Nhưng có một bài hát rất đẹp về quê hương, dù ra đời rất sớm sủa, từ những năm đầu của thập niên 40 lận, thế mà hơn nửa thế kỷ sau, nó vẫn sống dai dẳng trong lòng người, bởi vì hoàn cảnh lịch sử éo le đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam cứ luôn luôn phải xa quê, khi thì bỏ miền Bắc để vào sinh sống ở miền Nam, khi thì bỏ nước ra đi khắp bốn phương trời, mười phương đất... Ðó là bài Tình Quê Hương của Việt Lang :
Ngàn dâu xanh ngắt mấy nếp tranh xa mờ Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa Tình quê lai láng dưới trời thu Khói xây thành chập chùng mây đưa Cành tơ liễu thấp thoáng ven hồ Mùa nhớ nhung dòng nước lững lờ Ta ra đi một chiều thắm Vang lời ca buồn trong khóm lá Nỗi u hoài ngày tháng khôn nguôi Miền xa thương nhớ Tình quê hương thiết tha buồn lắng Nhắn theo lời gió Muà trăng êm, tiếng tơ một chiều còn vương Ôi buồn nhớ quê hương * Lòng trai muôn thuở những bước chân giang hồ Kiếp sống trong bụi mờ một chiều chia phôi Ðường đi xa tắp tháng ngày trôi Nhớ nhung hoài nhạc sầu chơi vơi Lòng say mê dấn bước ra đi Vì núi sông ca khúc nguyện thề Bên nương dâu đường xanh mát Ta về đây chiều mơ gió ngát Bóng chiều tà tràn thắm hương quê Này đây khóm lá, này đây bao nếp tranh mờ khói Những khi chiều tới Này đây bao thiết tha êm đềm tình thương Ôi buồn nhớ quê hương...
Với những câu nhạc dài hơi, với nét nhạc đaễ cảm, với nhịp điệu trầm buồn, bài Tình Quê Hương này cũng mang đầy đủ những hình ảnh quê hương nếp tranh mờ khói, bãi cát nương dâu tuyệt vời như bài Nhớ Quê Hương, nhưng có lẽ vì nó là bài hát nhịp đôi cho nên nó phù hợp với nhịp thở của chúng ta hơn là một bài quê hương nhịp ba (valse) của Phạm Ngữ.
Chúng ta cần cám ơn những tác giả này, trong buổi bình minh của Tân Nhạc, đã trao tặng chúng ta những bài hát xanh ngát tình quê. Riêng tôi, lại càng phải mang ơn các bạn đồng nghiệp đó, vì về sau, mỗi khi soạn ra những bài ca tình tự quê hương hay tình tự dân tộc như Tình Ca, Tình Hoài Hương, Em Bé Quê, Vợ Chồng Quê, Bà Mẹ Quê v.v...tôi thấy trong lòng văng vẳng dư âm của hai bài hát nồng ấm này.