Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: PHONG HOA VN


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
PHONG HOA VN


Ông Tiến sĩ giấy



Cách đây chưa lâu, ông Tiến sĩ giấy c̣n quen mắt trong những bữa cỗ trông trăng của trẻ em vào dịp Tết Trung thu. Nhiều người quả quyết rằng, ông Tiến sĩ giấy có bộ mặt mang dáng vẻ thiếu niên ấy chính là h́nh ảnh của ông Trạng Nguyễn Hiền, người thi đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Tặng trẻ em ông Tiến sĩ giấy, người lớn mong chúng không chỉ hay ăn chóng lớn mà c̣n ham học như ông Trạng nhỏ ngày xưa.



Đă lâu lắm, ông Tiến sĩ giấy không c̣n nữa trong đám cỗ của trẻ thơ ngày rằm tháng tám. Năm nay, dạo chợ đồ chơi Hàng Mă, thoáng thấy hai "ông" được bày giữa chợ chỉ kịp chụp ảnh, lát sau quay lại đă thấy có ai mua mất. Mấy ngày sau, đi dạo lại có ư t́m nhưng không thấy. Phải chăng có người thợ già nào nhớ nghề cũ làm chơi vài ông cho khỏi quên tay nghề? Và ai đó đă mua, hẳn cũng chiều kư ức để nhớ lại ngày xưa.



Mà cũng chẳng xưa lắm, chỉ mới những trung thu cuối cùng trước khi Hà Nội phải sơ tán lánh máy bay Mỹ, "ông Tiến sĩ giấy" c̣n quen mắt lắm. Tuy hồi đó người ta cũng đă nh́n ông hơi e ngại v́ cái gốc gác "phong kiến" của ông. C̣n trẻ em trước cách mạng th́ quá quen thuộc với món đồ chơi, cũng là một h́nh tượng không thể không có trong trí trẻ như một ước mơ, thần tượng.



Những người cao tuổi c̣n nói quả quyết rằng xưa kia người ta không coi "ông Tiến sĩ giấy" là đồ chơi mà là đồ để trưng, để bày trong bữa cỗ trông trăng. Do vậy, người ta không bày bán ông ở Hàng Mă, mà ở Hàng Gai, đường phố truyền thống của những nhà bán sách và làm sách (nay gọi là xuất bản), cũng là nơi các sĩ tử qua lại sắm sanh sách vở giấy bút để đi học, đi thi.



Vẫn quen được gọi là "ông Tiến sĩ giấy" nhưng bộ mặt ông lúc nào cũng mang dáng vẻ thiếu niên, mặc dầu áo quần xênh xang và "ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ". Không biết giữa ông Trạng Hiền với "ông Tiến sĩ giấy" có liên hệ ǵ với nhau không? Chỉ biết rằng ông Trạng Hiền người Dương A, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là người có thật ở đời Trần. Sử sách ghi rơ, mới 13 tuổi đă đỗ Trạng nguyên, cùng khóa với sử gia Lê Văn Hưu. Trẻ quá, vua phải cho về quê vài ba năm sau mới gọi vào triều, rồi làm tới chức Thượng thư Bộ Công. Ông cũng là tấm gương "học tṛ vượt khó", mồ côi sớm phải sống nương cửa chùa mà học thành tài lại sáng dạ nên đỗ cao. Trạng Hiền cũng mất đúng vào ngày rằm tháng tám cách nay đă 745 năm (1255). Nhiều người quả quyết rằng chính ông Tiến sĩ giấy có khuôn mặt trẻ con ấy là ông trạng Nguyễn Hiền. Và ngày lễ Trung thu là ngày tết của trẻ em nên ông bà, cha mẹ, anh chị hằng mong trẻ nhỏ không chỉ hay ăn chóng lớn mà luôn mong các em sẽ trở thành ông trạng như ông Trạng Hiền năm nào. Ngày xưa, con đường học tập và thi cử luôn là cách đào tạo và lựa chọn hiền tài cho đất nước. "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", do vậy nuôi chí học từ trẻ thơ cũng là làm cho "nguyên khí mạnh th́ nước thịnh". Gốc tích "ông Tiến sĩ giấy" đẹp như thế!



Ở cuối thế kỷ 19, bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hẳn đă làm giảm đi cái giá trị của ông tiến sĩ khi viết bài "Vịnh Tiến sĩ giấy" mở đầu có câu:



Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,
Cũng gọi ông Nghè có kém ai...




Để rồi kết rằng:



Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.



Đó là lúc nước đă mất, cái học cũ đă lỗi thời, người đỗ đạc không lẽ ra làm quan cho giặc nước...



... Ngày nay cái tên gọi "Tiến sĩ giấy" lại thêm bẽ bàng khi người ta nhắc nhiều đến những tiêu cực trong chuyện thi cử và bệnh sính bằng cấp đang làm giảm mất sự trọng thị của dân gian đối với những vinh danh về học vấn.



Mất đi đồ bày "ông Tiến sĩ giấy" trong ngày Tết Trung thu, là mất đi một thứ di sản văn hóa (vật thể) về một sản vật đẹp, cũng là mất đi một di sản văn hóa (phi vật thể) về ước mơ của tuổi thơ và niềm mong ước của phụ huynh đối với sự thành đạt trong học vấn, điều rất đáng khuyến khích ở mọi thời.



Trung thu năm ngoái thấy nhiều mặt nạ Triển Chiêu thời Tống, năm nay rặt những mũ măng của những "cách cách, công công" thời Măn Thanh rồi những ḅ cạp robot, đầu lâu gơ hàm và những mặt nạ quỷ quái... Rồi với thời gian, nó cũng sẽ là những di sản trong kư ức một thời. Nhưng đó là những di sản hiểu theo nghĩa xấu của chữ đi đôi với những di chứng, di căn, di họa... mà ngày hôm nay ta khó lường v́ chỉ nghĩ đó là đồ chơi trẻ con.



Quốc Anh


__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Một thú chơi Trung thu Hà Nội



Từ thuở bé, tôi đă mê những thứ đồ chơi ngũ quả, con giống bột nặn, thật bất ngờ nay cả con tôi và bao bạn bè nó cũng thích thú chơi ấy. Hỏi thăm măi, vào xóm Cổng Hậu, Quan Nhân, làng Nhân Chính, tôi mới gặp được nghệ nhân chuyên làm đồ chơi bột nặn, bà Phạm Nguyệt ánh, nay đă ngót nghét tuổi 50.



Trên sân lát gạch lá nem, nắng thu vàng như rải mật, những chiếc mẹt phơi rực lên sắc cầu vồng ngũ quả: Quả nào ra quả ấy, như biết thơm, biết ngọt. Rồi các loại hoa, cả thế giới thơm tho, lung linh ấy - từ chỉ bé tí xíu những cái mâm quả đáy cỡ đồng xu tới mâm đại cao cả gang tay. Xưa các cụ chỉ làm những đồ chơi bé xíu, càng bé càng xinh, càng khó làm. Con giống, ngũ quả được làm bằng bột nếp bánh dẻo, ngào với đường rồi luyện với phẩm màu cho thật đều, thật rực rỡ. Bột luyện xong phải không dính tay; nặn xong phơi khô, khi khô bột rắn và gịn, sắc màu tươi thắm. Cốt bên trong xưa làm bằng trấu, mùn cưa trộn hồ, nay bà ánh dùng giấy vệ sinh loại tốt, pha sẵn đều khổ, vo chặt, cho đều tay quả mới đẹp. Dùng bột màu bao ra ngoài cốt rồi mới vẽ mắt cho na, làm vỏ cho nhăn, cuống cho lê... Hong khô, gắn quả vào mâm, quang dầu; lại hong nắng cho khô - thế là mâm ngũ quả bé xíu huyền diệu ấy như chín, như toả hương. Không biết nghề làm đồ chơi bột nếp nặn có từ bao giờ? Nó có cả trăm năm nay, nhưng nhiều người già vẫn nhớ ngày xưa có bà Sửu ở Cửa Đông, bà Ĺn ở Triệu Việt Vương vẫn chuyên làm con giống, bà Quư ở Ô Quan Chưởng làm 12 con giáp và các loại ngựa, thuyền rồng... Một bà cụ ở Mă Mây chuyên làm hài, chuồng chim, chuồng chó, vỉ mẹ con nhà vịt... Bà cụ Quang ở Lư Thường Kiệt chuyên làm ngũ quả; c̣n cô Coóng ở Cửa Đông lại làm hoa các loại, quả đào, cô tiên... Các cụ xưa nếu c̣n cũng trên 100 tuổi cả rồi... Nay ở 18 Hàng Tre c̣n bà Châu, rồi các em bà là bà Trúc ở 43 Bạch Mai, bà Thục ở 37 Bạch Mai vẫn làm con giống, ấm chén, guốc dép. Xưa các bà mang hàng lên Hàng Mă, Hàng Đường, Ngơ Gạch, Đồng Xuân gửi bán buôn, bán lẻ cho cả khách ngoại tỉnh. Từ mồng 5 tới 10 tháng 8 khách đến ḱn ḱn, mỗi ngày nhà hàng phải đóng hàng chục bồ con giống cho khách, từ sau 12 mới văn, chỉ bán lẻ.



Con giống - ngũ quả vừa là đồ chơi, quà trung thu cho con trẻ, cũng để các cụ, các bà đi sửa lễ cúng mụ, dâng lễ Thánh, lễ Mẫu.



Những năm 60 mặt hàng này c̣n thịnh vượng, buôn bán tấp nập. Bắt đầu thời kỳ sau 1967, hàng cứ thưa dần, từ giữa những năm 80, hàng này được khôi phục, nhưng đă vắng đi những bàn tay tài nghệ xưa. Bà Ánh kể giọng trầm buồn: “Tôi tiếc lắm nhưng không làm thế nào được! Thôi th́ cũng cố công giữ lấy nghề, truyền lại cho con cháu!”. Bà Ánh vốn ở 78 Đồng Xuân, nơi có nhiều khách đem hàng gửi. Đi lấy hàng ngó thấy các bà làm, bà về bắt chước tự nặn chơi. Sau kinh tế gia đ́nh khó khăn bà nặn thử, bán thấy được - thế là dần thành nghề. Nay các bà Việt kiều ở Pháp, ở Mỹ vẫn cất công t́m bà Ánh, đặt làm mâm ngũ quả đặc biệt, để nơi đất khách quê người vẫn dâng lên ban thờ tổ tiên chút hương sắc quê xa.



Ôi món đồ chơi đẹp đến thế, gửi gắm biết bao tài hoa, tâm huyết mà nay chỉ c̣n được bán trên những chiếc mẹt con con của những bé gái ở Hàng Mă. Giá như Bảo tàng Dân tộc học cũng lưu giữ lại những mẫu đồ chơi này để con cháu mai sau c̣n được biết đến! Giá như muôn người ở Hà Nội, giữa ngút ngàn đèn lồng, mặt nạ Tàu các phố chợ, vẫn t́m được chút ǵ như phảng phất quốc hồn quốc tuư sau những đồ chơi xinh xinh ảo diệu kia; để mỗi rằm Trung thu, chúng ta lại được thấy nó lan toả trên các mâm cỗ trông giăng đầm ấm giữa rạo rực trống ếch, múa lân...





Việt Minh Châu


__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

"Tết trẻ em" - T́nh người lớn



Thuỷ Lê



Chỉ có một pḥng trưng bày chuyên đề rộng hơn 100m2 với hơn 60 hiện vật ("Tết trẻ em", tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, mở cửa từ ngày 10.9.1999 nhân dịp Tết Trung thu) nhưng ở đó, là cả một tấm ḷng yêu thương của những người lớn dành cho con trẻ.



"V́ trẻ em” - đó là ư tưởng xuyên suốt nối 3 phần: “Trung thu xưa và nay - Trẻ em H'Mông, Dao và những chiếc mũ - Lan Châu và trẻ em cơ nhỡ”, được thể hiện qua hơn 40 đồ chơi Trung thu xưa nay, 21 chiếc mũ, 18 panô ảnh, một băng video cùng một số bài viết, phỏng vấn...



Chiếm “thị phần” tới 2/3 là những đồ chơi Trung thu. Cũng là đồ chơi nhưng lại không giống bất kỳ một gian triển lăm đồ chơi trẻ em nào. Bởi mặc dù nói là “Trung thu xưa và nay” nhưng phần lớn đồ chơi được trưng bày ở đây đều chủ yếu là những đồ chơi dân gian xưa như đèn cù, ṭ he, tiến sĩ giấy, mặt nạ... Cái t́nh người lớn dành cho con trẻ chính là ở đó: Từ những chất liệu quen thuộc, dễ kiếm như chút giấy màu, vài thanh tre, mấy cục bột... mà các nghệ nhân, ông bà, cha mẹ ta xưa, bằng những thủ pháp tạo h́nh đơn giản như đẽo, gọt, đan, nặn, g̣, ghép, gấp, bồi, châm kim, trổ giấy..., bằng óc tưởng tượng ngộ nghĩnh đă sáng tạo ra cho con trẻ bao nhiêu giấc mơ đầy ánh sáng: Một đám rước vinh quy trong đèn kéo quân, một ông tiến sĩ công thành danh toại... Đồ chơi Trung thu, do đó, dù đơn giản hay công phu, ngoài ư nghĩa vui chơi, giải trí c̣n có ư nghĩa giáo dục thâm thuư, nhẹ nhàng... Tiếc thay, cũng tại pḥng trưng bày, cái t́nh của người xưa đó lại làm người xem day dứt, v́ lúc này: “Tôi không làm đèn cù nữa v́ cái nghề đó kiếm được quá ít tiền. Giờ có nhiều đồ chơi bằng nhựa th́ ḿnh bán cho ai?”. (Phỏng vấn của cán bộ dân tộc học đối với anh Nguyễn Văn Thành - một người chuyên làm đèn Trung thu ở xă Vân Canh, Hoài Đức, Hà Tây).



Cái t́nh của người lớn, cũng c̣n được thể hiện qua những bài thơ, những câu nói, những bức ảnh. Người ta gặp lại, xúc động, tại pḥng trưng bày, những bài thơ Bác Hồ “nhớ thương nhi đồng” trong những đêm “Trung thu trăng sáng như gương” vào những năm 1945, 1951,1952, 1953... Rồi những ḍng tâm trạng, từ nhiều người dân thuộc nhiều thế hệ, được ghi lại sau những cuộc phỏng vấn. Phần lớn các cụ, các chị... đều tỏ ra nuối tiếc những Trung thu từng được chứng kiến trong đời với “không khí các phố xung quanh Bờ Hồ” (Cụ Nguyễn Thị Chuyên, 73 tuổi, bán hàng thủ công, Hà Nội), cùng “tiếng trống múa sư tử, lễ rước đèn...” (Cụ Nguyễn Mạnh Cương, 73 tuổi, cán bộ hưu trí). Và tâm trạng băn khoăn: “Bây giờ nhà cửa chật hẹp quá, khó tổ chức cho bọn trẻ trông trăng, phá cỗ. Trung thu giờ toàn thấy trẻ em ra đường dùng súng phun nước, bắn nước vào người đi đường” (Cụ Lê Thị Thanh, 70 tuổi, cán bộ hưu trí); “Nay Trung thu không c̣n ư nghĩa như xưa, trẻ em không c̣n háo hức, ít có điều kiện ngắm trăng. Người ta ít làm các đồ chơi truyền thống hoặc nếu có th́ cũng làm rất ẩu. Đồ chơi hiện đại chủ yếu của nước ngoài, đắt rẻ cũng tuỳ nhưng ít ư nghĩa giáo dục” (Chị Đinh Thị Hồng Biên, 38 tuổi).



C̣n trẻ em th́ nói ǵ? Một đề văn đă được ra cho một nhóm học sinh lớp 4 tại một trường phổ thông ở Hà Nội (Bảo tàng Dân tộc học phối hợp điều tra, phỏng vấn): “Em hăy kể về Tết Trung thu đáng nhớ nhất của em. Em thích nhất loại đồ chơi nào? Tại sao?”. Những bài văn hay cũng đều nhớ đến những lễ rước đèn, phá cỗ, thích các loại đèn... Thế nhưng, những cuộc phỏng vấn khác lại cho thấy rơ ràng có dải phân cách giữa hai thế hệ: “Trung thu bây giờ thích nhất là súng phun nước, gặp ai cũng phun, đuổi th́ chạy, thế mới thích” (Nguyễn Trường Sơn, HS lớp 12); “Mặt nạ, kiếm, súng nhựa, là những loại em thích. Nhưng thích nhất là mặt nạ sư phụ. Em thấy nó cũng có ích cho em và cho cả mọi người” (Nguyễn Văn Chinh, học sinh PTCS, Hải Hậu)... Băn khoăn và trách nhiệm thuộc về những nhà làm đồ chơi ở ta trước hiện trạng này, khi để làm trọn “cái t́nh người lớn”.



Cái t́nh người lớn cũng được giới thiệu rất độc đáo qua bộ sưu tập gồm 21 chiếc mũ của trẻ em H'Mông, và Dao ở Sa Pa “nơi khí hậu thường lạnh và gió, cha mẹ người H'Mông, người Dao rất chú trọng việc mặc cho con. Chiếc mũ trẻ em thể hiện sự quan tâm của họ đối với thế hệ tương lai. Đó là một nét đẹp trong ứng xử văn hoá”.



Cũng trong mạch chủ đề “Tết trẻ em” và ư tưởng “Mỗi niềm vui dành cho trẻ em cũng là một ngày Tết”, phần ba của pḥng trưng bày: “Lan Châu và trẻ em cơ nhỡ”, giới thiệu những hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em VN cùng chị Hà Lan Châu, Chủ tịch “LC phát triển kỹ nghệ quốc tế” hướng tới những trẻ thơ cơ nhỡ, thiểu năng. Mà theo như thống kê của Quỹ Bảo trợ, con số đó ở nước ta hiện nay không nhỏ: 300.000 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, 16.000 trẻ lang thang, trên 1.000.000 trẻ khuyết tật, 42% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, gần 3.000.000 trẻ không có điều kiện cắp sách tới trường. Góc trưng bày v́ vậy gửi gắm lời kêu gọi: “Mỗi tổ chức xă hội, mỗi cá nhân, dù ở đâu, trong cương vị nào, nếu quan tâm hơn một chút th́ trẻ thơ sẽ có thêm niềm hạnh phúc”. Tiếc thay, phần đáng gây xúc động nhất của pḥng trưng bày này lại không được đầu tư t́m ṭi hiện vật nên hiệu quả ấn tượng c̣n mờ nhạt, thậm chí, có vẻ như lạc lơng.


__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Này ông Giăng ơi ...



Trăng thu muôn đời vẫn sáng. Nhưng mà, Tết Trung thu, Tết trông trăng của trẻ con, bây giờ chả hiểu sao chẳng gợi là mấy cho con trẻ, nhất là ở đô thị, niềm háo hức như trẻ con ngày xưa nữa. V́ ở phố đêm đêm điện sáng hơn trăng. Trăng có ló trên trời, th́ dăy dăy nhà tầng che khuất. Lấy đâu sân to, băi rộng cho con trẻ tụ tập nhau những đêm rằm mà ngắm với chơi trăng. Đă thế, buổi tối, trẻ phải bù đầu ôn bài vở. Rảnh tí th́ chúi mũi vào ti-vi với băng h́nh đấm đá. Văn hóa phố, nghĩa là văn hóa của nhà hộp và điện tử, nhốt trẻ con lại, tách chúng khỏi thiên nhiên bay bổng với mây, gió, trăng, sao đáng ra phải lấp lánh trong kư ức tuổi thơ, gợi sâu xa niềm yêu xứ sở.

Hiếm lắm những đứa trẻ ngày nay thuộc ḷng khúc đồng dao: "Ông Giẳng ông Giăng...". "Ông Giăng mà lấy bà Giờị..", "Này ông Giăng ơi, xuống đây mà chơi, có bầu có bạn...", rồi th́ "Thằng Cuội ngồi gốc cây đạ.."...

Bây giờ sắc mầu Tết trông trăng cổ truyền, tiếc thay, cũng nhạt đi nhiều. Giữa thế giới tràn ngập đồ chơi nhựa, điện tử, thú nhồi bông, như các dăy phố Hàng Mă - Lương Văn Can, Hà Nội kia, chỉ loáng thoáng dăm cửa hàng treo dăm ba đèn ông sao, đèn ông sư, đèn con thỏ, đầu sư tử. Hỏi sao bán ít, bảo: "Thế mà c̣n lo không bán hết!". Hỏi nhà không bán, bảo: "Lo ế, v́ của này quá Trung thu là xếp xó". Hỏi một bà mẹ dửng dưng đèn Trung thu, chỉ chọn mua đồ chơi nhựa, bảo: "Nhà chật, không sân, con cái thắp đèn dung dăng dung dẻ ở đâủ". Bà mẹ khác hí hửng chọn đèn ông sư, cậu con lắc: "ứ đâu! Mua máy bay điện tử chơi được lâu hơn". Bà mẹ bé hai lần thất vọng, đă không được con ưng chơi đèn Tết, lại không thể mua nổi thứ con ưng, v́ quá đắt. Chao ôi, đến trẻ con c̣n chẳng thích mầu sắc và tṛ chơi con trẻ Tết Trung thu bao đời nữa. Có lẽ v́ thời phố xá xô bồ và điện tử đến từng nhà, ngay cả tuổi thơ cũng không có cảm hứng với trăng!

Ngẫm ra, trẻ con chẳng có lỗi ǵ. Chúng chỉ tội nghiệp thôi. Học bù đầu, tí tuổi đă phải lo thi cử. Lại quá hiếm hoi sân chơi, băi rộng. Những đêm trăng sáng, chúng biết chơi vào lúc nào, chơi ở đâu kia chứ. Để mà nô đùa, rồng rắn, mà hát đồng dao "Ông Giẳng ông Giăng...". Dường như, quanh năm túi bụi mưu sinh, cha mẹ giật ḿnh có Tết Trung thu, mới lo mua đồ chơi, bưởi, hồng, bánh trái cho trẻ bầy cỗ, chẳng được trông trăng, mà cỗ trong nhà, ngắm... cái bóng đèn. Dường như, Tết Trung thu phần nào đă chuyển thành tết của người lớn, với lễ lạt, quà cáp, biếu xén lẫn nhau theo luật thị trường có đi có lại, yếu phải lụy mạnh, v.v.

Dù sao th́ người lớn vẫn c̣n nhớ và muốn làm vui cho con trẻ bằng Tết trông trăng. Dù sao vẫn c̣n nhiều nơi cho trẻ phá cỗ dưới trăng, rước đèn ông sao, múa sư tử tưng bừng ở sân câu lạc bộ, nhà văn hóa. Dù sao chợ đồ chơi cứ dịp giữa thu vẫn c̣n thấp thoáng đèn chơi trăng. Dù sao th́ các báo, cả báo người lớn, mỗi giữa thu đều có trang sặc sỡ sắc mầu về Tết trông trăng của trẻ thơ. Giá mà, xă hội ta t́m ra nhiều cách cho trẻ con từ nông thôn đến đô thị, được biết, được ngắm lên trời ông Trăng - chị Hằng đêm đêm đi t́m trẻ con làm bầu bạn, để được vén mây nghe chúng hát đồng dao ríu ran mời gọi: "Này ông Giăng ơi, xuống đây mà chơị..".


Thùy Chi


__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Trung thu - từ Tết cho mọi người đến Tết cho trẻ em



Ăn Tết Trung thu đối với dân chúng th́ là ăn mừng "tiết giữa mùa thu". Kể ra mỗi mùa đều có Tết riêng, mùa xuân ngoài Tết Cả ra có Tết Nguyên tiêu, mùa hạ có Tết Đoan ngọ, mùa đông có Tết Trùng thập (mùng mười tháng mười). Nhưng trong các Tết đó th́ mọi người coi trọng Tết giữa mùa thu hơn, v́ ở nước ta mùa thu là một mùa có nhiều ưu thế, không ẩm như mùa xuân, không nóng như mùa hè, không rét như mùa đông. Tháng tám mát mẻ, trời trong nước trong, lại đă xong việc cấy cầy, đi vào thời gian nông nhàn, rảnh rang. Tổ chức Tết để vui chơi cho vơi nỗi nhọc nhằn.

Theo nghiên cứu của học giả P.Giran trong "Magie et religion" - Paris - 1912 th́ từ xưa ở Á Đông, người ta đă coi trọng mặt trăng và mặt trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm mặt trăng chỉ sum họp với mặt trời một tháng một lần (vào cuối tuần trăng), sau đó từ ánh sáng của chồng, nàng trăng măn nguyện đi ra và nhận được dần dần ánh dương quang trở thành trăng non, trăng tṛn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy trăng là tính "âm", chỉ về nữ và "đời sống vợ chồng". Vào ngày rằm tháng tám nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng.

Lại c̣n có một quan niệm khác là trong cuộc đấu tranh giữa âm và dương th́ mùa thu là lúc âm (đại diện là trăng) phản công và thắng: đêm từ đây dài hơn ngày, trăng lưu ở trên bầu trời cũng lâu hơn. V́ vậy mùa thu là mùa thành hôn. Cho nên Tết trông trăng xưa vốn là Tết của mọi người, tất yếu là người lớn. Thuở đó, đêm trung thu trai gái từng nhóm tập trung ở một khoảng trống, hát giao duyên, gọi là "hát ghẹo" (nhau). Sau đó chàng trai có thể đưa một cô gái thuận t́nh đi ra ngoài sân chơi...

Ngày ấy, đêm Trung thu, mọi nhà mở cửa, ai cũng có thể sang nhà ai, nhấm nháp cỗ trông trăng. Điều này cũng dễ hiểu v́ như S.Freud đă viết trong sách "Totem et tabou", được dẫn trong mục "Fête" ở bộ Bách khoa toàn thư - Paris - 1990: "Lễ Tết vốn là một sự thái quá được phép, thậm chí được xếp đặt, và là một sự vi phạm trịnh trọng điều cấm kỵ" (*). Có lẽ về sau, khi chế độ phong kiến toàn thắng, th́ mọi thứ "phi lễ giáo" bị loại, không c̣n chuyện trai gái ghẹo nhau, theo nhau trong đêm Trung thu nên Tết trông và đón trăng rằm chuyển sang Tết của trẻ em. Cũng là phù hợp với sự trong sáng của đất trời mùa thu và của cả tâm hồn trẻ thơ.

Khi đă là Tết của / và cho / trẻ em th́ phải có tính giáo dục. Tính này thể hiện ngay ở những đồ chơi mà cha mẹ sắm cho con. Tôi sẽ nói về ư nghĩa vài thứ bằng giấy, cụ thể là nói về đèn con cá, và đầu sư tử.

Nhiều nhà nghiên cứu có t́m nguyên thủy của đồ chơi này. Nordemann trong "Chrestomathie annamite" có kể là đời Tống có con cá chép thành tinh, đến Tết Trung thu hiện ra h́nh người, hăm hại dân chúng. Bao Thanh Thiên mới tâu vua sai dân làm đèn cá chép treo trên cửa để yêu tinh thấy cùng giống th́ không vào nhà hăm hại.

Song tra lại sách "Bao Công kỳ án" th́ ở Dương Châu vùng Giang Nam có cá chép vàng thành tinh ẩn trong hồ Bích Du, Đêm Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) có hiện thành cô gái đẹp đi mê hoặc các chàng trai (hẳn là các chàng háo sắc). Gia đ́nh có người bị hại đi cáo giác với Bao Công. Ông cho truy đuổi, nó trốn ra biển Nam Hải. Đức Quan Âm liền bắt cho vào giỏ tre đem trao lại cho ông Bao. (Đây là ghi vắn tắt, chứ cốt truyện th́ khá ly kỳ, nên mới gọi là "kỳ án").

Như vậy th́ sự tích cá thành tinh không liên quan ǵ đến cá chép như Nordemann đă viết, vả lại cũng theo Nordemann, yêu cá hiện vào Rằm tháng giêng chứ không phải Rằm tháng tám.

Do đó, có thể đèn cá chép bắt nguồn từ điển tích cá chép hóa rồng, cá chép vượt Vũ Môn. Nhiều sách cho biết trên sông Dương Tử ở Trung Quốc có một ghềnh tên là Vũ Môn (hoặc Long Môn). Hằng năm họ hàng nhà cá về đấy thi vượt ghềnh này. Con nào vượt được sẽ hóa ra rồng. (Ngày xưa, người đi thi đỗ cũng gọi là cá vượt được Vũ Môn).

Ở Việt Nam tương truyền tại Hà Tĩnh, huyện Hương Khê cũng có Vũ Môn, có cá thi vượt ghềnh.

Dù sao có tục chơi đèn cá chép hẳn là do các bậc cha mẹ mong muốn con cái sẽ vượt Vũ Môn như cá, tức thi đỗ, vinh hiển phú quư. Cũng như cho con cái chơi "ông tiến sĩ giấy" là thể hiện mơ ước học hành đỗ đạt.

C̣n đầu sư tử và múa sư tử? Thực ra th́ đây là đầu con lân chứ không phải sư tử và gọi như trong nam là "múa lân" th́ mới đúng.

Đành rằng ở nước ta không có sư tử. ở Trung Quốc cũng không có. P.Siren trong La Seulpture chinoise - Paris - 1915 cho biết, năm 87 người nước Parthes ở Trung á đem sư tử biếu vua Mán. Năm 133 người Kachgar cũng đem biếu vua Hán sư tử. Đành là như vậy nhưng sử c̣n ghi là năm 446 trong khi thứ sử Châu Giao (tức bắc Việt Nam thuở đó) Đàn Ḥa Chi đi đánh Lâm ấp (tức Chiêm Thành) có làm một đàn sư tử giả để dọa đàn voi chiến nước Chiêm và gặt hái được thành công. Như vậy danh xưng sư tử có lẽ không lạ với ta. Song cứ nh́n cái đầu sư tử như miền bắc ta gọi - th́ chẳng giống sư tử chút nào. Sư tử làm ǵ có sừng! Vậy đó chính là đầu con lân hoặc "kỳ lân". Thực ra theo các sách Tàu th́ kỳ là tên con đực, "lân" là tên con cái nhưng người ta không phân biệt, gọi chung cả đực cái là kỳ lân hoặc lân (cũng như chính ra chim phượng là đực, chim hoàng là cái, song vẫn gọi chung là chim phượng hoàng).

"Lân" là con vật thần thoại, được chỉ định là có thân hươu, móng ngựa, đuôi ḅ, miệng rộng, mũi to, có một sừng bên trán, lông trên lưng ngũ sắc, dưới bụng sắc vàng. Đó là con vật cực hiền (nhân thú), không đạp lên cây cỏ non, không làm hại vật sống. Kỳ lân chỉ xuất hiện khi có thánh nhân ra đời hoặc thời thịnh trị. Như vậy tṛ múa lân ngày Trung thu tượng trưng cho sự xuất hiện của kỳ lân cũng là sự cầu mong thái b́nh, thịnh trị, vua sáng, tôi hiền.

Có thể kết luận là từ ngày xưa các cụ ta đă quan niệm đồ chơi và tṛ chơi cũng là công cụ góp phần giáo dục con người, nuôi trong tâm hồn trẻ thơ những ước vọng về một tương lai sáng sủa, hữu ích.


Nguyễn Vinh Phúc


__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Nghề nặn đồ chơi bằng bột nếp



Giữa những thứ đồ chơi hiện đại, trong dịp Trung thu, người Hà Nội vẫn muốn t́m những hàng rong bày bán con giống bột mũm mĩm, mâm ngũ quả bằng bột nếp trông như thật. Song ngày càng ít đi những người làm ra món quà Trung thu này. Bà Phạm Nguyệt Ánh ở làng Nhân Chính và ông Trương Hữu Ba ở Nguyễn Siêu là hai người trong số đó.



Hà Nội đang vào Trung thu, nắng vàng ươm. Hàng Đường, Hàng Mă, Đồng Xuân, Hàng Lược... rạo rực với bánh nướng, bánh dẻo, đèn sao, ông tiến sĩ; náo nhiệt ồn ào những tiếng rao mời, tiếng trống ếch, trống bỏi... Và đứa trẻ con trong tôi thức dậy, nhảy chân sáo khắp các nẻo phố cổ Hà Nội để t́m cho ra những thứ rất thân quen thời tấm bé. Đó là những con giống bột nướng mũm mĩm, những mâm ngũ quả bột nếp lung linh sắc mầu - thứ quà Trung thu mà lũ trẻ Hà Nội xưa mê tít. Không biết những bàn tay tài hoa đă phả hồn cho những rẻo bột vô tri vô giác ấy giờ đă đi về đâu...?



Trong những gia đ́nh làm nghề nặn đồ chơi bột nếp năm xưa, nay chỉ c̣n vài ba nhà vẫn theo nghề cũ. Bà Phạm Nguyệt Ánh là một trong số đó. T́m măi, chúng tôi cũng tới được căn nhà cổ khiêm tốn nằm trong xóm Cổng Hậu, Quan Nhân, làng Nhân Chính. Mảnh sân nhỏ trước nhà bà rực rỡ những mẻ ngũ quả đang phơi, chờ khô lớp dầu bóng. Say mê thứ đồ chơi dân gian từ thuở bé, đến đầu những năm 70, bà ánh bắt đầu "làm hàng" ngũ quả bột nếp. Hàng của bà nổi tiếng khắp trong ngoài Hà Nội; cứ mỗi dịp Trung thu là các nhà buôn ở phố Hàng Đường, Hàng Mă, Hàng Lược, rồi cả Nam Định, Hải Pḥng lại ḱn ḱn đến cất hàng của bà.



Thời ấy đă qua lâu rồi, nay ngay giữa vụ Trung thu mà hàng chỉ bán ra túc tắc song bà vẫn giữ nguyên cái nếp cẩn thận mỗi khi làm hàng. Nguyên liệu chỉ có đường, bột nếp và phẩm mầu nhưng hoa, quả làm ra có giống, có đẹp như thật hay không là c̣n tùy thuộc vào tâm trạng, con mắt thẩm mỹ và sự tinh tế của bàn tay người thợ. Bà tâm sự: "Tôi làm nghề này chủ yếu để chơi v́ cái thú của riêng ḿnh, chứ nếu để làm giàu th́... Cả vốn lẫn lời mỗi vụ được ngót nghét có 1 triệu đồng thôi!". Người phụ nữ này không dám nhận ḿnh là "nghệ nhân" mà chỉ đơn giản là một người thợ có tâm với một cái nghề riêng đang ngày càng mai một, xót xa cho một thứ quà Trung thu Hà Nội mỗi lúc mỗi ít người chơi.



Chợ Trung thu mươi năm lại đây xuất hiện những con lợn giống mũm mĩm làm từ bột nướng, trông rất sống động. Lợn con, lợn mẹ, lợn đàn bé, lợn đàn đại rồi dăm năm nay có cả lợn nhốt rọ, lợn vỉ và thêm cả lợn lẵng. Ḍ dẫm măi mới biết chúng là sản phẩm của gia đ́nh ông Trương Hữu Ba ở 19 Nguyễn Siêu. Ông Ba kể lại, trước đây, theo nếp nhà, ông vẫn làm các loại bánh Trung thu h́nh con giống, con cá chép. Rồi bất chợt trong đầu ông nảy ra h́nh ảnh con lợn - bầy lợn ủn ỉn tượng trưng cho sự phồn vinh, hạnh phúc. Ông lặn lội vào tận nhà bạn ở làng Kênh để ngắm nghía đàn lợn vài buổi rồi về tạo ra một loại con giống mới, nay là một thứ đặc sản Trung thu Hà Nội: lợn giống bánh nướng. Những con lợn ông làm ra trông vô cùng sinh động: lợn nái ung dung tự tại ườn ḿnh, đàn con tranh nhau bú nhóp nhép, lay láy những đôi mắt đỗ đen. Đến nỗi trong dịp đi thăm người thân ở Đan Mạch, trổ tài làm vài mẻ cho các cháu chơi, ai ngờ lũ lợn của ông lại vào quán bánh, rồi cả siêu thị với giá cao giật ḿnh. Họ muốn đặt hàng ông thường xuyên nhưng ông đă nhất định "phải về để làm lợn giống bánh nướng cho trẻ con Hà Nội".



Đi dọc Hàng Mă, Hàng Đường... ngắm những đồ chơi Trung thu đủ chủng loại bày ra ngồn ngộn hai bên đường, bỗng thấy thật may mắn khi giữa phố cổ Hà Nội đầy rẫy những hàng hóa hiện đại, vẫn c̣n những người như bà ánh, ông Ba... Nhờ họ mà mỗi năm một lần, vẫn c̣n thấy những hàng rong bày bán con gà, con lợn, quả bưởi, quả na bằng bột ḿ, bột nếp đựng trong những cái mẹt con con dọc phố. Chỉ thế thôi, cũng đủ để người Hà Nội đi qua có được chút ấm ḷng, và có cái để khoe với khách thập phương về một thứ quà Trung thu Hà Nội. Và rồi chợt ngẫm ngợi, tiếc cho một thú chơi của đất kinh kỳ mà những người xa xứ ao ước không có nổi; nó ở đây, trong tay ta, mà mỗi năm mỗi ít đi, mỗi mai một.



Hạ Chí Nhân - Hương Lan


__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Cái bánh dẻo tṛn

Nguyễn Tuân


Cả nhà đang ăn đông vui, bà ngoại gật gù đầu bạc, ông ngoại vuốt cḥm râu bạc, cả bà cả ông đều khen "cháu Thơm càng nhớn càng ngoan". Chị Ngọt cũng nháy nháy em Thơm, hai cánh tay vui vẻ nhịp nhịp như sắp ca hát một bài ǵ. Mẹ Thơm liền kéo Thơm vào ḷng mà nói to lên như tŕnh với cả hội đồng gia đ́nh.

- Năm nay hễ cô giáo lớp mẫu giáo mà khen bé Thơm là ngoan và học giỏi, thế nào mẹ cũng thưởng. Ông bà và mẹ thế nào cũng thưởng cho cả hai chị em. Chị Ngọt có thích mẹ bày cỗ trung thu thật to cho hai chị em không nào?

Bé Thơm chưa hiểu ǵ lắm về Tết Trung thu. Bé chỉ nhớ rằng Tết là thích. Tết là có nhiều thứ bày ra đầy bàn. Và Tết th́ người lớn cùng bạn nhỏ của ḿnh người nào cũng mặc quần áo đẹp và đều là vui cười chào hỏi nhau. Cái phố của bé Thơm cũng sạch hơn, đẹp hơn. Giá mà ngày nào cũng là ngày Tết nhỉ?

Nhưng mà thế nào là Tết Trung thu? Và lúc nào th́ Tết Trung thu? Mẹ Thơm rất yêu Thơm, nhưng hỏi mẹ th́ mẹ trả lời chẳng rơ tí nào cả. Mẹ bảo: "Bé Thơm hỏi mẹ nhiều quá. Tết Trung thu là cái ǵ ấy à? Tết Trung thu tức là bày cỗ. Bao giờ bé Thơm học ngoan cô giáo khen nhiều, mẹ bày cỗ nhiều bánh nhiều quà, thế là Tết Trung thu. Thôi để mẹ đi chợ. Sang mà hỏi chị Ngọt ấy". Chị Ngọt đang bận ôn bài học nhưng cũng tươi cười giảng cho bé Thơm:

- Tết Trung thu là Tết của mùa thu. Cũng như mùa xuân, mùa thu là đẹp nhất. Giữa mùa thu quả chín nhiều nhất, trời trong nhất, trăng sáng nhất... à một năm có tất cả bốn mùa.

- Thế mùa là cái ǵ hở chị Ngọt?

- Bao giờ em học như chị đang học, th́ em sẽ biết rơ hơn. Bây giờ phải để cho chị làm bài cho kịp tới lớp nhé...

Bé Thơm phụng phịu, v́ ḿnh hỏi th́ nhiều mà mẹ cùng chị ḿnh th́ trả lời ít, chỉ trả lời có một tí thôi. Nhưng thôi cũng được. Chị Ngọt đă bảo ḿnh mỗi năm tức là mỗi tuổi ḿnh nhớn dần lên. Có mười hai lần ông trăng tṛn vành. Và trăng tṛn nhất là giữa đêm Tết Trung thu. "Cái bánh dẻo ngon lành bày cỗ rằm đó là bắt chước cái h́nh tṛn đầy đặn của mặt trăng đấy". Giá mà tháng nào cũng là Tết Trung thu nhỉ! Thế là từ đấy bé Thơm ít chịu đi ngủ sớm vào những đêm có trăng tṛn. Nh́n trăng lấp ló ngoài cửa sổ, Thơm thấy mặt trăng đúng là một cái bánh h́nh tṛn, ngon ngọt thơm mát. Bày mặt trăng vào giữa bàn cỗ bánh, thật là đúng quá. Phải xin mẹ ḿnh bày thật nhiều ông trăng trên bàn cỗ. Cỗ bánh phải nhiều ông trăng bé ôm lấy một ông trăng to tướng ở giữa. Khi nào phá cỗ th́ ông trăng bé ta ăn trước, c̣n ông trăng lớn để dành mà chơi cho lâu.

Trăng lên càng cao càng sáng càng rộng. Bé Thơm đă ngủ từ lúc nào rồi, hai tay ấp lên bụng ôm một cái bánh, cả một cái bánh ngọt và tṛn như mặt trăng ngoài xa cửa sổ.

Ông ngoại bà ngoại bảo là đi lên vùng sơ tán thăm cái nhà ở cũ. Mấy hôm sau trở về ông bà đều reo lên: "Chị em thằng Thơm có Tết Trung thu rồi". Bé Thơm và chị Ngọt thấy một lồng gà, một túi gạo nếp và không biết bao nhiêu là quả lạ. To nhất và quen nhất là quả bưởi.

Trăng cứ sáng thêm, cứ tṛn dần.

Thế rồi trên bàn cỗ, có đến mười, đến hai mươi cái bánh dẻo. Cái bánh tṛn nó tṛn đúng như mặt trăng th́ bé Thơm biết rồi. Nhưng lại có những cái bánh không tṛn th́ bé Thơm không hiểu được. Hỏi chị Ngọt bảo đấy là bánh vuông "bánh dẻo vuông ăn cũng ngon lành thơm ngọt như bánh tṛn, ai thích ăn vuông th́ lúc phá cỗ sẽ lấy cái vuông, ai thích tṛn th́ ăn tṛn". Bé Thơm mon men đến cạnh mẹ và chị. Hai bàn tay mẹ xanh như mớ rau, xanh như tất cả lá cây ngoài vườn. Hai bày tay chị Ngọt th́ lại đỏ, đỏ như cái cờ ngày Tết. Th́ ra mẹ và chị đang nhuộm cùi bưởi, lót xuống ḷng bát rồi mới bày những múi bưởi lên trên. Bưởi xanh bưởi đỏ đẹp quá trông vui vẻ hơn là cùi bưởi trắng nhạt.

- Thưa mẹ, sao bánh của ông trăng tṛn người ta lại làm vuông?

Chị Ngọt chỉ cười, bảo là: "Em Thơm ngồi lùi ra không có quần áo lại đầy phẩm khó giặt bây giờ đấy". C̣n mẹ th́ bảo: "Chạy sang mà hỏi ông ngoại ấy? ù ra sân mà xem ông đang chọn quả. Nhiều quả lắm. Na này, hồng trứng này, ổi này, bưởi th́ nhiều lắm".

Con mèo trắng đốm đen ngồi cạnh ông ngoại, khe khẽ tḥ một chân trước khều một quả ổi chín vàng. Cụm ổi đổ ùm, ổi lăn kềnh ra cả sân gạch, ông ngoại phải nhặt ổi dội nước rửa lại. Bé Thơm mách luôn:

- Ông ơi, cháu không thích con mèo nhà ta đâu?

- Có việc ǵ mà cháu không thích con mèo nhà ta?

- Chân nó nhiều gai lắm. Ông này, con mèo nó không được ăn bánh dẻo phải không ông, chỉ cho con mèo ăn bánh vuông thôi phải không ông.

Ông ngoại không nói ǵ, ông đang cọ nốt những cái bát cái đĩa, cái nào cũng tṛn cả.

- Ông ơi, có ông trăng vuông không? Có quả bưởi vuông không?

- Cái thằng Thơm lại bắt chước trẻ hư, lại tập nói nhảm rồi đấy... Ông trăng th́ phải tṛn chứ. Bưởi cũng tṛn.

Bé Thơm rất thích ông ngoại hay chơi hay cười với ḿnh, nhưng Thơm rụt rè lại hỏi ông:

- Thế sao người ta lại làm cái bánh dẻo vuông?

- Tṛn hay vuông, bánh dẻo bày cỗ, thứ nào cũng mềm và ngọt cả... Tṛn là trời, là mặt trời, mặt trăng. Vuông là mặt đất. Cháu cứ hay hỏi nhiều quá. Đi chơi đi. Để ông bà bày cỗ cho kịp đón ông trăng Tết.

Bé Thơm vẫn hậm hực. Chị Ngọt cắt nghĩa nghe ra c̣n dễ hiểu hơn ông ngoại giảng.

Cả phố ầm lên tiếng trống. Nào là trống ếch, nào là trống quân. Đúng giờ Tết rồi. Ông trăng đúng hẹn cười cười ngoài cửa sổ. Tối Tết vui trời sáng mát, ông trăng sáng như ban ngày. Nhưng bàn cỗ của bé Thơm lại sáng hơn cả ông trăng bên ngoài. Đă thêm bóng đèn điện mẹ lại c̣n thắp thêm bao nhiêu là cây nến. Trống ếch, trống quân cả khu phố kêu vang c̣n làm cho ngọn nến nơi bày cỗ múa nhảy thêm, ánh nến càng rung rinh măi lên trong đôi mắt chị Ngọt. Thấy cả thủ đô nổi trống đón tiếp ḿnh thắm thiết, ông trăng lấy làm vừa ḷng, mặt trăng bèn tăng thêm sáng và kia ḱa, ông trăng lại như nháy mắt với chị Ngọt và bé Thơm.

Có cụ giáo hiệu trưởng mẹ mời đến ăn Tết thân mật với gia đ́nh. Có cụ tổ trưởng khu phố, ông ngoại mời đến thưởng trăng. Mẹ liền nhấc mâm xôi vừng ra khỏi bàn cỗ. Trên mâm xôi vừng là con gà luộc uốn theo h́nh một ông đang ngồi câu cá. Mẹ chặt thịt gà, bày chén, mời các cụ phá cỗ trước cho. Ông ngoại vuốt râu nh́n ông trăng, nâng chén rượu mời khách. Bà ngoại cũng nâng chén mời. Mẹ dọn thứ này thứ khác, chỉ thấy mẹ uống chén trà nhiều khói.

Trống ếch, trống quân nổi lên nhiều hơn, nhanh hơn như là động viên ông trăng mọc cao hơn nữa và trong sáng hơn nữa.

Chị Ngọt xin phép mẹ chạy qua nhà hàng xóm rủ mấy đứa bạn cùng lớp sang phá cỗ như đă hẹn. Mẹ vui vẻ ừ ừ. Bé Thơm cũng nói:

- Con sang nhà bạn Nhanh ở trong ngơ. Cỗ Tết nhà bạn Nhanh chỉ có bưởi thôi. Cỗ bé hơn nhà ta mà cỗ lại không có ông trăng. Mẹ cho con một cái bánh dẻo ông trăng con mang sang biếu bạn Nhanh. Con không lấy cái bánh vuông. Con xin một cái bánh tṛn.

Gói chiếc bánh dẻo đi sang nhà bạn nhỏ, bé Thơm máy môi nhịp nhịp khe khẽ: Trăng êm êm, trăng vui vui, trăng tṛn tṛn, trăng sáng sáng, trăng nhiều nhiều.

(27-9-1974)


__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard