Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: ĐÔNG CUNG NHỰT TR̀NH


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 24
Date:
ĐÔNG CUNG NHỰT TR̀NH






"ĐÔNG CUNG NHỰT TR̀NH"
-
Nguyễn Thị Chân Quỳnh

Năm 1986, ông Nguyễn Khắc Ngữ cho tái bản ở Montréal cuốn Sử Kư Đại Nam Việt Quốc Triều, đă xuất bản năm 1974 ở Saigon. Trong Lời nói đầu ông cho biết đă in lại một bản in lần thứ năm (năm 1909), của nhà Ḍng Tân-định. V́ nhận thấy cuốn này có một số sử liệu hơi lạ so với các cuốn sử khác, ông phổ biến để độc giả dùng làm tài liệu tham khảo.

Tôi t́m được một cuốn khác, cũng in tại nhà in Tân-định, nhưng vào năm 1879, tức là in trước cuốn của ông Nguyễn Khắc Ngữ t́m thấy 30 năm, song không rơ đấy là in lần thứ mấy và nhan đề cũng hơi khác : ĐẠI NAM VIỆT QUẤC TRIỀU SỬ KƯ. Không có tên tác giả (1). So với bản 1909 th́ bản in năm 1879 cũng tương tự nhưng đặc biệt có Phần Phụ Thêm viết bằng văn vần. Chữ dùng cũng cổ hơn :

"Dưới tua khá giữ dám t́nh dế duôi,
Khắp chưng các phủ trong ngoài...
(...) Nguyện cầu cùng Đ.T. Cha,
Xuống ơn phù hộ ca-sa giúp rầy" vv.






I - SƠ LƯƠC CUỐN " ĐẠI NAM VIỆT QUẤC TRIỀU SỬ KƯ  " (1879)

Phần Tiểu dẫn chép từ thời nước ta c̣n là Giao-chỉ quận cho tới khi vua Gia-Long thống nhất.

Sách gồm Phần ChínhPhần Phụ Thêm.

A - PHẦN CHÍNH (tr. 1 - 174) là sử, viết bằng văn xuôi, tương tự như sách của ông Nguyễn Khắc Ngữ t́m thấy, phần này lại chia làm hai :

1 - Phần thứ nhứt : "Doăn tích từ Hiếu Vũ Vương (1737-65) cho đến khi Đức Thầy Vêrô (Bá-đa-lộc) về mà xin vua nước Lang-sa giúp nhà Nguyễn phục quấc (1738-1786)".

2 - Phần thứ hai : "Doăn tích từ Đức Thầy Vêrô sang qua nước Lang-sa cho đến khi vua Gia-Long đặng trị lấy cả và nước An-nam (1786-1802)".

Đặc biệt có những chi tiết không thấy trong các cuốn sử khác, thí dụ : Vua Gia-Long "mê sắc dục nên ghét đạo, đôi khi nói nặng đều chê bai sự đạo và thêm lời hoa t́nh nữa. Song chẳng mấy khi dám nói trước mặt Đức Thầy (Bá-đa-lộc) v́ người chẳng nể vua mà căi ngay nên vua nói sau lưng có ư cho kẻ nghe học lại cùng người".

Sách cũng chép nhiều điều sai lầm, chẳng hạn nói vua Chiêu-Thống "chết ở Đại Minh khi đă già" (thực ra Chiêu-Thống chết năm 28 tuổi) hoặc vua Quang-Trung "chết khi mới 45 tuổi" (sự thực Quang-Trung chết năm 39 tuổi) vv.

B - PHẦN PHỤ THÊM (không có trong bản in năm 1909) bằng văn vần, chia ra 4 phụ đề :

1 - "Đông Cung nhựt tŕnh" (tr. 175-188) kể chuyện Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện.

2 - "Tự thánh thục đàng" (tr. 188-225) kể "Thuở Tây Sơn bắt đạo mà nhớ đến nhà trường xưa", gồm ba phần :

a - "Tự thánh thục đàng văn" (tr. 188-204) than cảnh chia ly v́ chiến tranh.
b - "Văn tử đạo" (tr. 205-215) : "Danh hội gọi là bố Gioang chết tại ngục mà xưng đạo Chúa".
c - "Hối t́nh thuật đạo, văn" (tr. 216-225). Hối hận v́ :

"Trước bỏ cha gẫm đà theo vạy,
Nay dốc nguyền trở lại đàng ngay."
kế là một loạt thơ ca tụng Chơn đạo, Đức tin, Thiên đàng, Cứu Thế vv.

3 - "Hàm oan chi từ" (tr. 226-246) có bốn phần :

a - Trách vua :

"Trách v́ quân thượng bất nhơn
(...) e kẻ có đạo làm hư nước nhà.
Sao không xét việc đă qua
Giúp nên cơ nghiệp, phục hồi cựu đô."

b - "Bây giờ mới bàn đến đạo nhu" (đạo Nho) : Khổng Tử tuy tài giỏi nhưng không thể so sánh với Chúa được.

c - "Phải nói đạo Phật mị tà chi không" - Tác giả bài xong đạo Nho rồi bác đến đạo Phật : chê Phật bất hiếu, bỏ cha mẹ đi tu ; chê đạo Phật "mị tà, dối trá người ta" và kể chuyện Hán Minh Đế sai các quan đi Tây vực cầu đạo Thiên Chúa, nhưng các quan chỉ đi đến nước Thiên-trúc nên rước nhầm đạo Phật khiến cho cả nước Trung Hoa đi theo tà đạo (2).

d - "Rầy nói Phật bà tên gọi Quan Âm" - Đoạn này chê cả Phật Quan Âm lẫn Phật tử. Kể chuyện Trang Vương có ba con gái là Diệu Âm, Diệu Cung và Diệu Thiện đều "say mê các săi, trốn đi ở chùa...". V́ chọn lầm đạo, cả bốn cha con đều chết thảm.

4 - "Quảng Nam Đ́nh" (tr. 247-256) gồm hai phần :

a - "Án sát sứ quan" yết thị : khuyên dân chớ mê "tả đạo" (đạo Thiên Chúa), viện lẽ :


"Biết đâu Địa ngục, Thiên đàng là đâu ?
(...) Có Thiên đàng cũng ít phần tới ta.
Ở đời ta giữ đạo người là xong".


Chê đạo Thiên Chúa khó tin :

"Một rằng Thiên Chúa ba ngôi,
Trời sao mà lại có Trời chia ba ?
Hai là sự tích Đức Bà,
Đồng trinh mà đẻ ấy là có mô ?"

Nhận thấy các tín đồ đạo Thiên Chúa ở Tây sang hành sự không giống những lời đạo dậy người :


"Một rằng thấy của chớ tham,
Cớ sao núi biển nước Nam,
Mắt vừa xem thấy, miệng thèm, ḷng quên ?
Không mua mà cũng không xin,
Liệu toan sự đoạt, không nh́n mặt ai ?
Chẳng qua cậy thế, cậy tài..."


b - "Chúng nhơn ca" - Đoạn này phản bác những lư lẽ do quan án đưa ra : không thể xét đạo qua một số phần tử có những hành động sai lầm mà oan cho đạo :

"Mặc ai tham lợi, tham tài,
Đạo ngay chẳng giữ, Chúa Trời chẳng tha.
Mặc ai dấy động can qua,
Việc người người biết, việc ta ta tường.
(...) Phá lúa chín thật bầy trâu,
Ngựa th́ mang án gẫm âu ức t́nh..."








II - "NHỰT TR̀NH ĐÔNG CUNG KƯ VĂNG TÂY BANG, TÁI HỒI BỔN QUẤC"

Tuy gọi là "nhựt tŕnh" nhưng chỉ thuật sơ lược chứ không ghi chép tuần tự theo ngày tháng những sự việc xẩy ra trong chuyến đi Tây của Hoàng tử Cảnh. Người đọc có cảm tưởng tác giả chưa hề bước chân sang Pháp nên mô tả phong cảnh nước "Lang-sa" theo kiểu mẫu Á đông :


"Đại thành rực rỡ nghiêm trang,
Cửa son chói lói, lầu vàng oai nghi."


Khi Bá-đa-lộc vào triều kiến vua Louis XVI, tác giả cũng cho Đức Cha theo nghi lễ của thần tử nước Nam đối với vua chúa nước Nam :


"Bước tới đơn tŕ, lạy tạ phân thưa"


Hoàng tử Cảnh lúc ra đi lên 4, lúc về lên 9, thế mà tác giả đặt vào miệng Hoàng tử Cảnh những lời lẽ quá già dặn :


"Đem tôi về đất nước Ta,
Lạ lùng phong thổ, cậy Thầy dưỡng nuôi.
Thở than kể hết mọi lời,
Mới nên (3) bốn tuổi nỗi này gian nan."


V́ "Đông Cung Nhựt Tŕnh..." không ghi chép các chi tiết chuyến đi Tây của Hoàng tử Cảnh, tôi thử sơ lược cuộc hành tŕnh này theo thứ tự thời gian :

1784 (tháng 11 năm Giáp Th́n) : khởi hành cùng với Bá-đa-lộc, Phạm văn Nhân, Nguyễn văn Liêm (4).

1785 (tháng 2 Xuân Ất Tỵ) : đến Tiểu Tây (Pondichéry), thuộc địa của Pháp ở Ấn độ, phải tạm dừng chờ ở đây v́ Đại Tây (Pháp) có biến.

1786 (tháng 6 Bính Ngọ) : Trấn mục Tiểu Tây đem chiến thuyền Aréthuse đưa sang Đại Tây.

1787 (tháng 2 Đinh Mùi) : đến Paris. Pháp dùng vương lễ đối đăi. Hoàng tử Cảnh không thạo tiếng Pháp, được xếp cho cùng với Bá-đa-lộc ở Hội Truyền giáo nước ngoài.
 










Hoàng tử Cảnh

5/5/1787 : vào triều kiến ở Versailles. Hoàng tử Cảnh khôi ngô, rất được chú ư. Giám mục thuê Léonard (người hầu chải đầu cho Hoàng Hậu Marie Antoinette) sửa tóc cho Hoàng tử, bỏ khăn nhiễu thay bằng khăn lĩnh (satin) đỏ thắt múi (noeud), do Léonard vẽ kiểu. Lại may cho Hoàng tử một bộ y phục kiểu Pháp pha Á đông, bỏ áo dài, quần lụa, và thuê họa sĩ Maupérin vẽ chân dung Hoàng tử Cảnh mặc áo đỏ, đi hia đỏ, tay phải đặt lên một cái mũ, đầu quấn khăn Léonard. Bức tranh này được trưng bầy ở Académie Royale de Peinture et Sculpture (Hàn lâm viện Hội họa và Điêu khắc) năm 1791, sau do Hội Truyền giáo nước ngoài ở Paris giữ. Dân Pháp nồng nhiệt đón chào, nhiều người làm thơ về Bá-đa-lộc và Hoàng tử Cảnh... Xin trích mấy câu trong bài thơ được đọc giữa bữa tiệc ở Versailles, đăng trên một tờ báo ở Paris :


(...) Ta hăy bắt đầu bằng hài đồng nổi tiếng
Mà số phận đáng cho ta lưu ư :
Sinh ra để đội mũ miện
Nay lại ngồi chung với chúng ta.
Hoàng tử bé bỏng ơi, hăy vui lên
Một ngày kia Hoàng tử sẽ lên ngôi,
Bá-đa-lộc rất thương yêu Hoàng tử (5).


28/11/1787 : Bá-đa-lộc và Bá tước de Montmorin, ngoại trưởng Pháp, kư Hiệp ước Versailles : Đổi lấy viện trợ quân sự của Pháp để chống quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh nhường cho Pháp Tourane, Poulo Condor và cho Pháp giữ độc quyền thương mại. Lúc đầu Montmorin ngại không muốn giúp nhưng Bá-đa-lộc thuyết phục rằng nước Nam giầu, nếu Pháp không chiếm đoạt sẽ có các nước khác như Anh, Bồ-đào-nha nhẩy vào tranh.

1787, tháng 12 : lên đường về nước.

1788, tháng 5 : đến Pondichéry, nhưng Bá tước de Conway, có lẽ v́ ghen với địa vị của Bá-đa-lộc, không chịu hợp tác và giúp đỡ theo thư dặn của Bá tước de Montmorin. Bá-đa-lộc sẵn có tiền của vua Louis XVI ban cho liền xuất ra chiêu mộ binh sĩ và trang bị chiến thuyền Méduse đưa về nước Nam.

15/6/1789 (Kỷ Dậu) : khởi hành về nước, trên tầu Méduse.

24/6/1789 : về tới Nam kỳ.



__________________


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 24
Date:
RE :Dong Cung






III - ĐÔNG CUNG CẢNH

Cho tới nay, phần đông chúng ta chỉ biết Hoàng tử Cảnh sang Pháp rồi về nước, chết v́ bệnh đậu mùa, nhưng không mấy người rơ chết năm bao nhiêu tuổi, đă làm nên sự nghiệp ǵ, Hoàng tử là con người như thế nào vv. ? Đến đầu thế kỷ này mới lại thấy nhắc đến đích tự tôn của Hoàng tử là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để do Phan Bội Châu tôn làm Minh chủViệt-Nam Quang Phục Hội.

Sau đây xin sơ lược về tiểu sử và hậu duệ Hoàng tử Cảnh.

A - SỰ NGHIỆP

Hoàng tử Cảnh sinh năm Canh Tư (1780) ở Gia-định. Mẹ là Thừa-Thiên Cao Hoàng Hậu, con quan Chưởng Doanh Tống Phúc Khuông, sinh được hai con trai, con trưởng là Chiêu mất sớm, con thứ là Cảnh. Năm lên 4 tuổi, Hoàng tử vâng lệnh cha, theo Bá-đa-lộc sang Pháp cầu viện, đến năm lên 9 (1789) th́ về nước.

Tháng 3 năm Giáp Dần (1794), 14 tuổi, Hoàng tử được lập làm Đông Cung Thái Tử, phong chức Nguyên Súy Quận Công, được ban Đông Cung Chi Ấn, dựng phủ Nguyên Súy, đặt văn vơ đại thần. Việc nhỏ do các đại thần phân xử, việc lớn bẩm Súy phủ quyết định. Mùa hạ năm ấy, Vua (Nguyễn Ánh) đi đánh Qui-nhơn, sai Đông Cung trấn giữ Gia-định ; mùa đông, trấn giữ Diên-khánh.

Năm 1794, Tây Sơn Nguyễn Quang Toản sai Trần Quang Diệu và Nguyễn văn Hưng đem quân thủy bộ cùng vây đánh Qui-nhơn, Diên-khánh. Vua thấy Đông Cung khó nhọc nên đến tháng 2 năm 1795 cho về trấn giữ Gia-định. Mùa đông, Tây Sơn lại vây Diên-khánh, Đông Cung ở Gia-định một mặt lo việc trị an, một mặt vận tải quân nhu, pḥng ngự.

Tháng 5 năm Đinh Tỵ (1797), v́ quân Tây Sơn ở Qui-nhơn quá đông, không đánh được, Vua đem chiến thuyền ra cửa bể Đà-nẵng, Quảng-nam, sai Đông Cung đem tướng sĩ dinh Tả quân vào cửa biển Đại chiêm, đánh lấy Chiêm dinh, chia đặt đồn sở. Tháng 6, đi đánh giặc ở La-qua thắng trận, được thưởng 1000 quan.

Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1798), Vua lại sai Đông Cung tổng quản tướng sĩ dinh Tả quân và Vệ ban trực tuyển phong Tiền quân Thần sách, đến trấn giữ Diên-khánh. Cho Bá-đa-lộc cùng Phó tướng Tống Viết Phước đi theo giúp đỡ.

Tháng 4 năm Kỷ Vị (1799), sai Đông Cung hộ giá đi đánh Thị-nại, chống Trần Quang Diệu, Vơ văn Dũng. Lại theo Vua đi đánh Qui-nhơn (lấy được Qui-nhơn, đổi tên ra B́nh-định).

Tháng 10 năm Canh Thân (1800), Đông Cung thấy các dinh Gia-định đều điều đi đánh Tây Sơn, xin lập thêm chi binh, chiêu mộ những quân trốn và những dân ngoại tịch bổ vào để canh giữ.

Ngày 20/3/1801 (Tân Dậu), sau khi lấy được Thị-nại, chính vị Đông Cung được 8 năm th́ mắc bệnh đậu mùa, mất năm 22 tuổi. Vua sai Nguyễn văn Nhân, Nguyễn Tử Châu hiệp cùng Lễ bộ lo việc an táng ở B́nh-định. Sách cho Gia-định đ́nh mọi việc cúng tế cho đến ngày an táng, đ́nh việc giá thú 60 ngày ; các tỉnh B́nh-dương, B́nh-thuận đ́nh cúng tế 13 ngày, đ́nh giá thú 30 ngày.

Năm Gia-Long thứ 3, đem thờ ở Tả vu nhà Thái miếu. Năm Gia-Long thứ 4, truy đặt tên thụy là Anh Duệ Hoàng Thái Tử, lập nhà thờ Đại mộ ở xă Vĩ-dạ. Năm Gia-Long thứ 8 (1809) đưa về táng ở Dương-xuân (6).

B - CON NGƯỜI

Sử chép rằng Đông Cung thiên tư sáng suốt, hiếu học và ưa lời nói thẳng.

a - Giáo dục : Vua rất chăm sóc đến việc giáo dục Đông Cung. Ngoài Sư phó Bá-đa-lộc, ngay sau khi Hoàng tử chính vị Đông Cung, vua đă cho dựng nhà Thái học, đặt Ngô Ṭng Chu vào chức Phụ đạo, lại có 2 Thị Giảng, 8 Hàn lâm viện Thị Học, trong số này có Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định (7), cùng 6 Quốc tử giám Thị Học, ngày hai buổi giảng bàn kinh sử. Đông Cung nói ǵ, làm ǵ, Thị Học phải ghi chép, mỗi tháng một lần dâng lên vua xem.

Tháng 10 năm Ất Măo (1795), sai Phó tướng Tả quân Phạm văn Nhân làm Phụ đạo. Tháng 4 năm Mậu Ngọ (1798), sai Ngô Ṭng Chu cùng Lễ bộ kiêm Đốc học Nguyễn Thái Nguyên Phụ đạo Đông Cung (8). Tháng 4 năm Canh Thân (1800), lấy hàng thần là Nguyễn Gia Cát, Tiến sĩ nhà Lê, làm Đốc học hầu Đông Cung.

Hoàng tử Cảnh theo Bá-đa-lộc sang Pháp từ nhỏ, ăn ở chung sống với Bá-đa-lộc, được dạy dỗ theo đạo Thiên Chúa nên tỏ ra rất quyến luyến "Đức Thầy" và rất mộ đạo. Khi vua, một phần v́ nghe các quan can gián, quyết định cho Hoàng tử ra ở riêng th́ tuy Đông Cung chẳng ở cùng nhà với Đức Thầy song vẫn kín đáo đến thăm, lại chọn những ngày quân hầu là người có đạo để dễ xem lễ. Hoàng tử thường tỏ ra phiền muộn v́ chưa được chịu phép rửa tội, xin Đức Thầy dậy phép rửa tội, pḥng khi bệnh nặng mà bên ḿnh không ai có đạo th́ chỉ cách để người ta rửa tội cho ḿnh. Thực Lục c̣n chép rằng khi ở Pháp về Hoàng tử không chịu bái yết Tôn Miếu, nhờ Cao Hoàng Hậu khéo dậy, sau mới đổi.

Đại Nam Việt Quấc triều Sử kư cho biết sau khi Đức Thầy qua đời th́ "tính nết ông Đông Cung khác lắm. V́ ông ấy buông ḿnh theo tính xác thịt, đắm mê tửu sắc, chẳng c̣n tưởng nhớ ǵ đến sự đạo nữa. Song khi thấy ḿnh đau nặng gần chết th́ mới nhớ đến Đức Chúa Trời, cùng ra sức giục ḷng ăn năn tội, và xin quan nhỏ kia có đạo làm phép rửa tội cho ḿnh kín đáo không ai biết".

b - Đức độ : Trong hành động, Đông Cung tỏ ra là người rất tôn trọng đạo đức, đôi khi hơi câu chấp. Ngô Ṭng Chu giảng một thiên Nhạc kư, Đông Cung b́nh rằng người đời xưa làm nhạc để cảm động đến Trời Đất, quỷ thần. Nay cúng tế ở Miếu, theo tục dùng bọn nữ nhạc, chèo hát, rất là vô vị.

Lính bỏ trốn, quan địa phương bắt vợ con lính giam ở quân xá, Đông Cung xin cho giam riêng để trai gái được phân biệt, bảo toàn danh dự cho người nữ.

Năm Đinh Tư (1797/8) theo vua đi đánh Qui-nhơn, Quảng-nam, khi về xin cho làm sách Hiền Trung Chư Thần Liệt Truyện để khuyến khích ḷng người.

c - T́nh cảm : Đông Cung là con người nhân từ. Năm 1800, Hà-tiên đói, viên quản thủ Kiên-giang không cho Cai cơ Mặc Tử Khiêm đong thóc, Đông Cung lúc ấy đang trấn Gia-định nói :" Tuy có lệnh cấm buôn thóc đưa ra ngoài biển nhưng Hà-tiên cũng là con đỏ của triều đ́nh, ta không nỡ cấm". Bèn ra lệnh cho phép bán 10 xe thóc.

Nhân từ có thể đi đến nhu nhược : Khi Tống Viết Phước cùng Bá-đa-lộc giúp Đông Cung trấn giữ Diên-khánh, Phước hay lấn lướt Bá-đa-lộc, Đông Cung để yên. Vua dụ :"Phàm nhân hậu phải có cương quyết mới được việc. Ngươi làm Nguyên Soái trấn giữ Diên-khánh thế mà Phước trước đă tự tiện làm oai, sau lại vô lễ với Sư phó ngươi mà ngươi một niềm nín nhịn há chẳng là quá nhân hậu ư ? Từ nay về sau, kể từ Phó tướng trở xuống, kẻ nào không vâng lệnh th́ đem chém để nghiêm tướng lệnh".

Đông Cung rất có cảm t́nh với người Tây dương. Trong một lá thư đề ngày 11/4/1801 gửi cho Letondal, L. Barisy viết rằng Đông Cung là người đă ra mặt che chở cho tất cả những người Âu, đă bảo vệ cho đạo Thiên Chúa... đích thực là một người bạn thành thật (9).

Xem cách cư xử th́ thấy Đông Cung cũng biết phải trái, chỉ v́ c̣n trẻ nên đôi khi hơi câu nệ, và v́ thiếu kinh nghiệm nên đặt hết ḷng tin vào các Sư phó, Phụ đạo, nếu những người này sai lầm, có thành kiến, th́ Đông Cung cũng sai lầm theo :

Tỉnh Gia-định theo đạo Phật, nhiều kẻ trốn sai dịch vào chùa ở. Có nhà sư tên Cao phạm tội, vua muốn giết và truyền lệnh phàm các sư tăng dưới 50 tuổi đều phải chịu sai dịch như người thường. Các quan có ư ngăn cản, vua c̣n do dự th́ Ngô Ṭng Chu, v́ trọng đạo Nho, nói với Đông Cung rằng vua bài trừ đạo Phật như thế là việc rất hay, bầy tôi đă không biết tán thành lại c̣n can ngăn là rườm lời, cái hại về đạo Phật, đạo Lăo c̣n quá hơn đạo họ Dương, họ Mặc (10). Đông Cung nghe theo, dâng sớ chỉ trích cái bậy của các nhà sư, vua mới quyết định. Giữa ảnh hưởng của Sư phó Bá-đa-lộc, trọng đạo Thiên Chúa, và Phụ đạo Ngô Ṭng Chu, trọng đạo Nho, dĩ nhiên Đông Cung chưa đủ già dặn để t́m hiểu mà chỉ xét đạo Phật qua những phần tử "trốn sai dịch" (11).

C - HẬU DUỆ

Đông Cung kết duyên với Tống thị Quyên, sinh được hai con trai là Mỹ Đường (c̣n tên là Đán) và Mỹ Thùy (c̣n tên là Cảnh, nhưng nghĩa khác). Năm Gia-Long thứ 16 (1818), phong cho Mỹ Đường là Ứng Ḥa Công, Mỹ Thùy là Thái B́nh Công.

Sau khi Đông Cung mất, có người tố cáo Mỹ Đường thông gian với mẹ đẻ là Tống thị Quyên. Lê văn Duyệt tâu kín. Vua (Minh-Mệnh) sai bắt thị Quyên giao cho Duyệt d́m chết và cấm Mỹ Đường không được chầu hầu. Năm 1824 Mỹ Đường dâng sớ nói có bệnh, xin nộp trả sách và ấn, về ở nhà riêng, làm thứ dân. Vua y. Hệ Mỹ Đường th́ ghi phụ vào sau Tôn Thất Phả (12).

Thực Lục chép : Năm 1826, vua được tin Thái B́nh Công Mỹ Thùy mắc chứng hoắc loạn cấp tính, sai đại thần đem ngự y tới thăm, đến nơi th́ Công đă chết. Con gái của Công mới sinh, sai Trưởng Công Chúa nuôi. Liệt Truyện viết hơi khác : Mỹ Thùy bị quân lính ở Dực Chấn kiện, sắp giao xuống cho đ́nh thần nghị tội th́ bị bệnh chết, không có con (13).

Năm 1826, Lệ Chung, con trai Mỹ Đường, tuổi mới lên 6, lẽ ra chưa đáng phong, nhưng Mỹ Đường phải tội, Mỹ Thùy đă mất nên đặc cách cho tập phong tước Ứng Ḥa Hầu, ban cho sách ấn, khiến giữ việc thờ Anh Duệ Hoàng Thái Tử, miễn việc chầu hầu, lương hàng năm 600 quan tiền, 500 phương gạo và cấp cho một đội Dực tráng để sai khiến. Sai bộ Lại chọn một người có học hạnh cho hàm thất phẩm để sung làm Giáo tập kiêm hộ lư ấn triện (14).

Năm 1827, bộ Lễ tâu : "Ứng Ḥa là tước hiệu của Mỹ Đường trước kia, từ lúc Mỹ Đường có tội, việc thờ cúng Anh Duệ do Thái B́nh Công, nay Công đă mất lại không con trai, Lệ Chung chủ việc tế tự Anh Duệ nên làm người thừa kế Thái B́nh Công. Nếu cứ gọi là Ứng Ḥa Hầu th́ như người có tội vẫn được truyền tước mà Thái B́nh Công lại mất danh hiệu, xin đổi phong là Thái B́nh Hầu." Vua y (15).

Năm Minh-Mệnh 14, Chánh, Phó Tổng tài sở Ngọc Diệp là bọn Phan Huy Thực, Tôn Thất Bằng tâu tội của Mỹ Đường ḿnh làm ḿnh chịu, nhưng con là Lệ Chung, tức cháu của Anh Duệ Hoàng Thái Tử, th́ xin được liệt vào Tôn Phả, xin bỏ biên phụ đi. Châu phê là phải.

Năm Minh-Mệnh 17, Phủ Tôn Nhân hội với bộ Lễ, tâu cho Lệ Chung được miễn nghị để giữ việc thờ tự, nhưng các con của Lệ Chung đều giáng làm thứ dân, xóa tên ở sổ họ Tôn Thất đi. Vua y.

Năm Minh-Mệnh 20, vua dụ : "Lệ Chung không phải con của Thái B́nh, há để tập phong hiệu Thái B́nh như cũ ? Nên đổi phong là Cảm Hóa Hầu, nhưng vẫn phải giữ việc thờ tế Thái B́nh Công (16)."

Đến năm 1848, Tự-Đức nguyên niên, Đông các Đại Học Sĩ Vũ Xuân Cẩn tâu xin gia phong cho Cảm Hóa Hầu. Vua cho bộ Lễ ghi lại, đợi hết tang sẽ lượng cho tấn phong.

Năm sau, bọn Tạ Quang Cự 30 người lại xin. Vua chuẩn cho con cháu Mỹ Đường lại được liệt vào Tôn Phả. Lệ Chung làm Cảm Hóa Quận Công.

Tuy nhiên, trong Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả không thấy có tên của Mỹ Đường, Lệ Chung, Ứng Ḥa Hầu hay Cảm Hóa Quận Công ; Mỹ Thùy tuy có tên nhưng không có tiểu sử.

Đầu thế kỷ 20 mới lại thấy nhắc đến hậu duệ Hoàng tử Cảnh : Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cháu đời thứ 6 của Gia-Long. Khi Phan Đ́nh Phùng cầm cự quân Pháp ở Hà-tĩnh đă phái người đến Kinh mời Hàm Hóa Hương Công ra làm thủ lĩnh nhưng Công nghĩ ḿnh già yếu, cho con là Cường Để, mới 13 tuổi, đi thay.

Khoảng 1903, Phan Bội Châu thấy dư đảng Cần vương và nhiều nhân sĩ miền Nam c̣n nặng ḷng với nhà Nguyễn nên muốn tạm thời dựa vào nền quân chủ để chống Pháp giành độc lập, đă t́m đích tự tôn của Đông Cung là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, tôn làm Minh chủViệt-Nam Quang PhụcHội, và giúp Cường Để xuất du, sang Nhật hoạt động (1906).

Nhưng đến Nhật (1906) th́ được biết, theo lệ bang giao, nếu không được sự ưng thuận của chính phủ Pháp, Nhật không được đón tiếp người trong Hoàng tộc, v́ vậy Cường Để phải trà trộn vào đám du học sinh, ghi tên vào trường Chấn Vơ Lục Quân ở Đông kinh (1907), bị bệnh nên bỏ học, sau đó lại ghi tên vào Đại học Waseda. Năm 1908 Pháp chẹn đường gửi tiền sang cho du học sinh, hàng trăm người không tiền phải bỏ học. Năm 1909 Cường Để bị trục xuất ra khỏi Nhật, nhân thấy ở Nhật không c̣n sinh viên, không hoạt động được bèn sang Xiêm t́m căn cứ khác, song không biết tiếng Xiêm nên năm 1909 lại trở về học ở Waseda.

Khi Pháp yêu cầu Nhật giải tán du học sinh Việt, Cường Để bỏ Nhật sang Hương cảng, rồi đi Thượng-hải (1910). Năm 1912 cải tổ Việt-Nam Quang Phục Hội.

Tháng 2, 1913 lẻn về nước quyên tiền để thực hành kế hoạch lập cơ sở mới ở Trung quốc và đi Âu Mỹ khảo sát t́nh h́nh, thu được hai vạn đồng. Đến tháng 5, đi Âu châu (YÙ, Đức, Pháp, Anh).

Tháng 4, 1914, nghe nói Viên Thế Khải có ư muốn giúp đỡ bèn bỏ Anh về Trung quốc, song đến nơi mới hay Trung quốc chưa thể giúp, đợi mấy năm nữa hùng cường sẽ tính sau.

Từ sau Cách mạng Tân Hợi ở Trung quốc (1911), Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng chế độ dân chủ, năm 1914 lập hội mớiViệt-Nam Quốc Dân Đảng ở Quảng-châu, Cường Để làm Hội chủ. Thời gian Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế, Cường Để ở Đông-kinh, cũng chịu ảnh hưởng dân chủ chế độ, gửi thư về nước, kư là "Vi nhân tặc hậu Cường Để" (17).

Năm Ất Măo (1915), bỏ Bắc-kinh trở lại Nhật, gửi một bức thư về cho vua bầy tỏ lẽ thịnh suy và những biện pháp cứu quốc như nuôi dân khí, sửa quan chế, mở mang tài lợi vv... Kư tên :"Vong thần Cường Để".

Năm 1939 cải tên Việt-Nam Quang Phục Hội thành Việt-Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội, Cường Để làm Ủy viên trưởng.

Nhật đảo chính, một số Cao-đài và nhân sĩ ở Saigon tổ chức đón Cường Để về nhưng ông không về, tin tưởng Nhật thật ḷng thực hành chủ nghĩa Đại Á Tế Á, sẽ giải phóng cho dân tộc Á châu thoát khỏi ṿng áp bức của Tây phương.

Ông mất ngày 5/4/1951, tại Đông-kinh (18). Sau con là Tráng Liệt sang Nhật đem di cốt về.


o O o



__________________


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 24
Date:
RE: DÔNG CUNG


Thói thường, đoạn kết là câu giải đáp cho vấn đề nêu ra trong bài, nhưng đoạn kết bài này lại là những câu hỏi :

1) Tại sao Đông Cung có hai con trai mà khi Gia-Long mất lại lập Minh-Mệnh lên làm vua ?

Người ta có thể nghĩ v́ hai con của Đông Cung c̣n nhỏ nên Gia-Long chọn Hoàng tử Đảm (sau này là Minh-Mệnh), đă trưởng thành, đủ khả năng ǵn giữ cơ nghiệp nhà vua đă khó nhọc gây dựng.

Sự thực th́ khi Gia-Long mất, con của Đông Cung đă xấp xỉ 20, có thể nối ngôi được. Vấn đề tuổi tác, nếu có đặt ra, cũng chỉ dự một phần trong việc lập Minh-Mệnh.

2) Tại sao khi Hoàng tử Cảnh vừa chính vị Đông Cung, mới 14 tuổi, từng đi Pháp cầu viện lập được công to, không bị trọng bệnh, thế mà Nguyễn Ánh lại chọn lúc ấy yêu cầu Nguyên Phi Tống thị, mẹ Hoàng tử Cảnh, nhận Hoàng tử Đảm làm con nuôi, trong khi mẹ Hoàng tử Đảm vẫn c̣n sống ?

Phải chăng v́ Vương nhận thấy Hoàng tử Cảnh quá mộ đạo Thiên Chúa, có quá nhiều cảm t́nh với người Tây dương, tính t́nh lại nhu nhược, nếu lên ngôi có thể sẽ đánh mất chủ quyền nên chọn sẵn Hoàng tử Đảm để pḥng hờ trường hợp phải loại Hoàng tử Cảnh ra.

Trong một lá thư gửi từ Pondichéry (20-3-1785) cho Giám đốc Hội Truyền giáo nước ngoài, Ba-đa-lộc viết :"Tôi cần sự giúp đỡ của quư vị trong việc giáo dục vị Hoàng tử bé nhỏ do tôi phụ trách (...) Tôi muốn dậy theo truyền thống đạo Thiên Chúa (...). Hoàng tử mới lên 6 tuổi mà đă biết đọc kinh và hết ḷng mộ đạo (...) rất mến tôi chứ không nhớ ǵ đến cha mẹ hay các bà nhũ mẫu (...). Nếu sau này cha của Hoàng tử có xoay ra thân thiện với người Anh hay người Ḥa-lan th́ hẳn quư vị cũng thấy việc dậy dỗ, uốn nắn ông Hoàng nhỏ bé này hữu ích biết chừng nào" (19).

Ngay từ năm 1787, Bá-đa-lộc đă muốn Nguyễn Ánh theo đạo, trước là để làm gương cho sĩ phu noi theo, thứ đến nhân dân toàn quốc. Nhưng Gia-Long không nghe (20). Theo Ngô Giáp Dậu, Nguyễn Ánh từng nói :"Bá-đa-lộc đánh Đông dẹp Bắc, là người ngu xuẩn, trí trá, nhưng có thể sai khiến được". Sử Kư Đại Nam Việt có chỗ chép rằng mỗi khi Vua muốn sai khiến điều ǵ mà Bá-đa-lộc cưỡng lại th́ y như rằng mấy hôm sau các quan nào có đạo đều bị bắt bớ khiến Bá-đa-lộc phải đến xin tha, chịu nước lép vv...". Vua tuy rất quư nể Ba-đa-lộc và những người Âu đă giúp ḿnh lên ngôi báu, nhưng thưà đủ sáng suốt để trông rơ nguy cơ ŕnh rập, đủ khôn ngoan để nắm vững chủ quyền chứ không "nhẹ dạ" như Hoàng tử Cảnh.

Phần Hoàng tử Đảm, lúc được vua chọn để làm con nuôi Nguyên Phi, mới lên ba dĩ nhiên chưa biết ǵ, nhưng chắc chắn là không có liên hệ mật thiết với đạo Thiên Chúa và người Tây dương là đỡ được mối lo bị ảnh hưởng ngoại bang làm mất chủ quyền rồi. Vả chăng đấy chỉ là một biện pháp pḥng hờ, và như ta đă thấy, khi trưởng thành Đông Cung bớt say mê đạo, có lẽ v́ thế mà chưa bị truất ngôi ?

Có thể v́ đă nh́n rơ chủ ư của Nguyễn Ánh khi yêu cầu ḿnh nhận Hoàng tử Đảm làm con nuôi, bất lợi cho con đẻ của ḿnh, nên Nguyên Phi mới có yêu sách phải lập Khế khoán (giao kèo buộc cả đôi bên) ?

3) Tại sao Hoàng tử Đảm là Hoàng tử thứ tư lại được chọn để nối ngôi, vậy th́ hai ông Hoàng Hai và Hoàng Ba đâu ?

Người ta có thể nghĩ như Ngô Giáp Dậu rằng cả hai ông Hoàng Hai và Hoàng Ba đều mất sớm nên theo vị thứ, Hoàng tử thứ tư được chọn là lẽ dĩ nhiên (21). Sự thật :

- Ông Hoàng Hai tên là Nguyễn Phúc Hy (không rơ tên mẹ), sinh năm 1782, mất năm 1801, thọ 20 tuổi, vô tự (22). Tuy mất sớm nhưng Hoàng tử cũng tỏ ra là người có khả năng : Năm 1799, là Khâm sai Cai đội, trấn thủ Gia-định, Hoàng tử giữ vững căn bản, điều quân, cấp lương, khuyến việc nông tang, nghiêm cấm uống rượu nên trong hạt yên ổn. Năm 1804, được gia tăng là Hoài Công ; năm 1809, cải táng "Thiếu Úy Hy" ; năm 1831, gia tăng Thuận An Công.

Như vậy là năm 1793, khi Hoàng tử Đảm được chọn th́ ông Hoàng Hy c̣n sống.

- Ông Hoàng Ba tên là Nguyễn Phúc Tuấn (có chỗ chép Noăn), mẹ là Chiêu Dung Lâm Thức. Mất năm 12 tuổi. Năm 1909 cải táng ở Nguyệt-biều (23). V́ không thấy chép ông sinh năm nào nên tôi đoán sinh sớm nhất là sau ông Hoàng Hai mấy tháng, tức là cũng sinh năm 1782 ; như thế có nghĩa là ông chết sớm nhất vào năm 1782 + 12 = 1794, thế th́ năm 1793, khi Hoàng tử Đảm được chọn, ông cũng c̣n sống như ông Hoàng Hy.

Rơ ràng Hoàng tử Đảm được chọn không phải v́ hai ông anh đă chết mà v́ một hay nhiều lư do khác, chẳng hạn v́ Hoàng tử Đảm thông minh hơn hai anh. Thực Lục chép :" Hoàng tử thứ tư sẵn tính thông minh", Quổc sử Di Biên cũng chép :"Hoàng tử có tài và minh mẫn, cưỡi ngựa, bắn cung rất giỏi nên Hoàng thượng muốn lập Hoàng tử ấy làm tự quân" (24).

Việc đưa Hoàng tử Đảm làm con nuôi Chính Phi là gián tiếp công nhận ngôi thưà kế dành cho vị Hoàng tử này, tránh mọi sự tranh giành của các Hoàng tử khác.

4) Sau khi Minh-Mệnh lên ngôi được mấy năm th́ hai người con Đông Cung liên tiếp mắc tội, người bị giáng làm thứ dân, kẻ bị kiện cáo, chưa đem ra xử th́ đă chết v́ bệnh, đấy có phải là sự t́nh cờ hay không ?

Rất có thể, nhưng ta cũng không nên quên rằng trong đám triều thần có những phần tử bất phục ông vua trẻ :

- những người nhận thấy là ḿnh bị "bạc đăi" : Hai người Pháp Chaigneau và Vannier bỏ về nước, các quan người Nam th́ đem ḷng oán hận.

- những người như Nguyễn văn Thành muốn tôn ḍng chính thống (25) có thể đă mưu toan đưa con Đông Cung lên kế vị.

Minh-Mệnh lên ngôi là do sự quyết định của Gia-Long, không phải do mưu mô, giành giật mà chiếm được ngai vàng, nhưng đối trước những phản ứng bất thuận lợi của một số triều thần mà sau 5 năm trị v́ nhà vua vẫn không dẹp nổi, có thể Minh-Mệnh đă ra tay "trừ hậu hoạn". Nếu các con Đông Cung chết, hoặc không c̣n hi vọng lên nối ngôi th́ bọn phản thần sẽ như rắn không đầu, c̣n dựa vào đâu mà mưu mô chống đối ?

Và cũng có thể v́ vụ này mà lệ "Tứ bất lập" (26) của nhà Nguyễn ra đời. "Tứ bất lập" là không lập Chánh Cung, không lập Đông Cung, không lập Tể tướng và không lấy ai đỗ Trạng-nguyên. Không lấy ai đỗ Trạng, không lập Tể tướng là để giữ vững chủ quyền của Hoàng đế, không lập Chánh Cung và Đông Cung phải chăng v́ mẹ của Minh-Mệnh chỉ là Thứ Phi chứ không phải là Chánh Cung, do đó Minh-Mệnh không thể đương nhiên lên ngôi Đông Cung vốn dành cho ḍng chính ? Có người cho rằng "Tứ bất lập" do Gia-Long đặt ra nhưng Hoàng tử Cảnh đă lên ngôi Đông Cung năm 1794, mẹ là Vương Hậu Tống thị th́ được lập làm Hoàng Hậu năm 1806, rơ ràng dưới thời Gia-Long lệ "Tứ bất lập" chưa có. Lệ này do Minh-Mệnh đặt ra hợp lư hơn bởi Minh-Mệnh mới phải đương đầu với những khó khăn do ḍng chính thống gây ra. Đọc Đại Nam Thực Lục Chính Biên, chỉ thấy Minh Mệnh có "Phi" mà không thấy có "Hoàng Hậu", có "Hoàng Trưởng Tử" mà không thấy có "Đông Cung".



Viết xong tháng 11, 1995
Sửa lại tháng 6, 2001

 





CHÚ THÍCH

1 - Theo Bằng Giang, tr. 103 và 111, th́ linh mục Đặng Đức Tuấn (cha Khâm), người từng cộng tác với Trương Vĩnh Kư trên tờ Miscellanées, là tác giả những bài : "Tự tích việc đạo nước Nam văn Lời khai về Việc đạo và về Giặc Tây" (= Tây Sơn)," Đức Thầy tử vi đạo văn"... nhan đề có nhiều chỗ trùng hợp với Đại Nam Việt Sử Kư, có thể cuốn này cũng do Đặng Đức Tuấn viết rồi người đời sau bổ sung thêm cho đến tận năm 1907 ?

2 - Theo truyền thuyết ở Trung quốc th́ năm 65, Hán Minh Đế nằm mơ thấy kim nhân, tỉnh dậy bảo quần thần đoán mộng. Bác Nghị đoán là Phật, vua bèn sai Thái Âm và Cảnh Hiến đi Tây vực cầu đạo. Thái Âm về nước cùng 2 vị Sa môn, dùng ngựa trắng chở 42 Chương Kinh về. Hán Đế xây chùa Bạch Mă ở Lạc-dương cho hai thầy Sa môn thờ Phật.

Không rơ ai đă xướng xuất ra cái thuyết Hán Minh Đế v́ nghe tiếng đạo Thiên Chúa là Chính đạo nên sai các quan sang Tây phương t́m, nhưng các quan lười biếng, ngại xa, đi nửa đường dừng lại ở Thiên-trúc, về dối vua là đă đi đến nơi. Thuyết này được Philiphê Bỉnh chép trong Sách Sổ Sang Chép CácViệc vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 ; S. Baron, thế kỷ 17, cũng chép trong Description du Royaume de Tonquin nhưng có lẽ A. de Rhodes là người đầu tiên chép thuyết này trong Histoire du Royaume de Tonquin từ thế kỷ thứ 16, Đại Nam Việt Quấc Triều Sử Kư chỉ nhắc lại mà thôi.

3 - "Mới nên 4 tuổi..." không rơ thời xưa thường hay nhầm "n" với "l" hay chỉ riêng những người có đạo viết như thế v́ tôi thấy lỗi này rất thường trong cả Sách Sổ Sang... của Thầy Cả Bỉnh.

4 - Phạm văn Nhân là ḍng dơi thế gia, đă theo Nguyễn Ánh sang Vọng-các, ra trận lập công to, giúp Đông Cung trấn giữ Gia-định, Diên-khánh, làm đến chức Chưởng cơ Giám quân Thần sách cai quản tướng sĩ 5 đồn (Liệt Truyện).

Nguyễn văn Liêm cũng theo Nguyễn Ánh đi Vọng-các rồi hộ tống Đông Cung sang Pháp. Khi về làm đến chức Thuộc nội Cai cơ, trông coi Thị vệ ở Long-diên (Liệt Truyện).

5 - Boudet & Masson, tr. 21.

6 - Thực Lục, IV, tr. 24.

7 - Ngô Ṭng Chu người B́nh-định, tính ưa nói thẳng, trung trực. Làm quan đến Lễ bộ rồi Phụ đạo Đông Cung. Năm Kỷ Mùi cùng Vơ Tánh trấn B́nh-định, bị vây đă uống thuốc độc tự tử (Liệt Truyện).

Trịnh Hoài Đức là học tṛ của Ngô Ṭng Chu, tổ tiên người Phúc-kiến đời đời làm quan, trốn tránh nhà Thanh sang Việt-Nam. Từng làm Thượng thư bộ Lễ, Hiệp biện Đại Học Sĩ, Chánh Sứ sang nhà Thanh, Tổng tài soạn Ngọc Phả. Ân khoa năm 1822, làm Chủ khảo thi Hội, thi Đ́nh giữ chức Độc quyển. Sung Thị Giảng cùng với Lê Quang Định (Liệt Truyện).

Lê Quang Định cũng là học tṛ Ngô Ṭng Chu. Làm Hữu Tham tri bộ Binh. Soạn Đại Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 10 quyển, khảo sát từ Bắc chí Nam (Liệt Truyện).

8 - Nguyễn Thái Nguyên người Thừa-thiên, chính trực, ḥa nhă. Từng theo Nguyễn Ánh sang Vọng-các, giữ chức Khâm sai, Tham mưu, vượt biển về Phú-xuân do thám t́nh h́nh. Làm quan bộ Lại, rồi bộ Lễ, có lần nói trái ư vua bị cách chức. Năm Ất Măo, làm bộ Lễ kiêm dậy Đông Cung (Liệt Truyện).

9 - Thư của Barisy (người đă đáp tầu Méduse năm 1789 về giúp Nguyễn Ánh, và là nhạc phụ của J.B. Chaigneau) gửi cho Letondal. Trong thư tả cảnh Đông Cung lúc hấp hối cả đêm gọi tên những người bạn Pháp, gửi gấm họ cho vua cha, lại sai người đến xin ông Liot cầu nguyện cho Đông Cung, rồi mất lúc 4 giờ sáng. (L. Cadière, tr. 21-6).

10 - Họ Dương, trỏ Dương Chu (440-380), chủ trương "dù nhổ một cái lông làm lợi cho thiên hạ cũng không làm", thiên hạ loạn chỉ v́ những người thích "làm lợi cho thiên hạ" mỗi người một ư mà gây ra chiến tranh (Liệt Tử và Dương Tử).

Họ Mặc, trỏ Mặc Địch (480-379 tr.TL ?), chủ trương thuyết Kiêm ái : nếu mọi người đều thương yêu nhau th́ sẽ hết chiến tranh.

11 - Thực Lục, tập I, tr. 289.

12 - Thực Lục, VII, tr. 104.

13 - Thực Lục, VIII, tr. 76 - Liệt Truyện, II, tr. 49.

14 - Thực Lục, VIII, tr. 97 - Minh-Mệnh Chính Yếu, I, tr. 74.

15 - Thực Lục, VIII, tr. 204-5.

16 - Thực Lục , VII, tr. 97 - Minh-Mệnh Chính Yếu, I, tr. 74.

17 - Anh Minh, tr. 17.

18 - Trong Vietnamologica, I, tr. 150, Nguyễn Vy Khanh cho biết các con Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là Tráng Cử, Tráng Liệt, Tráng Đinh.

19 - Bouillevaux, tr. 93-105 - Héduy, tr. 35.

20 - Nguyễn Xuân Thọ, tr. 435.

21 - Ngô Giáp Dậu, tr. 336-7.

22 - Nguyễn Phước Tộc Thế Phả, tr. 254.

23 - Nguyễn Phước Tộc Thế Phả, tr. 255.

24 - Thực Lục , III, tr. 225 - Quốc Sử Di Biên, tr. 223.

25 - Liệt Truyện, tr. 27 : Năm 1814, Tống Hậu mất, các quan có người bàn đem con Hoàng tôn Đán (trỏ vào Lệ Chung, v́ "Đán" là tên của Mỹ Đường) giữ việc thừa tự, Vua không nghe, sai Hoàng tử Đảm, đă được Tống Hậu nhận làm con nuôi. Nguyễn văn Thành e lời xưng hô trong văn tế khó nói, Vua dụ : "Con vâng mệnh cha để tế mẹ là danh chính, ngôn thuận rồi" và quyết định sai Hoàng tử Đảm dâng lễ tế điện.

26 - Có chỗ chép là "ngũ bất lập" tức là không lập Chánh Cung, không lập Đông Cung, không phong Vương, không lấy đỗ Trạng, không lập Tể tướng.



__________________


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 24
Date:





SÁCH THAM KHẢO

ANH MINH : Kỳ Ngoại Hầu Cường Để với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. 1951.

BẰNG GIANG : Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Kư. Văn Học, 1994.

BARON, Samuel : Description du Royaume de Tonquin. Bản dịch của H. Deseille, không đề năm xuất bản.

PHILIPHÊ BỉNH : Sách Sổ Sang Chép Các Việc (1822). Saigon : Viện Đại Học Đà-lạt, 1968.

BOUDET & MASSON : Iconographie historique de l'Indochine. 1931.

BOUILLEVAUX, M.C.E. : Voyages dans l'Indochine (1848-56). Paris : 1858.

CADIÈRE, L. : "Les Français au service de Gia-Long, XII. Leur correspondance", Bulletin des Amis du Vieux Hué, Oct-Déc., 1926.

CH'EN, Kenneth : Buddhism in China. Princeton University Press, 1964.

DANEY, Charles : Quand les Français découvraient l' Indochine. Paris : Herscher, 1981.

HÉDUY, Philippe : Histoire de l'Indochine. La Conquête (1624-1885). Paris : Henri Veyrier, 1983.

LAMB, Alastair : The Mandarin Road to Old Hué. London : Chatto & Windus, 1970.

NGÔ GIÁP DẬU : Hoàng Việt Long Hưng Chí. Dịch giả : Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn văn Nguyên. Hà-nội : Văn Học, không đề năm.

NGUYỄN HIẾN LÊ : Liệt Tử và Dương Tử. Lá Bối ; Xuân Thu tái bản ở Mỹ.

N.V. : "Hoàng tử Cảnh", Phổ Thông, số 23 & 24, 1959.

NGUYỄ N VY KHANH : ""T́m hiểu tên họ người Việt", Vietnamologica, I. Canada : Centre de Vietnamologie, 1995.

NGUYỄN XUÂN thỌ : Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt-Nam (1858-97). California : tác giả xuất bản, 1995.

PHAN BỘI CHÂU : Tự Phán. Garden Grove, USA : Nhan Chu Hoc Xa, 1987.

PHAN BỘI CHÂU : Ngục Trung Thư. Dịch giả : Đào Trinh Nhất. Saigon : Tân Việt, 1950.

PHAN KHOANG : Trung Quốc Sử Cương. Saigon, 1958 ; Đại Nam tái bản ở Mỹ.

TRÁNG LIỆT : Cuộc đời cách mạng CƯỜNG ĐỂ, Saigon, 1957 (?).

VĨNH CAO, VĨNH DŨNG, TÔN THẤT HANH, VĨNH KHÁNH, TÔN THẤT LÔI, VĨNH QUẢ, VĨNH THIỀU :Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả. Huế : Thuận Hóa, 1995.

RHODES, A. de : Histoire du Royaume de Tonquin. Hồng Nhuệ dịch qua bản tiếng Pháp của Henri Albi. Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo TPHCM, 1994.

Đại-Nam Chính Biên Liệt Truyện. Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Huế : Thuận Hóa, 1993.

Đại-Nam Thực Lục Chính Biên. Hà-nội : Sử học, Khoa học, KHXH, 1964, 1968.

Đại-Nam Việt Quấc Triều Sử Kư. Tân-định, Imprimerie de la Mission, 1879.

Minh-Mệnh Chính Yếu. Huế : Thuận Hóa, 1994.

o O o

(Sau khi bài này đăng trên Hợp Lưu tôi mới được đọc Delvaux R.P. trong "L'Ambassade de Minh Mạng à Louis Philippe", BAVH, Oct. Déc. 1928. Không rơ lấy tài liệu ở đâu hay cũng chỉ do suy luận, Delvaux viết rằng chính Minh-Mệnh -v́ sợ bị đối nghịch, tranh cướp ngôi- đă giết các con của Đông Cung).



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard