Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: THU HA - Tam Ca DONG PHUONG


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
THU HA - Tam Ca DONG PHUONG


Kiều Ca (Songs of Kieu) của Thu Hà: Hai CD làm sống lại nỗi u sầu bất tuyệt của thi hào Nguyễn Du


Lê Mộng Nguyên


 


Lúc tôi c̣n nhỏ, ba tôi thường nói: Muốn giỏi Việt văn, con phải đọc Truyện Kiều. Tôi nghe lời, say đắm học hỏi nhiều lần cho đến thuộc ḷng kiệt tác của thi hào Nguyễn Du (1766-1820). Sau trường làng (Phú Xuân), tôi được vào cao đẳng tiểu học Chaigneau ở Huế, bài thi Việt văn do thầy của chúng tôi là anh Huế ra dưới đề Cái ghen của Hoạn Thư của tôi được thầy cho 20 điểm (tôi nhớ đă dám so sánh Hoạn Thư với Phèdre của Racine). Sau đó, trong thời trung học tại Quốc học Khải Định, tôi được trúng tuyển Giải Thưởng Hoàng Đế Bảo Đại (Prix S.M. Bao Dai) trong cuộc thi cạnh tranh (concours général) giữa các học sinh những trường trung học, cũng nhờ một đề tài về Kim Vân Kiều. Đời tôi với Thúy Kiều và Tố Như tiên sinh từ dạo ấy thật là tri âm tri kỷ, trong tâm hồn và lư tưởng. Đồng bào Việt Nam ngày nay chắc ai cũng c̣n nhớ câu sau này của học giả Phạm Quỳnh, viện sĩ Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp: Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n. Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n. Nhà văn lỗi lạc của chúng ta muốn nhấn mạnh ở đây vào vai tṛ rất quan trọng của ''Đoạn Trường Tân Thanh'' trong diễn tiến văn hóa của dân tộc nước nhà.

Với Kiều Ca, Songs of Kiều hay Le Roman de Kiều en Chansons (2 CD: dài gần 2 tiếng đồng hồ), Thu Hà và các nghệ sĩ trong đoàn ca nhạc của nàng, không phải là những người đầu tiên đem tuyệt phẩm của Tố Như tiên sinh tóm tắt lại bằng lời ngâm và tiếng hát. Trước Thu Hà, chúng ta đă có dịp nghe và thưởng thức giọng ngâm truyền cảm của nữ nghệ sĩ lừng danh Bích Thuận trong CD Kim Vân Kiều được ra mắt tại San Jose vào khoảng tháng 02-1999, và biết danh tiếng Minh Họa Kiều của Phạm Duy, cũng được ra mắt đồng bào ở San Jose vào khoảng tháng 08-1998. Nhưng trong Phần I này của nhạc sĩ họ Phạm: ''Tác giả (theo Quân Mỹ Lan viết trong báo Nghệ Thuật, số 57, tháng 12-1998, tr. 29-31) chỉ mới giới thiệu không gian, thời gian và nhân vật và đoạn Thúy Kiều gặp hồn Đạm Tiên, xót thương cho số phận người kỹ nữ dưới mộ. Cuộc gặp gỡ này là điềm gở v́ nó báo hiệu đời Kiều sẽ gặp những nỗi đoạn trường''.

Trái lại, với Kiều Ca, được ra mắt tại Paris ngày 26 tháng 09-1999, sau khi được cống hiến đồng bào cư ngụ Hoa Kỳ, hội họp trên 1000 khán thính giả ngày 19/06/1999 tại Santa Clara Convention Center, San Jose), nhóm Thu Hà tŕnh bày tất cả Truyện Kiều (3254 câu) bằng cách trích từng đoạn này qua đoạn khác (với những lời dẫn giải mở đầu và nối tiếp rơ ràng do nhà văn Diệu Tần viết và Vũ Quỳnh Hương, Vũ Hà diễn đọc) để làm sống lại một cách xác lư nỗi đoạn trường của Vương Thúy Kiều. Kiều Ca, theo ư niệm này, gồm trước nhất một phần Ngâm qua những giọng ưu ái và linh động của Thu Hà, Thanh Hùng, Kiều Loan; và phần thứ hai bằng lời Ca (do Hải Hà phổ nhạc) của Thu Hà, Anh Dũng với phụ họa nữ, ḥa âm Hồ Đăng Tín và Lê Huy Phối, kỹ thuật Studio: Lê Huy, với sự cộng tác của Ca Đoàn Lang Thang và Ca trưởng Nguyễn Hoàng Hương, cùng các nhạc sĩ: Lê Huy, Vũ Trụ, Amy Watson, Nguyễn Hân, Nguyễn Quân (Calvin E. Mehlert viết bài giới thiệu tiếng Anh ở trang b́a CD và YH Arts phụ trách vẽ, tŕnh bày).

Khác hẳn với Bích Thuận trong ''CD Kim Vân Kiều'' đă ngâm hoàn toàn theo kiểu Tao Đàn mà thi sĩ Đinh Hùng đă phát khởi từ thập niên 60 (để ngâm thơ mới), phần thơ trong Kiều Ca của Thu Hà, Thanh Hùng và Kiều Loan, được ngâm theo điệu cổ truyền gọi là Kiều Lẩy (nghĩa là lượm lặt những câu thơ trong Truyện Kiều từ nhiều đoạn khác nhau để thu ghép lại với nhau theo vần điệu, tương tự như mấy cụ nhà nho, nhà chùa ngâm Kiều ngày xưa). Theo kiểu này, chữ thứ 6 trong câu lục bát thứ hai phải theo cung xuống (ton descendant), tỉ dụ: Trăm năm trong cơi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau, Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng. Đi đôi với Kiều Lẩy, nỗi đau khổ, gian truân của Thúy Kiều cũng được diễn tả qua điệu sa mạc, ru em hay chiêu hồn, làm cho đôi mắt thính giả nhiều lúc rướm lệ, thông cảm với thân phận long đong, bèo bọt của nhân vật chính trong ''Đoạn Trường Tân Thanh'' của Tố Như tiên sinh.

Theo phương pháp nói trên, Thu Hà (hành nghề Y Khoa trong đời tư dưới tên là Bác sĩ Nguyệt Mehlert) cho ta thưởng thức giọng ngâm hoài cảm và xúc động của một nữ nghệ sĩ có biệt tài, nổi tiếng từ đầu thập niên 70 trong ban Tam Ca Đông Phương (với Hồng Vân và Tuyết Hằng) tại quốc nội trước 1975 và với CD Dân Ca 3 miền Việt Nam, được xuất bản tại Berkeley (California) năm 1995 và CD Giọt Yêu Thương (N.M. Productions) ấn loát năm 1996, do Thu Hà ca 10 bài trong đó Mùa Thu Không Trở Lại là một tác phẩm bất hủ của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Những bài Thu Hà ngâm trong Kiều Ca lấy nhan đề: ''Trải qua một cuộc bể dâu'', ''Đầu mày cuối mắt'', ''Phẩm tiên tay hèn'', ''Cung đàn bạc mệnh'', ''Nghiệp dĩ thiên mệnh''.

Cộng tác tham dự vào 2 CD Kiều, Thanh Hùng là người duy nhất ở hải ngoại biết ngâm theo điệu thơ cổ, chiêu hồn hay Kiều Lẩy. Thật vậy, rất đặc biệt, ông có một giọng ấm áp và t́nh tự như Mạnh Phát ngày xưa, rất Kim sanh (Huế), như đưa đẩy chúng ta vào cuộc đời ch́m nổi của nhân vật chính trong Truyện, qua các thi bản: ''Chữ tài chữ mệnh'', ''Nghiêng nước nghiêng thành'': Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đ̣i một, tài đành họa hai..., ''Biết có duyên ǵ'' (trong đó những câu thơ tuyệt vời được trích ngâm), ''Bên hiếu bên t́nh'', ''Con tạo xoay vần'', ''Vui gượng kẻo là'': Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai..., ''Đất thấp trời cao'', ''Thuyền quyên anh hùng'', ''C̣n đứng giữa trời''. Cũng trong chương tŕnh ngâm, chúng ta không thể quên giọng mượt mà, trong sáng, êm dịu của Kiều Loan trong: ''Sớm đào tối mận'' hay ''T́nh chị duyên em'': ...Bây giờ gương vỡ lại lành, Khuôn thiêng lừa lọc, đă dành có nơi, C̣n duyên may lại c̣n người, C̣n vầng trăng bạc, c̣n lời nguyền xưa...

Tổ chức Liên hiệp Quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (Unesco) đă tôn danh Nguyễn Trăi là một trong những vĩ nhân của thế giới và Nguyễn Du là một trong những thi hào lớn nhất của nhân loại. Các tác giả: Giáo sư Lê Hữu Mục, Phạm Thị Nhung và Dược sĩ Đặng Quốc Cơ qua sách ''Truyện Kiều và Tuổi trẻ'' (dày 694 trang) viết bằng tiếng Việt, Pháp và Anh: ''Muốn giúp cho các bạn thanh niên hiểu rơ Truyện Kiều, đi sâu vào bản thông điệp của Nguyễn Du gửi cho thanh thiếu niên, yêu cầu họ tin tưởng vào tuổi trẻ của ḿnh, sống thành thật với bản thân một cách tự do, và biết đấu tranh quyết liệt với mọi trở ngại, đầu tiên là với chính ḿnh, để có thể sống một cách trong sạch''.

Cùng theo ư niệm này, Thu Hà tự hỏi, phân vân: Làm sao cho thanh thiếu niên Việt Nam thuộc về thế hệ thứ hai, thứ ba của đồng bào hải ngoại, sinh sống tha hương từ thuở nhỏ hoặc từ thuở ra đời, nói toàn tiếng Pháp hay Anh, bập bẹ vài câu quốc ngữ, c̣n đọc và viết văn nước nhà, th́ thật là hiếm hoi, làm sao cho mấy người có quốc tịch Pháp hay Mỹ gốc Việt ấy biết và hiểu Truyện Kiều? V́ theo cụ Phạm Quỳnh, như chúng ta đă nói trên: Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n, tiếng ta c̣n, nước ta c̣n, phải chăng đó là sứ mệnh của đồng bào cư ngụ nước người đối với tố quốc Việt Nam yêu dấu? Ngâm Kiều theo điệu cổ truyền là để cho các ông, các bà, các cụ đă từng sống dưới thời Pháp thuộc, hoặc Nhật chiếm đóng Đông Dương, hoặc chiến tranh giữa Tự Do và Độc Tài đảng trị v́ những thế hệ ấy đă học Kiều giảng dạy ngay từ lớp nhỏ trường cao đằng tiểu học. Thành thử, mục đích của Thúy Hà muốn truyền bá Kim Vân Kiều cho tuổi trẻ hải ngoại (tương lai của đất nước) chỉ có thể đạt được nếu một phần Truyện Kiều được hát theo kiểu nhạc mới. Trong công việc soạn sửa này, những đoạn tiêu biểu nhất nỗi đau khổ của Kiều mà cũng là nỗi đoạn trường của thi hào Nguyễn Du, được Hải Hà in dấu nhạc buồn để lại cho hậu thế. Như học giả Trần Trọng Kim đă viết về Tố Như (Tựa ''Truyện Thúy Kiều, Institut de l'Asie du Sud Est 1986, tr. XV): ''Tiên sinh là một người trung thần mà gặp buổi Lê suy, cũng như Kiều là một người trinh nữ gặp cơn gia biến. Dù tiên sinh muốn trung với Lê hoàng, song nhà đổ một cây gỗ chống sao cho nổi, khác ǵ Kiều muốn thủ nghĩa với Kim Trọng, song chuộc cha thế phải bán ḿnh: Rằng hay th́ thực là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào''.

Để diễn tả cái đẹp như hoa Hải đường mơn mởn cành tơ, ngày xuân càng gió, càng mưa, càng nồng, như nước mùa thu, như trăng ngọc trắng ngà của nàng Kiều, đă làm cho Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh, Thu Hà ca (theo kiểu mới, với phụ họa nữ và dương cầm họa đàn) bài ''Ngọc Ngà'' một cách chưa từng có. Bài ''Cầm trăng'' (Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe sau khi đă thề nguyện gắn bó) với những câu Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như nước suối mới sa nửa vời, làm nổi bật giọng Mezzo soprano của nữ nghệ sĩ đă hy sinh hai năm trời cho sự thực hiện Kiều Ca được hoàn hảo. Trong ''Mai sau dù có bao giờ'', mà tôi cho là nhạc hay nhất của Hải Hà, với đoạn chính như sau: Thôi thôi em đă phụ ḿnh, Thôi thôi em đă phụ ḿnh, C̣n đây hương xưa, C̣n đây đàn xưa, Mai sau dù có bao giờ, Mai sau dù có bao giờ, Đốt ḷng hương ấy so tơ phím này..., giọng Thúy Hà đượm buồn man mác, rất chải chuốt, đă dạt được thần diệu. Sau ''Một xe trong cơi hồng trần'', bài ''Bên trời góc biển bơ vơ'', với những đoạn tả cảnh và tả t́nh, linh động như bức tranh thủy họa của một nghệ sĩ đa t́nh đa cảm:

Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa t́nh, nửa cảnh như chia tấm ḷng
...................................................................
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông ngọn cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt doành
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.


Thu Hà đạt được sự cao nhă trong đơn ca Kiều với phụ họa nữ gồm những ca sĩ đă từng hợp xướng Thánh ca trong những giáo đường. Đó là không kể những bài nàng song ca với Anh Dũng (một ca sĩ hiện ở miền Nam Cali, một giọng ca đang lên, đă từng cộng tác với Hăng ASIA Vidéo), một giọng Baryton đầm ấm, khỏe khoắn, nhẹ nhàng, đă nói lên tự đáy ḷng những vần thơ tâm sự của Tố Như tiên sinh: Trong bài ''Nấm đất bên đường'' (trong dịp Xuân, Kiều viếng mộ Đạm Tiên): Nấm đất bên đường, Nấm đất trong ḷng, Sè sè nấm đất bên đường..., và nhất là bài tôi rất yêu thích ''Người ơi gặp gỡ làm chi'', Trăm năm biết có duyên ǵ hay không ... Nao nao ḍng nước uốn quanh...vân vân (Kiều Lẩy), hai giọng nam và nữ đáp đối hoặc đồng thanh của Thu Hà và Anh Dũng (giữa trầm và bổng) làm cho người nghe thấm nhuần cái thảm sầu, cái thê lương, cái oái oăm của cuộc thế thăng trầm. Cũng đồng một cảm tưởng: ''Vầng trăng ai xẻ làm đôi'', Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường..., bài ''T́nh nhân lại gặp t́nh nhân'', với âm nhạc rất Tây phương, sẽ được các bạn trẻ ưa thích mặc dầu không phản ảnh một cách trung thành tâm lư những người trong Truyện.

Tóm lại, Thu Hà tức là Bác sĩ Nguyệt Mehlert - nói chung - đă thành công mỹ măn trong Kiều Ca sau hai năm trời ấn loát và thực hiện ngay tại studio ở San Jose, California (là nơi nữ nghệ sĩ cư ngụ và hành nghề nghiệp). Đó phải chăng cũng là nhiệm vụ của tất cả đồng bào chúng ta hiện nay lưu lạc xứ người, như số phận của nàng Kiều phải hy sinh cả cuộc đời cho tṛn đạo hiếu, như số phận của Tố Như tiên sinh ''là ḍng dơi quan nhà Lê, gặp phải khi thời thế đă biến đổi, phải ra làm quan với triều Nguyễn...'' (Trần Trọng Kim), đối với quê cha đất tổ, để cho tṛn ước nguyện ''Thề Non Nước'' mà Tản Đà tiên sinh đă nhắc nhở qua mấy vần thơ vĩnh cửu:

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi măi không về cùng non
Nhớ lời ''nguyện nước thề non''
Nước đi chưa lại, non c̣n đứng trông
.......................................................
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
Dù như sông cạn đá ṃn
C̣n non c̣n nước hăy c̣n thề xưa
............................................................
Ngh́n năm giao ước kết đôi
Non non nước không nguôi lời thề.



X X X


Trên đây là bài tôi giới thiệu 2 CD KIỀU CA của nữ nghệ sĩ Thu Hà được ra mắt đồng bào tại Viện Pháp Việt (Institut Franco-Vietnamien, 269 rue Saint jacques 75005 PARIS) hôm chủ nhật 26 th. 9-1999 từ 14 g 30 đến 18 giờ, trước một cử tọa đông đảo (trên hai trăm khán thính giả), chen chúc ngồi hoặc đứng (v́ số ghế có hạn). Có lẽ ''Tất cả người VN ở Paris'' (Le Tout Paris Vietnamien) đă đáp lời mời của ban tổ chức đáng khen ngợi do sáng kiến của Hoàng Đ́nh Tuyên, Thanh Tuyền và Tô Hà. Hơn nữa, buổi tŕnh diễn này được đặt dưới sự bảo trợ tinh thần cùa Viện Pháp Việt và Hội Y Giới Việt Nam Tự Do tại Pháp. Buổi chiều văn nghệ này cũng là cơ hội cho đồng bào chúng ta ở hải ngoại trở về nguồn gốc văn hóa nước nhà với văn thi hào Nguyễn Du qua những lời ngâm và ca thấm nhuần bản chất dân tộc của Thu Hà. Thật thế, nữ nghệ sĩ đă tŕnh bày trước cử tọa yêu thơ nhạc (không phân biệt thế hệ) những bài mà nàng đă đăng ghi vào 2 CD. Ngoài Thu Hà là nhân vật chính trong buổi họp, chương tŕnh văn nghệ được giàu thêm với sự tham dự của hai nữ ca sĩ trẻ tuổi (với giọng ca thanh thoát và ưu ái) như Thanh Thanh (là ái nữ của ca sĩ Thanh Phong), Julie Thanh (''Con Thuyền Không Bến'' của Đặng Thế Phong) và ban nhạc Saigon do nhạc sĩ Trần Tử Miễn điều khiển, một cách rất lăo luyện và biệt tài chuyên nghiệp. ''Ba trăm năm sau có c̣n ai khóc Tố Như nữa không?'': Đó là lời than thở của Nguyễn Du chua xót cho thân phận ḿnh như số hoa đào bạc mệnh của nàng Kiều! 233 năm từ ngày tiên sinh ra đời (179 năm từ ngày thi hào tạ thế), tất cả đồng bào Việt Nam hội họp hôm 26/09/1999 như một tao đàn mới thành lập tại thành phố hoa lệ Paris, tưởng niệm và cung chiêu anh hồn Tố Như tiên sinh để tỏ ḷng biết ơn vĩnh viễn và sùng bái của đất nước đối với một văn thi hào bất diệt đă làm rạng rỡ cho vườn thơ Việt Nam và nhân loại.


Lê Mộng Nguyên (Paris)



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard