Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: SỐNG VÀ CHẾT .SONG THAO


Quư Khách

Status: Offline
Posts: 62
Date:
SỐNG VÀ CHẾT .SONG THAO


SỐNG VÀ CHẾT




Chuông điện thoại reo chát chúa. Từ bên kia đầu dây giọng dẻo quẹo của một người đàn ông vang lên:


- Chào ông. Chúng tôi ở hăng bảo hiểm M.


Đầu óc tôi nghĩ nhanh tới bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm tai nạn... Chẳng có một cái bảo hiểm nào ăn nhậu tới cái tên M. lạ hoắc này.


- Xin lỗi ông, h́nh như tôi không có bảo hiểm ǵ của hăng M. th́ phải.


- Thưa đúng vậy. Chúng tôi chỉ muốn hỏi ông ít câu để làm bản thăm ḍ thôi.


- Tôi rất ít thời giờ.


- Thưa chúng tôi không dám làm phiền ông lâu. Thưa ông, ông có mua bảo hiểm nhân thọ chưa ạ?


- Tôi không có ư định mua!


- Thưa ông, ông có gia đ́nh chứ ạ?


- Có!


- Ông có nghĩ nếu ông mệnh hệ nào th́ mọi chuyện sau đó sẽ được giải quyết ra sao không ạ?


- Tôi không cần biết!


- Ông cũng nên nghĩ tới vợ con ông chứ?


- Cám ơn ông. Tôi không cần ông quan tâm tới chuyện riêng của tôi!


Tôi dằn mạnh điện thoại thiếu điều muốn bể chiếc máy. Tôi nổi giận thực sự. Mấy thằng cha này coi bộ hết thứ buôn bán rồi sao mà buôn bán tới chuyện sống chết của người khác!


Tôi ngồi thừ người chờ cơn giận lắng xuống. Mấy câu thơ mới đọc hồi chiều lùng bùng trong đầu tôi. Không hiểu sao hai ông bạn tôi lại hè nhau nói tới chuyện chết vào cùng một lúc trên báo Nắng Mới số tháng 5 vừa rồi. Ông Lưu nguyễn dặn ḍ:



Mai này ta sẽ ra đi
Đừng thương tiếc (bởi) có ǵ tiếc đâu
Ở vui đi cũng chẳng sầu
Đời cho quá hậu cơ cầu làm chi.
Ông Luân Hoán c̣n dặn ḍ kỹ càng hơn:
Khi tôi chết đừng chia buồn, phúng điếu
Đừng tiễn đưa, đừng gắng lập bàn thờ
Bởi tôi sẽ đi đầu thai tức khắc
Làm một cọng mây tuyệt cơi lửng lơ.


Đọc những câu thơ chia ĺa của bạn bè ḷng tôi đang bâng khuâng ngơ ngẩn; vậy mà cái anh bán bảo hiểm vô duyên lại “thương mại hóa” nỗi xúc động của tôi. Làm ǵ tôi không nổi giận! T́m ra nguyên cớ của ông Trương Phi nằm trong ḷng ḿnh tôi bỗng thấy nhẹ nhàng thanh thản.


Ở bên ḿnh người ta cũng lo hậu sự kỹ lắm chứ. Các cụ ông cụ bà khi đă “tri thiên mệnh” th́ đón đợi cái chết một cách b́nh thản an nhiên. Làm như thể sắp đi chơi xa một chuyến. “Về với các cụ”. Nghe sao mà nhẹ hẫng nhẹ hơ. Có cụ sắm sẵn một cỗ hậu sự bằng gỗ vàng tâm để vào một góc nhà đi ra đi vào ngắm nghía thú vị như vừa sắm được một chiếc va ly vừa ư cho một chuyến đi xa. Có cụ lại lo xây sẵn kim tĩnh, làm lăng làm mộ như tậu được một căn nhà mới trong bụng rất ưng. Lo hậu sự xong xuôi, các cụ b́nh tĩnh ngồi chờ ông Thần Chết tới đón đi. Ông thần này là một anh chàng bất lịch sự chẳng bao giờ hẹn ḥ ǵ cả, xoạch một cái là tới dắt người ta đi. Vậy mà các cụ cứ thản nhiên như không. Có cụ chờ tới cả chục năm mà vẫn không sờn ḷng sờn chí!


Con cái cũng sửa soạn hậu sự cho bố mẹ như một cách trả hiếu lần cuối cho các bậc sinh thành. Cô con gái lẳng lặng nuôi một cặp heo như một cách để dành tiền pḥng khi các cụ về với tổ tiên. Cô con dâu âm thầm chơi bát hụi nhỡ khi có chuyện sẽ hốt hụi lo cho bố mẹ chồng cho trọn đạo làm dâu.


Bằng cách này hay cách khác người ta thản nhiên sửa soạn chuyện chung sự. hông ming mỏi nhưng cũng không tránh né. Hoa nở hoa tàn, trăng tṛn trăng khuyết, xuân qua hạ tới, trời đất có sự tuần hoàn của trời đất. ṿng tử sinh là chuyện tuần hoàn của con người, có chi mà thắc mắc! Mai này ta sẽ ra đi. Trăm năm cũng thế có ǵ klhác đâu. (thơ Lưu Nguyễn).


Chứ có đâu lại sỗ sàng tính toán hơn thiệt như bảo hiểm nhân thọ. Nói chuyện t́nh cảm ở một xứ sở văn minh làm như có chút ngớ ngẩn lạc lơng. Th́ cái chết cũng chỉ là một thứ business như mọi thứ business khác chứ sao! Khéo vẽ chuyện là cái anh đồ gàn.


*


Giữa sự sống và sự chết có cái biên giới mỏng như một tờ giấy quyến. Tôi nhớ hồi nhỏ đă có lần nh́n mọi người quây quần quanh một ông bác đang hấp hối. Một người cầm miếng giấy quyến nhỏ để trước mũi ông bác tôi. Tờ giấy gượng gạo phập phồng một cách khó khăn như đang cố gắng giữ lại chút sinh lực nhỏ nhoi. Rồi tờ giấy yếu dần trước khi đứnmg sững bất động. Một người ̣a lên khóc kéo theo những cái miệng méo xệch chu chéo ầm ĩ cả nhà. Từ sự sống qua cái chết chỉ là một chớp mắt mảnh mai.


Xa lộ Métropolitain, xa lộ ṿng đai thành phố Montreal, một buổi chiều mùa đông ảm đạm. Trận băo tuyết từ tuần trước c̣n để lại những đống tuyết dơ dáy bên thành xa lộ. Chiếc xe chạy ngay trước xe tôi lăn bánh với tốc độ vừa phải. Bỗng chiếc xe lạc tay lái quay ngang trước đầu xe tôi và lao về phía thành xa lộ cao khoảng một thước. Chiếc xe lướt qua hai hàng xe phía bên phải, leo qua đống tuyết thoai thoải, nhảy phắt lên thành xa lộ rơi qua phía bên kia, rớt xuống con đường dốc của một exit. Đầu xe quay ngược trở lại làm tôi nh́n thấy người lái xe khoảng ba chục tuổi ngồi chết trân sau tay lái. Cả thân người bất động chỉ có đôi mắt trợn trừng mở to muốn rách mí mắt. Khoảng nửa phút sau bộ râu mép mới rung động báo hiệu ông tài xế đầy may mắn này mới chỉ “dựa lưng nỗi chết”.


Chiếc xe lao qua hai làn xe đầy nhóc xe cộ mà, lạ lùng thay, không đụng vào một chiếc xe nào. Nếu không có đống tuyết thoai thoải th́ xe đă chắc chắn tan tành khi húc vào bức tường chắn bằng bê tông cao khoảng một thước. Khi xe nhảy qua tường nếu không gặp đường exit th́ đă rơi xuống đường phố chằng chịt xe cộ ở phí dưới xa khoảng hai chục thước. Xe nào mà chịu thấu! May mắn cuối cùng là đường exit lúc đó không có một chiếc xe nào nên xe quay ngược đầu lại mà không đụng chạm ǵ cả. Chỉ thiếu một trong nhửng cái may mắn trên th́ ông tài xế chắc chắn đă về với tổ tiên rồi. Giữa sự sống và cái chết mỏng manh biết bao!


*


Cái biên giới mong manh giữa cơi nhân gian và miền miên viễn có nhiều người muốn xóa nḥa đi. Cuộc sống tù đầy nhọc nhằn, tăm tối, tủi nhục trong các trại tù cộng sản có khác chi cơi chết. Bước từ cái chết này qua cái chết khác coi bộ thong dong như không.


Ông bạn vong niên “hàng xóm” của tôi trong trại tù cải tạo cứ nằng nặc đ̣i chết. Ngồi trên chiếc chiếu cá nhân bên cạnh chiếc chiếu của tôi, ông quay qua gục gặc mái đầu mới trên năm chục mà đă nả trắng mệt mỏi bảo tôi:


- Toa ạ, chắc moa tỏi mất.


Tôi nói đùa xóa đi nỗi u ám đang đè nặng lên con người đầy thất vọng:


- Thưa Ngài Đại Sứ, Ngài c̣n lâu mới tỏi được!


Đại sứ thứ thiệt Phạm Trọng Nhân cười bày ra hai hàm răng hơi hô:


- Moa muốn tỏi thiệt đó!


Tết năm đó, cái tết đầu tiên sau ngày cộng sản cưỡng chiếm toàn thể đất nước, được gọi là tết Thống Nhất.


Trong tù, chúng tôi cũng được động viên làm bích báo mà lúc đó được diễn nôm là “báo tường” để đón xuân Thống Nhất. Ông Đại Sứ đa tài ngồi hí hoáy làm thơ. Bài thơ nói lên tâm trạng người mẹ già ngóng chờ đứa con xa nhà về ăn tết có hai câu chót rất ngang tàng:



Xuân nay đoàn kết, xuân đoàn tụ
Sao măi thằng Nhân chửa thấy về!


Được tôi hỏi nhỏ Ngài không rét sao mà làm thơ hách x́ xằng như vây, nhà thơ Lương Giang tỉnh bơ bảo tôi:


- Moa đă bảo là moa muốn chết th́ moa c̣n sợ đếch ǵ nữa!


Tám năm tù từ Nam ra Bắc gian khổ biết mấy mà anh Thần Chết vẫn chưa rước được người muốn chết đi.Cuối cùng nhà tù cũng phải mở rộng cửa để cụ về đi Pháp đoàn tụ với gia đ́nh.


Vài năm trước đây, cụ qua Montreal nói chuyện về nhà thơ bạn của cụ, thi sĩ bàng Bá Lân, hai chúng tôi gặp lại nhau. Tôi nheo mắt hỏi cụ:


- Cụ này, khó tỏi gớm nhỉ!


Cụ cười hết gân phán một câu xanh rờn:


- Tỏi thế chó nào được!


Sau đó mỗi dịp xuân về chúng tôi không bao giờ quên gửi thiệp chúc tết cho nhau. Tết vừa rồi, thiệp tôi gửi đi mà không thấy thiệp cụ gửi lại. Tôi nghĩ là cụ bận việc quên gửi thiệp cho tôi thôi. đầu năm đọc báo mới thấy báo loan tin cụ đă vĩnh viễn ra đi. Tôi nh́n h́nh của cụ trên báo, thầm nói với người đă khuất. Cụ Nhân ạ, cụ tỏi thế chó nào được. “Thằng” Nhân chỉ về đó thôi!


*


Về với đất là kết thúc một chu tŕnh làm người. Có sinh có tử. Lẽ thường! Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Trừ có một người không chịu như vậy: ông Luân Hoán.



Không từ đất sao phải về với đất
Thịt xương này không thể mất khơi khơi
Khi tôi chết xin đem giùm thi thể
Chia cho thù lẫn bạn nhậu chơi.


Hừm! Lại thêm một anh đồ gàn!


Nắng Mới, Montréal, số 21, tháng 6/1993
SONG THAO



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard