Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Chùa


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:
Chùa


Chùa
Toan Anh
(trich : Suu Tam )
Chùa thường xây ở nơi phong cảnh thanh u, bởi vậy người ta hay t́m nơi g̣ cao để xây chùa, nếu không người ta cũng tân đất lên cho cao hơn nền thường.

Nhiều làng cất chùa ở những nơi danh lam thắng cảnh thật là rộng răi đẹp đẽ như chùa Hương làng Yến Vĩ, tỉnh Hà Đông, hoặc chùa Thầy làng Thụy Khê, tỉnh Sơn Tây. Những làng trung du thường xây chùa ở ven sườn núi hay trong hang núi như chùa Láp làng Tích Sơn, tỉnh Vĩnh Yên, chùa Trầm, làng Long Châu, tỉnh Hà Đông .v.v...

Chùa từ ngoài đi vào thường đi qua một sân đất ở trước tam quan. Hai bên có hai hàng phỗng đá hoặc chó đá.

Từ sân đất bước lên tam quan có một bực xây gạch.

Tam quan là một căn nhà ba gian có ba cánh cửa khá rộng, và ba cánh cửa này đều được coi như ba cửa chính, thường đóng quanh năm, trừ những ngày hội hè, sóc vọng hoặc Tết nhất.

Cạnh tam quan về phía tay phải, thường có thêm một cổng bên, cổng này luôn mở trong những ngày thường, và trên cổng này là gác chuông. Cũng có chùa, gác chuông ở trên tam quan. Trên gác chuông có quả chuông lớn. Tăng ni lên thỉnh chuông phải leo một cầu thang có khi xây bằng gạch có khi chỉ là một chiếc thang gỗ.

Nhà tam quan thường chỉ dùng làm nơi cho các hào mục trong làng hội họp khi bàn tính tới việc chùa.

Khỏi tam quan là một lớp sân rộng lát gạch.

Qua khỏi lớp sân này là nhà thờ Phật gồm chính điện và nhà bái đường.


Hội chùa

Khi nói đến hội làng phải nói tới cả hội chùa.

Chùa thường mở hội vào dịp kỵ nhật vị sư tổ đầu tiên của ngôi chùa.

Hội là hội chùa, nhưng sự tổ chức cũng phải được sự đồng ư, nhất là sự bảo trợ của ban hội đồng kỳ mục trong làng.

Thường ngày hội, ban hội đồng được nhà chùa xin phép và mời họp ở tam quan chùa để ấn định chương tŕnh của ngày hội. Tuy gọi là hội chùa nhưng ngoài việc tụng kinh lễ Phật, cũng có những tổ chức những tṛ vui như đánh đu, cờ người, cờ bỏi, v.v... để dân làng mua vui. Ban hội đồng kỳ hào ngoài việc bảo trợ về tinh thần cho nhà chùa, c̣n giúp đỡ thêm cả tài chính để tổ chức những cuộc đàn chay; những chi phí về các tṛ vui cũng do quỹ làng gánh vác.

Nhân dịp giỗ sư tổ này, nhà chùa làm cỗ chay trước là cúng Phật, sau là cúng sư Tổ. Cúng xong, nhà chùa khoản đăi dân làng tới lễ.

Những người đi lễ, ăn bữa cơm chay, tục gọi là thụ trai đều tự ư góp tiền bạc ít nhiều để giúp đỡ nhà chùa. Thụ trai xong, khi ra về họ được nhà chùa tăng lộc Phật gồm oản, chuối.

Oản do nhà chùa đồ xôi đóng thành oản, c̣n chuối một phần do nhà chùa mua ở chợ, nhưng phần lớn do thiện nam tín nữ mang tới lễ Phật với trầu, cau hương, nến.

Trong những ngày hội chùa, các bà văi thường tới chùa kể hạnh, nghĩa là tụng những bộ kinh nhắc lại sự tích đức Phật và chư vị bồ tát với đức hạnh của các người. Thường các bài kể hạnh hay nhắc tới sự tích Quan Âm Thị Kính với những sự hàm oan của người.

Toan Ánh

trích Làng Xóm Việt Nam







Đôi lời bày tỏ:

Trang web nhỏ này sưu tầm các bài về chủ đề Chùa Việt Nam và văn hóa Phật Giáo tại Việt Nam. Do điều kiện khách quan, có rất nhiều bài chưa xin phép tác giả; mong các tác giả lượng t́nh tha thứ. Thiết nghĩ, trang web chỉ là h́nh thức giới thiệu những ngôi chùa Việt Nam trong và ngoài nước cũng như các bài văn hóa liên quan đến Phật Giáo Việt Nam, hy vọng các tác giả vui ḷng chấp nhận.

Sự phong phú của trang web phụ thuộc vào sự đóng góp của các bạn gần xa. Nếu bạn có bài viết về những ngôi chùa của người Việt Nam trong và ngoài nước mà chưa có trong trang web này; rất mong bạn đóng góp bài để chúng ta cùng chia sẻ về đất nước thân thương qua các ngôi chùa.

Cảm ơn các bạn ghé thăm!

Nhóm thực hiện



__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Ấn Quang
Vơ Văn Tường và Huỳnh Như Phương



Tổ đ́nh Ấn Quang được xây dựng cách nay không lâu, nhưng lại giữ một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nơi đây đă từng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong những bước thăng trầm và phát triển của đạo Phật ở miền Nam. Chùa Ấn Quang đă là nơi đặt trụ sở của Phật học đường Nam Việt, Giáo hội Tăng già Nam Việt (1959-1963), văn pḥng Viện Hóa Đạo và Viện Tăng Thống (1976 - 1980), nay là trụ sở Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ năm 1982).

Chùa Ấn Quang hiện tọa lạc tại 243 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Ḥa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn, Đà nẵng vào lập nên vào năm 1948. Lúc đầu đây chỉ là một ngôi Phật tự nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên là Ứng Quang Tự.

Năm 1950, Ḥa thượng Thích Thiện Ḥa (1907 - 1978), thuộc ḍng thiền Lâm Tế đời thứ 43, sau 10 năm tu học về đạo pháp và giới luật tại Tây Thiên Phật học đường, Báo Quốc Phật học đường và chùa Quán Sứ, trở về Sài G̣n. Ngài được Ḥa thuợng Thích Trí Hữu giao cho quyền quản lư chùa Ứng Quang để hoằng dương Phật pháp. Với tư cách là Viện chủ, Ḥa thượng Thích Thiện Ḥa đă cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm ở Huế. Từ đó trong suốt hơn một phần tư thế kỷ, Ḥa thượng Thích Thiện Ḥa đă hiến trọn tâm trí và công đức để tôn tạo ngôi chùa và thành lập trường Phật học để giáo dục và hoằng pháp.

Đầu năm 1951, Ḥa thượng Thích Thiện Ḥa đă vận động các trường Phật học Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức và Ứng Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt. Chùa Ứng Quang được đổi tên thành Ấn Quang và được chọn làm trụ sở của Phật học đường. Ḥa thượng Thích Thiện Ḥa được bầu làm Tổng giám đốc.

Năm 1955, chùa xây dựng thêm dăy lẫu nhà tổ và trai đưởng. Liên tục hai năm sau đó, xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bổ Đè, thư viên, nhà xuất bản, nhà phát hành Hương đạo. Năm 1959, xây lại dăy lầu giảng đường. Đến năm 1966, chánh điện được tôn tạo; năm sau lầu tăng xá, nhà trai được tái thiết. Kiến trúc chùa được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Bên trong chùa ngoài tượng đức Bổn Sư Thích-ca và tượng các vị Phật được tôn trí trang nghiêm tại chánh điện, c̣n có tượng Tổ Sư Đạt ma (tạc bằng gỗ) và bộ tranh sơn mài Quan Âm, Văn-thù, Phổ Hiền do nghệ nhân Trương Văn Thanh (tức Đại đức Minh Tịnh) thực hiện.

Từ năm 1974, do Ḥa thượng Thích Thiện Ḥa lâm bệnh nặng, một Hội đồng Quản trị Tổ đ́nh Ấn Quang gồm chín vị, do Ḥa thượng Thích Huệ Hưng làm Tổng lư, đă được bầu ra để đảm đương Phật sự. Ḥa thương Thích Thiện Ḥa viên tịch năm 1978. Tên tuổi Ḥa thương gắn liền không chỉ với sự nghiệp mở mang chùa Ấn Quang và c̣n với sự nghiệp đào tạo hàng trăm giảng sư và hàng ngh́n Tăng Ni sinh làm sứ giả của Như Lai đi bổ xứ trụ tŕ các chùa ở các tỉnh miền Nam.



__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Am Cây Đề (Thanh Ninh tự)
Nguyễn Thế Long - Phạm Mai Hùng



Chùa Am Cây Đề ở số 2 phố Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đ́nh, Hà Nội. Thanh Ninh là têng làng được dùng để gọi tên chùa. Tên chùa Am Cây Đề xuất hiện năm Cảnh Hưng 7 đời vua Lê Hiến Tông (1746) khi một viên quan họ Trịnh cho xây một am nhỏ dưới gốc cây bồ đề trước cửa chùa.

Chùa thờ Phật, ngoài ra c̣n có đền Ngọc Thanh là nơi thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo cùng các thân quyến. Tương truyền chùa được xây dựng từ đời vua Lư Thái Tông niên hiệu Thiên Thành (1031) và là một trong 95 ngôi chùa nổi tiếng ở nước ta thời bấy giờ. Dấu tích khởi dựng không c̣n nữa, năm Cảnh Hưng nguyên niên (1739), chùa được dựng lại đơn sơ nên có tên gọi là "Chùa Cỏ". Từ thời Lê về trước, khu vực quanh chùa là nghĩa trang của kinh thành v́ thế viên quan họ Trịnh mới xây am nhỏ để thờ các cô hồn. Theo dân gian, vào đầu xuân Kỷ Dậu, một số thi hài nghĩa quân Tây Sơn hy sinh khi giải phóng thành Thăng Long đă được an táng quanh chùa.

Chùa xây trên một khu đất cao, trước đây là một khuôn viên rộng răi, có nhiều cây cổ thụ. Hiện nay chùa gồm cổng, sân, đền Ngọc Thanh và toa tam bảo. Cổng chùa được xây kiểu tam quan có 3 cổng nhỏ, trên có 4 mái nhỏ. Đền Ngọc Thanh nằm theo hướng bắc, trông thẳng ra cổng. Đền có kiến trúc h́nh chuôi vồ gồm bái đường 5 gian, hậu cung 3 gian. Đền lợp ngói ta, hai đầu xây kiểu bít đdốc, các v́ làm kiểu kèo cầu quá giang, tường gạch quây quanh.

Ṭa tam bảo của chùa cũng h́nh chuôi vồ gồm tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian. Chùa dựng trên nền cao, quay hướng đông nam, xây kiểu tường hồi bít đốc. Các v́ làm nhiều dạng khác nhau (có thể do đă sửa chữa nhiều lần). Ở tiền đường, v́ kèo làm kiểu "thượng chồng giường giá chiên, hạ kẻ". Các v́ kèo có chạm hoa lá, vân mây xoắn, tứ linh, tứ quư.

Chùa hiện c̣n giữ được 35 pho tượng tṛn. 12 pho ở đền Ngọc Thanh, 3 đôi lọ độc b́nh sứ, 1 đôi choé sứ men trắng vẽ lam, 4 long ngai, 2 cửa vơng, 5 hoàng phi, 1 ống bút, 1 chuông đồng đúc niên hiệu Cảnh Thịnh 6 (1797) có tên là "Thanh Ninh tự hồng chung".

Năm Gia Long 7 (1808) sư cụ Tịch Quang trụ tŕ tại chùa đă cho trùng tu, tô tượng và đúc chuông. Tấm bia "Thanh Ninh thiện tự bi kư" do tiến sĩ Phạm Quư Thích soạn năm 1779 có ghi: "Bên ngoài cửa tây thành Thăng Long nước ngọt mà đất th́ hoang vu, chùa Thanh Ninh ở đó." Đến năm Khải Định 8 (1923) chùa lại được trùng tu. Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, chùa đă bị giặc đốt phá. Năm 1949 sư cụ Đàm Th́n đă cho xây lại chùa và đền Ngọc Thanh v́ vậy dấu tích cũ không c̣n nữa.

Chùa đă được Bộ Văn hóa và thông tinh xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 22/7/1981.





nguồn: Chùa Hà Nội
SH (đánh máy)


__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Anh Linh (Anh Linh Tự)
Nguyễn Thế Long - Phạm Mai Hùng



Chùa Anh Linh thuộc xă Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, ngoài thành Hà Nội, và cách trung tâm thành phố về phía tây bắc. Đi theo đường Hoàng Hoa Thám đến chợ Bưởi, qua Nghĩa Đô, rẽ tay phải khoảng 3 km là đến di tích.

Tương truyền chùa Anh Linh được lập từ thời Trần, do công chúa Trần Khắc Hăn vâng lệnh vua cha là Trần Nhân Tông, chiêu mộ những người phiêu tán đến phía bắc kinh thành Thăng Long để khai hoang và lập ra xă Cổ Nhuế. Khi lập làng cũng đồng thời lập chùa để thờ Phật.

Chùa có mặt bằng h́nh chữ "đinh", tiền đường gồm 3 gian xây kiểu "tường hồi bít đốc". Hai bộ v́ gian giữa làm kiểu "giá chiêng, con nhị", phân cốn nách là nhà tổ, một bên là nhà Mẫu. Chùa đă bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp, đă qua nhiều lần sửa chữa. Tượng Phật trong chùa đầy đủ, có phong cách nghệ thuật cuối thời Nguyễn. Chùa c̣n lưu giữ được tấm bia năm Cảnh Trị đời Lê (1664) và bia năm Tự Đức 12 (1864).

Chùa Anh Linh (cùng với đền Bà Chúa) đă được bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật ngày 21/6/1993.





nguồn: bạn đọc góp bài
SH (đánh máy)


__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Bảo Tháp, nơi có 3 người tu thành Phật
Vũ Kiêm Ninh



Đó là ngôi chùa cổ tên gọi là Bảo Tháp tự, dân gian gọi là chùa Bồ Tát, thuộc địa phận thôn Thượng Phúc, xă Tả Thanh Oai, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội.

Làng Thượng Phúc thời trước thuộc tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông, có 5 xóm là Phú, Quư, Thọ, Khang, Ninh. Sau cách mạng tháng Tám 1945 hợp với Nhân Ḥa thành xă Phúc Ḥa. Năm 1949 lập đại xă Tả Ḥa gồm Tả Thanh Oai, Phúc Hoà và Siêu Quần, sau đổi tên thành xă Đại Thanh, huyện Liên Nam, Hà Đông. Đến năm 1966, xă Đại Thanh đổi tên thành xă Tả Thanh Oai gồm 4 thôn: Tả Thanh Oai, Nhân Ḥa, Thượng Phúc và Siêu Quần.

Làng Thượng Phúc nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, vùng cuối huyện Thanh Tŕ, trải dài theo bờ con sông Nhuệ. Một bên là làng mạc trù phú, một bên là ḍng sông chảy lững lờ. Bờ sông có nhiều tre mọc ken chắn sóng, tạo thành một vẻ đẹp êm đềm của thôn quê. Đây cũng là nơi mà các bậc hoàng thân, quốc thích, đế vương t́m đến tu hành rồi đắc đạo thành Phật.
Về Thượng Phúc ta gặp chùa Bảo Tháp, một ngôi chùa được khởi dựng từ cuối đời Lư do vị hoàng thân nhà Lư là hoàng thúc Lư Thầm (con vua Lư Cao Tông, chú của Lư Chiêu Hoàng) đến lập am và tu, chân thân của Ngài đă hóa thành địa mạch liên hoa, nay tại chùa c̣n bảo tháp và đôi câu đối:

Hộ quốc, xuất gia, bát đại thiên hoàng quang Lư diệp
Chân thân hóa Phật, thiên thu địa mạch dũng liên hoa.


(Giúp nước, tu hành ḍng dơi tám đời nhà Lư
Chân thân thành Phật, ngàn năm địa mạch đài sen)

Đến năm 1328 (thời nhà Trần) có vị cao tăng Hồ Bà Lam đến tu. Ông là hoàng thân nhà Hồ, khi tu ở chùa ngoài việc tụng kinh niệm Phật c̣n đi thu nhận những trẻ mồ côi, cô nhi, quả phụ về chùa nuôi dưỡng. Nhân dân đương thời ca ngợi, tôn Ngài là Bồ Tát sống; có câu ca rằng:

Cô nhi quả phụ các nơi
Đến chùa đều được Tổ nuôi hàng ngày
Không cơm mặn th́ cơm chay
Nhiều khi Tổ phải đi “vay” nuôi người


Ngài tu ở chùa cho đến khi Hoàng thái hậu Minh từ Hồ Thuận Nương (mẹ vua Trần Nghệ Tông) về lánh nạn Chiêm Thành đánh phá Thăng Long. Bà mến cảnh chùa, mộ đạo Phật, nên xin ở lại chùa đi tu. Nhà sư thấy bà tướng mạo cốt cách quả là người nhân hậu, có căn duyên nên đă trao truyền Y Bát rồi tự lên giàn hỏa, hóa Phật. Đó là ngày 14 tháng Tư. Sử cũ không chép về sự kiện này, nhưng tại Thượng Phúc, mỗi khi nhà chùa làm giỗ Tổ, các bà văi lại hát chèo đ̣, kể hạnh:

Tổ ngồi niệm Phật ung dung
Mặc cho lửa cháy tứ tung bốn bề
Dân làng thương khóc thảm thê
Tổ bảo: “Đi về, đừng có khóc thương
Ta lên Cực Lạc Tây Phương
Tháng Tư - Mười Bốn ta thường về đây…”


Hiện nay tại khám thờ Tổ vẫn c̣n tượng pháp của Ngài và đôi câu đối:

Lục dương sơ bát thời, Thần giáng phi duy Tây hữu
Tứ nguyệt thập ngũ nhật, Phật thành khởi thị Nam vô


(Tháng sáu, ngày tám thần giáng, chẳng phải Tây Trúc mới có
Tháng tư, ngày rằm thành Phật, khởi tự nước Nam)

Tuân theo đạo hạnh của Bồ Tát Hồ Bà Lam, làng Thượng Phúc mỗi khi mở hội chùa, nhà dân đều nấu cháo để ngoài cửa mời khách qua đường. Ai đói cứ ăn tự nhiên không câu nệ. Dân gian c̣n tin rằng mỗi khi đến ngày giỗ Tổ bao giờ cũng có sự chuyển thời tiết:

Đang nồm mà dậy gió may
Cả làng đều biết hôm nay Tổ về


Sau ngày làm lễ, thường có cuồng phong thổi từ Tây Nam về Đông Bắc báo hiệu Tổ đă ra đi.

Như kể trên, vị Bồ Tát thứ ba đến tu tại chùa chính là bà Minh từ Hồ Thuận Nương. Bà người huyện Diễn Châu, Nghệ An, lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra hai con đều làm vua (Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông). Từ khi trông coi chùa Bảo Tháp, trong hơn ba năm, bà tu sửa chùa, lại xây thêm chùa Phúc Khê (c̣n gọi là chùa Dâu thờ Pháp Vũ) ở cuối làng. Đức độ của bà được dân mến phục, khi triều đ́nh đón bà về kinh, làng lưu luyến tiễn đưa. Đúng lúc đó có đám mây ngũ sắc sà xuống bao phủ, khi mây tan, bà đă không c̣n ở cơi trần. Dân liền lập miếu thờ ngay trên nền đất nhà cũ, gọi là miếu Minh từ.

Khi B́nh Định vương Lê Lợi khởi nghĩa, mang quân ra Bắc đánh quân Minh hành quân qua miếu Minh từ nghỉ lại, vua Lê được bà Minh từ báo mộng sẽ âm phù giúp vua “kháng Minh phục quốc”. Nhà vua tiến quân chém được Liễu Thăng, bức hàng Vương Thông, giải phóng Thăng Long, lập lại nền độc lập tự chủ. Nhớ ơn bà, vua Lê đă sắc phong đức Minh từ Hồ Thuận Nương là “Thượng Đẳng Phúc Thần Hưng Quốc”, sắc cho xây dựng đền miếu thờ làm Thành Hoàng làng.

Nay tại Minh từ và đ́nh c̣n đôi câu đối ca ngợi:

Đế hậu vị tha, sơn thế cao phong tiêu vũ trụ
Thần uy Phật đức, độ nhân phúc lượng đẳng hà sa


(Ḷng thương của Đế hậu cao như núi, sánh cùng vũ trụ
Uy đức Thần Phật cứu người, phúc nhiều như cát sông).

Như vậy là trên đất Thượng Phúc trong khoảng thời gian thịnh đạt của đạo Phật đă có 3 người tu đắc đạo, được nhân dân tôn thờ. Ngoài điển tích vừa kể, chùa Bảo Tháp là một ngôi chùa đẹp, mang nét nghệ thuật thế kỷ 17-18. Chùa có chùa Trong, chùa Ngoài, bố trí theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Nhà tiền đường, nhà thượng điện là nơi thờ Phật với nhiều tượng Phật c̣n nguyên nét xưa, các lớp sơn cổ truyền vẫn đẹp bền. Chùa Trong là nơi thờ Tổ Hồ Bà Lam. Sân trước tiền đường có hai ṭa bảo tháp tượng trưng của Phật Tây Trúc và Phật nhà Lư.

Tại nơi đây c̣n giữ được nguyên bản 32 đạo sắc (chủ yếu của miếu Minh từ) ngọc phả, bia đá năm Quang Thái thứ 3 thời Trần Thuận Tông, bia “Mộc Bản” khắc năm Bảo Thái thứ hai, chuông đồng đúc thời Gia Long, khánh đồng đúc thời Thiệu Trị…

Miền quê Thượng Phúc với hai ngôi chùa, miếu Minh từ và các hiện vật cổ rất quư, cần chú ư giữ ǵn, bảo vệ được nét đẹp của văn hóa dân tộc. Chùa Bảo Tháp đă được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa từ năm 1990.





nguồn: bạn đọc góp bài
bạn đọc (sưu tầm)


__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Bà Ngô
không rơ tác giả



Chùa Bà Ngô c̣n có tên gọi là chùa Ngọc Hồ, ở số nhà 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, Hà Nội. Theo cuốn Thăng Long cổ tích khảo th́ chùa được xây dựng vào thời vua Lư Thần Tông (1127 - 1128), cũng theo đó vào thời Lê, có một người con gái đẹp lấy chồng là một nhà buôn người Hoa giàu có, bà đă bỏ tiền ra xây dựng lại ngôi chùa này to đẹp hơn chùa cũ, do đó mới có tên Bà Ngô (Ngô Khách). Chùa được sửa chữa và làm mới qua nhiều năm như 1863, 1864, 1865...Thời kỳ Bảo Đại, chùa được sửa chữa lớn nên đă có câu đối (tạm dịch): "Không nhớ tháng Bà Ngô sửa chữa, Chỉ biết năm Bảo Đại khánh thành". Về kiến trúc, tam quan của chùa là gác chuông 2 tầng, 8 mái với 8 góc đao cong. Một quả chuông đồng đúc năm Canh Dần Thành Thái 2 (1887) được treo ở giữa tam quan có ḍng chữ Ngọc Hồ tự chung. Phật điện gồm tiền đường và hậu cung làm theo kiểu chữ Đinh. Hiên trong tiền đường dạng ṿm cuốn mở rộng bằng một v́ vỏ cua, là một kiểu kiến trúc ít có ở miền Bắc mà chỉ thấy ở Hội An, Huế với 2 đầu làm theo kiểu nhà kèn. Hậu cung 4 gian có nhiều của vơng. Nhà Tổ, ngoài 2 ban thờ các sư tổ Bồ Đề đạt ma, các sư tổ của chùa đă viên tịch, c̣n có bàn thờ đức Văn Xương.

Điện Mẫu thờ các Mẫu, Ngọc Hoàng và vua Lê Thánh Tông ngồi trong ngai rồng. Hai bên thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng hai gia tướng Yết Kiêu và Dă Tượng. Tượng trong chùa hiện có 35 pho được sắp xếp dọc Phật điện. Ngoài những pho như Tam thế, A di Đà tam tôn, Quan Âm thiên thủ thiên nhăn, Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, c̣n có 10 vị Diêm Vương và tượng Bà Ngô trang phục gần như tượng Mẫu. Tượng Tổ mang nhiều nét chân dung của sư nữ... Chùa Bà Ngô được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá năm 1993.





nguồn: bạn đọc góp bài
bạn đọc (sưu tầm)

__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Báo Quốc (Sắc Tứ Báo Quốc Tự)
Vơ Văn Tường và Huỳnh Như Phương



Dừng chân ở giếng Hàm Long để tận hưởng những giây phút mát mẻ nhờ những gàu nước trong trẻo được kéo lên ở độ sâu hơn 4m, du khách sẽ thanh thản khi bước lên những bậc cấp vào chùa Báo Quốc trên đồi Hàm Long.

Tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế, chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự" có ghi ḍng chữ : "Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề".

Vào thời Nguyễn, chùa đă được trùng tu nhiều lần. Năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung, bảo khánh ? và đổi tên là chùa Thiên Thọ. Thiền sư Phổ Tịnh được cử làm trụ tŕ trong thời gian này.

Năm 1824, vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc lấy tên "Báo Quốc Tự". Nhà vua đă tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ Vạn thọ tứ tuần đại khánh vào năm 1830.

Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, vua Tự Đức và Hoàng Thái hậu Từ Dũ đă ban tiền trùng tu ngôi chánh điện và các công tŕnh khác. Chùa đă được liên tục trùng tu, mở rộng đến cuối thế kỷ XIX.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 1930, chùa đă có nhiều đóng góp về mặt đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Năm 1935, trường Sơ đẳng Phật giáo được mở tại chùa. Đến năm 1940, trường Cao đẳng Phật giáo cũng lại được mở tại đây. Chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tăng Ni cho đến ngày nay.

Năm 1957, Giáo hội Tăng già Thừa Thiên và Ban Quản trị chùa đă tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Ḥa thượng Thích Trí Thủ, vừa là Giám đốc Phật học đường, vừa là trụ tŕ chùa, đă có những đóng góp to lớn cho Phật giáo nói chung và cho việc tái thiết ngôi tổ đ́nh trang nghiêm với những nét kiến trúc cổ kính nói riêng.

Chùa được xây dựng kiểu chữ "Khẩu" trong khuôn viên rộng khoảng 2 ha. Qua cổng tam quan cổ kính, đồ sộ, du khách đi qua một sân rộng, đến sân trong trồng nhiều cây tùng và các cây cảnh khác, có lan can bao bọc. Phía trái là khu tháp Tổ, cổ nhất là tháp Ngài Giác Phong, xây năm 1714, cao 3,30m. Ở tiền điện có 4 trụ đắp rồng nổi, ở thành bậc tam cấp cũng có đôi rồng, hai vách trang trí hoa văn bằng mảnh sành rất công phu.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Các tượng thờ đều đặt trong khung kính. Án thờ cao nhất ở gian giữa là tượng Phật Tam Thân và hai bộ kinh tạng Đại Thừa. Trước tượng Tam Thân là bảo tháp thờ xá-lợi Phật. Án thờ kế là tượng đức Phật Thích-ca, hai bên là tượng A-nan và Ca-diếp. Án ngoài cùng đặt một bộ kinh Pháp Hoa, hai bên là chuông, mơ. Án hai bên thờ đức Phật Dược Sư và Bồ-tát Quan Âm. Đây là cách thờ tự đă được sửa đổi từ khi Ḥa thượng Phước Hậu được phong Tăng cang và trụ tŕ chùa Báo Quốc vào năm 1939. C̣n trước phong trào Chấn hưng Phật giáo, chùa Báo Quốc cũng như đa số các chùa cổ ở Huế đều chịu ảnh hưởng thuyết "Tam giáo đồng nguyên".

Từ năm 1959, trong khuôn viên của chùa, trường tiểu học Hàm Long được thành lập do thầy Thiên Ân làm Hiệu trưởng. Đến năm học 1961 -1962, trường mở thêm bậc trung học do thầy Thân Trọng Hy làm Hiệu trưởng. Kế tiếp Hiệu trưởng là các thầy Trương Như Thung, Thích Phước Hải, Thích Thiện Hạnh, Thích Đức Thanh, Thích Hải Ấn. Ban đầu trường có tên là Trường trung tiểu học tư thục Hàm Long, sau đổi tên là Trường Bồ Đề Hàm Long, hoạt động đến năm 1975.

Ngày nay, tên trường Hàm Long chỉ là một kỷ niệm ngọt ngào như nước giếng Hàm Long, nhưng đóng góp của chùa Báo Quốc về mặt giáo dục thật đáng ghi nhận.





nguồn: Danh Lam Nước Việt (www.thuvienhoasen.org)


__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự)
Vơ Văn Tường và Huỳnh Như Phương



Đi lối cầu Đuống theo đường đê hữu ngạn hoặc rẽ trái từ ga Phú Thụy trên đường đi Hải Pḥng, khoảng 15km, du khách sẽ đến xă Đ́nh Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc - trước kia là làng Á Lữ, xă Nhạn Tháp, huyện Siêu Loại - nơi có chùa Bút Tháp nằm giữa cánh đầng nh́n về phía Nam.

Chùa có tên là Ninh Phúc Tự. Khi Thiền sư Huyền Quang đến tu tại đây, ông đă cho xây tháp cao 9 tầng trang trí h́nh hoa sen , nhưng ngọn tháp đó ngày nay không c̣n nữa. Tháp Báo Nghiêm mang h́nh dáng quản bút khổng lồ vươn lên trời cao mà chúng ta thấy ngày nay được Thiền sư Minh Hành (1596-1659) dựng năm 1647. Năm 1876 tháp này được vua Tự Đức đặt tên là Tháp Bút, ngôi chùa từ đó mang tên Bút Tháp. Tháp xây bằng đá ghép, có 5 tầng, h́nh 8 cạnh, cao 13,05m, đỉnh tháp h́nh nậm rượu, giữa các tầng có gờ mái uốn cong. Bệ tháp mỗi bề rộng hơn 3m, có 2 lần tường bao bọc. Ḷng bệ tháp đặt tượng Thiền sư Chuyết Công (1590 - 1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ tŕ ở chùa. Trước phút viên tịch, Thiền sư đọc cho đệ tử nghe bài kệ :

Tre gầy thông vót nước rơi thơm
Gió thoảng trăng non mát mát rờn
Nguyên Tây ai ở người nào biết?
Mỗi chiều chuông nổi đuổi hoàng hôn.


(Thích Thanh Từ dịch)

Vua Lê Chân Tông đă sắc phong cho Ḥa Thượng Chuyết Công hiệu "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư".

Sau đó, Hoàng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, hiệu Pháp Tánh, người làng Á Lữ xin cha là Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cho trùng tu lại chùa Bút Tháp ở quê nhà. Bà đă cùng Thiền sư Minh Hành chăm sóc việc trùng tu. Đến khi vua Lê Thần Tông băng hà, Bà đă về tu hẳn ở chùa.

Phong cách kiến trúc đời Hậu Lê để lại rất rơ nét trên kiến trúc chùa Bút Tháp. Được xây dưng theo kiểu "Nội công ngoại quốc" như chùa Dâu, chùa Bút Tháp có một quần thể kiến trúc bao gồm : tam quan, gác chuông, ṭa thiêu hương, thượng điện, cầu đá, ṭa Cửu phẩm Liên hoa (Tích thiện am), nhà chung, phủ thờ, hậu đường. Tất cả gồm 10 ṭa nhà, nằm trên một trục dài hơn 100m. Bên trái chùa là nhà tổ và tháp Báo Nghiêm. Lùi về phía sau có tháp Tôn Đức. Xung quanh ṭa thượng điện là hàng lan can đá gồm 36 phiến chạm trổ tinh vi những cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước với h́nh ảnh c̣ bay trên đầm sen, cá lội, trẻ chăn trâu và một số điển tích khác như cá hóa rồng, tứ linh, tứ quí, Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh...

Bước vào ṭa thượng điện, cảm xúc về cái trác tuyệt hiện lên khi ta đứng trước tác phẩm điêu khắc nổi tiếng: tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhăn.

Tượng Quan Âm cao 3,70m bằng gỗ phủ sơn được một nghệ nhân họ Trương tạc vào năm 1656. Tượng có 11 khuôn mặt , 994 tay với 994 con mắt nằm trong ḷng mỗi bàn tay. Dưới chiếc mũ hoa sen, khuôn mặt chính diện trang nghiêm mà hiền ḥa, hai bên má c̣n có hai khuôn mặt khác. Lại thêm 8 đầu nhỏ xếp thành h́nh tháp 3 tầng, trên đỉnh là một pho tượng nhỏ. Trước ngực hai tay chắp lại, sau lưng 40 cánh tay vươn ra hài ḥa như h́nh lá sen, phía ngoài là 952 cánh tay nâng con mắt tạo thành một ṿng hào quang. Trên đỉnh tượng là một đôi chim thần đầu người x̣e cánh rộng áp vào nhau. Tượng đặt trên ṭa sen, do một con rồng vươn lên mặt nước đội đỡ. Bốn góc là 4 pho tượng lực sĩ thân h́nh vạm vỡ ra sức nâng bệ tượng.

Bao thế kỷ qua, Quan Âm vẫn ngồi đó, ngh́n mắt để nh́n thấy mọi trầm luân của trần gian và ngh́n tay để sẵn sàng cứu vớt chúng sinh. Chiêm ngưỡng pho tượng, ta có cảm giác như đức Phật nghe được tất cả những âm vang của cuộc đời và truyền cho con người ḷng nhân ái khoan dung cùng sự b́nh thản trong tâm hồn.





nguồn: Danh Lam Nước Việt (www.thuvienhoasen.org)


__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Bồ Đề
Nguyễn Thế Long - Phạm Mai Hùng



Chùa Bồ Đề thuộc xă Nhân Chính, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố vào khoảng 7 km về phía Tây.

Chùa Bồ Đề là một ngôi chùa có quy mô kiến trúc vừa phải, đă qua nhiều lần sữa chữa. Chùa có tam quan đẹp, ṭa tam bảo và nhà tiền đường, thượng điện xây theo kiểu bít đốc, Chùa có đầy đủ hệ thống tượng Phật. Chùa có 1 quả chuông cũ và 1 chuông đúc năm 1814.

Tương truyền khi nghĩa quân Lam Sơn bao vây thành phố Đông Quan (Hà Nội) có đóng bản doanh tại chùa và đ́nh Cự Chính.

Chùa Bồ Đề (cùng đ́nh Cự Chính và g̣ Đống Thây) đă được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạn di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật ngày 28/9/1990.



__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Bút Tháp
Minh Trang






Chùa Bút Tháp nằm ở thôn Bút Tháp, xă Đ́nh Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có nhiều tháp, nổi tiếng nhất là tháp Báo Nghiêm cao 13m bằng đá, tám mặt và c̣n được gọi là tháp bút nên chùa có tên là Bút Tháp. Chùa có tên chữ Ninh Phúc Tự.

Là một ngôi chùa được tu tạo vào thời nở rộ của những kiến trúc "trăm gian", chùa Bút Tháp có quy mô bề thế so với những ngôi chùa cùng thời.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê theo kiểu "nội công ngoại quốc", với bố cục gọn gàng và rất sinh động. Các đơn nguyên kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm, nhưng lại rất tự nhiên ở khu vực xung quanh. Ngoài cùng là tam quan, tiếp đó là gác chuông hai tầng tám mái, kế đó là chùa Hộ, nhà Thượng điện, Cầu Đá, toà Tích Thiện Am, Trung Đường, Phủ Thờ, nhà Hậu Đường và kết thúc là hàng tháp đá sau nhà Hậu Đường, trong đó có tháp đá Tôn Đức năm tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị Thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Bên trái chùa có nhà thờ tổ Chuyết Chuyết và ngôi tháp đá tám mặt, năm tầng cao 13m là nơi táng xá lị của Thiền sư Chuyết Chuyết.

Chùa Bút Tháp có kiến trúc hoà nhập với môi trường thiên nhiên bao quanh. Người xưa đă biết kết hợp cảnh quan của cả vùng để tạo nên sự hoà nhập đó. Với cảnh quan hiện có, chúng ta thấy bên trái chùa có ḍng sông Đuống, trước cửa chùa là đồng ruộng mênh mông, xa xa ở phía trái và phía phải chùa có núi Tam Đảo, núi Phật Tích bao bọc. Chúng ta có cảm giác rằng người xây dựng chùa như muốn kiến trúc này hoà nhập vào không gian mênh mông đó. Và đến lượt ḿnh, kiến trúc lại tô điểm cho không gian thêm đẹp. Chùa không vươn lên theo chiều cao mà các đơn nguyên kiến trúc đều được trải dài theo mặt bằng. Bút Tháp là một ngôi chùa lớn, bề thế của nó dường như bị giản thể, điều đó hoàn toàn dễ hiểu v́ đứng trước sự mênh mông của đồng ruộng th́ quy mô to lớn của nó không c̣n. Cái đọng lại là ư nghĩa tâm linh của ngôi chùa: không có ǵ cao hơn Phật pháp, không có ǵ cao hơn ḷng sùng kính của chúng sinh trước Đức Phật. Mặt khác, do hoàn cảnh địa lư của một xứ sở nhiều nắng, lắm mưa, nên người Việt buộc phải có kiến trúc với những bộ mái lớn. ở chùa Bút Tháp cũng vậy, nh́n từ ngoài vào, chúng ta sẽ thấy ngay chiều rộng của mái chiếm gần 2/3 chiều cao. Hiện tượng đó càng như kéo kiến trúc xuống sát mặt đất hơn, kết quả là kiến trúc trở nên đầm ấm và con người đến với di tích Bút Tháp đă không cảm thấy thân phận của ḿnh bị ch́m đi mà tâm tư vẫn dồn vào những ư niệm về đạo pháp. Điều đó có ư nghĩa là, sinh hoạt tâm linh không v́ sự to lớn của ngôi chùa mà bị ảnh hưởng. Chính v́ thế mà không gian của chùa Bút Tháp như vừa đóng, vừa mở, dù có tường vây bao bọc mà ranh giới giữa chùa với bên ngoài ít phân biệt trong tâm thức.

Mặc dù chùa Bút Tháp có khá nhiều đơn nguyên kiến trúc, song nó không gây cho chúng ta một cảm giác nhàm chán và tẻ nhạt, bởi lẽ những người xây dựng chùa đă xử lư rất tốt về tỷ lệ, độ giăn cách, độ cao của tầng nền và nhịp điệu cao thấp của các công tŕnh. Tầng nền cao nhất ở chùa là toà Thượng Điện với sự tăng dần theo chiều cao, bắt đầu từ toà Tiên Đường đến nhà Thiệu Hương, rồi độ cao bị đột ngột hạ xuống ở hồ nước nhỏ có cây cầu "vồng" bằng đá bắc qua. Từ toà Tích Thiện Am, độ cao của nền một lần nữa lại được nâng lên qua Trung Đường, và cao nhất là Phủ Thờ rồi lại hạ xuống ở Hậu Đường. Rơ ràng, nền của các công tŕnh kiến trúc ở Bút Tháp đă diễn ra theo một nhịp điệu nhất định và đều hàm chứa bên trong nó một ư nghĩa tư tưởng. Độ cao thấp của các công tŕnh kiến trúc cũng diễn tả theo một nhịp điệu tương tự. Gác chuông hai tầng và toà Tích Thiện Am ba tầng mái là những điểm cao nổi trội của tổng thể khu chùa, tạo nên một thế lô xô vui mắt cho mái của các đơn nguyên kiến trúc, đồng thời, nó gây một cảm giác như ngôi chùa đang trôi bồng bềnh trong cơi Phật. Hơn nữa toà Tích Thiện Am không chỉ là một toà nhà độc đáo về phương diện đạo pháp, nó c̣n có ư nghĩa to lớn về mặt kiến trúc. Lần đầu tiên ở nước ta thấy xuất hiện loại kiến trúc này như tiền thân của chùa Tây Phương và chùa Kim Liên vào thế kỷ thứ 18.

Chùa Bút Tháp có một hệ thống tượng tṛn rất đặc sắc so với những ngôi chùa khác. Có ba loại tượng chính, đó là tượng Phật giáo, tượng chân dung gồm tượng các vị tổ chùa và tượng hậu chùa, tượng thờ Mẫu.

Tượng Phật giáo ở đây có nhiều loại, như tượng các vị Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng các vị La Hán... trong đó có những pho rất quư, nổi tiếng cả nước và được giới nghiên cứu xem là khuôn mẫu của tượng Phật giáo Việt Nam, như tượng Quan Âm ngh́n mắt ngh́n tay, tượng Tuyết Sơn, bộ tượng Tam thế Phật...

Trang trí ở chùa Bút Tháp hết sức nổi bật trên hai loại chất liệu là gỗ và đá được thể hiện ở trên các chi tiết kiến trúc cũng như trên đồ thờ.

Đến chùa Bút Tháp, người ta thường tập trung chú ư vào hàng lan can bao quanh toà Thượng Điện, chiếc cầu đá ong vồng lên, tháp đá Báo Nghiêm, ngọn tháp quay và một số nhang án bằng gỗ.

Với những giá trị đặc sắc và nổi bật, chùa Bút Tháp xứng đáng là một di tích Phật giáo độc đáo nhất của đồng bằng Bắc Bộ.





nguồn: bạn đọc góp bài


__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Bí ẩn của pho tượng Phật chùa Bút Tháp
Lê Đ́nh Quỳ



Pho tượng nổi tiếng Quan Âm ngh́n mắt ngh́n tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lư sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17.

Tượng Quan Âm ngh́n mắt ngh́n tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ư chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc th́ tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).

Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhăn (dân gian gọi là Quan Âm ngh́n mắt ngh́n tay) có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau:

1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng ḥa thiên - địa - nhân. Khi nh́n vào tượng, ṿng tṛn phía sau được gắn gần một ngh́n bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các v́ sao.

Từ xa xưa, người Việt cổ đă nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là b́nh minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ư nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xă hội. Mặt trời sáng ngời c̣n biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ư này, tác giả đă khắc con mắt trong ḷng bàn tay biểu tượng cho hàng ngh́n v́ sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn v́ sao đang quan sát trần gian.

2. Trên đă có trời, h́nh tṛn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; h́nh vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới ṭa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm ngh́n mắt ngh́n tay ngồi trên ṭa sen, cả ṭa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào ṭa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó c̣n nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cơi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đă chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cơi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".

3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đă gắn kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả ṿng tṛn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành h́nh tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. H́nh tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại ḷng ḿnh để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cơi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ h́nh nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.

4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ư nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ư chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ư muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn vơ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho vơ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của ḿnh, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có ḷng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu th́ phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ư chí kiên định tạo nên thành quả.

5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đă chín muồi: Tác giả Trương Thọ Nam đă tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang h́nh khối, bố cục đường nét rất lăng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đă tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lư-Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lư được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.

Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm ngh́n mắt ngh́n tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có h́nh thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đă đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lăm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.





nguồn: Khoa Học & Đời Sống

__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Kiến trúc ngôi chùa trong lịch sử Việt Nam
không rơ tác giả



Trong lúc văn hoá Hán thâm nhập bằng bạo lực, th́ từ đầu Công nguyên cùng với sự giao lưu kinh tế với Ấn Độ, nhân dân ta đă tiếp nhận sự thâm nhập hoà b́nh của đạo Phật, lấy Phật giáo làm ngọn cờ và vũ khí đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng.

Phật giáo ở giai đoạn đầu, những kiến trúc có thể chỉ là những am miếu thờ Phật. Đầu thế kỷ III, Khương Tăng Hội gọi những kiến trúc Phật giáo ở ta là ''Miếu đường'' hoặc ''Tông miếú', gợi lên những điện thờ tổ tiên theo tín ngưỡng nguyên thuỷ mà người Việt rất mực coi trọng; cho đến thế kỷ V-VI, thư tịch cho biết trên đất Giao Châu đă có tới hai mươi chùa tháp. Từ cuối thế kỷ VI, với sự phát triển của ḍng T́-Na-Đa-Lưu-Chi, Phật giáo dung hợp với các tín ngưỡng dân gian để đi sâu vào trong quần chúng, và do đó chùa tháp phải được xây dựng khá chiều. Nhưng cũng do nó hội nhập đủ các thứ thần linh bản địa, mà cho đến hết thời Bắc thuộc, chùa tháp vẫn chưa có được một mẫu h́nh chuẩn, c̣n tự phát tuỳ theo tập tục địa phương. Những ngôi chùa dựng trong suốt thời Bắc thuộc, cho đến nay không để lại dấu vết ǵ ngoài những ghi chép vắn tắt của thư tịch.

Trải qua giai đoạn đầu của thời kỳ tự chủ ở thế kỷ X, trong bước quá độ xây dựng đất nước, các sư tăng đă là những trí thức tiêu biểu, phục vụ đắc lực cho chính quyền trung ương tập quyền, đặc biệt đă chuẩn bị tích cực cho việc thành lập nhà Lư. Và nhà Lư đă tạo mọi thuận lợi cho Phật giáo trở thành quốc giáo.

Nhưng Phật giáo đời Lư với ba ḍng thiền là Quán Bích, T́-Ni-Đa-Lưu-Chi và Thảo Đường có khuynh hướng tu hành và đối tượng phát triển khác nhau. Theo sử gia Lê Văn Hưu, trong nước "chỗ nào cũng có chùa", hay như Nho thần Lê Quát ở bia chùa Thiệu Phúc th́ ''chỗ nào có người ở tất cả chùa thờ Phật''. Và cụ thể hơn như bia chùa Linh Xứng. ''Hễ có cảnh đẹp núi non th́ không nơi nào là không xây dựng chùa chiền''. Xây dựng ở nơi thắng cảnh nên chùa tháp thời Lư phần lớn là những danh lam. Nhà Lư dựa vào số tự điền và canh phu, chia các chùa đẹp ra làm ba loại là đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam.

Trong kiến trúc chùa tháp th́ càng ngược về nguồn, tháp càng đóng vai tṛ chính, là cái đền Phật giáo. Từ khi Phật giáo mới vào ta, nơi hành đạo của các sư tăng chính là tháp. Thời Lư xây rất nhiều tháp, chỉ kể những tháp được ghi lại cũng gần 20, trong đó một số phế tích để lại đều là tháp lớn: Phật Tích, Tường Long, Chương Sơn, Long Đọi... Khảo cổ học đă đào được nền tháp Tường Long cạnh 8m và nền tháp Chương Sơn cạnh hơn 19m, tất cả đều b́nh diện vuông. Gạch xây tháp Phật Tích có in h́nh những cây tháp giống nhau đều 9 tầng có chiều cao gấp 5 cạnh chân. Các tháp thời Trần c̣n lại có chiều cao gấp 4 cạnh chân. Nếu tháp thời Lư có cùng tỷ lệ trên th́ phải cao khoảng 30-40m (tháp Phật Tích, tháp Tường Long) đến 70-80m (tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn) biểu hiện khí thế vươn lên của cả dân tộc, phù hợp với h́nh tượng trong văn thơ và số liệu trong sử sách. Những cây tháp thời Lư thường xây trên lưng chừng hoặc đỉnh những núi không cao mấy đột khởi giữa đồng bằng là thắng cảnh tự nhiên, lấy núi vững chăi làm nền để tôn vẻ bề thế nguy nga của ḿnh.

Những cây tháp ấy là kiến trúc chính của toàn cảnh chùa và chính thức là điện thờ Phật, trong ḷng tháp có đặt tượng Phật. Các Phật tử tiến hành nghi lễ quanh tượng Phật, có thể ở ngay trong ḷng tháp hoặc chung quanh tháp. Riêng tháp chùa Báo Thiên với tên Đại Thắng Tư Thiên th́ cơ bản là đài chiến thắng, tuy ở chùa và bốn cửa tháp có bốn đôi tượng Kim Cương, nhưng trong ḷng tháp lại có tượng người tiên, chim muông, giường ghế, chén bát bằng đá.

Tháp thời Lư với b́nh diện vuông được bắt nguồn từ các tu viện Phật giáo Ấn Độ vốn là kiến trúc trải rộng được biến thành kiến trúc cao tầng b́nh diện vuông, h́nh tháp, trong có tượng Phật là nơi thờ. B́nh diện vuông của tháp, theo tư duy Việt cổ quan niệm trái đất vuông, được bốn phương neo giữ. Những cây tháp cao ấy không trơ trụi, lại hoà với hành lang, giải vũ ở hai bên, với những toà nhà ở phía sau, và cây cối tạo thành một cảnh quan tổng thể có cả chiều cao và bề rộng, vừa thiêng liêng vừa ấm cúng.

Phong phú hơn tháp cả về số lượng và kiến trúc phải là chùa. Dựa vào thực địa và thư tịch có thể chia chùa thời Lư thành bốn loại có bố cục khác nhau. Trước hết là kiểu chùa dựng trên một cây cột, phát triển theo kiến trúc tháp, tiêu biểu là chùa Một Cột tuy của hoàng gia nhưng đă đi lên từ kiến trúc truyền thống mà gần đây c̣n thấy trong dân gian là cây hương đặt trên đầu cọc, hay trên trụ gạch, toàn thể là bông sen nghệ thuật khổng lồ. Loại thứ hai là những chùa vừa thờ Phật để cầu phúc cho hoàng gia vừa là hành cung để vua nghỉ ngơi khi du ngoạn quanh vùng. Loại chùa này thường được vua đến thăm và để di bút, có quy mô lớn, ngoài tháp c̣n có nhiều kiến trúc vật bề thế. Loại chùa thứ ba không có tháp, cũng không phải là hành cung, quy mô có kém một chút nhưng c̣n rất lớn, phát triển theo chiều sâu và nâng cao dần, hai bên cân đối, khu điện thờ bố cục gần giống mặt bằng của tháp. Ngoài ra c̣n những chùa nhỏ lẫn trong thôn xóm, lúc đầu có thể chỉ là một cái am làm nơi tu dưỡng của một nhà sư, sau đó được mở mang nhưng cơ bản là đẹp trong khuôn khổ gọn nhỏ. Nh́n chung các chùa thời Lư có quy mô lớn, nhưng Phật điện nhỏ, tượng thờ c̣n ít, thường chỉ có một pho tượng Phật ứng với một chiếc bệ chỉ đủ chỗ cho một pho tượng, trong cách thờ có sự tương đồng với cả khu vực Đông Nam Á.

Từ thời Trần, Phật giáo c̣n để lại một số Phật điện và tháp khá nguyên vẹn. Ở giai đoạn đầu, các thiền gia nổi tiếng tập trung ở tầng lớp trên, nên chùa tháp thường được xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà nước, như chùa Phổ Minh. Đến cuối thời Trần, do sự phân hoá xă hội mạnh, chùa làng phát triển c̣n để lại một số điện thờ và nhiều bệ thờ bằng đá. Do quan niệm ''vô chấp'' nên chùa là nơi đàm đạo Phật pháp của chư tăng và Phật tử, có khi thờ Phật mà không cần đến pho tượng nào. Chùa không gắn với h́nh Phật mà không cần đến cả tượng Phật nên ngày nay chưa t́m được pho tượng Phật nào. Chùa không gắn hành cung nữa mà thuần tuư làm nơi tu hành. Một số chùa có tháp, nhưng tháp không c̣n là kiến trúc trung tâm nữa, xây ở ngay sân trước, vẫn nhiều tầng, cao khoảng trên dưới 15m, ḷng hẹp không đủ sức làm một Phật điện, nên phải có một điện thờ Phật ở phía sau. Các chùa làng như chùa Thái Lạc và chùa Bối Khê c̣n giữ được điện Phật xây trên nền cao, mỗi cạnh trên dưới 10m tạo một nền đế gần vuông, bên trên dựng một kiến trúc một gian hai chái, trên mái với các đao cong như bông hoa. Bộ khung gỗ chủ yếu gồm hai v́ kết cấu theo lối chồng rường ở hai bên giá chiêng đặc tạo ra nhiều diện để trang trí. Do điện Phật ở trên nền cao, không có tường vách, bên trong thoáng sáng, nên các h́nh chạm trang trí trau chuốt và ở trên cao vẫn rơ ràng. Ở một số chùa làng, trong điện Phật c̣n giữ được bệ thờ bằng đá dài suưt chiều rộng gian giữa chùa 3m và cao rộng hơn 1m, được người xưa gọi là ''Phật bàn'' hay ''Phật thạch bàn'' tức bàn đá thờ Phật như một nhang án, không có dấu vết tượng đặt trên, và cũng chưa phát hiện được pho tượng Phật nào, Có thể dân gian đă thờ tranh Phật hay chữ ''Phật" chăng?

Sang thời Lê sơ, Phật giáo bị Nhà nước hạn chế, chùa mới không được xây, chùa cũ hỏng bỏ hoặc phải dồn nhiều chùa làm một. Ở một vài làng quê đă t́m được bia đá liên quan đến việc trùng tu chùa. Tuy nhiên số lượng rất ít và dấu tích vật chất của kiến trúc cũng không có ǵ chắc chắn.

Qua sự khủng hoảng của Nho giáo ở đầu thế kỷ thứ XVI, triều Mạc ra đời đă mau chóng ổn định xă hội, phát triển kinh tế cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp. Sự cởi mở về tư tưởng kết hợp với số ổn định về kinh tế đă làm cho Phật giáo được phục hồi. Cùng với sự bảo trợ của lớp quư tộc mới, nhân dân các làng đă sửa chữa và dựng mới nhiều chùa. Các chùa làng thời Mạc về cơ bản vẫn theo h́nh mẫu chùa làng cuối thời Trần, nhất là về kết cấu kiến trúc. Tuy nhiên, nếu như các chùa từ thế kỷ XV trở về trước, trên điện Phật rất ít tượng, th́ từ thời Mạc do cách thờ Phật theo lối ''Thế gian trụ tŕ Phật pháp'' đ̣i hỏi phải có h́nh ảnh cụ thể về thế giới nhà Phật, nên điện Phật đă khá đông đúc cả về số lượng và chủng loại mà tuỳ từng chùa đă t́m thấy bộ ba tượng Tam thế, một số tượng Quan Âm Nam Hải, có cả tượng Thích Ca sơ sinh, thậm chí cả các thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp thành bộ Tứ pháp cũng được Phật hoá... nhưng nói chung vẫn là những nhân vật Phật thoại và thần thoại. Do đó điện Phật vẫn là toà Tam Bảo nhưng được mở rộng hơn về hai bên để chứa được nhiều tượng Phật. Điện Phật đông vui th́ đồng thời cũng b́nh dân hơn, và chùa làng thực sự là trung tâm văn hoá của làng xă.

Vào thế kỷ XVII, do chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài, nhân dân bị động viên cả người và của không đủ sức dựng chùa riêng cho làng nữa, tầng lớp quư tộc không tin ở thực tại nữa, t́m đến cầu cứu cửa Phật, và đă xuất tiền của cho việc mở mang cảnh chùa. Đồng thời Phật giáo Trung Hoa với các phái Lâm Tế và Tào Động cũng thừa cơ du nhập vào ta. Trong chùa ngoài các loại tượng như ở thời Mạc, giờ đây có thêm bộ ba tượng Di Đà tam tôn, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Tuyết Sơn... thuộc thế giới Phật thoại, và cả tượng các cao tăng đá trụ tŕ tại chùa, các vị Phật tử góp nhiều tiền của cho chùa... tức những ngươi đă có những việc thực tiễn lợi ích cho chùa. Ngoài ra, một số cao tăng có công khai sáng chùa, được truyền thuyết hóa với nhiều phép nhiệm màu, giờ đây trở thành ''Đức Thánh'' linh thiêng được giành nơi thâm nghiêm và trang trọng nhất của chùa để thờ. Do Phật điện đông đúc, điện Phật một nếp nhà chữ nhật không đủ sức chứa nữa, lại càng không có chỗ hành lễ, nên khu vực thờ của chùa ngoài điện Phật chuyển sang chữ ''Công'', c̣n có thêm nhà Tổ nữa, và đặc biệt một số chùa có cả điện Thánh, ngoài ra c̣n hành lang giải vũ ở hai bên để chuẩn bị cho các dịp hội chùa hàng năm. Thế là mặt bằng kiến trúc chùa kiểu ''Nội công ngoại quốc'' ra đời, có nghĩa là vừa phát triển ngang, phát triển dọc, lại bao quanh, lại c̣n ở rải rác vườn chùa có thêm các tháp mộ sư.

Chuyển qua thế kỷ XVIII, các kiểu chùa của thế kỷ XVII vẫn duy tŕ, có thêm một số tượng như Kim Cương và đặc biệt nhiều chùa được tô vẽ bộ phù điêu Thập Điện Diêm Vương để răn đe kẻ ác. Đến thời Tây Sơn, với sự phát triển của phong trào chính trị từ Nam ra Bắc, và được sự ủng hộ của cả một số trí thức tiên tiến yêu nước, Phật giáo có bước phát triển mới, nghệ sĩ t́m hiểu các thế thứ sư tổ của Phật giáo Đại thừa để biểu hiện t́nh cảm ca ngợi và phê phán xă hội, đă dẫn tới việc làm mới một số chùa mà nổi trội lên là chùa Tây Phương ở đỉnh một núi đất không cao mấy. Chùa chính gồm ba nếp nhà song song kiểu chữ ''Tam'' giăn cách bởi hai sân hẹp để thông thoáng và lấy ánh sáng, từng nếp nhà lại theo kiểu chồng rường 2 tầng 8 mái, nâng chiều cao không gian trong chùa thích hợp với nhịp điệu các tượng đứng ngồi xen kẽ nhau. Bao quanh chữ ''Tam'' là ṿng tường hồi tưởng lại chữ ''Công''.

Thế kỷ XIX tiếp tục xây thêm nhiều chùa, nhất là khu vực Huế, có sự bảo trợ của triều đ́nh, c̣n ở ngoài Bắc chủ yếu là chùa làng do dân đóng góp xây dựng, nhưng ở những chùa lớn c̣n được sự ,"công đức'' của thương nhân hy vọng buôn may bán đắt, nên tượng ngày càng nhiều và phức tạp, bên cạnh bộ tượng ''Thập Bát La Hán'' bày kín hai hành lang, trong khu tượng Phật c̣n cả tượng Quan Âm Thị Kính, Lăo Đam, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Thập Điện Diêm Vương... lại c̣n thêm cả điện Mẫu để con hương đệ tử hầu đồng bóng, tất cả tạo nên một sự pha tạp hỗn độn.

Chùa tháp là kiến trúc Phật giáo, song Phật giáo ngay từ khi du nhập vào ta trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ, đă gắn liền với làng xóm, nên chùa cũng màng tính chất dân gian của người lao động. Ngay trong giai đoạn thịnh hành nhất của thời Lư, bên cạnh đại danh lam, kiểu hành cung đă không ngăn cấm người b́nh dân, đă có những tiểu danh lam, những am và chùa làng. Chùa làng từ cuối thời Trần ngày càng phát triển, là một cụm trong tổng thể xóm làng, của dân làng, và cả khi có sự bảo trợ của quư tộc vẫn là trung tâm văn hoá của địa phương.

Nh́n chung kiến trúc chùa tháp là sự tổng hoà của kiến trúc vật với môi trường, có các loại nhà cửa quan hệ hữu cơ với hồ ao, sân, vườn đủ loại cây cao thấp, tất cả được quây lại bằng hàng rào hoặc tường xây để giữ nguyên tắc khép kín. Nguyên tắc này c̣n được đặc biệt coi trọng ở nhiều chùa có "Điện Thánh" thâm nghiêm kín đáo. Thậm chí cả khi "Điện Phật" từ thời Mạc về sau dù b́nh đồ chữ "Công" hay "nội công ngoại quốc", và cả "nội tam, ngoại công" th́ cũng biệt lập với bên ngoài, tạo ra một thế giới tôn giáo, một "đất Phật" để ai vào cũng thấy được thăm cảnh riêng. Nhưng ngay trong sự khép kín lại có nguyên lư mở, trước hết là sự hoà quyện của nhà cửa với vườn cây và ao hồ, thực và hư, huyền ảo, nhân quy mô lên. Từng kiến trúc cụ thể có kết cấu riêng, song không ngăn tách ra bằng tường xây, không tạo ranh giới dứt khoát, mọi ḍng chảy của du khách, cả của ánh sáng đều không bị ngắt quăng, vào trong nhà rồi vẫn thấy ngoài trời, lúc nào cũng gần gũi thiên nhiên.

Cái tổng thể và cả cái kết cấu bộ khung gỗ của chùa cũng hoàn toàn cùng quan niệm với ở nhà dân, nếu không phải là kiến trúc dân gian (rơ nhất là các đại danh lam thời Lư), th́ cũng là những kiến trúc mang tính dân gian.





nguồn: Mỹ thuật Lư Trần, Mỹ thuật Phật giáo

__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Vĩnh Nghiêm
Vơ Văn Tường và Huỳnh Như Phương



Từ phi trường Tân Sơn Nhất đi về trung tâm thành phố SG, trên đường Cong Ly, qua khỏi cầu Công Lư, du khách sẽ thấy hiện lên sừng sững ngọn tháp của chùa Vĩnh Nghiêm.

Có thể nói đây là ngôi chùa có kiến trúc bề thế vào bậc nhất nước ta hiện nay. Chùa mang tên Vĩnh Nghiêm, một trung tâm Phật giáo thời Trần ở tỉnh Bắc Giang cũ, nay là Hà Bắc. Vĩnh Nghiêm c̣n là tên tôn xưng Sư tổ Thanh Hanh (1838 - 1936), một cao tăng được tấn tôn Thiền gia Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Bắc Kỳ. Trước năm 1975, Tăng Ni Phật tử miền Bắc sinh sống tại miền Nam tụ tập thành miền Vĩnh Nghiêm, mà trung tâm chính là ngôi chùa này.

Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1964 và khánh thành năm 1971 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế với sự cộng tác của hai kiến trúc sư Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu. Chùa làm theo kiểu chữ "Công" hai lớp mái chồng diêm, mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông.

Chùa gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Tầng trệt có pḥng đọc sách, giảng đường, văn pḥng, pḥng tăng chúng. Tầng lầu có sân thượng rộng khoảng 10m, bên trái là tháp Quan Âm với 7 tầng mái, bên phải có tháp chuông treo quả đại hồng chung do Giáo hội Phật giáo Nhật Bản hiến cúng. Bái điện là một ṭa phạm vũ nguy nga, bề rộng 22m, dài 35m. Những công tŕnh chạm khắc gỗ ở đây có bao hàm tứ linh, bao lam Cửu Long. Đặc biệt có phù điêu trên hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng trong nước và các nước châu Á.

Bàn thờ Phật được thiết kế rất trang nghiêm. Ở bảo điện: chính giữa thờ dức Phật Thích-ca, hai bên là Bồ-tát Phổ Hiền tượng trưng cho đạo hạnh và Bồ-tát Văn-thù tượng trưng cho trí tuệ.

Tại chánh điện đât 6 bức phù điêu La-hán: Khuyến Học La-hán, Thuyết Pháp Văn Pháp La-hán, Đạo Sơn Địa Ngục Tiếp Hóa La-hán, Cúng Dàng La-hán, Cúng Dàng Bố Thí La-hán, Đại Hàn Địa Ngục Tiếp Hóa La-hán. Đó là những tác phẩm chạm khắc gỗ dựa vào bản chính của phái Tịnh độ Nhật Bản. Ở hàng hiên, trước lối vào chánh điện mỗi bên có một pho tượng Kim Cương lớn.

Các mái chùa đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc, mái trước chồng diêm. Giữa đỉnh nóc có bánh xe pháp luân và các góc chạm h́nh đầu phượng.

Nói đến chùa Vĩnh Nghiêm, ngoài tháp chuông, không thể quên hai ngôi tháp đặc sắc là tháp Quan Âm và tháp Xá Lợi Cộng Đồng. Tháp Quan Âm dựng ở bên trái sân thượng trên một diện tích 200m2 . Tháp có 7 tầng mái, từ mặt đất lên đến đỉnh tháp cao 35m. Tháp xây h́nh vuông, mỗi cạnh ở tầng một dài 7m. hai bên cửa ra vào có hai pho tượng Kim Cương đắp nổi, cao 1,48m, ngang 0,74m. Ở 7 tầng của tháp, trên vách đắp nổi 25 tượng Thất Phật Thế Tôn và các vị Tổ, mỗi tượng có khung vuông, cạnh 1,05m.

Tháp Xá Lợi Cộng Đồng xây ở phía sau chùa về bên phải,(KTS Vo Dinh Diep ) khởi công năm 1982 và hoàn thành năm 1984. Tháp có 4 tầng, cao 25m, mang nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam. Tháp là nơi đặt thờ tro hài cốt của những người do gia đ́nh kư gởi, trong đó có những văn nhân thi sĩ tên tuổi như Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương ...



__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Giác Lâm
Vơ Văn Tường và Huỳnh Như Phương



Vị trí bề thế, nhưng quy mô lại khiêm tốn, chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố SG đă được Bộ Văn hóa ra quyết định số 1288 VH/QĐ ngày 16 - 11 - 1988 công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa. Chùa tọa lạc ở số 118 đường lạc Long Quân, phường 23, quận Tân B́nh, trong vùng Phú Thọ Ḥa.

Chùa vốn ở trên g̣ Cẩm Sơn, c̣n gọi là Cẩm Đệm và Sơn Can, do ông Lư Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền của xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tư (1744), đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả khu vực này như sau: rộng ba dăm, cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà có nhă thú. Thi nhân du khách, mỗi dịp tết Thanh minh, Trùng cửu rảnh rỗi, kết bầy năm ba người đến mở tiệc thưởng hoa, chuốc chén ngâm vịnh, ngó xuống chợ búa rộn ràng xa cách ra ngoài tầm mắt,?"

Năm 1772, Ḥa thượng Viên Quang thuộc ḍng Lâm tế tới trụ tŕ, từ đó mới đổi tên là Giác Lâm.

Chùa đă trải qua nhiều lần trùng tu. Lần thứ nhất, vào khoảng năm 1799 - 1804, Ḥa thượng Viên Quang cho xây lại ngôi chùa. Đến năm 1906 - 1909, Ḥa thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Ḥa thượng Như Pḥng, đă cho tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay c̣n treo ở chánh điện.

Khuôn viên chùa khá rông, nằm lọt giữa phố phường đông đúc, chung quanh là những bức tường xây. Qua cổng chùa, ngay giữa sân có dựng tượng Bồ - tát Quan Thế Âm dưới bóng cây bồ đề tán lá xanh tốt. Đây là cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ SriLanca sang trồng ngày 18-6-1953. Nhân dịp này Ngài cũng cúng cho chùa Xá-Lợi Phật Thích-ca.

Ngày 17 tháng 6 năm 1994, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đă tổ chức lễ khánh thánh Bảo tháp Xá-lợi và cung nghinh Xá-lợi Phật từ chùa Long Vân, B́nh Thạnh về chùa Giác Lâm, tôn trí tại Bảo tháp (nguyên từ năm 1953, Xá-lợi Phật được đưa về tôn trí tại chính điện chùa Long Vân). Bảo tháp gồm 7 tầng, h́nh lục giác, mỗi tầng đều có mái ngói, cửa ra vào. Tháp được xây từ năm 1970 theo đồ án của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 th́ tạm ngưng cho đến năm 1993 mới được tiếp tục. Tháp cao 32m, mặt hướng Đông, là một trong những bảo tháp lớn và nổi triếng nhất thành phố.

Ngôi chùa có h́nh chữ nhật, dài 65m, rộng 22m, gồm 3 lớp nhà chính: chánh điện, giảng đường và nhà trai, không kể các dăy nhà phụ. Chùa có tất cả 98 cột. Trên cột có khắc 86 câu đối dính liền, chữ thếp vàng, khung viền chung quanh được trạm trổ rất công phu. Các đầu kèo đều tạc h́nh đầu rồng. Các bàn thờ trong chánh điện đều được làm bằng gỗ quư nên rất chắc chắn. Gian giữa có ba tấm bao lam h́nh Tứ quí (mai, lan, cúc, trúc), Tứ linh (long, lân, qui, phụng) và Cửu Long.

Chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yêu bằng danh mộc (gỗ mít nài) được sơn son thếp vàng. Ngoài ra có 7 pho tượng đồng. Toàn bộ tượng, bao lam, ghế bàn, bảo tháp đều được chạm khắc cực kỳ tinh xảo. Pho tượng Phật cổ nhất ở chùa là tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngồi trên ṭa sen, bằng gỗ, cao 0,65m; bề ngang hai gối 0,38m, được tôn trí ở giảng đường, có niên đại vào khoảng thế kỷ XVIII. Toà Cửu Long diễn tả sự tích đức Phật Thích-ca đản sinh, được đúc bằng đồng, tôn trí ở bàn thờ chánh điện. Khá đặc sắc về nghệ thuật tạc tượng là hai bộ Thập bát La-hán. Bộ La-hán nhỏ, mỗi pho tượng cao khoảng 0,57m (tượng cao 0.50m và đế cao 0.07m) được tạo tác vào đầu thế kỷ XIX; bộ La-hán lớn, mỗi pho tượng cao khoảng 0.95m (tượng cao 0.80m và đế cao 0.15m) được tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XX, đặt hai bên điện Phật ở chánh điện.

Bên trái khuôn viên chùa có khu mộ tháp của các vị Tổ đă trụ tŕ ở đây: Viên Quang, Hải Tịnh, Minh Vi, Minh Khiêm, Như Lợi, Như Pḥng,... Ở đây c̣n có cả tháp của Tổ Phật Ư, thầy của Tổ Viên Quang, trụ tŕ Sắc tứ Từ Ân, được dời về chùa Giác Lâm vào năm 1923.





nguồn: Danh Lam Nước Việt (www.thuvienhoasen.org)

__________________


Cảm T́nh Viên

Status: Offline
Posts: 108
Date:

Chùa Xá Lợi -
I . LỊCH SỬ XÂY DỰNG CHÙA XÁ LỢI

Năm 1952, phái đoàn Phật giáo Tích Lan đi dự phiên họp lần thứ II của hội Phật giáo thế giới (World Fellowship of Buđhists) tổ chức tại Tokyo-Nhật Bản, có phụng thỉnh theo một viên ngọc Xá lợi của đức Phật để tặng Phật giáo Phù Tang. Phái đoàn đáp tàu La marseillaire phải ghé bến Sài g̣n 24 giờ. Tiến sĩ Malalasekeka, chủ tịch hội Phật giáo thế giới đánh điện cho hội Phật học Nam Việt hay tin lành ấy và ngỏ ư nhờ hội Phật học Nam Việt tổ chức cung nghinh Xá lợi lên bờ cho công chúng chiêm bái trong khoảng thời gian tàu ghé lại Sài g̣n.

Được sự ủy nhiệm của thượng tọa Tố Liên, đại diện của hội Phật giáo thế giới tại Việt Nam và các tập đoàn trong Tổng hội Phật giáo Việt Nam ủy nhiệm, hội Phật học Nam Việt đứng ra tổ chức một ủy ban liên phái gồm 11 đoàn thể cung nghinh Xá lợi, số lượng tham dựlên đến nửa triệu người (phỏng ước của báo chí) làm cho nhà cầm quyền Việt Pháp lúc bấy giờ phải kinh ngạc trước tiềm lực tinh thần của Phật giáo.

Xá lợi được cung nghinh trên một kiệu hoa kết h́nh bạch tượng, từbến Nhà Rồng của hăng Messageries Maritimes về?nhà kiếng? (nay là trụ sở Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) được trang trí làm nơi thờ tạm để lấy chỗ rộng răi cho công chúng đến chiêm bái. Từ 11 giờ trưa đến 3 giờ sáng hôm sau, thiện nam tín nữ nối gót nhau đến dâng hương đảnh lễ không lúc nào dứt, đến 5 giờ sáng, 11 tập đoàn họp trở lại để phụng thỉnh Xá lợi xuống tàu đi đến Nhật Bản.

Với sự thiết tha của Phật giáo đồ Việt Nam như thế, sang năm sau (1953) đại đức Narada MahaThera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Tích Lan sang Việt Nam phụng thỉnh theo 3 viên Xá lợi và 3 cây Bồ đề con, để dâng cúng cho 3 nơi : Phật giáo Nguyên thủy (chùa Kỳ Viên), Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Cao Miên (theo lời tuyên bố của đại đức lúc đến phi trường Tân Sơn Nhất).

Được ủy nhiệm, đạo hữu Chánh Trí-Mai Thọ Truyền dẫn đầu một phái đoàn hợp cùng phái đoàn cung nghinh do Phật giáo Nguyên thủy tổ chức, lên phi trường Tân Sơn Nhất tiếp đón đại đức và các bảo vật. Về đến chùa Kỳ Viên, đại đức lập lại lời tuyên bố ban đầu và dự định vào sáng hôm sau, sẽ trao cho đạo hữu Chánh Trí phần Xá lợi và cây Bồ đề dành cho Phật giáo Bắc tông.

Nhưng ngay đêm hôm ấy đă xảy ra sự tranh chấp, về việc đoàn thể Phật giáo nào có đủ tư cách đại diện cho Phật giáo Bắc tông Việt Nam được phụng thờ ngọc Xá lợi. Đạo hữu Chánh Trí phải giải thích nhiều mới bênh vực được tư thế của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, là tập đoàn lớn nhất thời bấy giờ gồm cả Tăng già và cư sĩ đại diện 3 miền đất nước. Do v́ chưa nắm rơ t́nh h́nh nội bộ Phật giáo Việt Nam và để tránh sự dị nghị, sau khi thảo luận với đạo hữu Chánh Trí, đại đức Narada đă quyết định dâng ngọc Xá lợi lên đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (thường gọi là đức Từ Cung, thân mẫu quốc trưởng Bảo Đại), để đức ngài tùy ư giao lại cho đoàn thể Phật giáo nào mà đức ngài xét thấy đáng phụng thờ di tích của đức Thế tôn.

Sau cuộc phân chia Xá lợi, phần của Phật giáo Bắc tông được hội Phật học cùng các đoàn thể bạn hợp sức cung nghinh ra nhà kiếng cho công chúng chiêm bái trong 3 ngày 3 đêm, và ngay tại đây, đại đức Narada, làm lễ kính trao cho ông Ưng An, khâm sai của Hoàng Thái hậu. Ba ngày chiêm bái đă xong, một phái đoàn gồm có đại đức Narada, đại đức Bửu Chơn, ông Ưng An, ông Lê Văn Hoạch-phó thủ tướng kiêm tổng trưởng thông tin, ông Nguyễn Văn Hiểu-hội trưởng hội Phật giáo Nguyên thủy và đạo hữu Chánh Trí Mai Thọ Truyền, phụng thỉnh tháp vàng đựng Xá lợi (do gia quyến ông Vơ Văn Trọng ở Nam Vang cúng) lên Ban Mê Thuộc. Tại tư dinh, đức Đoan Huy Hoàng Thái hậu khăn áo chỉnh tềtrong cảnh trầm hương nghi ngút, quỳ tiếp ngọc báu.

Gần hai năm sau, đức Từ Cung quyết định giao cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam trách nhiệm phụng thờ ngọc Xá lợi. Tổng hội xét công lao của hội Phật học Nam Việt, đă ủy nhiệm cho hội nhiệm vụ thờ phụng, lúc ấy trụ sở của hội c̣n đặt tại chùa Phước Ḥa ở khu Bàn Cờ, cũ kỹ và chật hẹp.

Đến năm 1955, hội Phật học Nam Việt quyết định xây dựng chùa mới tại một một vị trí khác, để có nơi xứng đáng phụng thờ di bảo đức Thế tôn và đủ chỗ cho thiện tín đến lễ Phật chiêm bái Xá lợi. Hội đă được Ṭa đại biểu chánh phủ tại Nam Việt kư giấy phép cho phép hộimở cuộc lạc quyên với hạn mức số tiền tối đa là 5 triệu đồng, để dùng vào việc kiến trúc. Cuộc lạc quyên được bắt đầu từ ngày 14. 01. 1956 và khóa sổ vào ngày 27. 12. 1956, kết quả được hơn 3 triệu đồng. Theo họa đồ xây dựng chùa, công tŕnh được dự toán kinh phí khoảng 7 triệu đồng bạc thời bấy giờ.


II . ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC

A. Địa diểm : Chùa Xá Lợi được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956, trên thửa đất diện tích hơn 2500 m2, được nhượng lại của câu lạc bộ Đông Dương với giá tượng trưng là một đồng bạc Việt Nam. Khu đất tọa lạc tại góc đường Lê Văn Thạnh (nay là Sư Thiện Chiếu) và Bà Huyện Thanh Quan. Công tŕnh kiến trúc theo bản vẽ của hai Kiến trúc sưTrần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh; công trường xây dựng được điều khiển bởi hai Kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận. Chùa được hoàn thành ngày 2 tháng 5 năm 1958.

B. Kiến trúc: Đây là một ngôi chùa có kiến trúc theo lối mới, là ngôi chùa lầu đầu tiên của thành phố, mở đầu cho lối kiến trúc trên bái đường, dưới giảng đường ở Việt Nam. Các hạng mục của chùa gồm có : 1. chính điện thờ Phật, 2. giảng đường, 3. tháp chuông 7 tầng, 4. thưviện-pḥng đọc sách, 5. cổng tam quan, 6. khu Tăng pḥng, 7. nhà trai đường, 8. văn pḥng ban Quản trị, 9. đoàn quán Gia đ́nh Phật tử, 10. Pḥng phát hành kinh sách, 11. nhà khách Tăng, 12. khu trù pḥng-cư sĩ, 13. Văng sanh quán, 14. Các vườn cảnh.


III. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA

A. Chùa được xây dựng với mục đích tôn thờ Xá lợi Phật tổ, và để làm Hội quán chính thức của Hội Phật học Nam Việt. Ban đầu có tên là chùa thờ Xá lợi, trong khi xây dựng, dân chúng quen gọi tắt là chùa Xá Lợi. Đến lúc khánh thành, hội Phật học đến thỉnh ư Ḥa thượng Khánh Anh, Pháp chủ giáo hội Tăng già Nam Việt và cũng là Chứng minh Đạo sư của hội Phật học Nam Việt để xin đặt tên hiệu cho chùa, Ḥa thượng dạy : ? c̣n đặt tên ǵ nữa ! công chúng đă gọi là chùa Xá Lợi th́ lấy tên ấy cho hợp ḷng người?, đó là duyên cớ có tên là chùa Xá Lợi.

B. Chùa Xá Lợi có những đặc điểm tự hào là di sản văn hóa quí báu như sau:

1. Phật bảo: là một tháp bằng vàng, trong đựng báu vật là ngọc Xá lợi Phật tổ, do Ngài Narada Maha Thera, một danh Tăng Phật giáo Tích Lan đă mang sang tặng để làm chứng tích Phật Bảo thường trụ tại nơi quốc độ Việt Nam. Sự tích viên Xá lợi này đă được nói rơ nơi phần nguyên do lập chùa ở trên.

2. Pháp bảo: có một pho kinh bối diệp cổ chép bằng chữ Pali trên lá Ô bôi (lá Muôn) cách nay trên 1.000 năm, dài 45 cm, bề ngang 6 cm, hai đầu có dùi lỗ để xỏ chỉ xâu lại, b́a bằng gỗ sơn son thếp vàng hoa văn cầu kỳ, được bọc trong một khăn lụa ngũ sắc. Bộ kinh này do giáo hội Tăng già Tích Lan tặng cho Ngài Thích Quảng Liên sau khi du học hơn 5 năm tại xứ này, về nước Ngài tặng lại cho Hội Phật học Nam Việt để làm chứng tích Pháp Bảo thường trụ tại quốc độ này. Bộ kinh chép lại lời ngọc đức Thế tôn khi ngài bắt đầu chuyển pháp luân tại thành Ba La Nại (Bénarès) cho năm anh em Kiều Trần Như nghe. Pháp tạng này được làm lễ cung thỉnh về chùa Xá Lợi vào ngày 16. 6. 1957 .

3. Tăng bảo: có một cây Bồ đề được chiết cành từ cây gốc ở Tích Lan, do Thái tử con vua A Dục (Asoka) đem từ nơi đức Phật thành đạo sang trồng khi đến truyền bá đạo Phật ở xứ này. Cây Bồ đề cũng do Ngài Narada MahaThera mang sang tặng để làm chứng tích Tăng Bảo thường trụ nơi thế gian. Cây Bồ đề được hạ thổ nơi sân chùa bên hông chánh điện, vào ngày vía đức A Di Đà 17 tháng 11 năm Mậu Tuất 1958,cùng lúc với một cây Bồ đề do Ngài Thích Minh Châu du học tại Ấn Độ gởi về cúng.

4. Chùa có một tháp bạc trong đựng viên xá lợi của đức Hoạt Phật Chương Gia Đồ Khắc Đồ do Pháp sư Diễn Bồi từ Đài Loan mang sang tặng vào ngày 11. 12. 1960. Đức Hoạt Phật (Phật sống) người gốc Thanh Hải (Mông Cổ) thường được người Trung Hoa biết dưới danh hiệu Thập Cửu thế Chương Gia Đại sư. Theo lịch sử, Ngài đă tái sinh 3 lần ở Ấn Độ, 9 lần ở Tây Tạng và 7 lần ở Thanh Hải, cộng 19 đời, mỗi đời tái sinh đều được xác nhận bởi những bằng chứng hiển hiện như Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng. Ngài sinh năm Canh Dần (Quang Tự thứ 16) tức năm 1890, và xả báo thân ngày 4. 3. 1958 tại Đài Bắc, 11 ngày sau làm lễ trà tỳ được trên một ngàn viên xá lợi.

5. Chùa thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca lớn, trong tư thế ngồi kiết già trên ṭa sen. Ban đầu khi xây chùa, pho tượng được giáo sư Trương Đ́nh Ư thực hiện bằng xi măng và thạch cao, tiếc rằng pho tượng khi đúc xong quá lớn không đưa lên chánh điện trên lầu được, nên nhượng lại cho chùa khác (nay là tượng Phật cô đơn ở huyện B́nh Chánh) . Sau đó, hội Phật học nhờ trường Mỹ Nghệ Biên Ḥa đắp tạo pho tượng khác bằng bột đá màu hồng, theo như kích thước của ṭa sen trên Phật đài, tượng đúc xong được an vị vào ngày 24 tháng chạp năm Đinh Dậu 1958. Đến năm 1969, pho tượng được thếp lại toàn thân bằng vàng như h́nh dáng ngày nay. Tượng Phật chùa Xá Lợi là một tác phẩm mỹ thuật, đường nét hài ḥa cân đối, mang tính cách một vị Phật Việt Nam, không chịu ảnh hưởng các nền văn hóa khác, là khuôn mẫu tiêu biểu cho nhiều tượng Phật được thực hiện sau này.

6. Tại tháp chuông 7 tầng, cao 32 mét, tầng cao nhất là một cổ lầu có treo một đại hồng chung cân nặng 2 tấn, đường kính 1,2 mét, cao 1,6 mét. Quả chuông được rót đồng tại phường đúc làng Dương Biều-Huế vào ngày mồng một tháng ba năm Tân Sửu 1961, theo mẫu của chuông chùa Linh Mụ-Huế. Tiếng ngân của chuông rất nổi tiếng, từng được nhiều thế hệ biết đến trong thời đấu tranh qua bài vọng cổ ?Tiếng chuông chùa Xá Lợi? do soạn giả Viễn Châu sáng tác ca ngợi. Tháp chuông chùa Xá Lợi được khánh thành vào ngày 16 tháng 11 năm Tân Sửu 1961 sau hơn 11 tháng thi công.

7. Nơi giảng đường ở tầng trệt với 400 chỗ ngồi, có một tấm hoành cổ niên đại trên 150 năm, được treo trước cửa chính của giảng đường từ cổng tam quan nh́n vào. Trong bức hoành có 4 chữ Hán đại tự : ?Đông Thùy Pháp Vũ? do chính tay Từ Hy Thái Hậu (đời Măn Thanh-Trung Hoa) viết trên gấm, có đóng dấu ấn triện. Tấm hoành này do ông Bùi Văn Thương, nguyên đại sứ Việt Nam tại Tokyo đă mua được trên đất Nhật, gởi về biếu cho chùa Xá Lợi vào tháng 3 năm 1963. Sau này, để tưởng nhớ công lao của đạo hữu cố hội trưởng, hội Phật học quyết định đặt tên là giảng đường Chánh Trí, th́ bức hoành được đưa vào treo ở trai đường vào năm 1974.

8. Chung quanh chính điện ở tầng lầu, được trang trí bằng một bộ tranh lớn bằng sơn bột màu gắn trên tường. Bộ tranh gồm 15 bức, khổ lớn, được giáo sư Nguyễn Văn Long ở trường Mỹ thuật Gia Định thực hiện năm 1958, mô tả lịch sử đức Phật Thích Ca từ sơ sinh cho đến khi thành đạo, nhập niết bàn. Tranh vẽ rất sinh động trông như đắp nổi, đây là một bộ tác phẩm hoành tráng có giá trị nghệ thuật về phong cách họa tiết.

9.Thư Viện và pḥng đọc sách là một nơi tàng trữ rất nhiều tư liệu quí báu, có các tạng kinh điển Phật giáo và sách tư liệu bằng những ngôn ngữ : Việt , Hoa , Anh , Pháp , Nhật . . . Ngoài những sách, báo Phật giáo, thư viện c̣n có những sách về văn hóa, xă hội, triết học, tôn giáo khác, tổng số đầu sách hiện nay khoảng 5.500 quyển. Thư viện mở cửa vào buổi sáng hằng ngày, mỗi tuần 5 buổi .


IV. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ

1.Là trụ sở trung ương của Hội Phật Học Nam Việt, một tổ chức Phật giáo có uy tín hoạt động từ năm 1951 cho đến năm 1981, có tất cả 74 chi hội với gần 25.000 hội viên khắp các địa phương ở miền Đông và Tây Nam bộ. Hội Phật học Nam Việt là đoàn thể Phật giáo có mặt ở :

- một trong 6 tập đoàn Phật giáo đứng tên thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam năm 1952 .

- một trong 11 tập đoàn đứng tên thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất năm 1964.

- một trong 9 tập đoàn Phật giáo đứng tên thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981.

2. Là ṭa soạn của tờ bán nguyệt san Từ Quang, tiếng nói chính thức của Hội Phật học Nam Việt, hoạt động liên tục từ năm 1952 đến 1974.

3. Là trụ sở của Ủy Ban Liên hiệp Phật giáo Hoa Việt. Ủy ban này được thành lập vào tháng 6 năm1959, từ 23 đoàn thể Phật giáo Hoa Việt hợp nhất để cùng đón tiếp Pháp sư Diễn Bồi, một danh tăng Phật giáo Trung Hoa và các phái đoàn Phật giáo, tôn giáo khác đến thăm viếng và làm việc tại Việt Nam. Ủy ban này hoạt động đến năm 1964.

4. Là trụ sở của "Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo", trong cuộc đấu tranh chống pha chinh phu mien nam cua cong san va ngoai bang . Ủy ban liên phái được thành lập từ ngày 25. 5. 1963, hoạt động đến tháng 1.1964 th́ viet cong chuyen huong va ra lenh chấm dứt vai tṛ lịch sử cua no .
5. Là nơi đặt lớp học đầu tiên của Viện Cao đẳng Phật học Sài g̣n khi Viện mới được thành lập từ ngày 13. 3. 1964, có trụ sở tại chùa Pháp Hội và hai lớp học tại chùa Xá Lợi. Lớp học hoạt động đến năm 1966 th́ dời về Viện Đại học Van Hạnh mới được xây dựng ở chân cầu Trương Minh Giảng (Lê Văn Sĩ ngày nay).

6. Là trụ sở Văn Pḥng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, văn pḥng hoạt động từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập tháng 11 năm 1981. Đến năm 1993 th́ văn pḥng được dời sang Thiền viện Quảng Đức.

V . CÁC ĐỜI LĂNH ĐẠO & ĐIỀU HÀNH

Là một ngôi chùa Phật học, nên sự quản lư được thiết lập thành hai hệ thống, giới tu sĩ xuất gia giữ vai tṛ lănh đạo tinh thần và giới cư sĩ tại gia giữ nhiệm vụ điều hành Phật sự. Giới xuất gia có hai cấp : cấp lănh đạo là phẩm vị Chứng minh đạo sư, cấp điều hành là phẩm vị Trụ tŕ. Giới tại gia cũng có hai cấp : cấp lănh đạo là chức vị Hội trưởng, cấp điều hành là chức vị Tổng thư kư.

Do tiền thân của chùa Xá Lợi là hội Phật học Nam Việt hoạt động liên tục từ năm 1950, nên việc liệt kê lịch sử các đời lănh đạo & điều hành được bắt đầu từ khởi nguồn.


Các đời Chứng minh đạo sư:

1 . Ḥa thượng Thích Liễu Thiền (1950 ? 1956)

2 . Ḥa thượng Thích Như Ư (1950 - 1954)

3 . Ḥa thượng Thích Đạt Thanh (1950 - 1954)

4 . Ḥa thượng Thích Huệ Quang (1955 - 1956)

5 . Ḥa thượng Thích Khánh Anh (1957 ? 1961)

6 . Ḥa thượng Thích Thiện Ḥa (1957 - 1963)

7 . Ḥa thượng Thích Hành Trụ (1957 - 1984)

8 . Ḥa thượng Thích Thiện Hào (1984 - 1997)


Các đời Trụ tŕ:

1 . Ḥa thượng Thích Trường Lạc (1957)

2 . Ḥa thượng Thích Huyền Quí (1958)

3 . Ḥa thượngThích Vĩnh Chơn (1959)

4 . Ḥa thượng Thích Thiện Thắng (1962)

5 . Ḥa thượng Thích Thiện Phước (1973)

6 . Thượng tọa Thích Minh Hạnh (1977)

7 . Thượng tọa Thích Minh Trí (1978)

8 . Ḥa thượng Thích Hiển Tu (1979)


Các đời Hội trưởng:

1 . Pháp sư Quảng Minh (1950 ? 1954)

2 . Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ (1954 ? 1955)

3 . Cư sĩ Mai Thọ Truyền (1955 ? 1973)

4 . Bác sĩ Cao Văn Trí (1973 ? 1979)

5 . Cư sĩ Nguyễn Văn Hoanh (1979 ? 1996)


Các đời Tổng thư kư:

1 . Cư sĩ Mai Thọ Truyền (1950)

2 . Cư sĩ Vơ Đ́nh Dần (1953)

3 . Cư sĩ Lưu Văn Trừ (1954)

4 . Cư sĩ Tống Hồ Cầm (1955)

5 . Cư sĩ Đỗ Văn Giu (1959)

6 . Cư sĩ Lê Ngọc Diệp (1961)

7 . Cư sĩ Tăng Quang (1979) 


nguồn: http://www.buđhismtodaỵcom

__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard