Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn nổi tiếng bởi một loạt t́nh khúc mang hơi thở mùa Thu và tác phẩm “Gửi người em gái miền Nam” hầu như khép lại sự nghiệp sáng tác của ông. Nhưng đến thời kỳ đổi mới, ông sáng tác trở lại bằng 2 ca khúc “Thời gian” (phổ thơ Văn Cao), “Đường thơm hoa sữa gọi” (phổ thơ Vân Long). Nhân kỷ niệm 4 năm ngày mất của nhạc sĩ (15/11/2001), VNCA xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Vân Long về tác phẩm cuối cùng này.
Quán cà phê của khách sạn Tổng cục Đường sắt (ngă tư Lư Thường Kiệt - Phan Bội Châu) nằm đúng điểm giữa nhà Đoàn Chuẩn (phố Cao Bá Quát) và nhà tôi (đường Bà Triệu). Vừa một quăng đường chúng tôi tản bộ đến nhâm nhi tách cà phê với mấy người bạn hợp chuyện trước khi bước vào một ngày làm việc. Ông Đoàn Chuẩn (hơn tôi 10 tuổi) và tôi đă có những buổi hàn huyên bất tận.
Được dăm năm ǵ đó, người ta phá cái khách sạn cổ lỗ thiếu tiện nghi để xây khách sạn Sài G̣n như hiện nay. Ông Đoàn Chuẩn th́ tiện đường uống ở Cửa Nam, tôi th́ về cà phê Hói phố Bà Triệu.
Đó là quăng đầu thời kỳ Đổi mới. Không gian văn học nghệ thuật như có một luồng gió xuân ùa về làm giăn nở mọi tế bào của sự sáng tạo. Tôi lại mới được về làm biên tập thơ ở nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, một công việc tôi hằng mong đợi.
Ngày 8/10/1988 một đêm thơ được tổ chức ở Thư viện Hà Nội, kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô. Công chúng thơ cảm nhận được làn gió kỳ diệu ấy, đến đông chật sân thư viện. Tôi đón nhận làn gió ấy bằng bài thơ “Thu cảm”, viết chưa ráo mực đă đem ra đọc:
Mở cửa! Đường thơm hoa sữa gọi Phải bùng ra phố phải đi thôi! Hà Nội trời xanh màu cốm mới Tôi nhập vào thu với mọi người… (trích)
Chưa hết lâng châng v́ không khí thơ đêm trước, sớm hôm sau tôi ra quán cà phê gặp Đoàn Chuẩn thuật lại mọi việc. Ông bảo tôi đọc lại ông nghe bài thơ đó. Nghe xong, ông lặng đi một chút, rồi bật ra: “Thơ mày “mất dạy” thật!”.
Đă quá quen cách nói dí dỏm, nhát gừng, lập cập và cách dùng chữ của ông, tôi biết ḿnh vừa được khen chứ không phải bị mắng. Đây là “thuật ngữ” phê b́nh của riêng ông, như có lần ông giải thích: thơ “mất dạy” là thứ thơ không ai dạy được, phải tự ḿnh nghĩ ra!
Tôi liền được dịp: “Thế anh bảo bài thơ này “mất dạy” ở chỗ nào?”.
Ông không phải người hoạt khẩu, nhưng có nụ cười móm rất hóm, nhận xét về thơ của ông khá xác đáng: “Chữ “bùng” là chữ của đường phố, khi kẻ cắp bảo nhau: Phải bùng thôi mày! Đưa vào đây lại đắt, mạnh mẽ và mới hơn là “ào ra” hoặc đưa một chữ nào đại loại như vậy. C̣n Ai may áo mới cho Hà Nội/ Vồng ngực ai căng đợi tỏ bầy trước đây, đố mày dám viết thế, đúng không?”.
Nhân đó, ông bộc lộ quan niệm nghệ thuật: “Phải là đang yêu mới viết hay, thằng nghệ sĩ không c̣n yêu ai nữa, đừng ḥng mà viết!”.
Tôi đă tưởng ông hoàn toàn ngừng viết sau 16 ca khúc (lúc đó tôi chưa biết bài phổ thơ Văn Cao). Thế mà hôm sau ông đưa tôi xem bản thảo bài “Thu cảm” của tôi mà ông đổi nhan đề là “Đường thơm hoa sữa gọi”. Chả lẽ ông lại có người đẹp để gợi hứng nơi ông?
Bản nhạc ông phổ thơ tôi được in trên báo Người Hà Nội (khoảng 1989 - 1990). Một bài hát “lặng câm” nhưng nó lại biết “bay”. Khi tôi không c̣n giữ được nó nữa th́ ông An Kiều, Giám đốc chi nhánh Công ty điện lực Alstom (Pháp) từ Paris về, đưa tôi bản nhạc in trên giấy đă ngả màu vàng: "Ông Đoàn Chuẩn phổ thơ ông bao giờ mà tôi lại bắt gặp nó ở một gia đ́nh Việt kiều ở Paris". Th́ ra, ông Việt kiều đó về nước thấy tờ báo có nhạc Đoàn Chuẩn, đă mang về Pháp.
Kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, nhiều nhóm bạn tự tổ chức những cuộc họp mặt tưởng niệm ông. Tôi được dự một cuộc như vậy ở nhà một giáo viên. Mọi người nói chuyện về ông, hát những bài ưa thích của ông, “nghiệp dư” đến không có một cây ghita đệm, gọi vui là một đêm nhạc Đoàn Chuẩn không có nhạc. Nhưng chính sự không chuyên đó càng tỏ rơ: có một công chúng mến mộ Đoàn Chuẩn thực sự. Pḥng khách ba bốn chục người, trong đó có hơn chục đôi vợ chồng. Rơ ràng là trong t́nh yêu của họ thời thanh niên, t́nh khúc Đoàn Chuẩn đă góp phần mối mai, thổ lộ rất nhiều mê đắm