Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: LƯ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 83
Date:
LƯ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA


CÁC LƯ THUYẾT VỀ


NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA


                                                                                 P.X.Gurevits


 


Hiện nay tồn tại một số lư thuyết về nguồn gốc của văn hóa: lư thuyết tâm lư học, lư thuyết nhân học và lư thuyết xă hội - văn hóa. Ngày nay phần lớn các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng: t́m hiểu các lư thuyết trên đây là hoàn toàn cần thiết.


1. Lư thuyết công cụ lao động


Thông thường tiếp cận hoạt động đối với văn hóa được giải thích theo truyền thống mácxít, trong khuôn khổ của quan niệm này, cho rằng: sự khác biệt giữa con người và động vật trước hết là ở khả năng lao động như một hoạt động hướng đích hợp lư.



Có thể giả định rằng, nguồn gốc của xă hội và văn hóa gắn liền với sự h́nh thành lao động của con người, quá tŕnh lao động đó đă làm cho vượn biến thành người, bầy đàn trở thành xă hội, và tự nhiên th́ trở thành môi trường văn hóa. Con người, đó là kẻ sáng tạo văn hóa, là một thực thể có lư trí, khôn ngoan và có tính xă hội.


Dựa theo khái niệm công cụ lao động để giải thích nguồn gốc văn hóa, th́ con người trong hoạt động lao động đă tách ḿnh ra khỏi thế giới động vật. Lư thuyết về nguồn gốc con người do F.Engels (1820-1895) nêu ra trong bài báo Vai tṛ của lao động trong quá tŕnh chuyển biến từ vượn thành người công bố vào những năm 1873-1876. Bài báo này là một chương trong tác phẩm Phép biện chứng tự nhiên. Phân tích các dữ kiện của nhiều nhà khoa học trước ông nói về nguồn gốc loài người, F.Engels đă đi đến kết luận: “lao động đă sáng tạo ra con người”. Ông hiểu thuật ngữ lao động là hoạt động hợp lư có mục đích, bắt đầu từ việc chế tác ra những công cụ bằng đá, xương và gỗ. Theo ư kiến K.Marx và F.Engels th́ trong quá tŕnh lao động, ư thức ở con người xuất hiện, và cùng với ư thức là xuất hiện nhu cầu muốn nói điều ǵ đó với nhau. Thế là, tiếng nói ra đời như là phương tiện giao tiếp trong quá tŕnh cùng nhau hoạt động. Hệ quả của những tiên đề trên đây là rất lớn - quá tŕnh lao động và tiếng nói ra đời. Vấn đề không phải chỉ là ở chỗ, con vượn đă biến thành con người. Hoạt động của con người đă sản sinh ra văn hóa.


Cơ chế xă hội của sự tái sản xuất hoạt động người sẽ mở rộng đáng kể không gian văn hóa. Ở đây, con người, ngay từ đầu đă xuất hiện như một thực thể xă hội, tức một sinh thể, những khuôn mẫu hành vi của nó không chứa đựng trong bản thân (tức là không di truyền), mà ở ngoài bản thân nó, biểu hiện trong h́nh thái xă hội của sự giao tiếp.


2. Ma thuật - ngọn nguồn của văn hóa


Nhà văn hóa học Hoa Kỳ T.Rotszak (sinh năm 1933) đă đề xuất một quan niệm khác về văn hóa. Ông cho rằng, trước khi xuất hiện thời đại đồ đá cũ, đă từng tồn tại một thời đại khác - thời cổ đại kỳ diệu. Khi ấy chưa có một công cụ lao động nào xuất hiện, nhưng đă có ma thuật. Những giọng hát và điệu múa huyền bí biểu hiện cái bản chất tự nhiên của con người và chúng xác định tính tiên định của những bài hát và điệu múa này, trước khi viên đá cuội được đẽo gọt thành cái ŕu. T.Rotszak cho rằng, người cổ đại tự biểu hiện ḿnh trước hết như một người mộng tưởng, người giầu xúc động, người t́m ṭi ư tưởng, người sáng tạo ra những bóng ma (ảo ảnh), và cuối cùng là Con người chế tác (Homo faber).


Nhà khoa học đă phác thảo ra cuộc sống cổ đại như sau: Khởi đầu là những ảo ảnh huyền bí, sau đó mới là những công cụ linh phù (mandala) thay cho bánh lái, lửa thiêng để hiến tế (chỉ về sau th́ mới dùng để nấu đồ ăn), tế lễ các v́ sao, không đếm thời gian bằng sao hoặc đếm những mốc khởi hành, cành vàng thay cho tượng gỗ (gậy) của người chăn chiên hoặc quyền trượng của nhà vua. Tóm lại, theo ư kiến T.Rotszak, tri giác khấn cầu - mănh liệt về cuộc sống đă xảy ra trước óc thực dụng của thời đại đá cũ.


3. Khúc dạo đầu của văn hóa - những biểu tượng


Nhà triết học, xă hội học, văn hóa học Hoa Kỳ L.Mamphord (1895-1973) quan niệm: Không thể gán cho lao động và công cụ lao động có ư nghĩa định hướng, và đặt chúng vào vị trí trung tâm trong sự phát triển của con người và văn hóa. L.Mamphord đă mỉa mai quan niệm xem con người như là động vật sử dụng công cụ lao động, c̣n Platon th́ cảm thấy lạ lùng, v́ ông ghi nhận hướng đi lên của con người trong trạng thái nguyên thủy ở tŕnh độ như nhau, như Mars (con trai thần Zeus) và Orphée, như Prométhée và Kêphêutx, như thần - thợ rèn.


Hơn nữa, Mamphord c̣n nhấn mạnh rằng, sự miêu tả con người, chủ yếu về phương diện sử dụng và chế tác công cụ lao động bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX được thừa nhận chung trong truyền thống khoa học tại các nước Âu Mỹ, nhất là trong nhân học. Mamphord khẳng định rằng, sự phối kết của các giác quan là điều kiện cần thiết để tạo ra những công cụ lao động sơ đẳng làm bằng đá hoặc gỗ, không đ̣i hỏi phải có bất cứ sự sắc sảo đáng kể nào về ư tưởng. Ngoài ra, ông c̣n cho rằng, nếu các phẩm chất trí năng của con người gắn liền với hoạt động công cụ, với sự trau dồi kỹ thuật, th́ tất yếu phải bác bỏ sự kiện nói rằng, những công cụ của người tối cổ như: răng, xương, nắm đấm của nó - được làm ra cũng giống như công cụ của những động vật linh trưởng khác. V́ vậy, cho đến nay vấn đề vẫn c̣n tiếp tục bàn căi..., trong khi con người hăy c̣n chưa thành thạo trong việc tạo ra những công cụ đá, vận hành có hiệu quả hơn, là tạo ra các cơ quan tự nhiên thiên bẩm của nó tốt hơn. Nhà bác học nhấn mạnh: Tôi cho rằng: tài năng thoát hiểm (vượt thoát) không cần đến các công cụ khác lạ, đă cung cấp cho con người tối cổ một thời gian vừa đủ để phát triển những yếu tố phi vật thể của văn hóa của nó, các yếu tố phi vật thể này, trong chừng mực cần thiết, đă làm phong phú thêm kỹ thuật của nó.


Không chỉ con người, mà c̣n có nhiều loài sinh vật khác đă và đang tạo ra vô số thiết bị tự tạo. Có thể nhận thấy loài kiến và loài ong đă tạo ra sự kỳ diệu của nghệ thuật kiến trúc. Những con hải ly đă khá thành thạo trong việc xây dựng những cái đập (bờ chắn nước), những con nhện biết tết thành các tấm mạng (nhện). Ở đây, một vài loài sinh vật dường như đă biểu thị tài năng sáng tạo khéo léo hơn con người. Nếu sự hiểu biết về kỹ thuật được coi là đầy đủ để khẳng định trí tuệ tích cực của loài người, th́ con người trong một thời gian dài đă được xem như kẻ hoàn toàn không may mắn, nếu đem so nó với các loài sinh vật khác. Và chỉ về sau này khi sự sản xuất ra các biểu tượng đă vượt trội hẳn việc sản xuất ra công cụ, khi ấy nó mới thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ khả năng kỹ thuật của con người.


Chính v́ vậy, nếu xem xét con người chủ yếu như một động vật chế tác công cụ, th́ điều ấy có nghĩa là, theo ư kiến Mamphord, đă bỏ qua những đặc điểm cơ bản trong thời tiền sử của nhân loại, trên thực tế các đặc điiểm ấy là những giai đoạn quyết định của phát triển. Con người, về cơ bản là một động vật tự hoàn thiện, là kẻ biết sử dụng trí tuệ và sản xuất ra những biểu tượng.


Mamphord khẳng định rằng, dấu ấn cơ bản trong hoạt động của con người là ở bản thân cơ thể của nó. Khi con người tự bản thân nó không tạo ra được vật thể nào, th́ nó khó có thể tạo ra môi trường xung quanh.


Chúng tôi xin dẫn ra một vài ví dụ. Lao động trong bộ môn văn hóa học theo định hướng mác xít được xem như quá tŕnh tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên, trong đó con người không chỉ biến đổi cái thiên nhiên bên ngoài, mà nó c̣n biến đổi cả cái bản chất của nó (tức cái thiên nhiên bên trong). Lao động - đó là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện và điều kiện trao đổi vật thể một cách tự nhiên giữa con người và thiên nhiên. Con người không chỉ biến cải h́nh thái của cái mà thiên nhiên cấp cho nó, hơn thế nó c̣n tạo ra một h́nh ảnh đầy ư tưởng của cái mà nó cần phải làm như thế, nó đặt ra mục tiêu một cách hữu thức, mục tiêu ấy xác định phương thức và tính cách hành động của nó.


Công cụ lao động thực ra đóng vai tṛ không nhỏ trong cuộc sống con người. Tuy vậy, nó hoàn toàn không thể vạch ra cái bí mật của sự chuyển biến từ vượn thành người, không thể giải thích đến tận cùng sự kỳ diệu của ư thức, quà tặng của lương tâm và những bí ẩn của đời sống xă hội. Lư thuyết tiến hóa xuất phát từ sự phát triển tiến lên của vật thể sống, ở đây dường như không hoàn toàn thỏa đáng.


Cần phải nói lại một cách nghiêm túc rằng, nhân loại hăy c̣n chưa có được những lư thuyết, giải thích tỷ mỉ về mọi chi tiết của sự h́nh thành con người.


Sự xuất hiện việc sáng tạo kỳ diệu ra con người trên trái đất gắn liền với những đột phá chất lượng trong sự phát triển vật thể sống, vật thể ấy đă bỗng trở thành kẻ biết suy nghĩ một cách hào hứng. Rất có thể, điều đó xảy ra đúng như C.Marx và F.Engels đă h́nh dung. Cũng có thể ư thức của con người sinh ra từ những điều kiện hoàn toàn khác, như Rotszak và Mamphord đă giải thích. Một số nhà khoa học khác lại gắn văn hóa với các tín ngưỡng tôn giáo cổ đại. Tuy vậy, trong mọi biến dạng của hiện tượng văn hóa có thể xem xét như là một đột biến cơ bản trong sự phát triển con người, nhân loại và lịch sử.


4. Về những khởi nguyên của văn hóa


Có không ít nhà khoa học đă viện dẫn nguồn gốc của từ văn hóa xuất phát từ từ cổ thờ cúng (culte). Họ cho rằng, văn hóa đi song hành với tính chất tinh thần, trong đó có tôn giáo. Đương nhiên, ở các dân tộc khác nhau có những quan niệm khác nhau về các vị thần, cho nên cũng có những h́nh thức thờ cúng khác nhau, tuy vậy trong đó có nhiều điểm chung. Một số nhà văn hóa học xem h́nh thái tôn giáo đầu tiên là bái vật giáo - thờ cúng những vật thể vô tri như đá, cây... dường như ở các vật thể này có mang các thuộc tính siêu nhiên. Theo ư kiến của các nhà khoa học, th́ bái vật giáo (vật tổ) có ở khắp các dân tộc nguyên thủy. Một số biểu hiện tàn dư của nó c̣n được bảo tŕ trong các tôn giáo hiện đại như: sự thờ cúng tảng đá đen tại thánh địa Islam ở Mecca, thờ cúng cây thập tự và các sức mạnh trong Thiên chúa giáo,...


Bên cạnh sự thờ cúng các vật thể vô tri, chúng khó được thừa nhận là sở thuộc thần linh, v́ rằng các ấn tượng thực tế về khúc gỗ hoặc tảng đá xù x́ không gợi ra h́nh ảnh vị thần linh trong ư thức con người; sự thần linh hóa các v́ sao, mặt trời, mặt trăng, biển, sông, các lực lượng tự phát trong tự nhiên (băo, dông, động đất...) đă tồn tại thực sự trong đời sống khiến cho sự thờ cúng ngày càng sâu đậm thêm. Các bậc cha mẹ đă trở thành đối tượng của sự thờ cúng người sống, tuy vậy trong thời mẫu hệ th́ đối tượng thờ cúng là phụ nữ, c̣n trong thời phụ hệ - th́ đối tượng là đàn ông. Theo dẫn chứng của nhà triết học Nga V.X. Soloviev th́ dân tộc Trung Hoa đương thời (nửa sau thế kỷ XIX) là dân tộc có tôn giáo thờ cúng tổ tiên. Hơn nữa, khi t́nh cảm tôn giáo hướng về các vị tổ tiên đă khuất, th́ những yếu tố đạo đức trong t́nh yêu của lớp con cháu sẽ gắn liền với việc thờ cúng ông bà, tổ tiên.


Lịch sử loài người đă biết đến nhiều dạng thờ cúng khác khau. Phần trên chúng tôi đă nói về những thờ cúng của người nguyên thủy. Trong thời cổ đại các tục thờ cúng này ngày càng trở nên phức tạp hơn, v́ thế nhà nước, thượng đế, con người, đền miếu... đă trở thành đối tượng của sự thờ cúng trong tôn giáo. Các hành động cúng lễ cũng phức tạp hơn, như: Rước, múa nhảy, cầu khấn. Đă xuất hiện các h́nh thức cúng bái bí mật (huyền bí) như nhập đồng, thôi miên.


Nh́n chung, trong văn hóa cổ đại (Hy La) và cổ đại phương Đông, có thể t́m thấy rất nhiều h́nh thức thờ cúng cụ thể: thờ các v́ sao cụ thể, thờ những con người cụ thể như: người anh hùng, người có quyền lực... Nhưng điều quan trọng là ở chỗ, tất cả các h́nh thức thờ cúng, tín ngưỡng trong thời kỳ này đều được tiến hành ở nhiều nước khác nhau, dẫn đến việc thành lập các tôn giáo thế giới, c̣n tồn tại đến tận ngày nay. Cùng với sự ra đời của các tôn giáo ấy là sự xuất hiện những công tŕnh kiến trúc nhà thờ tuyệt vời, hội họa dưới dạng tranh thánh (Iconographie) âm nhạc có dàn đồng ca (cầu khấn, hát thánh ca, đơn ca và múa...). V.X. Soloviev đă nhận rằng: “nếu cái đẹp của sự thờ chúa kiểu Hy Lạp trong nhà thờ Xôphia không tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, tác động đến ngôn từ của công tước Vladimir ở Kiev, th́ có lẽ ngày nay sẽ không có nước Nga theo đạo chính thống. Và, chính cái đẹp này đă hiện lên sáng chói, thể hiện toàn vẹn nội dung tinh thần của tôn giáo”.


Theo ư kiến của nhà triết học nước Nga khác là N.A. Berdiaev, th́ tính chất gần gũi giữa văn hóa và tôn giáo đă chứng tỏ tính chất biểu tượng của văn hóa, theo ông th́ văn hóa đă tiếp thu tính chất này từ biểu tượng thờ cúng trong tôn giáo. Toàn bộ những thành tựu của văn hóa, thực chất đều mang tính biểu tượng.


Vậy là, giữa văn hóa và tôn giáo có mối liên hệ vô cùng sâu sắc. Vấn đề đặt ra ở đây hoàn toàn không phải chỉ là nói về họ hàng của từ văn hóa (culture) và thờ cúng (culte), mà chính là trong từ nguyên (nguồn gốc của từ) của chúng. Đó là nói về nguồn gốc của văn hóa, về tính chất phụ thuộc mang tính lịch sử của văn hóa với sự thờ cúng như một hiện tượng đặc biệt.


Tuy vậy, văn hóa không tồn tại bất biến. Khi gạt bỏ các ngọn nguồn thờ cúng, tôn giáo khởi đầu của ḿnh, văn hóa dần dần chuyển sang văn minh. Về mặt nguyên lư trong văn hóa học có tồn tại hai quan điểm nói về mối tương quan giữa văn hóa và văn minh. V́ thế, N.A. Berdiaev về phương diện này đă đồng t́nh với quan điểm của O.Spengler, nghiêng về phía cần phân biệt văn hóa / văn minh (như hai thực thể), bên cạnh đó nhà thần học G.Mariten lại phản đối sự phân biệt này.


Tuy vậy, cho đến nay vấn đề trên đây vẫn là một trong những vấn đề gay cấn nhất của văn hóa học.


                                   HOÀNG VINH dịch



__________________
My Thuat Viet Nam
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard