Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: PHONG TUC VN


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
PHONG TUC VN


Tục cà răng căng tai

Nguyễn Nhân Thống


Đến thăm Tây Nguyên các bạn thường trông thấy những người đàn ông và phụ nữ các dân tộc làm đẹp bằng cách cưa răng cửa và căng vành tai cho thật lớn. Đây là một tục lệ có từ lâu đời được "truyền tử lưu tôn" qua nhiều thế hệ.
Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, việc cà răng căng tai là để gái trai đến tuổi cập kê tiến đến hôn nhân một cách thuận lợi. Theo phong tục của đồng bào Tây Nguyên, một người đẹp không phải là có hàm răng đều đặn, trắng ngà mà là hàm răng phải được mài nhẵn cho đến tận lợi. Thông thường họ chỉ làm cụt ở hàm trên thôi, c̣n hàm dưới không cần mài cả hàm mà chỉ mài bốn hay sáu cái là đủ.
Thanh, thiếu niên Tây Nguyên, dù là dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Mơ Nông, Ê Đê, Gia Rai, Kơ Hơ... từ khoảng 14, 15 tuổi đều phải cưa răng. Việc cưa, cà răng là để chứng tỏ cho mọi người trong buôn làng biết là người con trai hay con gái đó đă trưởng thành, vừa là để biểu lộ ḷng can đảm, chịu đựng mọi gian khổ ở đời. Cô cậu nào lớn mà c̣n để răng dài sẽ là một đề tài cho chúng bạn đàm tiếu, châm chọc. Cho nên, đă biết việc cà răng là một cực h́nh, rất đớn đau, khổ sở nhưng vẫn chấp nhận, vẫn xin làng cho được cà răng để hội nhập vào xă hội buôn làng và được mọi người công nhận là đẹp, là đă trưởng thành.
Người ta cưa răng bằng một lưỡi cưa nhỏ rất bén. Cưa xong họ lấy đá mài cho nhẵn thín. Có khi không có cưa họ chỉ dùng viên đá núi sắc cạnh mà mài dần dần. Chỉ cần mài 6 cái răng cửa ở hàm trên là đủ! Tuy nhiên, ở mỗi dân tộc có sự thay đổi chút ít. Chẳng hạn, người Xơ Đăng ở Kontum và người Ba Na ở Gia Lai thường cà hết 6 chiếc răng cửa, c̣n người Gia Rai chỉ mài có 4 răng.
Khi một chàng trai hay cô gái lấy đủ can đảm và quyết định cưa răng th́ họ sẽ chọn ngày lành tháng tốt để xin già làng đứng ra coi sóc việc này. Muốn cho mọi việc trôi chảy, an toàn, gia chủ phải nhờ thầy mo làm lễ cúng Dàng.
Người được cưa răng phải đặt nằm trên đống rơm hay băi cỏ hoặc nằm ngay trong nhà. Một người đàn ông khoẻ mạnh dùng một cái cưa nhỏ, lưỡi bén đặt vào hàm trên của người bị cà và bắt đầu cưa. Lưỡi cưa cứ xoèn xoẹt trong miệng, máu ra lênh láng. Bạn bè đứng chung quanh để khuyến khích, an ủi. C̣n người muốn làm đẹp đó đôi khi không đủ sức chịu đựng phải lăn ra bất tỉnh. Nhiều khi không biết giữ vệ sinh nên miệng bị nhiễm độc sưng tấy lên đến nỗi phải bị chết oan ức. Cà răng hay cưa răng nói chung rất là nguy hiểm, đe doạ đến mạng sống con người. Ngày nay, nhờ tiếp xúc nhiều với nếp sống văn minh cho nên tập tục trên đă giảm dần một cách đáng kể, nhưng chưa phải là bỏ hẳn.
Song song với cà răng, người Tây Nguyên c̣n làm đẹp bằng cách căng tai. Họ quan niệm rằng, lỗ tai càng căng rộng càng được người bạn t́nh ưa thích và dễ có người yêu.
Ban đầu, người ta chỉ dùi vào dái tai một lỗ nhỏ xíu rồi luồn vào đó một cọng tre hay một thẻ gỗ nhỏ. Thế rồi mỗi ngày, họ lại thay dần vào lỗ thủng đó một cọng tre lớn hơn, cứ thế, lỗ ở dái tai cứ rộng dần! Đến tuổi trưởng thành, lỗ thủng đó có thể xuyên qua một khúc ngà. Thế là các cô, các cậu đă có hai lỗ tai thật là lớn được trang trí bằng ṿng ngà hay ṿng đồng thật to, thật nặng, lủng la lủng lẳng, kéo vành tai căng căng rộng ra.
Tục cà răng và căng tai của người Tây Nguyên - Trường Sơn từ lâu được xem như "mốt" ở rẻo cao. Răng cà nhẵn, tai căng càng rộng th́ giá trị càng cao, trông càng hấp dẫn.

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Lễ cưới ở vùng cao

Mùa xuân, có dịp lên vùng cao thăm đồng bào Ê-Đê, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị. Ví như "lệ" cưới hỏi của trai gái thuộc dân tộc này.
Người Ê-Đê có một cách làm đẹp riêng. Trai gái đến tuổi trăng rằm - 15, 16 tuổi - phải cà 6 chiếc răng cửa của hàm trên. Đây là tục lệ bắt buộc, không bạn trẻ nào có thể chối từ. Một chiếc ṿng tay được xem như "giấy chứng nhận", trao cho bạn trẻ vừa cà răng xong, và từ đó họ có quyền tự do "t́m hiểu".
Dân tộc này có tục ở rể. Các cô gái phải tự đi kiếm chồng và chịu phí tổn toàn bộ tiền cưới. Một cô gái đă "nhằm" một chàng trao nào đó, th́ nhờ ông "mối" đem chiếc ṿng đồng sang nhà trai để hỏi chồng. Chàng trai thấy "ưng bụng" th́ sờ tay vào chiếc ṿng đồng ấy, rồi làm lễ nhận ṿng. Vậy là, sự "ràng buộc" giữa hai nhà đă có sợi dây thân thiết. Để t́m hiểu cô dâu được kỹ càng, nhà trai có thể "đem" cô gái về ở nhà ḿnh.
Tổ chức lễ cưới ở họ nhà gái. Tất nhiên phải có lợn và rượu. Con lợn được mổ để lấy máu thoa vào chân cô dâu, chú rể, rồi cúng tổ tiên cầu cho hai trẻ được sống hạnh phúc. Tiếp đó, ông "mối" xúc cho cô, cậu mỗi người hai miếng cơm và ba chén rượu. Tất cả mọi người có mặt đều ăn một miếng thịt và một miếng ruột lợn. Ông trưởng họ cầm chiếc ṿng đồng, cô dâu, chú rể sờ tay vào chiếc ṿng đó, "tiết mục" này kết thúc lễ cưới.
Sau ba ngày, đôi bạn trẻ về nhà chồng lấy các thứ tư trang, dụng cụ sản xuất về nhà gái, để vợ chồng cùng làm ăn. Người Ê-Đê coi ngoại t́nh là một tội nặng, v́ sự việc không đẹp này gây nên mùa màng bị thất thu cho cả buôn làng. Bởi vậy, kẻ ngoại t́nh phải phạt một con lợn trắng, hai cái bát đồng, để làm lễ tế đất. Tế xong, bắt hai người trích máu ở đầu ngón tay để uống, rồi xuống suối tắm cho sạch.
Rời bản làng người Ê-Đê, mời bạn lên vùng cao phía Bắc, thăm bà con dân tộc La Hủ thuộc tỉnh Lai Châu. Tục lệ cưới xin ở đây có nét đẹp riêng. Tháng 11, 12 hàng năm - là dịp Tết của người La Hủ - cũng là mùa cưới của các đôi trai gái yêu nhau. Chàng trai t́m hiểu cô gái, đă tới độ "chín muồi", anh có thể tới nhà cô gái ngủ một vài tối. Tục lệ cho phép anh, chị có thể ngủ chung giường.
Lễ na-nhí, tức lễ dạm hỏi như vùng xuôi, thường vào buổi tối. Ông "mối" cùng bố mẹ và anh em nhà trai sang nhà gái để "có lời". Lễ vật là rượu và một thứ "quà quư" của rừng - ("quà quư" này nhất thiết phải có thịt sóc rừng). Qua tṛ chuyện, nhà gái thấy bằng ḷng th́ hai bên cùng uống rượu, nhắm thịt sóc.
Sau lễ dạm là lễ hỏi, hai lễ này cách nhau khoảng bảy, tám ngày. Theo tục lệ, lễ hỏi gồm hai chai rượu và số con sóc phải là số chẵn chứ không được số lẻ, chừng 6 đến 8 con. Nhà trai phải "tuân theo" số lượng con sóc của nhà gái: 6 hoặc 8 con, v́ theo lệ từ xưa, số sóc không được ít hơn 4 nhưng cũng không được nhiều hơn 8. Người làm mối trong lễ hỏi c̣n là người "đầu bếp", tự tay làm thịt sóc, tŕnh bày các món ăn này sao cho ngon để mời nhà gái.
Trong khi ăn uống vui vẻ hai bên trao đổi về tiền cưới và thời gian ở rể. Ngày xưa, tiền cưới khá "nặng túi": những 70 đến 80 đồng bạc trắng. Trường hợp nhà rể nghèo, không có bạc trắng, th́ anh phải ở lại làm rể ngay tối hôm đó. Thời gian ở rể bây giờ rút xuống c̣n từ 2 đến 4 năm, thời trước từ 8 đến 12 năm.
Nếu lễ ăn hỏi có số con sóc phải chẵn, th́ lễ cưới quy định: đoàn đi đón dâu phải là số lẻ, trong đó có hai ông "mối" và chàng rể. Khi nhà trai đón dâu đi, ông "mối" trao tiền cưới cho nhà gái. Trên đường đi, dù có nhớ bố mẹ, cô dâu cũng không được ngoảnh lại nh́n ngôi nhà cô sinh ra và lớn lên, v́ nếu vấp ngă, e sau này vợ chồng có chuyện căi cọ không hay.
Rước dâu về đến nhà, bà mẹ chồng đă đứng đợi ở cửa. Bà lấy một nắm gạo xoa lên lưng con dâu, ngụ ư "xóa hết cỏ để con dâu không mang cỏ về, trên nương sẽ không có nhiều cỏ mọc". Lại c̣n tục lệ: bà mẹ chồng trồng hai cây riềng ở hai bên cửa vào nhà, rồi buộc sợi chỉ trắng qua hai cây riềng. Lúc vào nhà, cô dâu đi phía tay trái, chú rể đi phía tay phải, rồi chú rể dùng tay trái, cô dâu dùng tay phải "cắt" đứt sợi chỉ đó, bước vào nhà. Xong thủ tục này hai họ cùng nâng chén chúc những câu tốt lành và ăn uống vui vẻ.
Đi thăm đất nước vào dịp xuân về, các bạn sẽ có được nhiều thú vui, nhiều điều bổ ích.
Suu Tam

-- Edited by BaHa at 21:04, 2006-08-20

__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard