Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Con Trai LUU THIEU KY


Trưởng Lão

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Con Trai LUU THIEU KY




Một áp phích trong cuộc Đại Cách mạng Văn hoá Trung Quốc.

12 năm sau khi cha chết, Lưu Nguyên và vợ con đến căn phòng nơi ông bị bức hại, dâng lên bàn thờ một vòng hoa mang dòng chữ mà thân phụ ông khi bị bức hại, đã nói với mọi người: “Lịch sử sẽ do nhân dân viết lại”. Đứng trước ảnh thân phụ, mắt Lưu Nguyên đẫm lệ, tim như thắt lại.



Sáng 13/5/1992, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam, Lưu Nguyên rời khỏi nhiệm sở, đưa vợ con đến khu nhà tập thể Ủy ban thành phố ở Khai Phong trên đường Bắc Thượng.


Ở nơi sâu nhất, âm u tĩnh mịch nhất khu tập thể này có một căn nhà hai tầng tường màu tro đã rất lâu đời, trước giải phóng là kho chứa vàng của Ngân hàng tỉnh Hà Nam. Tầng trệt có một phòng không đầy 10m2 là nơi Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ bị giam trong thời kỳ đại Cách mạng văn hóa.


Đây là lần thứ hai Lưu Nguyên đến thăm phòng này.


Lần thứ nhất là vào tháng 5/1980, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố giải oan cho Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ. Năm ấy, Lưu Nguyên theo mẹ đến Khai Phong nhận tro cốt của thân phụ, đã đến đây thắp hương. Hai năm sau, năm 1982, Lưu Nguyên tốt nghiệp đại học đã không do dự, dám rời Bắc Kinh đến nơi thân phụ mình đã từng vào sinh ra tử trong chiến tranh để công tác.


Như vậy là sau 12 năm, Lưu Nguyên mới trở lại nơi thân phụ anh từng bị giam cầm, hành hạ để thắp hương tưởng nhớ ông.


Giờ đây, Lưu Nguyên sắp rời khỏi Hà Nam nhận nhiệm vụ mới, cho nên Lưu Nguyên không còn phải đắn đo dè dặt nữa, có thể lấy tư cách người con đến đây nói với thân phụ lời cáo biệt.


Phòng nhỏ tầng trệt vẫn như 12 năm trước, vẫn một giường, một bàn, tấm ảnh 30x40cm vẫn còn đó. 23 năm về trước, năm 1969, một sáng sớm trời mùa đông giá lạnh, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã bị đưa đến đây và bị hành hạ, đày đọa 3 năm liền. Và, chính ở căn phòng này, Lưu Thiếu Kỳ vì oan mà chết, không có một người thân bên cạnh.


Lưu Nguyên và vợ con dâng lên bàn thờ một vòng hoa mang dòng chữ mà thân phụ ông khi bị bức hại, đã nói với mọi người: “Lịch sử sẽ do nhân dân viết lại”. Đứng trước ảnh thân phụ, mắt Lưu Nguyên đẫm lệ, tim như thắt lại.


Rồi Lưu Nguyên nhớ lại khi còn học tiểu học ở Trường tiểu học Thực nghiệm số 2 Bắc Kinh. Tuy không xa nhà nhưng Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ vẫn yêu cầu con ở lại ký túc xá nhà trường để bồi dưỡng năng lực tự lập. Lúc đó gia đình Lưu Nguyên có 6 anh chị em, (Lưu Thiếu Kỳ có ba vợ. Vợ đầu là Hà Bảo Trân bị kẻ địch giết hại, sau khi kết thúc Vạn lý trường chinh đến Thiểm Bắc lấy vợ thứ hai là Tạ Phi. Trong chiến tranh, hai người bị phiêu bạt hai nơi, mất hẳn liên lạc từ năm 1940, chỉ sống chung được 6 năm. Đến năm 1984, Lưu Thiếu Kỳ kết hôn với Vương Quang Mỹ tiền chi dùng một tháng chỉ có 100 đồng, tuy không phải lo gì no đói nhưng chi dùng cũng phải rất tằn tiện. Mỗi anh chị em một năm mới được một đôi giày mới. Con trai thì chưa đến một năm giày đã rách, Lưu Nguyên phải vá lại mà đi. Điều vui mừng nhất của Lưu Nguyên thời ấy là nhận được giày mới.


Năm 1960, Quốc vương và Hoàng hậu Afghanistan đến thăm Trung Quốc, Hoàng hậu nêu ra yêu cầu muốn được gặp “hoàng tử” và “công chúa” nhà họ Lưu. Đối với con cái mình, đứa nào cũng khỏe mạnh, sáng sủa lanh lợi, không có gì phải hổ thẹn với người, Lưu Thiếu Kỳ đã đáp ứng. Nhưng điều làm cho bà ngoại lo nhất là chúng nó không có bộ quần áo nào ra dáng “hoàng tử, công chúa” cả. Đặc biệt là Hanh Hanh, quần nào cũng vá chút ít vì mặc lại của các chị. Có chiếc áo nhung màu mận chín là đẹp nhất cũng bị thủng một vài chỗ. Bà ngoại phải ra phố thửa mấy bộ quần áo cho các cháu mặc và mua mấy bó hoa để dâng khi Quốc vương và Hoàng hậu đến thăm.


Thời ấy, Lưu Thiếu Kỳ còn đặt ra cho các con biểu tiến độ trưởng thành: 9 tuổi biết bơi, 11 tuổi biết đi xe đạp, 13 tuổi biết tự lo liệu cuộc sống của mình không để ba mẹ phải thúc giục nhắc nhở, 15 tuổi biết ra khỏi nhà một mình không ai đưa đón.


Năm chị gái Thủ Tranh 15 tuổi, mẹ đang đi công tác ở huyện Định Hưng, tỉnh Hà Bắc. Nghỉ đông, Lưu Thiếu Kỳ giao cho Thủ Tranh một bức thư và 100 đồng bạc đi Hà Bắc đưa cho mẹ. Vừa đi xe lửa vừa phải trung chuyển ôtô, cuối cùng đến nơi công tác của mẹ, hai mẹ con mở thư ra xem chỉ thấy có ngắn ngủi mấy chữ, cha bảo mẹ đây là việc cố ý để cho Thủ Tranh tập đi một mình, dặn mẹ để cho Thủ Tranh ở lại rèn luyện lao động.


Sau khi tốt nghiệp tiểu học, cứ mỗi độ nghỉ hè, năm nào Lưu Nguyên cũng được thân phụ gửi vào đơn vị thiếu sinh quân, tập làm bộ đội. Cũng tập lăn lê bò toài, cũng canh gác như các anh chiến sĩ. Chính nhờ có sự giáo dục huấn luyện nghiêm khắc như vậy, đến khi trưởng thành Lưu Nguyên đã đạt kiện tướng cấp đặc biệt về môn bắn súng. Duyệt binh quốc khánh hàng năm, Lưu Nguyên đều được đứng trong đội ngũ quân danh dự hùng dũng diễu qua lễ đài.


Lưu Nguyên thường nói: “Khi chúng tôi còn nhỏ, về mặt đãi ngộ vật chất có thể nói là không có gì khác với con em công nông lúc bấy giờ. Nói có gì đặc biệt hơn là ở chỗ có cơ hội được rèn luyện nghiêm khắc như lúc nhỏ được làm thiếu sinh quân chẳng hạn. Đây đúng là cơ hội mà con em công nông không thể có được”.


Lưu Nguyên từ nhỏ đã bái Hoàng Vị làm thầy để học vẽ. Năm 11 tuổi đã đoạt một huy chương vàng và hai huy chương bạc ở triển lãm tranh nhi đồng thế giới ở Pari. Có một lần ở Lư Sơn, Lưu Nguyên vẽ một bức tranh đưa cho Mao Chủ tịch xem. Mao Chủ tịch hỏi: “Bút danh của cháu là gì?”. Lưu Nguyên trả lời: “Bút danh của cháu là Nguyên Nguyên”. Mao Chủ tịch hiểu “Nguyên” theo nghĩa là đồng bạc, nên cười nói với Lưu Nguyên: “Đặt tên này không hay, nó tròn trĩnh quá, phải có góc cạnh một tý mới hay”. Lưu Nguyên giải thích theo nghĩa “nguyên” là nguồn. Mao Chủ tịch lúc đó mới nói: “Nguyên là nguồn à, cũng tạm được”. Nhưng Lưu Nguyên đã bắt đầu không thích cái tên của mình, cảm thấy cái tên nghe trẻ con quá. Tương lai lớn lên không lẽ cứ gọi Nguyên Nguyên. Lưu Nguyên nhiều lần đề nghị thân phụ đặt lại tên cho.


Bắt đầu lên trung học, Lưu Thiếu Kỳ đã đặt lại tên cho Lưu Nguyên, lấy tên là Giám Chân. Giám có nghĩa là cái gương, là soi là bài học, là lời răn là xem xét. Giám Chân là soi rọi chân lý, xem cho rõ chân lý. Không lâu sau, giới văn hóa tổ chức hoạt động kỷ niệm hòa thượng Giám Chân, mẹ Lưu Nguyên nói dùng tên này không được, ai lại trùng tên với một vị hòa thượng, vì vậy không còn nhắc đến việc đổi tên cho Lưu Nguyên nữa.


Đại Cách mạng văn hóa nổ ra. Chỉ trong 1 đêm thôi, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ “đã trở thành kẻ phản Đảng, nội gián, kẻ thù của giai cấp công nhân, là tên đầu sỏ đang nắm quyền đi theo chủ nghĩa tư bản. Thật giả, đẹp xấu lẫn lộn, thiện ác hoán vị nhau. Mấy chị em Lưu Nguyên từ con em cán bộ cao cấp Trung Quốc biến thành con em của kẻ phản động đầu sỏ. Tất cả mọi cái trong trời đất đã đổi thay. Đồng học, bạn bè đều xa lánh. Những bộ mặt hết sức quen thuộc trong Trung Nam Hải mười mấy năm trước bỗng dưng trở thành xa lạ. Thậm chí, có người còn trở nên hết sức hung hãn, vô tình.


Lưu Nguyên không bao giờ quên được ngày 8/7/1967, tổ chức đại hội phê đấu Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chú ở Trung Nam Hải. Mấy chị em Lưu Nguyên, cả em gái 6 tuổi cũng bị giải ra hội trường. Cuộc phê đấu kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, cả ba và mẹ bị lăng mạ, xỉ nhục một cách tàn nhẫn, bị đánh đến sưng cả mặt. Bỗng Lưu Nguyên quay đầu nhìn thấy hai người, mặt mày đầy máu đã đông lại: một là chú bảo vệ ở Cục Bảo vệ Trung Nam Hải, từng là vệ sĩ của ba và chị Lý Tiêu từng ở với nhau từ nhỏ. Hai người này bị giải đến đây để tận mắt nhìn thấy hiện trường. Bi phẫn đã dấy lên trong lòng Lưu Nguyên. Tâm hồn của Lưu Nguyên bị tổn thương. Lưu Nguyên thấy mình đơn độc, cảnh giác, tức giận chú ý quan sát mọi thứ chung quanh. Rồi Lưu Nguyên không coi ai ra gì cả, cho đến khi bị khóa tay dẫn vào nhà giam vẫn không sợ, và còn dám tuyệt thực hai ngày...

(Suu Tam)

-- Edited by BaHa at 08:32, 2006-08-04

__________________


Trưởng Lão

Status: Offline
Posts: 441
Date:
RE: Con Trai LUU THIEU KY -2


Tiếp theo trang 1)


Từ nhà giam đi ra, Lưu Nguyên đã không còn nhà để về. Mẹ đã bị giam ở ngục, ba bị nhốt tại nhà. Mấy chị em  đã bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải, mỗi đứa đi một phương.


