Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Chuyện NHẠC SẾN


Du Khách

Status: Offline
Posts: 81
Date:
Chuyện NHẠC SẾN


Ngô Sắc, 5/5/03

Chữ sến hổng biết có từ hồi nào trong văn hoá việt, mà cũng hổng biết nguồn gốc nó từ đâu nữa ḱa! Một bữa th́nh ĺnh nó xuất hiện và chạy tùm lum với vận tốc của ánh sáng. Hễ cứ có người việt, tiếng việt là có nó đứng ch́nh ́nh. Lôi một người việt ra hỏi sến là chi th́ dám có màn họ la làng: Hỏi câu chi mà ... sến dzậy? Rồi chừng thấy bạn nghệch ra một cách thành khẩn và nghiêm túc th́ họ sẽ ngơ ngác mà thú nhận với bạn, rằng họ không có định nghĩa thỏa đáng cho cái câu hỏi kỳ cục của bạn (!!!)



Mà kỳ cục thiệt! Cũng chỉ v́ Việt nam không có Hàn Lâm Viện nên chuyện định nghĩa chữ sến một cách chính xác theo ngữ học chuyên môn đă chưa có. Thế nhưng áp dụng của nó th́, má ơi, tùm lum và bất kể, cái ǵ cũng có thể sến được hết, thậm chí văn hoá là chuyện tinh thần, chuyện hay chuyện đẹp của cả một dân tộc mà lắm khi cũng sến luôn, c̣n sến sệt là khác. Thế mới kẹt!



Vậy chứ sến là ǵ ? Tui hổng phải là nhà ngữ-học nhà văn-hoá, thế nên tui không có định nghĩa, mà tui cũng hổng cần biết định nghĩa của nó là chi. Biết nhiều càng tổ thêm phiền toái. Nhưng biểu tui nơi chốn thời gian hoàn cảnh để áp dụng chữ này th́ tui ... rành lắm.



Thí dụ thế này nha:




  • Bạn đi cua đào mà nàng nói bạn sến th́ bạn nên gài số de liền tù t́.




  • Vô nhà đào mà nói má của nàng sến là bạn sẽ được tiễn chân ra tận cửa tức khắc (và mất đào như chơi).




  • Tía của đào sến là khi thằng chả nhất định bắt bạn đưa con gái về lúc ... hoàng hôn, (nghĩa là mặt trời mới vừa lặn chút đỉnh!)




  • Em trai của đào sến là khi nó nhất định đứng ́ ra trong pḥng khách lúc bạn đang ngây ngất v́ hương tóc của nàng.




  • Đi nhà thờ đi chùa mặc đồ sến th́ hổng sao, tới nhà nàng mặc đồ sến th́ kiki sủa đă đành mà em gái nàng cũng sủa luôn, kẹt lắm!




  • Cháu bạn chê bạn sến bạn tỉnh bơ, nhưng nếu nó chê nàng sến th́ bạn lộn máu lên đầu và có quyền bợp tai nó (cho nó chừa tật nói hỗn).




  • Đào bạn không bao giờ sến cả, vợ bạn mới có khả năng sến.




  • Chị của bạn sến là khi bả nhất định đ̣i 10 đồng bạn đă lỡ vay và lơ đăng quên trả (đ̣i một cách triệt để và ráo riết. Ôi, t́nh chị em không nặng hơn tờ giấy bạc 10 đồng!)




  • Thằng bạn nối khố nếu sến sương sương nó là thằng bạn tốt, nếu sến thượng thừa nó sẽ tạo cho bạn những nỗi bận ḷng không nhỏ (v́ chuyện thất t́nh của nó sẽ là chuyện thường trực và kinh niên, phiền lỗ tai lắm lận!)




  • vv và vv.


Nói chuyện sến khơi khơi thế e nhạc sĩ Nguyễn Tuấn hổng bằng ḷng. Ông Nguyễn Tuấn là ai thủng thẳng bạn sẽ biết. Tui mới khám phá ra ổng chừng độ 1-2 tuần nay thôi, nhưng chưa ǵ ngó bộ ổng đă làm khó dễ tui về cái chuyện định nghĩa thế nào là sến, chính xác hơn thế nào là sến trong âm nhạc (dĩ nhiên ha, v́ ổng là nhạc sĩ nên chỉ muốn nghe cái chi có dính líu tới nghề nghiệp của ổng thôi mà) .



Sau khi vắt tay lên trán thao thức ba bốn bữa th́ tui t́m ra định nghĩa (rất sến) về chữ sến. Dĩ nhiên đây là định nghĩa sơ khởi riêng tư thôi, nó c̣n phải chờ Hàn Lâm Viện Ngữ Học thành lập, chờ các Viện Sĩ biểu quyết và chấp thuận rồi nó mới đàng hoàng mà đi thẳng vô Tự điển để trở thành kim chỉ nam cho các thế hệ mai sau!



*



Trước hết sến là người ở, người làm, đầy tớ ... một chữ không mấy chi bác ái, nó mang đầy tính giai cấp phong kiến và tư bản, nghĩa là nó xấu xa. Thời nay, ḷng nhân của chúng sanh đă mở ra (và mở rất rộng) thế nên người ta lịch sự hơn, người ta gọi họ, những người-ở người-làm đầy-tớ ấy, là người giúp việc nhà. Tại sao người giúp việc nhà lại biến thành sến th́ thiệt tui không rơ. Hồi có chuyện biến chủng này y h́nh chưa có tui. Ông Nguyễn Tuấn sanh trước đẻ sớm, ông ấy hẳn biết, nếu ông nhất định hỏi tui nguồn gốc chữ này th́ thiệt ông làm khó tui quá!



Theo lư luận thông thường (và chậm tiến) th́ nghèo mới phải đi ở đợ làm công. Mà đă nghèo th́ cơ hội cắp sách tới trường dài lâu ngó bộ khó xảy ra, thế nên tŕnh độ hiểu biết của sến hổng mấy chi cao (Tui nói hiểu biết nghe, không nói chuyện tư cách). Sến nương thường là những cô gái quê khốn khổ phải ra tỉnh mưu sinh và chưa có gia đ́nh. Cô cũng có trái tim (biết rung động như mọi người) có ước mơ (hiền lành và khiêm tốn) có bổn phận (với chủ và với gia đ́nh). Hồi một ngàn chín trăm lâu lắm th́ nước chưa tuôn vô nhà như bây giờ, chiều chiều xong việc nhà cô c̣n phải quảythùng đi ra phông-tên nước sắp hàng chờ phiên. Trai khôn t́m vợ chợ đông, các đấng mày râu phong lưu tuấn tú (nhưng túi ... thiếu tiền) thường cũng ra đây sắp hàng chờ đợi y chang dzậy. Những mối t́nh theo kiểu gánh nước đêm trăng là chuyện xảy ra hà rằm, thành tựu có, tan vỡ cũng có luôn. Thỉnh thoảng c̣n nghe chuyện sến nương bị buộc phải trở thành bà chủ nhỏ trong thời gian ngắn hạn. Đại khái sến th́ khổ vậy đó.



-- Edited by TranDzanTieng at 12:15, 2006-08-12

__________________
www.amnhacvn.cjb.net/


Du Khách

Status: Offline
Posts: 81
Date:
RE: Chuyen NHAC SEN


V́ sến là gái quê ít học nên đặc tính căn bản của sến là chất phác thiệt thà, lắm khi quá đáng nên thành hời hợt ngớ ngẩn. Lên tỉnh ít lâu sến hấp thu văn minh xă hội vật chất nên cũng thích hào nháng bề ngoài chút đỉnh cho có vẻ thị dân thành phố, thế là xảy ra chuyện hoa lá cành rườm rà và hổng chừng c̣n rậm rạp ác liệt là khác. Marie là cái tên thông dụng trong văn hóa tây, hổng biết tại sao nó lại dính vô chữ sến. Có vẻ như là do mấy ông nhà văn nhà báo tinh nghịch (nhưng không hề có ác ư) chế ra để cười vui với nhau. Rồi cũng từ chữ Marie-Sến này nảy sanh ra chữ Marie Fontaine hay Marie Máy-nước và một số chữ nữa ḷng ḍng xung quanh nó.


Tóm lại sến là một nghề rẻ tiền nhưng lương thiện. Thú thiệt nghề này tui cũng có làm qua ít lâu. Nó cơ cực thân xác nhưng khoẻ re tinh thần. Hồi hành nghề này lắm khi tui cũng tỉnh bơ ngớ ngẩn cho hợp t́nh hợp cảnh, chủ nói chi nghe đặng th́ tui hiểu cái rột, họ chơi ép quá th́ tui đực mặt ra! Thường th́ các ông bà chủ của tui thông cảm tui lắm, họ biết tui hành nghề sến tài tử v́ tui đang ở ẩn chờ thời, chừng rồng mây gặp hội dám họ cũng có phước có phần bởi tui là đứa ăn ở có hậu.



Khi sến là nghề (nghĩa là danh từ) th́ chẳng có vấn đề ǵ ráo để mà phải bàn luận đôi co, chừng sến biến chủng thành đặc tính (nghĩa là tĩnh từ) th́ thiệt là sinh lắm chuyện. Sau khi điều nghiên phân tích tổng hợp tùm lum th́ tui định nghĩa sến đặc tính là thế này: Gọi là sến khi thiếu hẳn sự cân xứng hài ḥa cần phải có, chuyện thiếu cân xứng hài ḥa này lại không tạo ra những đe dọa hiểm nguy về tinh thần lẫn vật chất, thường nó chỉ làm người xung quanh tức cười, cùng lắm làm họ bực ḿnh khó chịu chút đỉnh vậy thôi. Sến do đó hiền lành và ngây thơ vô tội vạ.



Sến không hề biết là nó đang ... sến, nghĩa là nó đang kỳ cục tới độ lố lăng, lại cứ hồ hởi yên chí ḿnh ngon lành thứ thiệt. Bởi vậy mới ... chết người! (nhưng thiệt th́ hổng có ai chết cả, nói thế để hù cho sến sợ chơi thôi!) Sến hổng phân biệt tuổi-tác tŕnh độ thành-phần phái-tính chức-nghiệp thời-gian hoàn-cảnh ǵ ráo. Cứ lạng quạng ấm ớ là có thể thành sến dễ dàng. Sến hiện tượng có tính tài tử và tạm thời. Sến bản chất có tính chuyên nghiệp và thường trực. Sến và cải lương thường bị hiểu lầm là có họ với nhau. Chuyện này sẽ bàn sau v́ thấy vậy mà không phải vậy.



Định nghĩa thế rồi th́ bạn thấy những thí dụ tui đưa ra ở trên thiệt là chính xác về người sến việc sến ha. Tóm lại sến không tốt cũng không xấu, nhiều khi nó c̣n giúp vui văn nghệ tới nơi tới chốn đàng hoàng. Theo tui, nếu thiếu ba cái chuyện người sến việc sến th́ cuộc đời này sẽ thiếu hẳn màu sắc, và như thế nó sẽ tẻ nhạt và buồn bă biết bao!



*



Nói năng ấm ớ ḷng ḍng vậy là để đi vô chuyện sến trong âm nhạc. Nghe nói lâu rồi các bậc thức giả nh́n xa hiểu rộng của nền âm nhạc nước nhà tại quốc ngoại đă thảo luận chuyên đề về chuyện nhạc sến. Y h́nh thảo luận cũng không đi đến đâu, nghĩa là chưa có chuyện thống nhất ư kiến về tiêu chuẩn của nhạc sến. Ông nói con gà, bà bảo con vịt, nghĩa là chuyện họ nói có vẻ không mấy chi ... hài ḥa lắm!



Tui hổng phải nhạc sĩ, nốt nào cũng là nốt ráo hết, thế nên ư kiến của tui dám có khác với ư kiến của họ và ư kiến này dám tạo cơ hội giúp họ ngồi xích lại gần nhau thêm nữa trong lănh vực chuyên môn nghề nghiệp hổng chừng. Tui xin thưa thốt thế này: Sến trong nhạc có hai phần, sến nội dung và sến h́nh thức. Sến nội dung liên quan đến nhạc sĩ tức người viết nhạc, sến h́nh thức liên quan tới ca sĩ tức người tŕnh bày nhạc.



Trước hết là sến nội dung ha. Mỗi nhạc sĩ có style riêng. Nốt nhạc tạo âm điệu cho bài nhạc, nhưng ư t́nh lại nằm trong lời hát. Nốt nhạc chỉ hay hoặc dở mà không sến được, lời hát mới có khả năng sến. Lời hát sến khi nội dung nó quá chất phác thiệt thà tới độ nghèo-nàn ngớ-ngẩn và hời-hợt, c̣n bằng như văn chương thi phú th́ nó là thứ văn chương đầy sáo ngữ, rỗng tếch và vô hồn. Đồng ư như thế rồi cũng chưa chắc đă ... nhất trí được với nhau đâu nha. Tui xin cắt nghĩa như vầy: Âm nhạc là chuyện cảm tính, nghĩa là nghe bằng trái tim (mà than ơi, trái tim lại có những lư lẽ riêng của nó) thế nên bạn nghe thấy sến mà tui nghe lại nức nở nghẹn ngào, dám chừng nó c̣n làm tui âm thầm thổn thức là khác! Bạn chê tui sến th́ tui chê bạn ... khô khan, thế là huề!



Các nhạc sĩ tui xếp hạng theo style nhạc của họ. Ông nào ngồi đâu cứ yên chí ngồi đó đừng chạy lăng quăng. Nếu chạy lăng quăng mà làm tui khoái chí th́ tui không phiền hà chi hết, nhưng nếu làm tui thất vọng, nghĩa là ông ấy đang sến, th́ tui phiền ổng lắm ḱa! Thí dụ như vầy nha: nhạc sĩ Lam Phương chuyên viết nhạc b́nh dân đại chúng (chữ của đại văn hào Nguyễn Ngọc Ngạn đó, hổng phải của tui đâu). Một bữa ổng trật đường rầy, viết ra một bản nhạc mà mới nghe tui tưởng là của Vũ Thành (nghĩa là ... bác học lắm, hổng b́nh dân đại chúng nữa) V́ tui thích Vũ Thành nên tui thấy hổng có chi sến hết, nhưng fans của Lam Phương sẽ phiền trách dữ lắm lận (Sao kỳ này giả viết nhạc kỳ cục dzậy cà?) Ngược lại nếu bữa khác tui nghe nhạc Vũ Thành mà lại tưởng là ... Lam Phương, tui hổng thích Lam Phương nên thấy Vũ Thành đă sến là cái cẳng, và dĩ nhiên fans của Lam Phương sẽ nhẩy cẫng reo ḥ!



Tiêu chuẩn về thơ về nhạc thay đổi theo tính người, người dễ dăi th́ cái ǵ cũng xà và, người khó khăn th́ cái chi cũng không vừa ư ... lắm! Định tiêu chẩn cho chuyện nghèo nàn hời hợt do đó hổng dễ ǵ. Tui xin đưa vài thí dụ theo gu của tui ha:




  • Nghèo nàn: Tôi nghèo tôi chẳng cao sang, nên người ta đă phụ (ụ) tôi rồi ....




  • Hời hợt: Ước ǵ nhà ḿnh chung vách hai đứa ḿnh khắng khít (ơ) bên nhau ...




  • Rườm rà và sáo rỗng: Những ngày anh đi khỏi (ỏi), xin em chớ đi lại vùng t́nh yêu lắm bẫy (ẩy) nhân gian ...




  • vv và vv.



__________________
www.amnhacvn.cjb.net/


Du Khách

Status: Offline
Posts: 81
Date:

Bây giờ tới sến h́nh thức ha. Sến h́nh thức th́ liên quan tới ca sĩ. Mỗi giọng ca nó hợp với một loại nhạc riêng. Chế Linh Tuấn Vũ là những giọng ca hàng đầu hiện nay trong ḍng nhạc ... đại chúng. Tui nghe Chế Linh Tuấn Vũ hát Bông Sứ Nhà Nàng hay Bông Cỏ May th́ tui thấy nó đặng lắm và nó cũng có khả năng làm tui ... nghẹn ngào đổ lệ nữa ḱa. Thế nhưng bữa nào hai cha nội này trật đường rầy, dở chứng, lôi nhạc bác học ra ca, th́ tui e rằng khó mà lọt lỗ tai. Chiều Một Ḿnh Qua Phố bạn biết ha, nó là một bài hát có tiếng của Trịnh Công Sơn. Một bữa nó được Chế Linh nức nở hát lên, má ơi, tui xém té lọt xuống ghế! Chế Linh hát Bông Cỏ May th́ hổng sến nhưng hát Chiều Một Ḿnh Qua Phố bỗng thành sến sệt, hổng tin cứ nghe thử khắc biết.



Bài Thu Sầu của Lam Phương bạn cũng biết rồi ha, một bữa tui nghe Thái Thanh hát nó, rồi tui cũng nghe cả Lệ Thu hát nó nữa (đứa nào nói gian bà bắn) tui xém nữa chết sặc và chết hổng kịp ngáp! Lúc đó tui thấy sến quá, hổng phải bài hát sến nha, mà hai bà nội ca sĩ đó sến, và sến thượng thừa luôn!!



Tại sao lại có chuyện cùng một bài nhạc cùng một ca sĩ mà lúc sến lúc không? Ấy chỉ v́ bài nhạc và giọng hát nó hổng hài ḥa cân đối với nhau ǵ ráo, sến là vậy. Không hay không dở, chỉ sến thôi! Đây là chuyện hài ḥa cân đối giữa bài nhạc và giọng hát, sang tới phương cách tŕnh bày th́, tía má ơi, đă có những chuyện sến xảy ra tới vượt chỉ tiêu luôn!



Bạn biết bài Từ Giọng Hát Em của ông Ngô Thụy Miên ha, nhạc câu cuối Thôi ngàn kiếp măi chờ nhau. Ông viết ác liệt lắm. Bài này hồi trong nước Châu Hà thâu vào băng nhựa nghe nhức nhối luôn, chừng qua đây nó được một tiếng hát mệnh danh là tiếng hát hàng đầu tại hải ngoại hát (y h́nh ca sĩ hải ngoại hay có khuynh hướng sắp hàng ngang, thế nên tiếng hát nào cũng là tiếng hát hàng đầu ráo hết). Trời cao đất dày ơi, cũng ở cái câu kết này, thinh không ca sĩ nổi hứng đi fantaisie làm tui nổi da gà, xuất mồ hôi hạn. Dĩ nhiên là nó dở và dở tệ. Făng như thế là făng bậy, do đó nó sến sệt.



Tui nghe hát mà thương ông Ngô Thụy Miên thiếu điều tắt bếp! Rồi c̣n chuyện mấy cô mấy cậu vừa hát vừa quị xuống sàn, lắm khi c̣n lăn kềnh ra hay ḅ lê ḅ càng cho đủ bộ. V́ rằng đă ăn bận giống Madona, Alicia Keys, Michael Jackson, Timberley Blakes ǵ ǵ đó, th́ phải ắc giống họ, nếu không nhà quê chết mồ! Cũng bởi không muốn thành nhà quê nên mấy cô mấy cậu ấy đă trở nên rất & heavy duty sến!



Nói sang chuyện ắc tức là cách diễn tả tui xin cho thí dụ luôn: Nhạc thất t́nh nó buồn hết ư ha. Hát nhạc thất t́nh mà mặt mũi cứ phởn tức là cứ hớn ha hớn hở th́ ngó bộ trật đường rầy, nghĩa là hổng hài ḥa. Thế nhưng nếu sầu thảm nặng nề, mũi dăi chảy tùm lum th́ e rằng nó quá đáng, hổng cân xứng. Hài hoà cân xứng không có, thếu nghĩa là sến đứt đuôi rồi c̣n phân trần chi nữa!



Cách hát cũng có thể gây chuyện sến. Đă có tiêu chuẩn th́ khi ra ngoài tiêu chuẩn ấy, khả năng sến nó có thể xẩy ra. Tân nhạc th́ phải hát bằng giọng bắc, càng bắc càng tốt. Cổ nhạc phải hát bằng giọng của miền phát sinh ra nó, quan-họ hát bằng tiếng Bắc, vọng cổ hát bằng tiếng Nam, ḥ Huế hát bằng tiếng ... Huế. Hát khác đi th́ nó sường sượng sao đó, giống như ăn cơm sống vậy, nghĩa là nó ... sến lắm!



Nói chuyện cổ nhạc th́ nói thêm chuyện cải lương. Cải lương hổng có dính líu ǵ tới sến hết. Cải lương là cổ nhạc nam phần, mà người miền nam th́ bộc trực chất phác. Tính chất phác bộc trực nó đi vào ngay cả trong câu hát điệu ḥ, nếu có văn chương thi phú th́ nó mầu mè hào nháng cách riêng của nó. Cải lương không bao giờ sến được cả, nó chỉ thành sến khi bỗng dưng người ta trộn nó với tân nhạc theo cái kiểu tân cổ giao duyên. Cũng cái lời trong bài vọng cổ đó nếu hát bằng ngũ cung có đàn ḱm đàn tranh phụ hoạ th́ nó mùi tận mạng, nhưng thinh không nếu có ông nhạc sĩ nào đó nổi hứng đưa nốt dzô th́ ... kẹt lắm! Tui vốn mê vọng cổ chết bỏ, nhưng cái thời nghe Kim-Nguyên, Út-Trà-Ôn, Thành Được, Thanh-Sang hay nghe Út-Bạch-Lan, Ngọc-Giàu, Phượng-Liên ca vọng cổ sáu câu theo đúng bài bản của ông Sáu Lầu ngó bộ đă xa lơ xa lắc rồi. V́ tui cũng không c̣n trẻ ǵ, thế nên chuyện hoài niệm quá khứ lắm khi nó làm ḿnh ... buồn bă hổng vui!



*



Nói thế là hết lời rồi về chuyện sến. Hy vọng bài viết này giải đáp thỏa đáng câu hỏi của ông Nguyễn Tuấn. Nếu ông vẫn chưa gẫy nhẽ chi lắm th́ sau đây là thí dụ cuối cùng. CD Chiều Bên Sông mới ra của ông có bài Chiều Bên Sông. V́ ông chọn nó làm nhạc đề nên tui đoán là ông ưa nó nhất. Tui nghe Chiều Bên Sông của ông thấy phê quá và mê quá, ác liệt lắm. Tưởng tượng thế này nha: Một bữa đẹp trời nó được Tuấn-Vũ nức nở nghẹn ngào hát lên. Tới đoạn: Một chiều bên sông, buồn tái tê nói câu từ ly, mộng dưới hoa thôi thế c̣n chi ... th́ Tuấn Vũ xuất thần và ... nhập đồng, Tuấn Vũ từ từ quị xuống sàn nhà, hai tay bưng lấy mặt (Ôi, bộ mặt đau đớn v́ buồn tê tái chuyện biệt ly!) Sao, ông thấy thế nào ông nhạc sĩ ???



Đùa ông thế cho vui v́ thí dụ này khó có thể xảy ra, bị Tuấn-Vũ th́ không bao giờ hát nhạc Nguyễn-Tuấn cả, hát như thế nghe nó ... sến lắm! Nhạc sến hay ca sĩ sến th́ c̣n tùy, tùy cảm quan của khán thính giả đang thưởng thức nó.



__________________
www.amnhacvn.cjb.net/
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard