Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Ho Dzenh


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Ho Dzenh












Xin vui ḷng sửa lại cho đúng...

Bài thơ "Màu Cây Trong Khói" của Hồ Dzếnh... hay "Chiều"  do DTT phổ nhạc




Hồ Dzếnh



Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh (Hồ Dzếnh là phiên âm của Hà Anh theo giọng Quảng Đông).

Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha là người Quảng Đông, sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ là người Việt.

Hồ Dzếnh ra Hà Nội học trung học, dạy tư, viết thơ, viết báo từ năm 1931. Năm 1953 vào Sài G̣n làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội viết báo, làm thơ.

Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội.

Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Quê Ngoại (1942), Hoa Xuân Đất Việt (1946); tập truyện ngắn Chân Trời Cũ (1942); và các tiểu thuyết Một Truyện T́nh 15 Năm Về Trước (1942); Những Vành Khăn Trắng (1946).

Sự pha trộn của hai gịng máu chi phối nhiều sáng tác của tác giả. Tập thơ Quê Ngoại gây được nhiều ấn tượng nhất với những lời thơ êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, và những cảm xúc đằm thắm chân thành dành riêng cho "quê ngoại" thân thương...




Thi sĩ hai ḍng máu Việt – Hoa

Nhà thơ Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh, sinh năm 1916 tại xă Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, cha ông là Hà Kiến Huân, gốc Hoa từ Quảng Đông, Trung Quốc di cư sang Việt Nam vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, gặp mẹ ông là Đặng Thị Văn, một cô gái chở đ̣ ngang trên sông Ghép - Thanh Hoá. Hai người thành gia thất, sinh sống bằng đổi chác hàng hóa ở các chợ bến sông, trên một con đ̣ dọc.

Thuở nhỏ, Hồ DZếnh sống với cha mẹ ở núi Thanh Hoá (huyện Như Xuân). Sau khi bố lấy vợ hai, ông sống với mẹ ở làng Đông Bích, rồi thị xă Thanh Hoá và theo học trường Nhà Chung. Từ cấp trung học, ông ra học ở Hà Nội, vừa học vừa kiếm sống bằng nghề gia sư và làm công cho các hiệu buôn người Hoa.
Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ngay từ đầu buổi thành lập (1957). Sinh ra và lớn lên khi đất nước c̣n đang ch́m trong cảnh nô lệ lầm than, hồn thơ của Hồ Dzếnh như thể một hạt "lệ ngọc" được kết tinh từ cuộc đời lam lũ của cha, của mẹ, của bản thân và của đồng bào ông. Ngay từ 1937, Hồ Dzếnh đă làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên các báo: Trung Bắc Chủ nhật, Tiểu thuyết thứ bảy, Tập san Mùa gặt mới…
Kháng chiến chống Pháp ông về sống ở Thanh Hóa, sau ngày ḥa b́nh (1954), Hồ Dzếnh trở lại Hà Nội, ông tham gia Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam một khóa. Sau đó đi thâm nhập thực tế, làm thợ đúc thép và hợp cơ khí ở nhà máy xe lửa Gia Lâm. Sống với công nhân và sáng tác văn học ở Hà nội.

  • Giai thoại bút danh Hồ Dzếnh



    Nhà thơ Hồ Dzếnh nếu phát âm theo giọng Quảng Đông là Hồi-Tśu-Díng, thu gọn lại là Hồi-Díng, chắc v́ khi phiên âm sang tiếng Việt hai tiếng Hồi-Díng nghe không được hay lắm nên ông đă ghi là Hồ Dzếnh. Tuy vậy anh em văn nghệ vẫn cứ trêu đùa gọi anh là Hồ Dính, có người c̣n đặt một vế đối:
    Hồ Dính dính hồ hồ chẳng dính để thách đối. Lúc có người đối lại là: Ngọc Giao giao ngọc ngọc không giao mượn tên nhà văn Ngọc Giao. Cũng có người đối lại: Vũ Bằng bằng vũ vũ chưa bằng, mượn tên nhà văn Vũ Bằng, nhưng đều chưa chỉnh. 


  • Sự nghiệp văn chương trên đất Việt
    Thành công nhất của Hồ Dzếnh, theo nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê b́nh th́ tập truyện Chân trời cũ, v́ đó là một phần tự truyện của ông. Với Lời tựa của nhà văn Thạch Lam: “Những truyện ông kể cho ta biết toàn là những chuyện về gia đ́nh ông, gia đ́nh của những người Trung Hoa nhẫn nại và chịu khó sang lập nghiệp ở bên này. Một người cha lầm ĺ, suốt ngày không nói, một người mẹ Việt Nam vào hạng những người đàn bà chỉ biết có chịu khó về chồng con, không bao giờ một lời phàn nàn hay oán hận, mà cái uớc mong sung sướng nhất là cái cớ được hy sinh măi. Và một vài nguời con, một vài người nông dân Trung Hoa – sáng lập thành cái gia đ́nh mà số phận h́nh như bắt buộc phải buồn rầu. Sau khi người cha qua đời, th́ cái thời sung túc, đoàn tụ cũng mất đi”.
    Trong “Lời giới thiệu” Tuyển tập Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc, NXB Văn Học 1988, nhận định: “Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho ḿnh là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài”.
    Nhà văn Kiều Thanh Quế đă nhận xét trong tạp chí Tri Tân số 67, ngày 13.6.1942 rằng: “Ng̣i bút Hồ Dzếnh đă có được lắm đặc tánh khả quan trong khi phô diễn. Nó nên tỏ ra có sức mạnh trong những tiểu thuyết dày dặn, th́ tên tuổi của người Minh Hương ấy – Hồ Dzếnh là người Minh Hương, văn học quốc ngữ không nề hà chẳng đón tiếp như đă đón tiếp bao nhiêu nhà văn Việt Nam hữu tài”.
    Nhà thơ Hoài Anh trong tập Chân dung văn học, NXB Hội Nhà văn 2001 nhận định về Hồ Dzếnh: “Phần đóng góp quan trọng nhất cho văn học Việt Nam của anh lại là tập Chân trời cũ, thể hiện nếp sinh họat, tính cách, t́nh cảm, tâm lư của bà con gốc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hồ Dzếnh chỉ kể chuyện về người cha ḿnh, các anh, chị, em ḿnh, con ngựa của cha ḿnh… mà làm cho người đọc Việt Nam rung động tận đáy ḷng”.
    Riêng tập truyện Cô gái B́nh Xuyên, NXB Tiếng Phương Đông, 1946 ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Nam bộ hồi 1945 - 1946 và được nhà văn, giáo sư Đặng Thai Mai trong tạp chí Tiên phong ghi nhận như một tín hiệu đầu tiên của văn học kháng chiến. 


  • Chuyện t́nh của Hồ Dzếnh
    Chuyện t́nh của ông cũng rất hoàn cảnh với nhiều nỗi ngang trái éo le nhưng lại hạnh phúc đến cuối đời.
    Mối t́nh thứ nhất: Ông lập gia đ́nh với cô nữ sinh giác ngộ cách mạng, thoát ly gia đ́nh từ năm 1942, làm công tác tuyên truyền cho Mặt trận Việt Minh tên là Nguyễn Thị Huyền Nhân. Năm 1950, bà Huyền Nhân mất v́ bệnh dịch tả để lại cho ông một đứa con trai mới bốn tháng tuổi. C̣n thiếu sữa, ông phải bế con đi khắp nơi xin bú chực. Thông cảm hoàn cảnh khó khăn của ông, chính quyền Cách mạng cấp giấy phép để ông về Hà Nội chữa bệnh cho con và t́m kiếm gia đ́nh, tức người anh ruột thứ hai, ông Bích, nhưng lúc đó ông này đă vào Sài G̣n làm ăn, nên Hồ Dzếnh vào Sài G̣n t́m anh. Ở đây, ông viết cho báo Thần Chung với bút hiệu Hoàng Liên – ngụ ư ngậm đắng nuốt cay để kiếm sống.
    Mối t́nh thứ hai: Năm 1953, vợ góa của nhà thơ Trần Trung Phương cho tái bản tập thơ Mấy vần tươi sáng của người chồng tài hoa đă chết trẻ, nhiều anh em đă gợi ư cho bà mời Hồ Dzếnh viết lời giới thiệu cuốn sách. Nhưng mọi người lại bàn bạc cho Trúc Khanh viết. Trong buổi tiệc giới thiệu tập sách, hai người đă quen nhau rồi sau đó yêu nhau. Trong đám cưới của hai người, có người đă mừng câu đối:
    Vợ góa nhà văn, lấy nhà văn góa vợ,
    Con nuôi nước Việt, nhờ nước Việt nuôi con.

     
    Sau đây là "bai TIEN THAN "   của bản nhạc "Chiều"... DTT trên đây (chưa có trong tranh HD của ĐT)!


    Mau Cay Trong Khoi

    Trên đường về nhớ đầy
    Chiều chậm đưa chân ngày
    Tiếng buồn vang trong mây

    Chim rừng quên cất cánh
    Gió say t́nh ngây ngây
    Có phải sầu vạn cổ
    Chất trong hồn chiều nay


    Tôi là người lữ khách
    Mầu chiều khó làm khuây
    Ngỡ ḷng ḿnh là Rừng
    Ngỡ hồn ḿnh là Mây


    Nhớ nhà châm điếu thuốc
    Khói xanh bay lên cây


     


    Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh (Hồ Dzếnh là phiên âm của Hà Anh theo giọng Quảng Đông). Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha là người Quảng Đông, sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ là người Việt.
    Hồ Dzếnh ra Hà Nội học trung học, dạy tư, viết thơ, viết báo từ năm 1931. Năm 1953 vào Sài G̣n làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội viết báo, làm thơ.
    Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội.
    Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Quê Ngoại (1942), Hoa Xuân Đất Việt (1946).
    Sự pha trộn của hai gịng máu chi phối nhiều sáng tác của tác giả. Tập thơ Quê Ngoại gây được nhiều ấn tượng nhất với những lời thơ êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, và những cảm xúc đằm thắm chân thành dành riêng cho "quê ngoại" thân thương.












    Mầu Cây Trong Khói

    Trên đường về nhớ đầy...
    Chiều chậm đưa chân ngày,
    Tiếng buồn vang trong mây...
    Chim rừng quên cất cánh,
    Gió say t́nh ngây ngây,
    Có phải sầu vạn cổ
    Chất trong hồn chiều nay ?
    Tôi là người lữ khách,
    Mầu chiều khó làm khuây,
    Ngỡ ḷng ḿnh là Rừng,
    Ngỡ hồn ḿnh là Mây,
    Nhớ nhà châm điếu thuốc,
    Khói xanh bay lên cây... (1)


    (1) Ở đây chúng tôi chép theo bản in đầu tiên của Quê Ngoại năm 1942. Trong những lần tái bản, bài thơ được đổi tên là Chiều và câu cuối được đổi thành:
    Khói huyền bay lên cây...









    The Tree Colors Through Smoke
    Laden with memories on my way home
    I saw the dusk slowly snuff out the sun.
    A mournful cry echoed amongst the clouds.
    And the birds still lingered in the forest
    While tipsy winds were filled with blissful love.
    Is this the age-old fit of angst
    That drives my soul deep down tonight?
    Just as a wayfarer I am
    I find no comfort in the dusky hues.
    Taking my heart to be the woods,
    Thinking my soul must be the cloud.
    Homesick I then light up a smoke
    Letting blue puffs rise to the trees. (1)


    Translated by Thomas D. Le
    10 December 2004... here!

    (1) This version comes from the 1942 edition. Later editions changed the poem's title to Eventide, and the last verse reads,
    Letting black puffs rise to the trees.


  • -- Edited by BaHa at 21:54, 2006-11-13

    __________________
    Page 1 of 1  sorted by
     
    Quick Reply

    Please log in to post quick replies.

    Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


    Create your own FREE Forum
    Report Abuse
    Powered by ActiveBoard