Cuối năm 1968, nhà trường tổ chức cho học sinh về nông thôn, đi miền núi rèn luyện lao động. Lưu Nguyên cũng được nhà trường cấp cho  một giấy di chuyển, mệt mỏi trèo lên tàu hỏa Tây hành. Lúc đó Lưu Nguyên đã khóc hết nước mắt, niềm tin trong anh bị khủng hoảng, thậm chí anh ghét nhiều người. Lưu Nguyên đi về nông thôn, đâu có cuồng nhiệt hưởng ứng khẩu hiệu, không hề có nỗi lo phải sống trong một thế giới chưa biết và vô cùng gian khổ. Có thể nói lúc đó Lưu Nguyên muốn quên tất cả.


Tại đại đội sản xuất xa xôi hẻo lánh huyện Sơn Âm, tỉnh Sơn Đông, Lưu Nguyên được bố trí ở trong một ngôi nhà tranh dột nát. Không lâu sau Đảng Cộng sản Trung Quốc họp đại hội Đảng toàn quốc IX, dấy lên cao trào đập tan Bộ Tư lệnh của kẻ đang cầm quyền đi theo chủ nghĩa tư bản. Những đồng học khác được bần nông, trung nông lớp dưới giáo dục lại, còn Lưu Nguyên lại được bần nông, trung nông lớp dưới giám sát, cải tạo. Ban ngày dùng công cụ và phương pháp lao động giản đơn, làm việc cật lực, buổi tối tiếp thu phê đấu không ngừng nghỉ. Nội dung phê đấu không gì khác, lải nhải nói đi nói lại những cái đã nói. Thần kinh Lưu Nguyên như đã tê dại, có một đêm phấn đấu, Lưu Nguyên quá phẫn nộ, nhảy phắt qua cửa sổ, cầm ngay một cục đá cầm lên, thét lớn: “Chúng mày đấu xong chưa? Chúng mày nếu không muốn cho tao sống nữa thì tao liều mạng với chúng mày, đứa nào dám ra đây tao nện ngay đứa đó!”. Đồng học lúc đó đều phải dừng tay.


Cứ như thế, Lưu Nguyên vật lộn với đời, liều mạng lao động để làm cho đầu óc không nghĩ gì nữa, không biết gì nữa. Những điều này, những nông dân tốt bụng đều để tâm. Họ nói với nhau về Lưu Nguyên: “Nó thật đáng thương!”. “Nó thật là khổ”. “Nó làm thật cừ”...


Một đêm trung thu, trời sáng như gương, đột nhiên phía ngoài cửa sổ có động. Lưu Nguyên mở cánh cửa ra, một gói nhỏ liền được vứt vào trong nhà, còn người thì đã bỏ chạy. Mở ra thì đúng là hai bánh trung thu, có ai đó còn im lặng để ở cửa sổ mấy quả trứng luộc và hai quả táo. Có những đêm, có một thanh niên mang bình rượu đến, cách nhau cửa sổ cùng cạn chén.


Cuộc sống như vậy cho đến năm 1974, Lưu Nguyên được trở về Bắc Kinh, vào làm công nhân xưởng cơ khí hạng nặng được hai năm. Ở đây Lưu Nguyên được công nhân giúp đỡ che chở. Lão công nhân Điền Văn Khuê nhiệt tình dạy bảo Lưu Nguyên công tác quản lý công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, truyền cho Lưu Nguyên quy trình kỹ thuật các loại, còn thường xuyên kéo Lưu Nguyên về nhà ăn cơm. Sự chăm sóc quan tâm của anh chị em công nhân xưởng này đã làm ấm lòng Lưu Nguyên.


Mùa thu năm 1976, tiếng chiêng tiếng trống ăn mừng việc đập tan bè lũ bốn tên khiến Lưu Nguyên vui lên được một tí, nhưng vấn đề của Lưu Thiếu Kỳ vẫn nằm trong im lặng, không ai dám nêu ra là đã sai.


Năm 1977, nhà nước cho khôi phục chế độ tuyển sinh vào đại học, Lưu Nguyên quá tức giận, viết ngay cho ông Đặng Tiểu Bình một bức thư nói rõ: “Thi nếu không đủ điểm, cháu không bao giờ dám hận, đằng này lại không cho thi, cháu làm sao mà không bực mình”. Đặng Tiểu Bình xem xong, chỉ thị cho phép Lưu Nguyên được thi đại học. Nguyện vọng một của Lưu Nguyên là Khoa Triết, Trường đại học Bắc Kinh; nguyện vọng 2 là Khoa Sử, Trường đại học Sư phạm. Kết quả thi, số điểm vượt điểm vào Khoa Triết của Trường đại học Bắc Kinh, nhưng lãnh đạo nhà trường không dám tiếp nhận. Có lẽ, ít lo sợ hơn Trường đại học Bắc Kinh nên Trường đại học Sư phạm đã mở một cuộc họp rộng rãi nghiên cứu vấn đề Lưu Nguyên và quyết định thu nhận học sinh có thân phận đặc biệt này.


Cũng như nhiều bạn đồng học khác lỡ việc học mất nhiều năm, Lưu Nguyên hết sức coi trọng cơ hội học tập muộn màng này. Vì tuổi thanh xuân đã bị mất đi một cách đáng tiếc, cho nên Lưu Nguyên quyết tâm học tập để bù lại. Nhưng vô số nghi vấn về hiện thực và tương lai Trung Quốc sau 10 năm đã buộc Lưu Nguyên dốc sức nghiên cứu để tìm cho ra lời giải đáp. Không lâu sau, dưới sự thúc đẩy của phong trào giải phóng tư tưởng, sinh viên các trường đại học ở thủ đô Bắc Kinh bắt đầu tham gia hoạt động tranh cử đại biểu nhân dân ở địa phương.


Kế theo Trường đại học Bắc Kinh là Trường đại học Sư phạm. Lưu Nguyên cũng bắt đầu dán một tờ báo chữ to nói rõ mục đích ra tranh cử đại biểu nhân dân địa phương, nêu lên những việc sẽ làm nếu trúng cử và mục tiêu phấn đấu để xây dựng địa phương. Lưu Nguyên xuất đầu lộ diện, đem lại cho nhà trường thách thức rất lớn, nhưng đồng thời đã cổ vũ được nhiệt tình tham gia tranh cử ở đây. Trải qua chà xát đào thải ở từng cấp trong trường, cuối cùng còn lại 3 người tranh cử, đại biểu cho ba thành phần khác nhau. Lưu Nguyên được gọi là “đại biểu cho quý tộc”; Trương Y được gọi là “đại biểu cho thảo dân”; và một vị đảng viên đại biểu cho Đảng. Ba vị tranh cử đại biểu nhân dân cấp phường xã, công khai tranh luận, hết sức khẳng khái tuyên truyền quan điểm của mình. Hễ nhìn thấy dân đi làm, không kể có quen biết hay không đều mỉm cười bắt tay niềm nở, công khai đề nghị bỏ phiếu cho mình.



__________________


Trưởng Lão

Status: Offline
Posts: 441
Date:
RE: Con Trai LUU THIEU KY


 


Tốt nghiệp gần đến, 30 tuổi phải lập thân rồi. Lưu Nguyên bắt đầu suy nghĩ hướng đi của mình sau tốt nghiệp. Lời dạy bảo của cha còn văng vẳng bên tai. Cuộc sống nghèo khổ của nông dân nông thôn và tình cảnh cảm động khi nông dân nông thôn tiễn biệt mình đã hiện ra trước mắt.




Nhưng đã có một sự việc đáng tiếc xảy ra. Một sáng sớm, phái ủng hộ sinh viên tranh cử, Trương Y dán lên tường nhà ăn một tờ báo chữ to vạch rõ điều riêng tư không tốt của Lưu Nguyên, nói Lưu Nguyên khi lao động cải tạo ở nông thôn từng chơi rất thân với một sao ca sĩ, nhưng sau khi cha mình được phục hồi liền chia tay cô ta.


Đúng là có mùi cạnh tranh hiện đại. Lưu Nguyên nghe vậy vừa cười vừa tức. Cười vì mình từ trước tới nay đâu có quen biết ca sĩ nào. Tức là tức ở chỗ trong Đại cách mạng Văn hóa, xuất hiện báo chữ to, nặc danh vu cáo là không tránh khỏi, còn tại sao đang trong thời  xây dựng chế độ dân chủ này lại vẫn có vu cáo. Kết quả bầu cử đại biểu địa phương, Lưu Nguyên đứng trên hai người kia, nhưng vì phiếu chưa được quá bán, nên không trúng cử.


Tốt nghiệp gần đến, 30 tuổi phải lập thân rồi. Lưu Nguyên bắt đầu suy nghĩ hướng đi của mình sau tốt nghiệp. Lời dạy bảo của cha còn văng vẳng bên tai. Cuộc sống nghèo khổ của nông dân nông thôn và tình cảnh cảm động khi nông dân nông thôn tiễn biệt mình đã hiện ra trước mắt. Lưu Nguyên cuối cùng đã hạ quyết tâm thực hiện lời dạy của thân phụ, trở lại nông thôn đến cơ sở hạ tầng thấp nhất, cùng sống với nông dân, góp sức làm một số công việc. Nhưng nghĩ đến thân mẫu 12 năm bị đọa đày trong nhà ngục, một thân một mình chịu đựng mọi khổ nhục đắng cay bây giờ để bà ở một mình... như vậy có tàn nhẫn quá không? Lưu Nguyên mấy lần định nói với mẹ nhưng không nói lên lời.


Vương Quang Mỹ thấy con muốn nói điều gì đó mà không nói được, liền động viên con nói hết ngọn nguồn. Bà luôn tỏ rõ lý trí và ý chí vượt qua người khác, hết lòng ủng hộ chí hướng của Lưu Nguyên, thậm chí còn muốn đến gặp lãnh đạo thành phố Bắc Kinh nói mấy lời xin phê chuẩn cho Lưu Nguyên được về nông thôn nơi Lưu Nguyên muốn.


Được thân mẫu hiểu và hết sức ủng hộ, Lưu Nguyên đã chọn Hà Nam, mảnh đất thân phụ mình đã từng lăn lộn trong chiến tranh giải phóng và cuối cùng đã cùng hòa lẫn với đất ở đây.


Trước tết năm 1982, Lưu Nguyên một mình đến công xã Thất Lý Doanh, huyện Tân Hương, tỉnh Hà Nam. Lúc này ở cơ sở đang thực hiện chính sách đối với nhiều cán bộ cũ, rất nhiều đồng chí mới phục chức. Lưu Nguyên được bố trí làm phó chủ nhiệm công xã, lúc đầu trực tiếp phụ trách sản xuất của một khu, về sau được phân công quản lý xí nghiệp hương trấn của công xã.


Lúc mới bắt đầu, mọi người cũng chưa biết cậu sinh viên lạ do Bắc Kinh điều về này như thế nào, hơn nữa, cán bộ ở công xã cũng rất nhiều người nên không mấy ai chú ý đến cậu. Cậu sinh viên Phó chủ nhiệm này lại thường giúp lái xe lau chùi xe, đổi vị trí ngồi xem tivi tốt nhất cho một bà cấp dưỡng, nên đã bị cười là không biết giữ quy tắc ở đây.


Hai tháng sau, khi mọi người biết được Phó chủ nhiệm Lưu mới đến là con Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, cách nhìn nhận và tình cảm biểu lộ đã trở nên khá phức tạp. Có người kính nể, có người xem thường, có người nghi hoặc, v.v... Mỗi người theo cách suy nghĩ của riêng mình đánh giá "hoàng thái tử" một thời đã qua. Nhưng có điều họ không bàn luận gì đến cậu sinh viên này không hiểu quy tắc ở đây nữa mà hầu như mỗi khi nhắc đến đều giơ ngón tay cái, nói: “Được, được đấy”. Lưu Nguyên không những chỉ đạo sản xuất mà còn chỉ đạo làm đường cải thiện điều kiện đi lại cho nông dân.


Công xã Thất Lý Doanh đã trở thành công xã khá nhất tỉnh Hà Nam về làm đường nông thôn.


Từ ngày Lưu Nguyên bộc lộ thân phận, dư luận xã hội thường truyền cho nhau một tin: Lưu Nguyên về nông thôn là để mạ vàng lấy tiếng mà thôi. Nhưng bà con nông dân ở đây đã trả lời rất chất phác là: Thì anh cũng đến chỗ chúng tôi mà mạ vàng, được như Lưu Nguyên, chúng tôi hoan nghênh 100%.


Đã từ rất lâu, khi xuống nông thôn quan sát, Lưu Nguyên đã nhận thức được một điều, nếu không phát triển nghề phụ mà chỉ biết học tập Đại Trại, chỉ lo sản xuất lương thực làm sao có năng suất cao thì muôn đời không thể giàu có được. Sau khi đã nắm được tình hình một cách cơ bản, Lưu Nguyên chủ động đề nghị chuyển qua quản lý các xí nghiệp hương trấn toàn công xã. Việc đầu tiên Lưu Nguyên cho chỉnh đốn nội  bộ xí nghiệp, xây dựng chế độ nội quy, tiếp thu đề xuất sách lược, chiến lược của quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng, chỉ trong thời gian 2 tháng đã triển khai sản xuất được hơn 10 mặt hàng. Lưu Nguyên cho củng cố và phát triển nguồn nguyên liệu, tìm nơi tiêu thụ, v.v... kết quả mấy xí nghiệp hương trấn toàn công xã tăng giá trị sản lượng 25,8%, lợi nhuận tăng 82,5% so với năm trước.


Tháng 4/1983, trong Hội nghị Thường vụ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, đã nhất trí đề cử Lưu Nguyên giữ chức vụ Phó huyện trưởng, phụ trách công tác kinh doanh và công nghiệp của huyện. Một năm sau, nhà nước có chủ trương “4 hóa cán bộ”, có chính trị, có văn hóa, có trình độ khoa học, có thực tế, thì Lưu Nguyên đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp huyện đủ tư cách. Do có nhiều thành tích, tiếp sau đó Lưu Nguyên được bầu là đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện. Đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện  đã bầu anh làm huyện trưởng.


Đầu năm 1985, theo kiến nghị của Tỉnh  ủy, Thành ủy Trình Châu đề cử Lưu Nguyên ra ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Trịnh Châu. Lại một lần nữa, Lưu Nguyên trúng cao và được bầu làm Phó chủ tịch thành phố, phụ trách công tác kế hoạch, xây dựng, giao thông và công nghiệp. Lúc ấy, thành phố đang tranh thủ cho được dự án công trình đưa khí đốt thiên nhiên về địa phương. Độ khó của công trình này rất lớn, Chủ tịch thành phố Doãn Thủy liền giao nhiệm vụ này cho Lưu Nguyên.


Lưu Nguyên đã chạy ngược chạy xuôi kiên trì, nhẫn nại. Một đồng chí ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước từng cảm động nói: “Con cán bộ cao cấp tôi gặp cũng đã nhiều, Phó thị trưởng gặp cũng đã lắm, nhưng ăn nói khiêm tốn như Lưu Nguyên, làm việc sốt sắng như Lưu Nguyên thực là rất ít thấy”.


Có dự án rồi còn phải lo thực thi dự án. Làm thủ tục chạy vốn, mua vật tư nhất là ống dẫn khí các loại, rồi tổ chức thi công. Khí đốt phải đến được từng hộ như dẫn nước sinh hoạt, ống dẫn khí phải chạy qua đất đai vườn cây của mấy nghìn vạn hộ, những công viên danh thắng, v.v... lại phải lo giải phóng mặt bằng, tiền đền bù các khoản, các loại, v.v... Ngoài ra, tất cả con đường ở thành phố đều phải đào lên đặt ống dẫn khí, rồi lại đủ các loại ống dẫn khí các cỡ khoét lỗ tường nhà này qua nhà khác, v.v...



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard