Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Văn trẻ hôm nay


Du Khách

Status: Offline
Posts: 81
Date:
Văn trẻ hôm nay






Văn trẻ hôm nay

Nguyễn Thanh Sơn











Viết về văn trẻ hôm nay là một cám dỗ. Cám dỗ của ḷng tự kiêu ngấm ngầm: được là một người viết trẻ viết về những người viết trẻ. Cám dỗ của những lời kêu gọi đồng hội đồng thuyền, cám dỗ của niềm vui được viết về những cái mới.

Viết về văn trẻ hôm nay là một thử thách. Thử thách khi được yêu cầu phải lựa chọn thái độ: một người viết trẻ phải đứng cạnh những người viết trẻ, phải có đôi mắt xanh để ca ngợi những khám phá mới, khẳng định những con đường mới của họ. Thử thách khi lúng túng t́m định nghĩa: thế nào là văn trẻ? Nếu tính theo tuổi th́ đúng rồi. Vi Thuỳ Linh mới hai mươi tuổi. Phan Nhiên Hạo, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh và Phan Huyền Thư cùng độ tuổi ba mươi. Không trẻ được như các nhà thơ của phong trào Thơ Mới, nhưng nếu so sánh "mặt bằng" th́ quả là trẻ. Có điều Octavio Paz nói "các nhà thơ không có tiểu sử. Tác phẩm của họ là tiểu sử của họ đấy" Nếu vậy, một nhà văn trẻ phải là một nhà văn có tác phẩm "trẻ", hay nói cho chính xác hơn, phải có những tác phẩm "mới". Nếu xếp theo tiêu chí này, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn B́nh Phương, Nguyễn Quốc Chánh, Đinh Linh và Ngô Tự Lập sẽ là những nhà văn trẻ, tuy tuổi đời của họ rơ ràng khó có thể xếp chung với các nhà văn của lứa tuổi hai mươi, ba mươi.

Viết về văn trẻ hôm nay là một nỗi lo âu. Lo âu khi so sánh họ với hai cây cổ thụ trên văn đàn mười năm trước: Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập cũng là những "cây cao bóng cả", nhưng là những cây cao bóng cả của một thời đă qua, do họ chỉ ch́m đắm trong những ám ảnh của quá khứ " bởi v́ là một nỗi đau nên quá khứ c̣n sống măi. Và bởi nỗi đau quá khứ c̣n sống măi nên về sau ta mới có một quăng đời êm lặng, một nếp sống b́nh yên, một tư duy thong thả, một tấm ḷng khoan thứ và một cảm giác có hậu cùng con người cùng số phận". Viết về cái hiện tại bằng một bút pháp hiện đại thành công hơn cả, chỉ có Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, hai người, buồn thay, hay may thay cho các nhà văn trẻ, những năm gần đây hầu như không tái xuất trên văn đàn.

Viết về văn trẻ hôm nay là một niềm hạnh phúc. Hạnh phúc bởi cảm giác rùng ḿnh sung sướng khi ghé vào với Tầng trệt thiên đường của Bùi Hoằng Vị, khi bắt gặp một Phan Nhiên Hạo hiện đại, một Phan Huyền Thư trăn trở âu lo, một Ngô Tự Lập bí ẩn mà trong sáng. Hạnh phúc nh́n thấy một thế hệ những người viết trẻ đang sáng tạo và đập vỡ, đang thành công và thất vọng, đang khao khát học hỏi và cũng đang cười nhạo những cú xoa đầu kẻ cả của những người đi trước.





1-Thơ trẻ- một khao khát thay đổi chưa mấy thành công

Trong một bài tiểu luận viết cách đây gần năm năm, tôi có đề cập đến những nhà văn của một thế hệ mà tôi tạm gọi là thế hệ hoài nghi: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Trung Chính, Bảo Ninh.... Đó là một thế hệ biết hoài nghi những giá trị đă được định giá trong xă hội và cố gắng t́m kiếm những ǵ người ta che dấu sau lớp sơn phết của cái gọi là hiện thực. Lớp người viết trẻ ngày hôm nay thuộc về một thế hệ khác, một thế hệ đă không c̣n lệ thuộc vào quá khứ vàng son của những nhà văn lớp trước. Họ không c̣n hoài nghi, mà đă biết gạt bỏ. Nhưng loại bỏ có đồng nghĩa với đánh mất? Một nhà phê b́nh tên tuổi cho rằng, vốn văn hóa của các cây bút trẻ quá mỏng để có thể tạo nên những tác phẩm có giá trị. Sự thực chưa hẳn đă ở chỗ đó. Sự thực là hành trang văn hóa của hai thế hệ đă khác nhau, và do không t́m được tiếng nói chung để dung ḥa hai hành trang văn hóa đó, thế hệ đi trước thường cảm thấy thất vọng khi di sản văn hóa mà họ có h́nh như không t́m tới được với những nhà văn lớp sau. Nếu như trước đây, người ta hay trích dẫn Tolstoi, Dostoievski, th́ hiện nay, những người đỡ đầu về tư tưởng cho các tác giả trẻ lại là Henry Miller, Nietzsche, Maria Rilke, Sartre, Kafka hay Borges. Một nhân vật của Nguyễn Hữu Hồng Minh trong truyện ngắn Tháo đáy, cảm thấy đau xót nhất khi phải bán những "Người dưng, Dịch hạch của Albert Camus, LaNausee, Bức tường của Sartre, các sách của KoboAbe, Maria Rilke, Shopenhauer, Faulkner". Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả trên không chỉ là những đại văn hào mà c̣n là những triết gia vĩ đại. Sự khao khát nắm bắt những vấn đề triết học, t́m ra những câu trả lời có thể quân b́nh tâm thế đang bất ổn v́ thiếu niềm tin đă thu hút các nhà văn trẻ tới với các nhà văn-triết gia đó.

Tuy vậy, ảnh hưởng đến muộn của triết học hiện sinh đối với các nhà văn trẻ, tiềm ẩn một nguy cơ tụt hậu. Bởi v́, những tác giả nêu trên đă, hoặc thành danh ở thế kỷ trước, hoặc đă được trao giải Nobel cách đây có....bốn năm chục năm ǵ đó! Ba chục năm trước, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, ở lứa tuổi của các nhà văn trẻ hiện giờ, cũng đă từng "say mê đến đứng ngồi không yên" triết học hiện sinh. Hiếm có nhà văn trẻ nào hiện nay, từ một triết học hiện sinh lư thuyết lại chuyển hóa được thành một triết lư sống của ḿnh, một tư thế dấn thân, nhập cuộc cho tác phẩm của ḿnh. Càng hiếm hơn những tác giả trẻ theo kịp với ḍng chảy của văn học và triết học thế giới đương đại, với những Kundera, Salman Rushdie, Gao Xingjiang, S.Hawkin, Richard Dawkin, Brian Goodwin....Chính v́ thế, chúng ta không khỏi bực ḿnh khi hay bắt gặp trong câu chuyện của các tác giả trẻ những đoạn triết lư ngoại đề cũ kỹ rất "hiện sinh" cho sang trọng.

Một trong những khao khát mănh liệt nhất của những nhà văn trẻ là cố gắng thay đổi nghệ thuật viết, một nghệ thuật mới sẽ thay thế sự tŕ kéo của chủ nghĩa hiện thực đơn giản. Chính v́ vậy, những từ ngữ như siêu hiện thực, hiện thực huyền ảo, hậu hiện đại.., có sức cám dỗ như một thỏi nam châm cực mạnh đối với họ. Những người mạnh mẽ nhất trong những thử nghiệm là các nhà thơ (Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Quốc Chánh, Phan Huyền Thư). Họ sáng tác thơ văn xuôi, cố gắng triệt tiêu vần trong thơ, viết không dấu, làm t́nh làm tội các câu thơ bằng những cú hẫng xuống ḍng đột ngột, bằng những biểu tượng và liên tưởng thơ hết sức mới lạ:

"
Trong mắt tôi không điểm danh sự hiện diện của cây của thú của người và của cả đường chân trời hách dịch

Trong mắt tôi chỉ những khoảng cách những tầng lệch những góc tối những hộp đen những loèng quèng những

ám"


(Nguyễn Quốc Chánh- Khí hậu đồ vật-NXB Trẻ- tr.17)

Những thử nghiệm như vậy có thể gặp ở bất cứ tập thơ nào của các cây bút thơ trẻ đă nói tới ở trên. Một mặt, chúng ta phải thông cảm và hoan nghênh những "viên đá lát đường", những người đă dám đi tiên phong trong những thử nghiệm không thành công để tạo đà cho những sáng tạo khác của tương lai. Mặt khác, chúng ta cũng nên nhận thấy những thử nghiệm như vậy nhiều phần đi vào ngơ cụt, mà cái chính, là do thái độ cực đoan khiến họ hiểu chưa thấu đáo nghĩa của chữ hiện đại. Trong diễn từ nhận giải Nobel của ḿnh, Octavio Paz đă viết rất hay về chủ nghĩa hiện đại của ông: "Nhiều lần tôi đánh mất ḿnh và lại t́m thấy ḿnh trong cuộc phiêu du đi t́m cái Hiện Đại. Tôi trở về cội nguồn của ḿnh và tôi thấy rằng cái hiện tại không ở ngoài mà ở trong chính chúng ta. Nó là ngày hôm nay đồng thời là thời đại cổ nhất, nó là ngày mai và là ngày bắt đầu của thế giới, nó có ngàn tuổi nhưng lại vừa mới chào đời. Thời hiện tại mới tinh khôi. Vừa mới được đào lên khỏi ḷng đất, giũ đi bụi bặm nhiều thế kỷ, nó mỉm cười và ngay lập tức qua của sổ nó biến mất. Thời hiện tại là sự đồng thời cùng một lúc của các thời đại, của các sự hiện diện. Cái hiện đại phá vỡ quá khứ tức thời chỉ là để giữ lại một quá khứ ngàn năm".

Khi nào cái "quá khứ ngàn năm" kết hợp được với một "hiện tại tức thời", các nhà thơ trẻ sẽ cho ra đời được những câu thơ hay và trong trẻo:

"Tôi chỉ là chim sâu nhỏ nhoi giọng hát giữ dân tộc hay hát

tự thuyết minh cho đồng lúa, rừng hoang, người thổ dân vui ca hành tŕnh

vượt qua giai đoạn thành kiến

nhớ buổi sinh tiền

cơn hát gió

con số không vô t́nh thời đại đeo ngón tay áp út

níu ngọn nắng xanh hơn khi về với đất

cái nh́n nguyên thể

gọi miền phủ định

bông hoa cỡi trần cánh

tặng tôi hương ảo giác đỏ hồng nhũ hoa

bầy mưa thôi nôi, âm thanh kêu xé hai hàm răng thanh lịch

thời không cần nhạc đệm em vẫn sinh ra trữ t́nh như không

tôi trở thành siêu sao

đá mắt trời vào gôn hư vô

bắt gặp câu hát lạ

vận nâu sồng viếng chùa!"


(Giọng hát của gió- Văn Cầm Hải)



__________________
www.amnhacvn.cjb.net/


Du Khách

Status: Offline
Posts: 81
Date:
RE: Văn Mới Hôm Nay


Nỗ lực đổi mới của thơ trẻ, mặt khác, cũng chưa ra khỏi ảnh hưởng của những sáng tác mở đường của Đặng Đ́nh Hương, Dương Tường, Lê Đạt, Hoàng Hưng...những người cũng không mấy thành công trong khao khát đổi mới thơ. Khi Phan Huyền Thư viết

"
Chích choè lửa ngửa cổ thơ

thơ không lửa

đốt giọng thành kẻ khác"

(Không thường)

"Con dế thất t́nh vấp phải giọt sương

Chiến binh Thạch sùng tặc lưỡi uống đêm"

( Men theo mùa hạ)

hay Văn Cầm Hải "gió chiêm bao leo lét mắt tre" (Miền phù thủy) th́ những vần liên tiếp của họ "lửa ngửa cổ thơ", "leo lét mắt tre" không xa lạ bao nhiêu với những

"Máy kéo gặm xứ đồng tơ ơ cỏ

Nghé sắt buồn lưng sáo đá lon xon"

hay " bầy em én tin xuân tṛn mẩy áo" trong Sông quê của Lê Đạt hoặc " giếng ngọc ễng ương quát đêm tiền sử" hay

"Ta con chim cu

về gù rặng tre

đưa nắng ấu thơ

về sân đất trắng"

trong Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm

Cực đoan là đặc tính, vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của những người viết trẻ. Chính v́ thế mà t́nh dục, cái taboo đối với những nhà văn lớp trước, lại được các nhà văn lớp sau khai thác triệt để. Sự khai thác thái quá của họ, đôi khi, hàm nghĩa thách thức thế hệ trước. Chính v́ mang sắc thái thách thức như vậy, nên họ không tính đến tính hiệu quả của những vú, những khỏa thân, những ngực có thực cần thiết trong câu thơ hay không. Do đó, những h́nh ảnh đấy không c̣n là tiếng nói của cơ thể, của bản năng, mà là tiếng nói của lư trí khoác bộ áo choàng t́nh dục. Khi Vi Thùy Linh viết :

"Mẹ viết truyện cổ tích cho con khi đang trên dàn lửa hiến tế ham muốn được gần cha

Khi đôi môi cha chưa mọc trên mẹ, mẹ vẫn ước có con vào mùa cha gặp mẹ

Chỉ có cha và con là thiêng liêng; kiến tạo cuộc đời đàn bà của m


(Những mặt trời đang phôi thai - Linh)

th́ "ham muốn được gần cha" là thật, nhưng "dàn lửa hiến tế " là khoa trương, hay "cha và con là thiêng liêng" th́ được (tuy không mới), nhưng "kiến tạo cuộc đời đàn bà của mẹ" th́ vừa không mới vừa đại ngôn; hay khi Phan Huyền Thư viết :

"
Thôi uống sương con dế chẳng c̣n buồn

bầy sẻ cũ đă qua đời lặng lẽ

Buổi sáng, Tuấn Ngọc vào rất khẽ

Như là chẳng ra....

(Tuấn Ngọc buổi sáng)

th́ hay, nhưng cũng chính chị, viết

"Những con ve tâm thần gào xước mặt trưa

Hè đồng tính lang thang"


(Không thường)

th́ lại là làm chữ.

Thơ trẻ v́ vậy, mặc dù quẫy đạp rất mạnh, nhưng hăy c̣n đang rất bối rối. Những thao tác thuần túy kỹ thuật như xếp cách danh từ trái nghĩa sát cạnh nhau, đặt mới các tính từ, câu thơ dài thê thướt...không giúp ích bao nhiêu cho việc đổi mới thơ, cho dù người ta có quảng cáo cho nó bao nhiêu đi nữa. Nếu đổi mới thơ chỉ là sắp xếp ngược lại những giá trị cũ th́ từ một sự đơn điệu ở cực này, chúng ta lại tiến tới một sự đơn điệu ở cực khác. Cái chính là, một tinh thần thơ mới, chúng ta lại chưa có.

2-Hiện đại hóa trong văn xuôi

Tuyết Ngân, trên tờ Văn nghệ trẻ cho rằng "do lười biếng hoặc thiếu kinh nghiệm sống, một số tác giả trẻ cứ lấy luôn cái tôi ra viết cho dễ...hầu như các nhân vật trong truyện ngắn trẻ không có tính cách riêng biệt.... đây cũng là lư do tại sao các nhà văn trẻ không viết được tiểu thuyết". Thực ra, đem cái tôi ra để viết không phải do "lười biếng hoặc thiếu kinh nghiệm sống", cũng như không phải viết về cái tôi là không thể viết được tiểu thuyết. Nam Cao đă từng viết những truyện ngắn rất hay về cuộc sống của bản thân, c̣n "Chí tuyến Nam" của Henry Miller là một cuốn tiểu thuyết- tự sự hay nhất mà tôi từng được đọc. Karl Shapiro, trong lời tựa cho cuốn sách, viết " mỗi một từ ông viết ra là một từ của tự truyện, nhưng chỉ trong cái nghĩa như Lá cỏ cũng là tự truyện. Những kỳ tích yêu đương của ông đôi lúc có thể được đọc như của một chàng Casanova ở Brooklyn hay một nam Fanny Hill, nhưng trong đó không có một từ nào phóng đại hoặc bịa đặt. Độc giả có thể và không thể xây dựng lại cuộc đời của Henry Miller từ những cuốn sách của ông, bởi v́ Miller không bao giờ dừng lại ở một chủ đề nào lâu hơn Lawrence từng làm". Bất cập lớn nhất đối với các cây bút trẻ không phải ở chỗ các nhân vật của họ không có cá tính riêng biệt, mà ở chỗ họ ư thức được phải khai tử cho cách viết truyền thống lấy nhân vật làm trung tâm, nhưng lại chưa sáng tạo được phong cách truyện ngắn (hay tiểu thuyết) hiện đại. Những truyện ngắn của họ vẫn được viết theo cách cũ kỹ, có chuyện mà không có truyện, nói theo cách nói của một nhà phê b́nh văn học ở hải ngoại. Những ḍng chảy một chiều đó, cộng với những triết lư vụn vặt chưa được tiêu hóa kỹ, thường là nguyên nhân chính cho thất bại của những nhà văn trẻ.

Vậy thế nào là truyện ngắn (hay tiểu thuyết) hiện đại? Ba thử nghiệm tôi cho là thành công nhất của văn xuôi trẻ thời kỳ qua, một là tập truyện ngắn Tầng trệt thiên đường của Bùi Hoằng Vị, một tập sách chỉ dày có 61 trang in trên giấy xấu, do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1995 và hầu như ch́m trong quên lăng. Thứ hai, là tập Mộng du của Ngô Tự Lập được nhà xuất bản Văn học in năm 1997 và thứ ba, đó là các tiểu thuyết của Nguyễn B́nh Phương. Với sáu truyện ngắn, Bùi Hoằng Vị đă tạo dựng thành công một chuỗi những văn bản đa chiều, đa nghĩa và đa h́nh tượng. Chính v́ vậy, rất khó có thể tóm lược hay kể lại các truyện ngắn của anh. Chúng không thể giản lược, không thể tóm gọn, cũng không có "nhân vật đặc trưng". Mỗi một truyện ngắn của anh là một bức tranh lập thể, một h́nh ảnh đă bị biến dạng của hiện thực. Một hiện thực bị nhốt trong "Pḥng bốn giường", "một dạng tồn tại vô nghĩa kinh khủng" của bốn cá thể: "Con hăy mở mắt ra mà xem, ba cái giường kia ḱa, - ba người đang nằm đấy. Họ là những con người, thật như đáng gọi, con hăy nhớ thế,- những vai chính diện hiếm hoi, mà hôm nay th́ nằm cả ở chỗ này. Đấy, cái giá người ta phải trả cho một tṛ hề đấy...". Rơ ràng, một truyện ngắn- suy tư đă được h́nh thành từ những hỏi đáp của hai mẹ con, chứ không phải của tác giả. Dù mang tính trừu tượng, nhưng những suy tư của họ lại rất giàu h́nh tượng và mang giọng điệu rất riêng của nhân vật- điều hiếm thấy ở các tác giả trẻ. Một truyện ngắn khác của anh, Cổ tích từ luyện ngục bà, lại là một thứ phản cổ tích được kể bằng một giọng nói đa âm, một giọng tự sự kể chuyện cổ tích cho bản thân: "Luyện ngục là nơi mà thời gian rẻ mạt nhất cháu ạ. Rồi cháu sẽ thấy, nếu cháu của bà đủ ngoan (nghĩa là không hư quá, đến nỗi phải sa vào cái nơi tồi tệ hơn cả, là Hoả ngục!) Phải, bà nghĩ, cháu cũng khắc thấy thôi, chính là ở cái Luyện Ngục này đây, chứ chẳng đâu khác, mà thời gian được t́m thấy rẻ mạt nhất (hay bảo, người ta được t́m thấy giàu có thời gian nhất, th́ cũng thế!)".

Mộng du của Ngô Tự Lập cũng là một thử nghiệm rất đạt. Cả tập truyện ngắn là những câu chuyện lẫn lộn giữa hoang đường và sự thật, những câu chuyện nửa kỳ bí nửa hiện đại, là những ghi chép đứt đoạn của một con người sống trong một thế giới tưởng tượng, một vùng Tùng Quảng nào đó không hề có trên bản đồ hàng hải, với những nhân vật thuộc bộ tộc Ducomi, một bộ tộc chắc hẳn cũng là sản phẩm của đầu óc tưởng tượng của tác giả. Những con người đó không hề xa lạ, họ cư xử như thể họ là những người dân của bất kỳ làng chài nào trên lănh thổ Việt nam, nhưng cái hư ảo của địa phương, của xuất xứ con người họ cho phép tác giả được thoả sức sáng tạo, trộn lẫn các chiều của thời gian, các truyền thuyết. Là một cái tên chết, bằng ng̣i bút của ḿnh, Ngô Tự Lập đă khai sinh ra Tùng Quảng, một "lục địa Sanhicov", một làng Macondo của văn học Việt nam.

Cũng phá bỏ thời gian và không gian tuyến tính, nhưng độ lớn của tiểu thuyết cho phép Nguyễn B́nh Phương khai triển nó trên một b́nh diện rộng hơn. Trong truyện ngắn của Ngô Tự Lập, nhân vật thường sống trong một góc tam giác của thời gian, và khi anh ta tiệm cận cái góc đó, thời gian có cảm giác như quay ngược lại làm anh ta hoang mang, không hiểu điểm ḿnh tồn tại là ở đâu trong ṿng tṛn khép kín của thời gian luân chuyển. Trong khi đó, nhân vật của Nguyễn B́nh Phương trong Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng thường đối mặt với một thời gian nhiều chiều, khi quá khứ, hiện tại và cả tương lai nữa tồn tại cùng nhau trong một cảm giác luân hồi. Các chiều của thời gian chen chúc nhau trong không gian chật chội của nhân vật, của một vùng đất Linh Nham vô h́nh của người, linh hồn, hiện tại, lịch sử tồn tại bên ngoài một địa danh Linh Nham có thật.

Như vậy, văn xuôi trẻ hiện đại không từ chối hiện thực, nhưng cũng không coi hiện thực là chất liệu độc tôn cho sáng tạo nghệ thuật. T́nh trạng bất ổn của niềm tin, của cảm giác hư vô trong tồn tại và sáng tạo, của thân phận con người- khiến họ không thoả măn với những câu trả lời của hiện thực và phải đi t́m nó trong những thời gian và không gian khác. Không quá chú trọng vào việc xây dựng "nhân vật đặc trưng", họ sáng tạo ra những không gian và thời gian đặc trưng và dơi xem nhân vật của họ sẽ phản ứng ra sao trong những không-thời gian đặc biệt đó.

****

Paul Valery từng viết: " Nghệ thuật của chúng ta, với những dạng thức và cách thức nó được sử dụng, đă được sáng tạo vào những thời gian hoàn toàn khác với thời hiện tại, bởi những con người mà quyền năng đối với sự vật là không đáng kể so với chúng ta ngày nay. Sự lớn mạnh kỳ diệu của kỹ thuật cùng với khả năng thích nghi và độ chính xác của nó, những ư tưởng và thói quen mà nó tạo ra, khiến cho những thay đổi cơ bản trong nghệ thuật cổ xưa của cái Đẹp là không thể tránh khỏi". Những thay đổi này cuốn hút những người viết trẻ, những người đang trong giai đoạn định h́nh và khát khao t́m ra những con đường riêng, nhưng chưa phải ai trong số họ cũng có thể hiểu biết thấu đáo để khai thác triệt để những thay đổi lớn lao ấy. Tuy vậy, những thất bại của họ là những thất bại trong thành công, hay là những thất bại cần thiết cho một thành công ở tương lai, khi họ ḥa hợp được thời hiện tại với một "quá khứ ngàn năm", ḥa hợp được kỹ thuật mới với những tư tưởng mới..


__________________
www.amnhacvn.cjb.net/
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard