Ðã trót đa mang, đã lỡ sanh sự bày làm thơ Lục bát và Tứ tuyệt rồi thì - phóng lao phải theo lao, - đành bày tiếp thể Thất ngôn bát cú. Chớ không thì sao nó cứ ấm ức, làm như mình mắc nợ. Vả chăng cứ biết "Heo là Bằng Chó là Trắc" rồi thì có thể loại nào dám tự xưng là khó? Cái khó là chọn được ý hay, chọn được lời hay chớ với cái lối tiếp xúc làm quen thô thiển này thì đến các thể Sớ, Tấu, Cáo, Biểu ... e rằng Hạ Uyên cũng chẳng ngán.
Nghĩ vậy, tôi liền lặng lẽ viết b B t T theo cấu trúc một bài Thất ngôn bát cú Ðường luật rồi trao cho Hạ Uyên. Kèm theo trái xoài. Có chú thích, nhưng chỉ chú thích phần trái xoài: "Xoài Cát đó, ngọt lắm". Còn phần thơ văn thì cứ coi theo tờ giấy mà lắp chữ, mà thực hiện. Cứ theo đơn đặt hàng - dựa theo chú thích bên tay phải - "Các món nàng ăn, những thức uống ..." mà tùy nghi lắp chữ Bằng hay Trắc.
Như do một phép lạ nho nhỏ, hai ngày sau, tờ giấy được đưa lọt qua khe cửa. Tôi đọc:
Thừa thắng xông lên, hôm sau tôi lại đưa một bản b B t T nữa. Và khi hồi âm, tờ giấy mang nội dung này:
Ngôi nhà em
B b T t B b T(vần 1)
Ðường vô xóm có con mương nhỏ
b B b T T(vần 1) b B(vần 2)
Hai bên đường mọc cỏ cùng cây
b B t T b B(vần 2)
Nhà em mái ngói cổng xây
b B t T b B(vần 2) t B(vần 3)
Trong sân vịt chạy thành bầy thiệt vui
Tôi vuốt tóc em, khen:
- Giỏi lắm. Thầy định không nói, sợ làm rộn óc em, nhưng cuối cùng không giữ được. Ðó là: bài "Nghĩ về một người" là theo thể Thất ngôn bát cú Ðường luật. Bài "Ngôi nhà em" là theo thể Song thất lục bát. Nghe có oai không ? Nhưng thôi, biết đại khái cho vui vậy thôi, để lên lớp 9, lớp 10 em sẽ học.