Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: VAT LY VUI - Suu Tam - Gop Nhat


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:
VAT LY VUI - Suu Tam - Gop Nhat


Ánh sáng đom đóm có từ đâu?

Đom đóm


Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá tŕnh hoá học, chứ không phải là quá tŕnh sinh học.


Bởi v́, sau khi côn trùng đă chết mà ánh sáng vẫn c̣n, th́ rơ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.


Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm ḅ dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là v́ trong quá tŕnh phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.                                      


Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dăy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.


Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất b́nh thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá tŕnh oxy hoá luciferin (quá tŕnh dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá tŕnh oxy hoá này tạo ra quang năng.


Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi v́ chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.
(Suu Tam )



-- Edited by LucVanTien at 10:59, 2006-08-05

__________________


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:

THIENLOI :Sét cũng lựa chọn

"Set của ông thiên lôi" không bao giờ đánh vào cây nguyệt quế và rất ít đánh vào các cây dẻ, phong, trám, bạch dương…, trong khi lại hay đánh vào cây đa, cây sồi đồ sộ. Một điều lạ là sét không chỉ chọn những cây cao mà đánh. Vậy, với đối tượng nào th́ thiên lôi “ngứa mắt”?


Không chỉ độ cao của cây mà cả thành phần đất và cơ cấu của rễ cây cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sét. Trong những loài cây thân gỗ, sét thường đánh nhiều nhất vào những cây có nhiều rễ và rễ ăn sâu, nghĩa là sức cản điện tương đối ít hơn, ví dụ đa, sồi. Ngoài ra, sét cũng đánh những cây dẫn điện tốt nhất, tức là những thực vật chứa nhiều nước.


Sét không bao giờ đánh theo đường thẳng. Đường đi của sét cong queo v́ nó phải chọn con đường nào cản điện ít nhất, nghĩa là đi vào các nơi tập trung nhiều phần tử dẫn điện nhất.


Sét có thể đánh vào một ống khói đang hoạt động, mặc dù bên cạnh đó có một cột thu lôi. Sở dĩ như vậy v́ khói là một chất dẫn điện tốt. Khói bốc lên cao làm lệch luồng sét đang hướng về phía cột thu lôi. Không khí nóng cũng có tác dụng như vậy. Sét có thể đánh vào máy bay đang bay, nếu máy bay thả khói gần đám mây tích điện. Đánh vào một chồng đĩa, sét “kén chọn”, không làm vỡ tất cả mà chỉ làm vỡ những chiếc nào ướt nhất.          
Thiên lôi cũng hay lựa một số nơi đặc biệt để tấn công. Điều này phụ thuộc vào tính dẫn điện của các lớp đất. Ví dụ, những vùng đất sét thường dẫn điện nhiều hơn đất cát, do vậy sét hay đánh xuống đó hơn. Đất có nhiều mạch nước ngầm và ḍng cát chảy (lưu sa) ở phía dưới cũng là mồi ngon của sét. Nhiều khi sét đánh vào những khe núi, vực sâu, v́ ở đáy những khe, vực ấy tập trung nhiều hơi ẩm hay những nguồn nước.


Khi sét đánh vào người hay súc vật, hầu hết đều nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu đó không phải là phần chủ yếu mà chỉ là phần nhánh của sét th́ có thể chỉ bị bỏng chứ không thiệt mạng.
(Suu Tam : vnExpress )


Nếu gặp mưa hoặc cơn dông trong khi đang ở giữa một khu vực rộng và trống trải, tư thế tốt nhất cho bạn là quỳ xuống, hai đầu gối đặt sát nhau, đồng thời hai tay đặt lên đầu gối và người nghiêng về phía trước. Trong lúc này, nếu khoác thêm một chiếc áo mưa, bạn đă có "vỏ bọc" tránh thiên lôi rất hiệu quả...


Nguyên tắc cơ bản để có tư thế tránh sét tốt nhất là hạ người càng thấp càng tốt, tránh bị sét đánh trực tiếp và giảm tối đa diện tích tiếp xúc giữa cơ thể và mặt đất.


Tuyệt đối tránh chui vào những hang hốc v́ đất là một môi trường dẫn điện cực tốt. Nếu có điều kiện, nên dùng vải hoặc quần áo cuộn chặt lại thành một cuộn có độ dày khoảng 10 cm rồi quỳ lên đó để cách ly hoàn toàn sự tiếp xúc của cơ thể với mặt đất. Nếu bạn đang đi theo một nhóm th́ phải nhanh chóng tách ra, không nên tập trung cùng một chỗ. Với những người đang điều khiển ôtô, nếu không t́m được chỗ trú thực sự an toàn th́ nên ngồi yên trong xe.


Những vị trí sau đây không được trú nếu muốn tránh sét: cây lớn đứng một ḿnh giữa một khu vực trống (đặc biệt những cây cành thấp và vươn xa thân cây), khu vực gần đường dây điện, cột ăng ten, đường ray tàu hỏa, hàng rào sắt, hồ nước, bể bơi, băi tắm rộng, ngồi trên xe đạp, đứng cạnh ôtô hay chui xuống gầm xe.  



-- Edited by LucVanTien at 11:06, 2006-08-05

-- Edited by LucVanTien at 11:07, 2006-08-05

-- Edited by LucVanTien at 11:10, 2006-08-05

__________________


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:
bảo vệ ḿnh giữa cơn dông


Làm thế nào để bảo vệ ḿnh giữa cơn dông?

Thử h́nh dung bạn đứng giữa cơn dông trong một thành phố cổ. Dưới ánh chớp bạn sẽ thấy một quang cảnh ḱ dị. Phố đang nhộn nhịp dường như hóa đá trong khoảnh khắc: những con ngựa giữ ở tư thế đang kéo xe, chân giơ lên trong không khí; các cỗ xe cũng đứng im, trông thấy rơ từng chiếc nan hoa..                                                 
Sở dĩ có sự bất động biểu kiến đó là v́ tia chớp, cũng như mọi tia lửa điện, tồn tại trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi - ngắn đến nỗi không thể đo được bằng những phương tiện thông thường. Nhưng nhờ những phương pháp gián tiếp, người ta đă biết được tia chớp tồn tại từ 0,001 đến 0,2 giây (tia chớp giữa các đám mây th́ kéo dài hơn, tới 1,5 giây).    


Trong những khoảng thời gian ngắn như thế th́ chẳng có ǵ di chuyển một cách rơ rệt đối với mắt chúng ta cả. Mỗi nan hoa của bánh xe ở cỗ xe chạy nhanh chỉ kịp chuyển đi được một phần rất nhỏ của milimét, và đối với mắt th́ điều đó cũng chẳng khác ǵ bất động hoàn toàn. Ấn tượng càng được tăng cường hơn nữa v́ rằng ảnh được lưu lại trong mắt c̣n lâu hơn thời gian tồn tại của tia chớp.

Trong cơn dông, đáng sợ nhất không phải là bầu trời đen kịt, gió rít ào ào, sấm giật hay màn nước táp xiên vào mặt, mà là những cú sét chết người đánh xuống đất. Dưới đây là loi khuyen ,nếu bạn chỉ có một ḿnh trong cơn dông.


Trên các cánh đồng

Các t́nh huống dễ bị sét đánh: cầm dụng cụ bằng sắt trên tay, đứng gần gốc cây.

Trước tiên, để không bị đe dọa bởi nguy cơ cái cây đổ xuống đúng đầu, bạn hăy tránh xa các gốc cây, đặc biệt là những cây đứng riêng lẻ. Thực tế là những ngọn gió mạnh trong suốt cơn mưa khiến cho khả năng che mưa của cây không c̣n, nhất là khi trời mưa như trút nước. Sau nữa, với độ cao của nó, cái cay se thu sam set. Và v́ khung xương của người có điện trở nhỏ hơn gỗ, nên chúng ta sẽ là một phương tiện tốt hơn cho sét tiếp đất. Khi bạn đứng cách xa cây, thậm chí khi đứng thẳng, cũng giảm nguy cơ thu hút sét hơn 50 lần.


Thế nhưng nguy hiểm vẫn c̣n. Người nông dân, với các dụng cụ bằng sắt trên tay, cũng vô t́nh biến ḿnh thành mục tiêu của sét. V́ vậy, cách tốt nhất khi gặp dông tố ở nơi trống trải như cánh đồng là quỳ xuống đất. Dù có hơi bẩn, nhưng bạn ít có nguy cơ chạm trán Thiên Lôi.


C̣n nếu đang bơi                                                            
Một t́nh huống nguy hiểm! Sét không cần đánh trực tiếp lên một người đang bơi vẫn có thể biến anh ta trở thành nạn nhân. V́ thực tế ḍng điện từ trên trời không biến mất ngay khi nó đánh xuống đất, mà chỉ yếu dần trong môi trường đất. Bởi v́ nước là một chất dẫn điện tốt. Do vậy, khi đánh xuống nước, hoặc xuống mặt đất ở gần đó, ḍng điện sẽ rất dễ dàng chạy tới người. V́ vậy, không nên bơi khi trời nổi dông.


Trong xe hơi


Chiếc xe là một nơi ẩn nấp an toàn trong cơn dông. Ở đây, nó đóng vai tṛ tương tự như một “chiếc lồng Faraday” (tên của nhà khoa học đầu tiên đă chứng minh rằng việc ẩn ḿnh phía trong một cấu trúc bằng kim loại là biện pháp tốt nhất để tránh sét). Nếu sét đánh trúng xe th́ điện sẽ dẫn truyền trên vỏ xe mà không xuyên vào phía trong trước khi tiếp xúc với mặt đất. Do vỏ xe bằng kim loại dẫn điện tốt hơn nhiều so với không khí trong xe, nên ḍng điện cực mạnh của sét sẽ được truyền nhanh chóng xuống mặt đất. Tuy nhiên, trong t́nh huống này, những người ngồi trong xe tuyệt đối không được sờ vào máy thu thanh hay bất kỳ một bộ phận kim loại nào khác của xe. Và nhất là không được bỏ mui.
( Suu Tam )



-- Edited by LucVanTien at 11:15, 2006-08-05

-- Edited by LucVanTien at 11:15, 2006-08-05

-- Edited by LucVanTien at 11:19, 2006-08-05

-- Edited by LucVanTien at 11:20, 2006-08-05

__________________


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:
RE: VAT LY VUI - Suu Tam - Gop Nhat


Ṿ đất sét làm mát nước như thế nào?

Loại ṿ làm bằng đất sét không nung có khả năng làm cho nước ở bên trong trở nên mát hơn. Loại ṿ này rất thông dụng ở các nước Trung Á và có nhiều tên gọi: ở Tây Ban Nha gọi là "Alicaratxa", ở Ai Cập gọi là "Gâula"...


Bí mật về tác dụng làm lạnh của những ṿ này rất đơn giản: nước đựng trong ṿ thấm qua thành đất sét ra ngoài và từ từ bốc hơi, khi bốc hơi nó sẽ lấy một phần nhiệt từ ṿ và từ nước đựng trong ṿ.


Tuy nhiên, tác dụng làm lạnh ở đây không lớn lắm. Nó phụ thuộc rất nhiều điều kiện. Không khí càng nóng, nước thấm ra ngoài b́nh bốc hơi càng nhanh, càng nhiều, làm cho nước ở trong ṿ càng lạnh đi. Sự lạnh đi c̣n phụ thuộc vào độ ẩm của không khí xung quanh: nếu không khí có nhiều hơi ẩm th́ quá tŕnh bốc hơi xảy ra rất chậm và nước lạnh đi không nhiều lắm. Ngược lại, trong không khí khô ráo th́ sự bay hơi xảy ra rất nhanh, khiến cho nước lạnh đi rơ rệt. Gió càng thổi nhanh, quá tŕnh bay hơi càng mạnh và do đó tăng cường tác dụng làm lạnh (tác dụng của gió cũng có thể thấy khi ta mặc áo ướt trong những ngày nóng bức. Khi có gió, ta sẽ thấy mát mẻ, dễ chịu).                                 


Sự giảm nhiệt độ trong các ṿ ướp mát thường không quá 5 độ C. Trong những ngày nóng bức ở Trung Á, khi nhiệt kế chỉ 33 độ C th́ nước ở trong ṿ thường chỉ 28 độ C. Như vậy, tác dụng làm lạnh của loại ṿ này chẳng có lợi là bao. Nhưng loại ṿ này giữ nước lạnh rất tốt và người ta dùng chúng chủ yếu là nhằm vào mục đích đó.


Chúng ta có thể thử tính xem nước trong ṿ "alicaratxa" lạnh đến mức độ nào. Thí dụ, ta có một ṿ đựng được 5 lít nước. Giả sử rằng nước ở trong ṿ đă bay hơi mất 1/10 lít. Trong những ngày nóng 33 độ C, muốn làm bay hơi 1 lít nước (1kg) phải mất chừng 580 calo, nước ở trong ṿ đă bay hơi mất 1/10kg thành ra cần phải có 58 calo. Nếu như toàn bộ 58 calo này là do nước trong ṿ cung cấp th́ nhiệt độ nước ở trong ṿ sẽ giảm đi 58/5, tức là xấp xỉ 12 độ. Nhưng đa số nhiệt cần thiết cho sự bay hơi lại được lấy từ thành ṿ; mặt khác, nước ở trong ṿ vừa đồng thời lạnh đi lại vừa bị không khí nóng tiếp giáp với thành ṿ làm nóng lên. Do đó, nước ở trong ṿ chỉ lạnh đi chừng nửa con số t́m được ở trên mà thôi.


Khó mà nói được, ở đâu ṿ lạnh đi nhiều hơn - để ra ngoài hay trong bóng mát. Ở ngoài nắng th́ nước bay hơi nhanh hơn, nhưng đồng thời nhiệt đi vào trong ṿ cũng nhiều hơn. Nhưng chắc chắn nhất là để ṿ ở trong bóng râm, hơi có gió. 
(Suu Tam )



-- Edited by LucVanTien at 11:22, 2006-08-05

__________________


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:

Tại sao diều bay được lên cao?

Đă bao giờ bạn tự thử giải thích tại sao chiếc diều giấy lại bay vút lên khi ta cầm dây diều kéo chạy về phía trước? Nếu bạn có thể trả lời câu hỏi đó, th́ bạn cũng sẽ rơ v́ sao mà máy bay hoặc hạt quả phong bay được, và cũng phần nào hiểu những chuyển động kỳ dị của chiếc bumerang.


Tất cả những cái đó đều là những hiện tượng thuộc cùng một loại. Chính không khí, một chướng ngại vật nguy hiểm đối với sự bay của các viên đạn, đă giúp những hạt quả phong, cái diều giấy và cả chiếc máy bay nặng nhiều tấn vi vu trong không trung.








Để giải thích nguyên nhân bay lên của diều giấy, ta hăy dùng h́nh vẽ đơn giản sau. Giả sử đường MN là mặt cắt ngang chiếc diều. Lúc thả diều, ta kéo dây th́ nó chuyển động nằm nghiêng do sức nặng của đuôi. Giả sử chiều của chuyển động ấy là từ phải sang trái. Gọi góc nghiêng của mặt phẳng diều đối với đường nằm ngang là alpha. Ta hăy xét xem có những lực nào tác dụng vào diều.


Không khí dĩ nhiên là ngăn cản chuyển động, gây ra một sức ép nào đó vuông góc với mặt phẳng. Trên h́nh, lực ép được biểu diễn bằng mũi tên OC, vuông góc với MN. Có thể phân tích OC thành hai lực theo quy tắc h́nh b́nh hành, ta được lực OD và OP. Lực OD đẩy chiếc diều về phía sau và do đó làm giảm vận tốc ban đầu của nó. C̣n lực OP th́ kéo diều lên trên. Nó làm giảm trọng lượng của diều và nếu đủ lớn th́ có thể thắng trọng lượng này, đưa diều lên cao. Đó chính là lư do tại sao diều lại bay lên khi ta kéo dây về phía trước.                                       
Máy bay cũng là một cái diều, chỉ khác là lực phát động của tay ta được thay bằng lực phát động của cánh quạt hoặc của động cơ phản lực, làm cho máy bay chuyển động về phía trước, và do đó buộc nó phải bay giống như chiếc diều giấy. 
(Suu Tam ) 



__________________


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:

Tại sao Rocket bay được?





Tên lửa bị khí đốt đẩy lên.

Trong vấn đề này, ngay cả một số người từng học vật lư cũng giải thích nhầm lẫn. Họ cho rằng tên lửa bay được là do nó đẩy vào không khí cái chất khí mà thuốc nổ tạo ra khi cháy. Song thực tế, nguyên nhân khiến tên lửa bay lên lại hoàn toàn khác.


Bởi v́, nếu phóng tên lửa trong khoảng không gian không có không khí, nó c̣n bay nhanh hơn là trong khoảng không có không khí. Như vậy, không khí không phải là điểm tựa để tên lửa bay lên.


Nhà cách mạng Kibanchich đă tŕnh bày nguyên nhân này một cách đơn giản và dễ hiểu trong bút tích của ḿnh viết trước khi chết v́ chiếc tên lửa quân sự do ông chế ra như sau:


 “Lấy thuốc nổ nén lại thành một h́nh trụ, có một cái rănh rộng nằm dọc theo trục, rồi đặt cục thuốc nổ này vào một ống sắt tây (có một đầu bịt kín và một đầu để hở). Thuốc nổ bắt đầu cháy từ bề mặt của rănh này và dần dần trong một khoảng thời gian nhất định lan tới mặt ngoài của thuốc nổ. Các chất khí tạo ra khi thuốc nổ cháy sẽ gây nên một sức ép vào mọi phía, nhưng các áp suất bên của chất khí th́ cân bằng nhau, c̣n áp suất vào đáy hở của ống sắt tây th́ không bị áp suất ngược lại cân bằng (bởi v́ về phía này các chất khí có lối thoát ra tự do), cho nên nó đẩy tên lửa tới trước”.                                                              
Ở đây, hiện tượng cũng xảy ra y như khi bắn súng đại bác. Khi quả đạn lao về phía trước th́ thân khẩu súng giật lùi về phía sau. Hẳn bạn c̣n nhớ “sự giật” của súng trường hay nói chung của bất kỳ một loại súng nào khác. Nếu một khẩu đại bác được treo lơ lửng trong không khí mà không tỳ vào đâu cả, th́ sau khi bắn một phát đạn, nó sẽ bị đẩy lùi về phía sau với một vận tốc nào đó. Khẩu súng nặng hơn viên đạn bao nhiêu lần th́ vận tốc của nó cũng bé hơn vận tốc của đạn bấy nhiêu lần.


Tên lửa cũng là một loại đại bác, có điều nó không nhả đạn mà lại phun ra các chất khí thuốc nổ. Chính thuốc nổ khi bị đốt cháy đă sinh ra áp suất, đẩy tên lửa bay ngược chiều với chiều phụt của khí nén. Ở đây, chiều ngược này là hướng lên bầu trời.



__________________


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:

Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?





Khi có gió, chúng ta mất nhiệt nhanh và do đó cảm thấy lạnh hơn.

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió th́ dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhưng, không phải tất cả mọi người đều biết nguyên nhân của hiện tượng ấy. Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió, c̣n các vật vô sinh th́ không.


Chẳng hạn, nhiệt kế sẽ không hề tụt xuống khi để nó ra ngoài trời đang có lốc. Trước hết, sở dĩ ta cảm thấy rét buốt trong những ngày đông có gió là v́ nhiệt từ mặt ta (và nói chung là từ toàn thân) tỏa ra lúc ấy nhiều hơn hẳn lúc trời im gió. Khi đứng gió, lớp không khí bị thân thể ta làm nóng lên không được thay thế nhanh bởi lớp không khí mới, c̣n lạnh. C̣n khi gió mạnh, th́ trong một phút, càng có nhiều không khí đến tiếp xúc với da thịt ta và do đó thân thể ta càng bị lấy đi nhiều nhiệt. Chỉ một điều đó thôi cũng đủ gây ra cảm giác lạnh.                      
Nhưng, hăy c̣n một nguyên nhân khác nữa. Da chúng ta luôn luôn bốc hơi ẩm, ngay cả trong không khí lạnh cũng vậy. Để bốc hơi cần phải có nhiệt lượng, nhiệt ấy lấy từ cơ thể chúng ta và từ lớp không khí dính sát vào cơ thể chúng ta. Nếu không khí không lưu thông th́ sự bốc hơi tiến hành rất chậm, bởi v́ lớp không khí tiếp xúc với da sẽ rất chóng no hơi nước (băo ḥa). Nhưng nếu không khí lưu thông và lớp khí tiếp xúc với da luôn luôn đổi mới, th́ sự bốc hơi lúc nào cũng tiến hành một cách mạnh mẽ, mà như vậy cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nhiệt.


Vậy tác dụng làm lạnh của gió lớn đến mức nào? Điều này phụ thuộc vào vận tốc của gió và nhiệt độ của không khí. Nói chung, tác dụng ấy vượt xa mức mà mọi người tưởng. Bạn hăy xem một ví dụ sau để có thể h́nh dung được nó: Giả sử nhiệt độ của không khí là +4 độ C, nhưng không hề có gió. Trong điều kiện ấy, nhiệt độ của da chúng ta là 31 độ C. Nếu bây giờ có một luồng gió nhẹ thổi qua, vừa đủ lay động lá cờ nhưng chưa đủ làm rung chuyển lá cây (khoảng 2m/giây), th́ nhiệt độ da chúng ta giảm đi 7 độ C. C̣n khi gió làm ngọn cờ phấp phới bay (vận tốc 6m/giây) th́ da chúng ta lạnh mất 22 độ C, nhiệt độ của da chỉ xuống c̣n 9 độ C!
( Suu Tam )



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard