Dương Trung Quốc Mùa thi phổ thông năm nay lại rộ lên những thông tin về sự yếu kém trong kiến thức lịch sử của thí sinh khiến xă hội lại bàn đến mối lo "mất gốc" của giới trẻ. Và cũng như năm ngoái, mọi người lại đi t́m xem nguyên nhân ở đâu th́ mới có thể sửa được?
Thực ra, t́nh trạng này đă xuất hiện từ lâu lắm rồi. Đọc lại báo chí 10 năm trước đă nói đến những cuộc điều tra xă hội học đưa ra những cảnh báo nghiêm túc. Ví như cuộc điều tra với chủ đề "thanh niên VN trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc" đă đưa ra con số: Trong 1.800 người được hỏi th́ gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 65% đối với Trương Định, 49% đối với Trần Quốc Toản, 73% không biết lai lịch tên đường phố nơi họ sinh sống..., trong khi đó có đến 86% người biết rành rọt về danh thủ Maradona và 86% đối với danh ca Michael Jackson... Tôi e rằng nếu bây giờ điều tra lại th́ có thể kết quả c̣n tệ hại hơn!
Tuy nhiên cũng cần nói rằng đây không chỉ là hiện tượng xảy ra ở nước ta. Năm 1986, để giải đáp câu hỏi v́ sao giới trẻ Pháp "nổi loạn" năm 1968, Francois Mitterrand khi đó chưa phải là tổng thống Pháp đă cảnh báo nguyên nhân là v́ sự xa rời những giá trị văn hoá của dân tộc và bị lai căng bởi sức mạnh của văn hoá ngoại lai khiến giới trẻ hụt hẫng về niềm tin. Do vậy trong hoạt động chính trị và nhất là sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước, ông đă quan tâm đặc biệt đến giáo dục lịch sử trong và ngoài học đường... Năm 1987, Tổ chức Bảo trợ Khoa học Nhân văn Quốc gia ở Hoa Kỳ cũng đưa ra lời cảnh báo rằng có tới 2/3 số học sinh trung học được kiểm tra đă không thể xác minh được thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ... Do vậy mà năm 1989, Tổng thống Mỹ George Bush (cha) đă ra thông điệp về giáo dục trong đó xác định bộ môn lịch sử cùng với một vài môn khác là những mục tiêu cần quan tâm...
Vậy mà nhiều năm sau, một giáo sư của Đại học Vermount - ông G.Loewen - khi hỏi các sinh viên giai đoạn 2 ngành khoa học xă hội của ḿnh rằng những ai đă đánh nhau trong cuộc Chiến tranh Việt Nam th́ nhận được từ 22% số sinh viên của ḿnh câu trả lời: Đó là giữa Nam và Bắc Triều Tiên! Hiện trạng đó khiến vị giáo sư nọ phải thốt lên rằng: "Nếu lịch sử không được giảng dạy tốt th́ chúng ta sẽ có một xă hội đần độn".
Cách đây 10 năm, khi giới giảng dạy sử học ở nước ta tổ chức Đại hội thành lập Hội nghề nghiệp của ḿnh vào năm 1996 th́ trong số những đồng nghiệp nước ngoài gửi lời chào mừng có một bức thư của tiến sĩ Rainer Riemenschneider từ Viện Georg - Echert của CHLB Đức đưa ra một thông điệp rất đáng lưu ư, ông viết: "Chúng ta đang sống ở một thời đại mà mọi việc đều chuyển động nhanh chóng và đi vào chiều sâu. Điều này tạo nên một thách thức đối với các nhà sử học, nhà nghiên cứu cũng như những nhà giáo dục của chúng ta trên toàn thế giới. Chắc hẳn chúng ta không thay đổi được quá khứ, những ǵ đang diễn ra buộc chúng ta phải có một cái nh́n mới về quá khứ. Bước tiến của môn học đ̣i hỏi chúng ta luôn luôn phải t́m hiểu những vấn đề lịch sử dưới ánh sáng nh́n từ quá khứ đến hiện tại để chuẩn bị tương lai cho thế hệ trẻ của chúng ta, những người mà một ngày gần đây sẽ nhận trách nhiệm đối với vận mệnh của Trái Đất và thế giới...
Nhiệm vụ nặng nề chính là chỗ ấy. Dĩ nhiên mục đích đầy ước vọng này của nghề nghiệp chúng ta phải có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt. Một trong những điều kiện quan trọng nhất là những nhà cầm quyền ở tất cả các nước phải thừa nhận giá trị của nghề nghiệp chúng ta, phải làm cho việc giảng dạy lịch sử trở thành một trong những ưu tiên, trong những nỗ lực của cả dân tộc. Tương lai của nhân loại không thể tách khỏi sự hiểu biết và ư thức về bản thân ḿnh, tức là về lịch sử của ḿnh".
Đọc lại bức thư này, vào thời điểm này càng thấy "chí lư" và thấy rằng t́nh h́nh này khó có thể cải thiện nếu chúng ta không thay đổi nhận thức và hành động, mà thông điệp của người đồng nghiệp Đức là một lời giải đáp sâu sắc.