Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: CA TRÙ


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 37
Date:
CA TRÙ


GÓP BÀN VỀ BẢO TỒN


PHÁT HUY


NGHỆ THUẬT CA TRÙ


                                         Lê Thị Bạch Vân


 


 


 


Ca trù là một trong những di sản văn hóa phi vật thể và truyền miệng vô cùng quư giá không chỉ của dân tộc Việt Nam mà c̣n của nhân loại. GS, TS Vương Tiểu Thuẫn, viện trưởng Viện Văn hóa Trung Quốc khi đến nghe ca trù tại Bích Câu đạo quán đă ghi trong sổ lưu niệm ngày 30-8-1998: “Ca trù là vốn quư của văn hóa phương Đông, là kết tinh của sự giao lưu văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc xung quanh...”.


Nghệ thuật ca trù là sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ với giọng hát ḥa cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu. Không có giọng hát ca trù không có ca trù. Không có đào nương bất thành ca trù. Khi bàn đến ca trù, không thể không nói tới đào nương.


Để trở thành đào nương phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gơ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, trí nhớ, ḷng đam mê và kiên tŕ, tư cách; nghệ thuật xử lư ca từ gắn với thanh điệu, gắn với nội dung... Không những thế đào nương c̣n phải được các thầy giỏi, có kinh nghiệm và tâm huyết đào tạo cơ bản, lâu dài bằng phương thức truyền khẩu để làm sao nắm bắt, làm chủ được những kỹ thuật nhà nghề. Ngoài ra đào nương phải thông thạo cách chuyển giọng nhuần nhuyễn, không thô cứng, thuộc giai điệu của từng thể hát và thuộc hết các thể trong các lối hát thi, hát cửa đ́nh và hát chơi. Đó là chưa kể đến việc đào nương phải vừa hát, vừa tự đệm phách một cách nhịp nhàng, khéo léo đồng thời lại phải phối hợp với đàn và trống cho đúng quy cách, biết xử lư ca từ cho hợp với khung giai điệu đă có sẵn của thể hát.


Trong chế độ quân chủ từ triều Lê đến triều Nguyễn, đă từng có giai đoạn ca trù được đặt ở vị trí trang trọng. Đào nương được tôn quư, thậm chí có nàng trở thành vương phi, hoàng hậu. Không chỉ thế, có đào nương được tôn làm thần, lập đền miếu thờ tự.


Thật tiếc, đến giai đoạn sau, hát ả đào không c̣n giữ được phong thái như xưa. Lối hát chơi ở ca quán bị lạm dụng, trở thành thứ tiêu khiển có khi là của những kẻ phàm phu, tục tử. Ca nương cũng bị gắn những lời đố kỵ, gièm pha như một “vật mang họa”, “lấy quan quan cách"...


Sự nhầm lẫn đă khiến trong mấy chục năm dài, vốn quư sinh hoạt nghề nghiệp ca trù không được duy tŕ trong hệ thống gia đ́nh, ḍng họ, tổ chức phường nghề, truyền nghề, giỗ tổ nghề... V́ bị coi là sản phẩm của lối ăn chơi sai lạc nên ca trù không c̣n chỗ đứng trong những hoạt động văn hóa quảng đại quần chúng. Mặt khác, khi bài trừ mê tín dị đoan th́ việc cúng lễ thần thánh cũng bị dẹp bỏ luôn và như thế mặc nhiên ca trù cũng cùng chung số phận, bởi c̣n đâu môi trường lễ hội tín ngưỡng để ca trù có dịp được hát ở cửa đ́nh.


Trong những năm 80 của thế kỷ XX, khi nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đi sưu tầm ca trù th́: “Đa số nghệ nhân (...) đều đă ngoài 60 tuổi. Có người chỉ nhớ được nửa bài. Có bài chỉ nhớ được tên gọi. Và rất tiếc là có người không dám nhận ḿnh là đă làm nghề đàn hát này”(1). Suốt chừng ấy năm vắng bóng nhưng nhờ những nỗ lực, sáng kiến của một số cá nhân và tổ chức trong việc sưu tầm, giới thiệu, phục hồi, hiện nay ca trù đă gây được sự chú ư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, khó khăn và thử thách chưa phải đă hết. Để có thể đưa ra được những đề xuất góp phần bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật này, chúng ta thử nh́n bao quát vào thực trạng ca trù cũng như người hát và nghệ thuật hát ca trù thời gian gần đây.


Từ năm 1986, đất nước đổi mới, các lễ hội dần dần được khôi phục và sau 1993, đôi nơi ở Bắc Bộ có hát cửa đ́nh (nhưng không có múa). Tại Hà Nội, một số lễ hội đă đưa ca trù trở lại phục vụ trong cả phần lễ và phần hội như ở đ́nh Cót, chùa Láng, đ́nh ứng Thiên, đ́nh Kim Liên, đền Voi Phục, đền Bạch Mă, đ́nh Quan Nhân, đ́nh Trung Kính, đ́nh Đăm, đ́nh Sủi, đền Thạch Bàn, đ́nh Giảng Vơ,... Gần đây khi các làng mở hội số người hiểu biết tục lệ “nhập tịch th́ xướng ca”, càng ít đi và càng vắng hẳn người biết cầm chầu. Bởi thế lễ hội không duy tŕ hát thờ cửa đ́nh nữa, đơn cử như hội đ́nh Cót, hội chùa Láng, hội đền Thạch Bàn...


Do t́nh h́nh nói trên, nhiều thể hát múa đă lần lượt bị thất truyền. Múa hát Bỏ bộ chỉ c̣n ở Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội). Ở Thượng Mỗ (Đan Phượng, Hà Tây), thể múa hát này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1993, v́ các nghệ nhân mất dần, lớp trẻ không kế tục. Múa hát Bài bông đă thất truyền. Có những nghệ nhân như NSND Quách Thị Hồ (đă mất - Hà Nội), Nguyễn Thị Chúc (Hà Tây), Tô Thị Chè (Hải Pḥng) tuy rằng cụ thân sinh chuyên đi hát cửa đ́nh nhưng đến đời ḿnh chỉ đi hát ca quán, nên không học được. Sau năm 1955, thể hát múa này chỉ c̣n lại ít nhiều trong trí nhớ một vài người như NSƯT Phó Thị Kim Đức (Hà Nội), nghệ nhân Nguyễn Thị Lệ (Bắc Ninh), Nguyễn Thị Diện (Thanh Hóa)... Múa Tứ linh cũng đă thất truyền.


Về người hát, lớp nghệ nhân có nghề, hầu hết đă qua đời đem theo ngón nghề của ḿnh chưa kịp truyền lại cho lớp trẻ. Bà Nguyễn Thị Lệ (Bắc Ninh) tuổi 90 than thở: “Làng tôi thuở trước có vài chục kép đàn, hàng trăm đào hát, nay chỉ c̣n lại hai chị em tôi. Thế là thất truyền. Tôi cũng quên hết, bỏ gần 60 năm nay, thỉnh thoảng nhớ câu nào th́ cũng chỉ để ru cháu mà thôi” (2).


Một cây đại thụ trong lối hát cửa đ́nh có giọng hát uyển chuyển, sâu lắng như bà Phạm Thị Mùi th́ cách đây chục năm khi gần tuổi 80 mới đào tạo được cho vài học sinh tại chốn tổ. Tiếc rằng, chưa có một người nào (kể cả cô cháu ngoại) kế thừa được vốn liếng đó. Do thời gian quá ngắn (vài tháng), kinh phí hạn hẹp, v́ thế cả thầy và tṛ khó có thể duy tŕ được việc truyền nghề và học nghề.


Đào Vóc lại c̣n thiệt tḥi hơn, lưng bà c̣ng gập, câu nhớ, câu quên sau 70 năm bỏ bẵng, nay hơi đă hụt và những ngón tay ngày nào gieo phách diệu nghệ là vậy, giờ đă không c̣n mềm mại nữa. Tiếc thay đào Vóc đă không truyền lại được cho ai những kiểu nhả chữ linh hoạt, nghệ thuật xử lư ca từ thật điêu luyện của bà.


Lớp trẻ bị đứt đoạn do hầu hết con cháu các nghệ nhân không được truyền nghề. Có vài người trong số con cháu của họ cũng được học nhưng lại chưa đến nơi đến chốn. V́ thế lớp trẻ chưa thể đủ điều kiện để kế tục các nghệ nhân lớp trước.


Trong khi đó, một số người đă thành danh ở bộ môn nghệ thuật khác hoặc thậm chí có người đă về hưu, nhàn rỗi, thấy mọi người thích ca trù cũng bằng mọi cách tiếp cận cấp tốc (nghe băng, nghe hát, thụ giáo nghệ nhân giỏi vài buổi) để đi hát ca trù. V́ “Ăn xổi ở th́” như vậy, nên phần lớn họ không gơ phách được hoặc gơ sai quy cách, thậm chí có những người chỉ biết dở dang, sai cung, lạc điệu.


Năm 2002, tại Hà Nội có lớp đào tạo cấp tốc diễn viên ca trù trẻ trong 2 tháng (thực chất học 40 buổi) cho 80 người của 13 tỉnh thành (trong đó, số diễn viên hát chiếm hơn nửa). Sau 2 tháng các diễn viên (từ chưa biết ǵ), khi trở về địa phương sẽ là những người biểu diễn, đồng thời là thầy giáo(!). Phương pháp đào tạo và truyền bá có nguy cơ “góp phần” làm cho ca trù bị biến dạng: không có ḷng bản, chẳng có kỹ thuật, có cô cũng cầm phách gơ, cũng "ứ, hự..." mà vẫn không phải là hát ca trù.


Ca trù đă lan truyền rất rộng thành phong trào, "mốt" đàn hát và thích nghe. Mặc dầu vậy, những người có nghề và có lương tâm chẳng thể nào không day dứt, lo ngại cho tương lai của ca trù.


Có lẽ, trong lịch sử phát triển, chưa khi nào, ngay cả thời thực dân Pháp chiếm đóng, ca trù bị lạm dụng, giá trị nghệ thuật của ca trù xuống dốc như ngày nay. V́ lúc đó vẫn có đào hát và c̣n có bao thi sĩ, khách văn chương biết thưởng thức (3). C̣n nay? Người nghe và người có nghề chỉ đếm đầu ngón tay. Nghệ nhân dân gian Nguyễn Phú Đẹ - danh cầm 84 tuổi than thở: "Cứ theo lối này th́ ca trù có lẽ xuống mất. Nếu người nào biết nghe, họ sẽ chán và không chịu được..."(4).


Ca trù hiện nay tuy đă tạo ra cơn sốt nhưng nh́n chung nó chỉ có bề rộng mà chiều sâu không có bao nhiêu. V́ sao vậy? Bởi ca trù đă và đang được phục hồi, phát triển trong sự qua quưt hời hợt. Chỉ vài tháng đào tạo đă trở thành đào nương thậm chí trở thành thầy dạy. Vậy th́ đă học được ǵ? Chính v́ vậy họ hát ca trù thật lạ! Đào nương cũng "Đầu mày cuối mắt" như ai? Cần hiểu rằng ca trù rất khó, nó đ̣i hỏi cả thầy và tṛ phải nỗ lực hết sức trong một thời gian không ngắn. Đôi khi trong cuộc hát họ khua phách loạn lên, thậm tệ hơn, tay c̣n uốn lượn chống bộ phách dưới cằm nở nụ cười hết sức t́nh tứ. Động tác đó khiến "quan trên" cũng mát ḷng chứ nói ǵ đến kẻ b́nh dân! Ca trù là một loại h́nh nghệ thuật có nhiều luật lệ rất khắt khe. Đào nương khi hát hoàn toàn không được liếc mắt đưa tay hay những điệu bộ cử chỉ t́nh tứ khác... Vậy mà hiện nay lại có những cô "đào trẻ" đă quên đi hoặc chưa có đủ thời gian để t́m hiểu những luật lệ nhà nghề. Họ đă thể hiện không đúng tư cách cũng như sự trang nghiêm của người ca nương. Chẳng trách, cô đầu một thời bị mang tai mang tiếng!


Thiết nghĩ, muốn phục hồi ca trù, môn nghệ thuật truyền thống cổ xưa, nên có sự quan tâm đúng mức của các ban ngành hữu trách, làm sao để thế hệ trẻ tiếp thu nó đúng lề lối cũng như cách thức thể hiện, tránh t́nh trạng có cô trong múa dẫn tế, chân vẫn xiến, mắt, mồm vẫn toe toét cười. Theo các nghệ nhân, ngay đến điệu múa cổ của ca trù cũng bị cải biên, "nâng cao", các cô mặc váy áo giống phường chèo và tay cầm quạt xoay tṛn các hướng, kể cả xoay lưng vào bàn thờ thánh đang nghi ngút khói hương.


Trong một lần liên hoan ca trù với quy mô toàn quốc, có một "đào nương" mới chỉ học 40 buổi (với 3 bài, trong đó chỉ có một bài là ca trù), được trao "xiêm y" (giải đặc biệt: có khăn áo thật). Thế rồi, khi "vinh quy" trở về, sau khi được ngút ngàn lời khen, cô đă mở gần chục lớp để dạy học tṛ, các nghệ nhân hết sức kinh ngạc! Cụ Nguyễn Phú Đẹ giật ḿnh: "Nó c̣n ngang nhiên về Tứ Kỳ để hát" (Tứ Kỳ - Hải Dương có phường nghề ca trù nổi tiếng).


Về việc trao xiêm y, sách Ca trù biên khảo của tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề cho biết: "Những ả đào trẻ tuổi học tập đă thành thục, khi bắt đầu ra hát phải có trầu cau tŕnh với Quản giáp. Quản giáp sai chia cho khắp phường để báo cho biết cô đó đă thành nghề và ra hát. Huynh thứ nhận lễ tŕnh, họp nhau lại sát hạch một buổi rồi mới công nhận. Được phường công nhận, các cô chọn ngày lành tháng tốt làm lễ cáo tổ, rồi mời một quan viên có danh vọng ở trong miền, nổi tiếng phong lưu hào phóng, đến nghe trống cho buổi hát đầu tiên. Hôm ấy mở tiệc linh đ́nh để thiết đăi phường và ba con quen thuộc. Người đến dự tiệc đều có lễ mừng. Buổi hát đầu tiên ấy, giáo phường gọi là lễ mở xiêm áo"(5). Như vậy, lễ mở xiêm áo, có thể hiểu nôm na: Đă học đủ chương tŕnh, thi, đỗ mới được đi hát.


Nghề nào cũng vậy, muốn tồn tại th́ phải được truyền nghề, tức là có thầy và có tṛ. Một số nghệ nhân rất giỏi nhưng không có học tṛ bởi mặc cảm dư luận xă hội suốt thời gian quá dài. Thầy dạy phải truyền đạt toàn bộ kỹ thuật cơ bản cho học tṛ. V́ vậy, cũng như những nghề khác, việc truyền thụ cho thế hệ kế tiếp không thể nh́n vào số lượng mà điều cốt yếu phải là chất lượng của thầy và tṛ. Nhất là đối với ca trù, bởi ca trù hoàn toàn là nghệ thuật truyền khẩu nếu không phục hồi đúng nghĩa sẽ làm cho môn nghệ thuật độc đáo, đặc sắc này nếu có chăng th́ chỉ c̣n là ca trù dị bản. Bởi lớp nghệ nhân ít ỏi c̣n lại sớm muộn cũng sẽ ra đi mà lớp kế cận đă tiếp thu được những ǵ? Nếu chỉ học có vẻn vẹn ... mà đă được làm thầy. Vậy học tṛ của họ sẽ hát ca trù như thế nào? Rồi ca trù sẽ ra sao?



-- Edited by HoangHoa at 21:29, 2006-11-01

__________________


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 37
Date:

Một khía cạnh khác có liên quan mật thiết tới nghệ thuật ca trù không thể không đề cập đến, đó là người thưởng thức.


Muốn thưởng thức ca trù th́ phải học hoặc chí ít cũng phải được tiếp xúc trong các môi trường diễn xướng của nó! Họ phải được nghe cái thật, cái đúng, cái hay, lâu dần, thính giác tinh nhạy, thẩm định đúng, các cụ gọi là “quen tai”. Đó là chưa kể đến một yếu tố quan trọng là phải biết cảm thụ văn chương. Ca từ của ca trù thực chất là tác phẩm thơ - theo đúng nghĩa khắt khe và vinh quang của nó.


Nếu người thưởng thức biết nghe th́ đào nương không thể hát sai lạc hoặc quấy quá. Quan viên mà lịch lăm th́ tự khắc đào nương phải dụng công luyện tập.


Ngoài ra, so với các bộ môn nghệ thuật diễn xướng truyền thống khác th́ ca trù vẫn c̣n quá nhiều thiệt tḥi, đơn cử như các nghệ nhân ca trù chưa được quan tâm về vật chất, tinh thần. Họ chưa được trân trọng đúng mức so với tài năng của ḿnh. Hơn nữa ca trù chưa có những hội thảo lớn, chuyên sâu, cũng như chẳng có địa điểm riêng biệt để phát huy nghề nghiệp như các bộ môn chèo, tuồng. Trong các chương tŕnh lớn, ca trù vẫn chưa được có mặt cùng với các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác... Đó cũng là những yếu tố không thuận lợi cho sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật ca trù.


Từ những thực trạng trên, thiết tưởng nên để vài ḍng đề đạt mấy ư nhỏ, mong muốn ǵn giữ và phát triển loại h́nh nghệ thuật ca hát đặc biệt này. Trước hết, đó là sự quan tâm bằng vật chất và tinh thần đối với các nghệ nhân cao niên, nhằm lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật ca trù xưa c̣n sót lại. Họ mới là những người đủ tư cách nhận xét và hướng dẫn cho hậu sinh, đặng mai hậu có cái đối chiếu, phần nào đỡ sai lạc. Nếu sau này các nghệ nhân đó qui tiên hết th́ chẳng c̣n ai nghe ai, khác nào "ba anh xẩm đi xem voi!" Chính v́ những lư do trên, cần nhanh chóng tập hợp các nghệ nhân đang c̣n sống để thu thập và khôi phục những vốn nghề... đồng thời thu băng h́nh, băng tiếng nhằm lưu giữ bảo tồn lâu dài. Như vậy, việc thành lập một Trung tâm ca trù là cần thiết. Trung tâm này mới có điều kiện để những người tâm huyết với ca trù góp sức tài bảo tồn, phát triển ca trù. Muốn vậy, cần phải đào tạo lớp kế tục một cách nghiêm túc, bài bản do các nghệ nhân giỏi từng vùng đảm nhiệm. Thêm vào đó, nên tổ chức liên hoan định kỳ nhằm khuyến khích, động viên và phát hiện những đào nương có tài năng.


Nhà nước, trước hết là ngành văn hóa các cấp cần có những kế hoạch, biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm giữ ǵn, phát triển bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo này, “một giống chim họa mi thơ ca Việt Nam” (Nguyễn Xuân Khoát).


Hy vọng tương lai những tinh hoa trong nghệ thuật hát truyền thống của đào nương ca trù xưa sẽ được tiếp nối, quan tâm hơn nữa để bảo tồn và phát triển như tâm nguyện của những người Việt Nam yêu ca trù cũng như của bạn bè quốc tế: “Ta có thể giữ được một thành phố cổ, vậy sao không thể giữ được một kho tàng quư như ca trù” (ư kiến của đại sứ Israen D.Matnai sau khi nghe ca trù tại Bích Câu đạo quán ngày 28-5-1995); “Tôi luôn hy vọng ca trù sẽ phổ biến hơn và luôn ở trong ḷng người Việt” (TS âm nhạc Mỹ Jason Gibbs - Bản viết bằng tiếng Việt trong sổ lưu niệm CLB ca trù Hà Nội ngày 13-6-1995).


                                                                           N.T.B.V


_______________


1. Nhiều tác giả, Ca trù nh́n từ nhiều phía, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2003, tr.225.


2. Tư liệu cá nhân.


3. Xem thêm Văn Hạc, Hát ả đào ngày xưa là một thú chơi phong nhă không phải dành cho quan viên vô học, Báo Trung Bắc chủ nhật, 1942, số 129.


4. Cụ Nguyễn Phú Đẹ sinh năm 1923 tại thôn Cao La, xă Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương; Cụ Nguyễn Thị Chúc sinh năm 1930 tại thôn Ngăi Cầu, xă An Khánh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây là 2 trong số 13 người mới được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vào ngày 11-1-2006 tại Hà Nội.


5. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Ca trù biên khảo, Nxb TP.Hồ Chí Minh, In lại từ bản in năm 1962, tr.52-53.



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard