Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Vua LY THAI TO -kinh do THANG LONG


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Vua LY THAI TO -kinh do THANG LONG








"...Ở vào nơi trung tâm của trời đất, có cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, đúng ngôi vị nam, bắc, đông, tây, thuận núi sông quay đi ngoảnh lại, đất đi rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cái khổ ngập lụt, muôn vật dồi dào..." trích “Chiếu dời đô” của Lư Thái Tổ.





Trải mấy ngàn năm, vùng đất Hà Nội cổ được khai phá, đông đúc dần. Những làng cổ có tên Nôm là Kẻ (tức xuất hiện trước thời kỳ Bắc thuộc) ở đây tương đối dày đặc như Kẻ Cáo, Kẻ Giàn, Kẻ Mơ, Kẻ Mọc, Kẻ Noi, Kẻ Cót... có thể so sánh với các vùng đất cổ như Đông Sơn (Thanh Hóa), Phong Châu (Phú Thọ), Ngàn Hống (Hà Tĩnh), là những vùng đất cổ, dày đặc làng Kẻ ở nước ta. Các làng Kẻ vùng Hà Nội cổ xen kẽ với đầm lầy, rừng rậm. Có những khu rừng c̣n để lại tên như Gia Lâm (rừng da), rừng bàng Yên Thái (vùng Bưởi, quận Tây Hồ).


Người đầu tiên chọn nơi đây để xây đắp thành tŕ là Lư Bí - Lư Nam Đế (544-548). Sau khi giành được độc lập, ông đă chọn đắp thành nơi cửa sông Tô Lịch thông ra sông Hồng (nay ở vào khoảng phố Chợ Gạo, quận Hoàn Kiếm). Lư Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân. Tại Yên Hoa, nay là Yên Phụ, ông cho xây dựng một ngôi chùa lớn là chùa Khai Quốc, một trung tâm Phật giáo lớn của nước ta thời đó.


“Chiếu dời đô”-Bản khai sinh của kinh đô Thăng Long


Theo “Đại  Việt sử kư toàn thư” th́ đích thân Lư Thái Tổ viết “Chiếu dời đô”. Đây là kết quả của cả một quá tŕnh  “điều tra, khảo sát” (theo cách gọi của chúng ta ngày nay) từ trước đó. Trong thời gian c̣n làm quan cho nhà Lê (tiền Lê), từ kinh đô Hoa Lư về quê Cổ Pháp, chắc nhiều lần Lư Thái Tổ đă dừng lại ở ṭa thành Đại La để t́m hiểu dân t́nh. Và vị trí thành Đại La ở “trung tâm của trời đất” đă hấp dẫn, cuốn hút ông. V́ thế mà mới lên ngôi tháng 10/1009 th́ tháng 7/1010, ông đă dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.








Thành Cửa Bắc.


Mở đầu bài chiếu phân tích lư do dời đô là lẽ tự nhiên, khi đô cũ không c̣n đáp ứng nhu cầu phát triển, xu thế đi lên của thời đại, của đất nước. Lư Thái Tổ là người hiểu sâu sắc sự tác động qua lại, sự gắn bó hữu cơ giữa kinh đô của một quốc gia với sự hưng thịnh của quốc gia đó. Lựa chọn được kinh đô hợp với quy luật phát triển th́ vận nước mới dài lâu, quốc gia mới hưng thịnh. Bài chiếu lấy dẫn chứng từ các triều đại Thương, Chu bên Trung Hoa.


Thực ra th́ trong lịch sử lâu dài của dân tộc ta, cho đến thời đại Lư Thái Tổ, các triều đại Việt Nam cũng đă từng nhiều lần dời đô (hay là chọn đóng đô ở nhiều địa điểm khác nhau): thời Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, Phú Thọ; An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa, Đông Anh; Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh, Phúc Yên; Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa, Đông Anh; rồi hai nhà Đinh – Lê đóng đô ở Hoa Lư, Ninh B́nh. Nếu Lư Thái Tổ lấy thí dụ trong lịch sử Việt Nam th́ bài chiếu của ông c̣n hay hơn, ư nghĩa hơn nhiều.


Toàn bộ ư chính của bài chiếu nằm gọn trong phần thứ 2. Bằng những câu văn cô đọng, hàm súc, bằng những lập luận chặt chẽ, chính xác, tác giả đă nêu lên đặc điểm về địa lư, những ưu thế của Đại La mà các địa điểm khác không thể có được: “Huống chi, thành Đại La là cố đô của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm của trời đất, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi vị nam, bắc, đông, tây, thuận núi sông quay đi ngoảnh lại, đất đi rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cái khổ ngập lụt, muôn vật rất dồi dào. Xem khắp đất Việt ta chỉ đây là nơi thắng địa. Thật là nơi hội tụ quan trọng của bốn phương, nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.


“Chiếu dời đô” là bản khai sinh của kinh đô Thăng Long. Trên thế giới có nhiều kinh đô, nhưng hiếm có kinh đô nào có bản khai sinh mang dấu ấn ngàn năm như kinh đô Thăng Long của chúng ta. Một ngàn năm sau, đọc lại "Chiếu dời đô", ta càng thấm thía càng cảm phục tài năng, trí tuệ, tầm nh́n và ư chí quyết đoán sáng suốt của vị vua sáng lập triều đại nhà Lư





  Phan Duy Kha



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard