Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Y học cổ truyền


Trưởng Lão

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Y học cổ truyền





Y học cổ truyền


Điều trị rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền
TS. Lê Lương Đống -


Rối loạn kinh nguyệt là bệnh rất thường gặp ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo y học cổ truyền phụ nữ thuộc âm tính, ứng với mặt trǎng, khi đến tuổi dậy thì là xuất hiện kinh nguyệt. Bình thường, chu kỳ xuất hiện của mặt trǎng mỗi tháng một lần thì kinh nguyệt của phụ nữ cũng đến 28 đến 30 ngày một chu kỳ xuất hiện. Tháng nào cũng vậy nên kinh nguyệt còn được gọi là "nguyệt tín".
Gọi là nguyệt tín là với điều kiện là kinh nguyệt đều đặn, khối lượng máu kinh không nhiều, không ít (100 đến 150ml), kéo dài khoảng 3 ngày là sạch, không kèm theo đau bụng& đến và đi không sai kỳ hẹn nên được gọi là "tín". Vì vậy khi kinh nguyệt mất chữ "tín" được gọi là bất điều. Kinh nguyệt không chỉ là biểu hiện tình hình chung của bộ máy sinh dục mà còn là "thước đo" sức khỏe người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Do vậy việc điều hòa kinh nguyệt có ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng và mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho người phụ nữ.
Lý luận y học cổ truyền chỉ rõ: rối loạn kinh nguyệt thuộc hai phương diện "bất điều" và "bất thông". Bất điều có thể là kinh đến muộn hoặc đến sớm; bất thông có thể thuộc chứng huyết khô, huyết ứ trệ, huyết hư. Ngoài ra trong mỗi phương diện trên có thể kiêm chứng như: đau, sốt, huyết khối, màu sắc kinh thay đổi, do nguyên nhân bên trong cơ thể, hay điều kiện sống (tự nhiên, xã hội), thậm chí do việc điều trị của thầy thuốc gây nên& Nói tóm lại, về điều trị rối loạn kinh nguyệt phụ nữ, y học cổ truyền quan tâm điều trị cả thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Đây là một lĩnh vực khá rộng trong điều trị bệnh phụ khoa.
Nói đến điều kinh, trong giới y học cổ truyền không ai không biết đến bài "Tứ vật thang". Đây là bài thuốc thông dụng, được mệnh danh là bài thuốc quý của phụ nữ nói chung và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nói riêng. Tuy nhiên, ứng dụng trên lâm sàng cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin được nêu một vài kinh nghiệm để đọc giả và bạn đồng nghiệp tham khảo.
Tên bài thuốc: Tứ vật thang (hòa lợi cục phương). Công thức của bài thuốc: bạch thược 12g, xuyên khung 6g, địa hoàng (thục địa) 20 đến 24g. Tác dụng chung của bài thuốc là bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, trị kinh không đều, các chứng thuộc huyết hư kèm theo ứ trệ.
Cách gia vị đơn giản là: nếu kinh đến sớm kỳ, sắc kinh đỏ sáng (nhiệt gia hoàng cầm 8 đến 10g; hoàng liên 4g, hương phụ 12g, nếu có triệu chứng của phong (sợ gió, hay ngứa, cảm vặt& ) gia thêm bạch chỉ, phòng phong, kinh giới; nếu kiêm khí trệ (chướng, đầy bụng, ợ hơi& ) gia hương phụ, huyền hồ, trần bì, chỉ xác; nếu là huyết kiêm huyết trệ (kinh sắp ra mà bụng đau từng cơn, chỉ đau khi không) gia huyền hồ, khổ luyện tử, mộc qua, binh lang; nếu hành kinh mà có nóng sốt từng cơn không có giờ nhất định là ngoại cảm gia hoàng cầm, sài hồ.
Kinh thường chậm kỳ, người gầy là huyết thiếu: bội đương quy, thục địa, gia hoàng kỳ, cam thảo và thêm ít hồng hoa, đào nhân để dẫn huyết. Ngược lại người thể trạng béo thì bỏ thục địa gia sâm kỳ, cam thảo, phục linh, bán hạ, trần bì, hương phụ; chậm kỳ, sắc kinh tím đen thành khối là huyết nhiệt, thường kèm theo đau bụng: thay thục bằng sinh địa, gia hương phụ, hoàng liên, huyền hồ, ngũ linh chi, nhũ hương, một dược; chậm kỳ, sắc kinh nhạt màu: gia phục linh, bán hạ, trần bì, cam thảo.
Người thể trạng béo, đến hai ba tháng mới thấy kinh một lần dùng bài "Đạo đàm thang" gia xuyên khung, đương quy, hương phụ, thương truật, bạch truật.
Kinh nguyệt khi có, khi không, lúc sốt, lút rét như bệnh sốt rét nên dùng kèm bài "tiểu sài hồ thang".
Hành kinh kéo dài quá 5, 6 ngày kèm bụng đau lâm râm là huyết hàn, khí trệ, gia mộc hương, binh lang.
Hành kinh xong rồi mà bụng đau là khí huyết đều hư thì hợp với bài "tứ quân" sắc uống.
Kinh nguyệt sắp ra, bụng rốn đau quặn, tiếp theo là bụng sườn eo lưng đau không chịu được là do ứ huyết, gia vị đào nhân, hồng hoa, huyền hồ, nga truật, thanh bì để hành huyết thường thu được hiệu quả tốt.
Kinh nguyệt kéo dài không ngừng: gia a giao, địa du, kinh giới tuệ (sao đen), bồ hoàng thán. Kinh ra quá nhiều, người bứt rứt, không thư thái, quá trưa về chiều cảm thấy nóng bức, thậm chí sốt nhẹ: gia hoàng liên.
Bǎng kinh, kinh lúc hết, lúc lại thấy lây rây: bỏ đương quy, gia sa sâm, ích mẫu, hương phụ, a giao, bồ hòng thán, trần bì, bạch truật, cam thảo.
Khi hành kinh các khớp đau nhức, lúc sốt, lúc lạnh: gia khương hoạt, phòng phong, tần giao, quan quế.
Còn có nhiều hình thức rối loạn hoặc kiêm chứng khác mà trong khuôn khổ bài báo không cho phép nêu hết được. Điều cần thiết là khi có rối loạn kinh nguyệt phải được coi là bất thường, cần được quan tâm chữa trị, tránh quan niệm cho rằng: khi lấy chồng, sinh con, "đổi máu" bệnh sẽ hết. Tuy cũng có một vài thể loại cá biệt, hiếm gặp: ba tháng mới thấy kinh một lần gọi là "cư kinh", hàng nǎm mới thấy kinh một lần gọi là "tỵ niên"; có người suốt đời không hành kinh mà vẫn sinh đẻ bình thường gọi là "ám kinh"; có người mang thai và hàng tháng vẫn thấy kinh, lượng ít, sau đó vẫn đẻ bình thường gọi là "thai thịnh"&
Như vậy, rối loạn kinh nguyệt là chứng bệnh khá phức tạp, người bệnh cần được tham vấn, theo dõi và điều trị của thầy thuốc chuyên khoa.
Ngày nay, y học hiện đại đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản phụ khoa. Do vậy để tránh sai lầm, thậm chí gây hậu quả đáng tiếc trong điều trị, người bệnh cần được khám và chẩn đoán theo y học hiện đại (lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh& ), tạo điều kiện để thầy thuốc chuyên khoa áp dụng phương pháp điều trị đơn thuần theo y học cổ truyền hay y học hiện đại hoặc kết hợp cả hai phương pháp.



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard