Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Nha Khoa


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Nha Khoa


Fluoride: An toàn hay Hiểm họa
2006.10.11


Mai Tranh Truyết & Đỗ Hiếu, RFA


Vào năm 1909, nha sĩ Frederic Mc Kay trong khi quan sát t́nh trạng răng của trẻ em ở vùng Pikes Peak, Colorado, nhận ra rằng răng các em bị biến thành màu nâu đậm khác thường so với trẻ em sống ở những vùng khác ở Hoa Kỳ. Kết luận của ông lúc bấy giờ là trong nước sinh hoạt nơi đây đă bị nhiễm fluor dưới dạng muối.


 


Câu chuyện về sự hiện diện của nguyên tố fluor trong nguồn nước và đặc biệt trong kem đánh răng cho đến hôm nay vẫn c̣n là một đề tài đang được các nhà chuyên môn bàn luận. Đó cũng là đề tài của tạp chí Khoa học & Môi trường kỳ này, qua cụôc trao đổi giữa biên tập viên Đỗ HIếu của Ban Việt ngữ RFA và Tiến sĩ Hoá học Mai Thanh Truyết.


Đỗ Hiếu:

 Trước hết, xin Tiến sĩ cho biết định mức sử dụng và việc ứng dụng fluor vào trong đời sống con người.


TS Mai Thanh Truyết: Thưa Anh. Cách đây không lâu, chúng tôi có nói đến nguy cơ của nguyên tố fluor trong kỹ nghệ nấu nướng. Đó là các soong chảo không dính Teflon. Hôm nay, chúng tôi chia xẻ với thính giả một đề tài ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Đó là việc đem các muối fluoride vào trong nước và kem đánh răng.


Hiện tại, hàm lượng tối đa của muối fluoride có trong nước uống là 1 mg/L và kem đánh răng là 2 mg/L. Điều nầy đă được Cơ quan Bảo vệ Môi trường (gọi tắt là EPA) và Trung tâm Pḥng ngừa Dịch bịnh (CDC) của Hoa Kỳ phê chuẩn. Năm 1999, chính Trung tâm nầy công bố việc cho thêm fluor vào trong nước uống là 1 trong 10 thành tựu công cộng cho thế giới trong thế kỷ 20.


Đỗ Hiếu:

 Tôi cũng c̣n nhớ là vào đầu thập niên 60, việc đem fluor vào kem đánh răng đă đựơc quảng cáo mạnh ở Việt Nam, dưới nhăn hiệu kem Hynos, qua h́nh ảnh hàm răng một anh da đen đang cười.


TS Mai Thanh Truyết: Nhưng hiện nay, câu chuyện tranh luận giữa các nhà làm khoa học đă đưa ra nhiều kết luận khác nhau về nguyên tố Fluor, và ư kiến của họ đôi khi trái ngược lẫn nhau nữa về việc sử dụng nguyên tố này.


Đỗ Hiếu:

 Tại sao có những kết luận khác biệt và mâu thuẫn với nhau như thế, thưa TS?


TS Mai Thanh Truyết: Sở dĩ có những quan điểm khác biệt về việc ứng dụng fluor là do nồng độ của nguyên tố nầy hiện diện trong nguồn nước. Mới đây, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (NRC) HK đă thành lập một Hội đồng nghiên cứu gồm các nha sĩ, nhà độc tố học, nhà y tế công cộng. Kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 3, 2006 trong đó kết luận sơ khởi là nồng độ cho phép của fluor trong nước sinh hoạt là quá cao.


Với mức cho phép nầy, HĐ kết luận rằng trẻ em sử dụng nước sinh hoạt có nồng độ trên trong một thời gian dài sẽ bị hư răng, và có thể bị tụt giảm chỉ số thông minh (IQ). Thêm nữa, nếu sử dụng nước nầy trong suốt đời sống, tuổi già có thể bị loăng xương, và nguy cơ bị găy xương hông rất cao.


Đỗ Hiếu:

 Kết luận này rơ ràng trái hẳn với quan điểm của EPA?


TS Mai Thanh Truyết: Vâng, chính v́ thế mà Do đó HĐ yêu cầu EPA giảm xuống thấp định mức cho phép của fluor trong nguồn nước. Chỉ hai tuần lễ sau khi công bố chính thức của HĐNCQG, một nhóm giáo sư ở Harward góp thêm vào kết luận là trẻ em ở lớp tuổi thiếu niên có thể bị ung thư xương khi dùng nước sinh hoạt có chứa fluor.


Và sau cùng giáo sư Hardy Limeback thuộc Đại học Toronto đă đóng góp thêm cho HĐNCQG là việc đem fluor vào trong kem đánh răng sẽ là một trong mười lỗi lầm của thế kỷ 21.


Đỗ Hiếu:

 Như vâỵ, hiện tại qua những quan điểm đối nghịch trên, những cơ quan có thẩm quyền Hoa Kỳ trong vấn đề nầy như HĐNCQG, Trung tâm Kiểm soát Độc chất (PCC) có ư kiến ǵ về sự hiện diện của fluor trong nguồn nước và kem đánh răng thưa ông?


TS Mai Thanh Truyết: Thưa Anh. Đối với kem đánh răng có chứa fluor, quy định cho nhà sản xuất là phải ghi rơ trên nhăn hiệu bên ngoài ống kem là :"sản phẩm phải để ngoài tầm tay của trẻ em dưới sáu tuổi. Nếu v́ một lư do ǵ đó trẻ em cho kem vào đường thực quản, th́ phải liên lạc ngay với TTKSĐC". Riêng Cơ quan An ṭan Sức khoẻ (OSHA), quy định cho công nhân làm việc trong công tác đem fluor vào nước phải mặc áo quần bảo hộ lao động và mặt nạ chống khí độc.


Đỗ Hiếu:

 Lư do?


TS Mai Thanh Truyết: Các công nhân làm việc trong cơ xưởng liên quan đến nguyên tố fluor thường bị những dị ứng về da, và bịnh đường tiêu hóa do ảnh hưởng của khí fluor phát thải vào không khí. Đôi khi công nhân cũng bị tử vong trong vài trường hợp nặng. Sở dĩ fluor cũng được xếp vào danh sách hoá chất độc hại (poison) v́ fluor với nồng độ cao được dùng để giết chuột và tiêu diệt một số loài sâu rầy trong nông nghiệp.


Đỗ Hiếu:

 Vậy Qua phần tŕnh bày trên th́ fluor tiếp nhiễm vào cơ thể và ảnh hưởng lên con người như thế nào, thưa TS?


TS Mai Thanh Truyết: Fluor đi vào cơ thể qua đường thực quản và được hấp thụ qua các tế bào da do xử dụng nguồn nước chứa fluor hay hít thở không khí đă bị ô nhiễm khí fluor. Có thể nói, phân nửa lượng 50% fluor hấp thụ trong cơ thể sẽ bị tống ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, và phân nửa c̣n lại sẽ tích tụ trong răng và xương.


Đỗ Hiếu:

 C̣n fluor ảnh hưởng lên răng và làm giảm chỉ số thông minh như thế nào?


TS Mai Thanh Truyết: Ở những vùng nguồn nước sinh hoạt đă có sẳn hàm lượng fluor cao, răng và lợi của ngươi dân sống ở nơi đây bị ảnh hưởng nhiều nhất. Răng sẽ bị đổi thành màu nâu đậm, và lợi thường hay bị nhiễm trùng.


Sự đổi màu của răng được giải thích như sau: Khi răng đang phát triển và bị tiếp nhiễm fluor trong một thời gian dài, nguyên tố fluor sẽ thấm sâu vào trong ngà răng và răng sẽ chuyển sang màu nâu. Chứng bịnh nầy có tên là fluorosis răng. Chứng nầy được phát hiện cho trẻ em trong lứa tuồi thiếu niên sống trong những vùng có fluor trong nguồn nước cao hơn 4 mg/L.


Đỗ Hiếu:

 Ở Việt Nam, những địa phương nào bị t́nh trạng này?


TS Mai Thanh Truyết: Tại Việt Nam, nguồn nước giếng ở vùng Ninh Ḥa, Nha Trang chứa hàm lượng fluor trên 10 mg/L, do đó hầu hết người dân sống ở đây đều bị chứng fluorosis trong răng. Và vào năm 2003, UNICEF đă tài trợ cho vùng nầy một ngân khoản là 3 triệu Mỹ kim để lấp đặt hệ thống khử fluor cho người dân.


Theo nghiên cứu, nếu sử dụng nguồn nước có hàm lượng cao hơn 4 mg/L th́ nguy cơ bị hư răng càng cao nhất là đối với trẻ em. Trong lịch sử HK, từ khi áp dụng việc đem fluor vào nguồn nước sinh hoạt, bịnh hư răng của trẻ em và thiếu niên ở lứa tuổi từ 6 đấn 19 đă tăng từ 23% vào cuối thập niện 80, lên đến 32% năm 2006, tức là tăng gấp rưỡi. Theo ước tính, hiện tại 1/4 trẻ em HK đă hấp thụ gấp đôi lượng fluor cần thiết cho cơ thể.


Đỗ Hiếu:

 Thế c̣n ảnh hửơng đến trí thông minh th́ thế nào?


TS Mai Thanh Truyết: C̣n về chỉ số thông minh, trẻ em trong vùng nước chứa nồng độ fluor từ 2,5 mg/L trở lên có chỉ số IQ giảm đi 8 điểm so với trẻ em sống trong vùng nước chứa lượng fluor thấp hơn. Qua nghiên cứu trên thú vật, nguyên tố fluor ảnh hưởng lên tế bào năo nhưng các nhà làm khoa học vẫn chưa giải thích được cơ chế ảnh hưởng như thế nào..


Đỗ Hiếu:

 C̣n ảnh hưởng của fluor lên xương th́ được giải thích như thế nào thưa TS?


TS Mai Thanh Truyết: Đối với người lớn khi bị tiếp nhiễm fluor trong một thời gian dài, Tạp chí Y khoa HK (AJM) có công bố kết quả nghiên cứu vào cuối năm 2005 trên một phụ nữ đă bị tiếp nhiễm fluor và bị chứng fluorosis xương, cũng như bị đau nhức khớp xương khi chuyển động. Nguyên do là do phụ nữ nầy đă uống từ một đến hai gallons trà liên tục trong suốt trên 20 năm. Bà sống ở một vùng đất có đá vôi và có hàm lượng fluor cao trong đất.


Cũng theo nghiên cứu các khoa học gia đă ước tính rằng phụ nữ trên đă hấp thụ ít nhất là 10 mg fluor một ngày trong hơn 20 năm qua lá trà đă hấp thụ fluor trong đất. Và Trà Lipton Instant chúng ta thường thấy ỏ thị trường có hàm lượng trung b́nh khoảng 6,5 mg/L. Cũng qua Tc Y khoa trên, những người già sống trong vùng có hàm lượng fluor cao trong đất từ 2 đến 4 mg/Kg như ở Texas, Virginia, Oklahoma có khả năng bị găy xương háng 41% cao hơn những người sống trong vùng có hàm lượng thấp.


Đỗ Hiếu:

 Vậy ta có thể tổng kết về nguyên tố Fluor ra sao? Qua những chứng minh, nghiên cứu trên, quả thật nguyên tố fluor cũng có lợi và cũng có thể là một nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe của con người. Như vậy quan điểm của TS như thế nào trước những kết luận có vẽ đối nghịch nhau giữa các nhà làm khoa học?


TS Mai Thanh Truyết: Thưa Anh. Giống như tất cả các hóa chất được xử dụng như thuốc trị liệu, các sinh tố, hay những hóa chất dùng trong việc bảo quản thức ăn, phân bón thuốc trừ sâu rầy v.v.. tất cả đều thể hiện hai mặt: Dương tính và âm tính hay tích cực hoặc tiêu cực. Nếu chúng ta xử dụng hóa chất trong một chừng mực nào đó, và với một liều lượng thích hợp nào đó, hóa chất sẽ là một yếu tố giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn nạn trong đời sống, hay giúp chúng ta triệt tiêu hay ngăn ngừa được một số bịnh tật cho con người.


C̣n nếu chúng ta xử dụng quá liều lượng , nguy cơ bị phản ứng ngược lại chắc sẽ khó tránh khỏi. Trường hợp của fluor cũng không là một ngoại lệ. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia HK kết luận rằng, sau 55 năm, việc đem nguyên tố fluor vào nguồn nước sinh hoạt đúng mức nghĩa là dưới 1mg/L là an toàn. Có những kết quả cụ thể cho thấy là sự hiện diện của fluor dưới nồng độ trên làm giảm tỷ lệ bị sâu răng nơi trẻ em.


Tuy nhiên, ngay định mức 1mg/L này cũng không đủ tính cách thuyết phục cho một số nhà khoa học cũng như những nhà làm luật.


Fluor có lợi hay là một hiễm họa tùy theo quan niệm và định nghĩa của mỗi nhà làm khoa học. Trong tất cả những nghiên cứu về fluor, chúng ta chỉ nh́n thấy một góc cạnh náo đó của vấn đề, do đó kết quả của một vài nghiên cứu cá biệt không thể nào đưa đến một kết luận chung có tính cách thuyết phục được. Và vấn đề ảnh hưởng lên sức khỏe của con người qua sự tiếp nhiễm fluor c̣n tùy thuộc vào tính ái lực (affinity) hay phản ứng của từng cơ thể cá biệt đối với fluor,


Tóm lại, đây là một vấn đề hiện đang c̣n trong ṿng tranh căi gay gắt giữa các nhà làm khoa học. Trong thực tế, năm ngoái Tuy nhiên vào nam 2005, trên toàn quốc Hoa Kỳ và trong nhiều thành phố ở chín tiểu bang, trong đó có California, New York, Washington v.v... người dân đă bỏ phiếu không chấp nhận việc cho thêm fluor vào trong nguồn nước sinh hoạt của thành phố nữa.


 
















__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard