẩy con tàu tiến về phía trước. Nếu mọi việc theo đúng kế hoạch, Cosmos 1 sẽ khởi hành trên một tên lửa, được phóng đi từ một tàu ngầm ở Nga. Lên đến một độ cao nhất định, nó sẽ tách khỏi tên lửa, giương buồm và bay trong vài tuần hoặc vài tháng quanh trái đất, dưới sức đẩy của các photon mặt trời.

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ tàu buồm không chỉ đưa phi thuyền lên quỹ đạo trái đất, mà c̣n có thể gửi một phi thuyền lên quỹ đạo mặt trời, hoặc thậm chí làm chệch hướng một thiên thạch đang có xu hướng va chạm với trái đất.

Công nghệ tàu buồm được các chuyên gia của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu rất quan tâm. Họ sẽ t́m hiểu liệu dự án tiên phong này có thành công hay không.

Tiến xa hơn nữa, tới các v́ sao

Từ lâu, những người say mê khoa học đă mơ ước khai thác được năng lượng mặt trời để khám phá các v́ sao. Hiển nhiên là một phi thuyền có thể bay tới sao Hỏa, nếu sử dụng loại nhiên liệu thông thường. Nhưng đi xa hơn nữa sẽ vượt quá khả năng của các động cơ hóa học thông thường. Ư tưởng của các nhà nghiên cứu là sử dụng năng lượng mặt trời để đẩy các phi thuyền đi tới những hành tinh ở xa, trong và ngoài hệ mặt trời.

Tuy nhiên, khi con tàu vượt ra ngoài quỹ đạo Mộc tinh, mặt trời ở quá xa và ánh sáng trở nên yếu ớt, việc dùng năng lượng mặt trời sẽ không có hiệu quả. Một phương án mới cho t́nh thế này là hướng các tia laser vũ trụ vào các cánh buồm. Nguyên lư nghe rất viển vông, nhưng lại được giới khoa học thực sự tin tưởng. Họ cho rằng một ngày nào đó tàu buồm có thể thực hiện các chuyến du hành tới những thiên hà xa xôi. Và Cosmos 1 là bước tiến đầu tiên trên con đường biến giấc mơ thành hiện thực.



(st)

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Một phần ba hành tinh giống trái đất có sự sống?






Hai nhà khoa học Australia mới đưa ra phỏng đoán trên sau khi dùng phương tŕnh Drake để tính xác suất của sự sống trong vũ trụ. Theo đó, ở các hành tinh có điều kiện tương tự trái đất, sự sống có thể đă h́nh thành và đang phát triển song song với chúng ta.

Charles Lineweaver và Tamara Davis, Đại học New South Wales ở Sydney (Australia), cho rằng, tốc độ tiến hóa nhanh chóng của sinh vật trên trái đất là một yếu tố quan trọng cho thấy có thể ở các hành tinh khác cũng đang tồn tại một nền văn minh nào đó. Theo hai ông, những mầm sống chỉ cần khoảng 0,5 tỷ năm để cắm rễ vững chắc trên trái đất, trong khi điều kiện sinh thái ngày ấy vẫn c̣n chưa được bảo đảm. Cho nên, ở các hành tinh trên 1 tỷ tuổi, có khí quyển, nước, ôxy và carbon, hoàn toàn có thể đang tồn tại và phát triển một dạng sinh vật nào đó.

Lineweaver và Davis đă sử dụng phương tŕnh của nhà vũ trụ Frank Drake (được phát minh vào năm 1961). Đây là công thức tổng hợp tất cả các yếu tố liên quan đến tín hiệu về sự tồn tại của các sinh thể thông minh trong vũ trụ. Tuy nhiên, hai ông chỉ vận dụng một trường hợp hẹp của phương tŕnh Drake, trong đó chỉ đề cập đến sự sống, chứ không nhất thiết phải là sinh thể có linh hồn.

Phương tŕnh mà hai nhà khoa học sử dụng c̣n vài ẩn số, có thể làm sai lệch kết quả. Ví dụ, sự sống trên trái đất đă phát triển nhanh chóng như vậy là để thích nghi với biến động của môi trường, nhưng ở các hành tinh khác, môi trường tương đối ổn định, th́ sao? Thêm nữa, điều kiện trên trái đất có thể đặc biệt hơn hẳn so với ở các hành tinh khác, mặc dù nếu so sánh về mặt vĩ mô th́ chúng giống nhau khá nhiều.

Dù sao, xác suất 33% các hành tinh giống trái đất (trên 1 tỷ tuổi) mà hai nhà khoa học tính ra cũng đem lại hy vọng lớn cho loài người trên đường đi t́m những "người anh em" trong vũ trụ.
Suu Tam

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Gió hạt tốc độ cao làm khí quyển mặt trời nóng lên
(SUU TAM )


Các cơn băo hạt từ trong tâm mặt trời thổi xuyên qua bầu khí quyển của nó với tốc độ lên tới 320.000 km/giờ – nhanh hơn cả vận tốc âm thanh. Chúng tạo ra vành nhật hoa (corona), với nhiệt độ lớn hơn ở bề mặt của mặt trời đến hàng triệu độ C.

Nhóm nghiên cứu của Amy Winebarger, Trung tâm Harvard - Smithsonian về vật lư thiên văn Mỹ mới thông báo như vậy trên tạp chí Science.

Các nhà khoa học đă phát hiện những luồng khí chuyển động linh hoạt này nhờ sự giúp đỡ của Đài quan sát mặt trời và quang mặt trời (SOHO), hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Mỹ và châu Âu. Phân tích cho thấy, các luồng hạt ion sôi sục phun lên từ dưới bề mặt của mặt trời thông qua các "ống", tương tự như ṿi phun từ giếng nước sâu. Nhờ chuyển động với tốc độ cực nhanh, nên ḍng hạt này thoát được sức hút của mặt trời, đẩy lên bề mặt các hạt sôi sục từ trong tâm của nó.





Ṿng tṛn trắng biểu thị vị trí của mặt trời. Ảnh chụp qua lưới lọc sáng của SOHO. Vành nhật quang có bán kính rộng tới hàng triệu kilomét .

-- Edited by BaHa at 07:35, 2006-08-02

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Mặt trăng ra đời sau vụ đụng độ giữa hai hành tinh



Đây là giả thuyết mới nhất về nguồn gốc của mặt trăng, do nhà địa lư Trung Quốc Huang Jinzhong, thuộc Cục địa chấn, tỉnh Phúc Kiến công bố hôm nay (28/11).

Trong báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (CAST), Huang cho biết: 4,6 tỷ năm trước, hai hành tinh nằm giữa quỹ đạo của Hoả tinh và Mộc tinh, đă va chạm với nhau và vỡ vụn thành nhiều mảnh. Một trong số đó tạo thành mặt trăng nguyên thuỷ.

Mặt trăng nguyên thuỷ là một thiên thể nóng chảy, quay quanh mặt trời. Bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của Mộc tinh, quỹ đạo của nó bắt đầu thay đổi. Và đến khoảng 4,46 tỷ năm trước, mặt trăng này va chạm với vùng nam cực của trái đất và bị bật trở lại không gian. Phản lực và lực ly tâm của trái đất sau đó đă giữ mặt trăng chạy ṿng tṛn xung quanh hành tinh chúng ta.

Giả thuyết của ông Huang căn cứ vào cấu trúc và thành phần hoá học trong ḷng mặt trăng, tuổi thọ của đá và các thông số địa chất khác.

Cho đến nay, đă có 4 giả thuyết về nguồn gốc của mặt trăng: Thứ nhất: Mặt trăng là một mảnh vụn tách ra từ trái đất. Thứ hai: Mặt trăng là một hành tinh độc lập, bị sức hút trái đất giữ lại trở thành vệ tinh. Thứ ba: Cả mặt trăng và trái đất cùng h́nh thành từ một đám mây bụi vũ trụ. Và thứ tư: Mặt trăng được h́nh thành từ các vật chất thoát ra sau khi một hành tinh khổng lồ va chạm vào trái đất.

Tuy nhiên, ở những mặt nào đó, tất cả các giả thuyết trên vẫn c̣n một số điểm chưa chắc chắn.

Huang cho biết lư thuyết va chạm hành tinh của ông chứa đựng lư lẽ của cả 4 giả thuyết trên, nhưng nó không đơn giản chỉ là “sự pha trộn”.

B.H. (theo Tân Hoa Xă)





Nguồn gốc mặt trăng vẫn là điều bí ẩn !

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Suu Tam : Chuyen Tren Troi


Sự sống đă xuất hiện trong không gian liên hành tinh
(Suu Tam )


Các nhà nghiên cứu Pháp - Đức đă có bằng chứng cho thấy sự sống đă xuất hiện trong không gian, bằng cách phân tích các “phân tử sự sống”, tức những loại axit amin trong điều kiện môi trường liên hành tinh.
Các nhà khoa học cho chiếu xạ các mẫu axit amin (mà tế bào dùng tạo ra protein) trong máy đồng bộ gia tốc và nhận thấy sự h́nh thành một hỗn hợp không đối xứng các axit amin từ một hỗn hợp cân đối.

Công tŕnh nghiên cứu này rất quan trọng v́ nó chứng minh rằng một hiện tượng như thế, được tạo ra trong pḥng thí nghiệm nhờ một bức xạ phân cực ṿng cung trái và phải để mô phỏng các điều kiện vật lư không gian, có thể là nguồn gốc của sự sống trên Trái đất. Các sinh vật không đối xứng và con người cũng không tránh khỏi định luật này. Chẳng hạn một số người thuận tay phải, một số thuận tay trái, trái tim ở bên trái và lá gan ở bên phải. Và sự không đối xứng này cũng có ở cấp độ phân tử.

Các tác nhân tạo mùi vị và các loại nước hoa đều có mùi khác nhau tùy theo chúng thuộc loại bên phải hoặc bên trái. Nhà bác học Louis Pasteur phát hiện đặc tính này từ năm 1847, và giới khoa học tự nhiên gọi đó là "sự không đối xứng phân tử - sinh học". Các kết luận rút ra từ công tŕnh nghiên cứu Pháp - Đức là sự không đối xứng của các axit amin xuất hiện trong không gian liên hành tinh, rất lâu trước khi có xuất hiện sự sống và sự tiến hóa trên Trái đất. Các axit amin không đối xứng này đă được mang tới Trái đất, qua các thiên thạch và sao chổi, để rồi làm sự sống thành h́nh.

-- Edited by BaHa at 07:34, 2006-08-02

__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard