Thái B́nh là tỉnh đầu tiên trong thời chiến đạt năng suất lúa 5 tấn/1 ha. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư đă đáp ứng thẳng vào yêu cầu phản ánh thành tích này của Tỉnh ủy Thái B́nh khi ấy với “Bài ca năm tấn”.
Những ngày cách đây đă lâu lắm, khi c̣n là một cậu bé sống ở một làng quê hẻo lánh ở Phú Thọ, cứ đêm đêm, nhất là những hôm sáng trăng, tôi nghe văng vẳng ở một xóm xa vọng lên tiếng sáo trúc vọng đến bên tai tôi.
Măi sau này khi đă bước vào hoạt động âm nhạc, tôi mới biết đó là bài “Mùa hoa nở” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư: “Dân Liên Xô vui hát vui hát trên đồng hoa. Đây bao la ánh sáng vui chan ḥa”… Ông viết bài này ngay từ những năm chưa kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Lại đến khi lớn vồng lên, giọng vỡ ồm ồm, trái tim bắt đầu biết rung trước một người con gái xinh đẹp, tự nhiên tôi nhập tâm và luôn say sưa hát bài “Dư âm” của ông: “Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn d́u muôn tiếng tơ…”. Tôi mê mẩn bài này đến mức suốt thời trai trẻ, cứ cầm đàn là tôi gần như chỉ hát “Dư âm”.
Vậy là Nguyễn Văn Tư đă gắn với những kỷ niệm tuổi thơ, tuổi trẻ của tôi như thế. Sau này, khi bắt đầu cầm bút sáng tác âm nhạc, ông là một trong những người thầy của tôi - với đúng nghĩa của từ này.
Ông viết bài hát cứ như chơi, cứ như chẳng tốn nhiều công sức bởi mạch âm nhạc (truyền điệu) tuôn ra rất tự nhiên, thoải mái rồi ngấm vào ḷng người nghe cũng tự nhiên, thoải mái như vậy. Nhưng quả thực, nếu chứng kiến quá tŕnh h́nh thành một bài của ông, sẽ thấy ông vô cùng cầu kỳ, công phu. Ông tỉa tót từng nốt hoa mĩ (petite notte), cân nhắc từng nốt móc đơn hay có chấm dật. Sửa đi sửa lại hàng chục lần một nốt, một chữ.
Giai điệu của ông như có phép thần: đă ngấm vào ta th́ làm ta mê mẩn măi, chẳng khác ǵ bùa phép của ái t́nh. Hầu như bài hát nào của ông cũng được khai thác từ một chất liệu âm nhạc dân gian nào đó, khi nhiều, khi ít, khi gần, khi xa. Hoặc nếu không xuất phát từ một làn điệu cụ thể nào th́ cũng phảng phất, có hơi hướng dân ca rơ rệt.
Xin miễn nói đến những bài quá hay, quá nổi tiếng ai ai cũng biết, rất nhiều người thuộc ḷng như: “Mẹ ru con, “Một khúc tâm t́nh của người Hà Tĩnh”, “Tiếng hát người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, “Dáng đứng Bến Tre” v.v… Chỉ xin nói đến những bài mà cùng chủ đề, vào tay người khác khó có thể tạo nên bài hát đáng yêu, hấp dẫn như thế.
Trong một đợt tổ chức cho một số nhạc sĩ đi t́m hiểu thực tế sáng tác về ngành ngân hàng, khi mà nhiều người không cho ra được tác phẩm hoặc viết được nhạc nhưng lại có lời ca: “Tiền bạc là t́nh là nghĩa” (?) để rồi chẳng ai để ư th́ Nguyễn Văn Tư viết được bài “Em đi làm tín dụng”. Bằng một chất liệu dân ca miền núi phía Bắc quen thuộc, ông tạo nên bài hát hết sức duyên dáng, với giai điệu đầy quyến rũ. Đến hôm nay, ngành Ngân hàng vẫn coi như bài “Ngành ca” chính thức, chưa có bài thứ hai vượt qua.
Viết về nông nghiệp không dễ, nhất lại gắn với miền đất cụ thể là Thái B́nh và với thành tích cụ thể: tỉnh đầu tiên trong thời chiến đạt năng suất lúa 5 tấn/1 ha. Ông đáp ứng thẳng vào yêu cầu này của Tỉnh ủy Thái B́nh khi ấy với “Bài ca năm tấn”. Vừa ra đời, bài hát đă nhanh chóng lan truyền khắp tỉnh Thái B́nh và cả nước. Đảng bộ và nhân dân Thái B́nh măi măi tự hào về thành tích của ḿnh và trân trọng yêu quư Nguyễn Văn Tư, coi ông là công dân danh dự của tỉnh này.
Sau năm 1975, Nguyễn Văn Tư chuyển vào làm việc ở Viện nghiên cứu âm nhạc, cơ sở hai đặt trụ sở ở Sài G̣n. Từ đó đến nay, tôi không có dịp gặp lại ông. Măi đến vừa qua, khi có nhà xuất bản mời làm các tuyển tập ca khúc về từng chủ đề, tôi mới gắng t́m để liên hệ bằng được với ông. Rất mừng là sau đó ông đă nhanh chóng hồi âm bằng thư gửi qua đường bưu điện. Ông thông báo tin buồn: người vợ yêu dấu - em nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương - từng đi trọn cả cuộc đời với ông đă vừa theo người anh trai về cơi vĩnh hằng.
Ông kể rằng bây giờ cuộc sống khó khăn. C̣n bà, mọi việc chi tiêu trong gia đ́nh được tính toán, thu vén ổn thỏa, đàng hoàng. Nay chỉ c̣n ḿnh ông, không biết sẽ xoay xỏa ra sao khi tiền lương hưu chỉ đủ trang trải các khoản tiền điện, nước, điện thoại và những phát sinh linh tinh bất thường khác.
Tôi hỏi ông qua điện thoại: “Thế các khoản thu từ những bài hát của anh vẫn thường xuyên xuất hiện trên các làn sóng phát thanh, truyền h́nh, các sân khấu biểu diễn, các băng đĩa, tuyển tập bài hát th́ sao?”. Ông thở dài: “Chẳng hiểu luật bản quyền thế nào, nghe nói có công ước ǵ đó về bản quyền, nhưng tớ có nhận được mấy đâu. In ấn th́ vài chục ngh́n một bài. Tuyển tập do Hội Nhạc sĩ in th́ người ta nói không có chế độ ǵ v́ sách chỉ biếu, không bán được đồng nào…”.
Với Nguyễn Văn Tư ai hiểu rơ sẽ rất quư trọng ông. Ông mà yêu điều ǵ th́ làm cho người khác phải yêu theo, ngược lại, nếu ghét th́ như bát nước đổ đi, không thương tiếc. Động vào điều khiến ông vui sướng th́ nụ cười rạng rỡ, mắt cười tít lại như con quay của trẻ con chơi đang tít. C̣n chạm vào nỗi đau nào đó khiến ông tự ái th́ hăy coi chừng.
Ông ít khi nói to điều ǵ, ngay cả khi phẫn nộ cũng ít lớn tiếng. Nói nhỏ, thậm chí rất b́nh thản nhưng từ ngữ ông dùng th́ ch́ chiết, tận cùng thông tin. Là văn nghệ sĩ, ai cũng rất yêu ḿnh cả thôi (không yêu ḿnh sao có thể yêu con người để theo nghiệp cầm bút?). Điều này cũng rất rơ ở Nguyễn Văn Tư. Nói chuyện về tác phẩm của ông th́ có khi ông giành cả buổi, lại tự thể hiện bài hát của ḿnh th́ hiếm có nhạc sĩ nào bằng. Ông lại say sưa nói về quá tŕnh thai nghén, h́nh thành tác phẩm. Nhưng giả sử giữa lúc đó mà nhắc đến bài của người khác th́ ông mất hứng hẳn.
Gần như cả đời Nguyễn Xuân Tư không làm một chức vụ ǵ đáng kể ngoài việc trưởng một vài đoàn văn nghệ nhỏ từ hồi kháng chiến chống Pháp. Chẳng biết điều đó có khiến ông trỗi dậy những mặc cảm vu vơ? Riêng tôi lại cho rằng ông cần phải cảm ơn những nhà tổ chức đă không nghĩ tới việc mời ông vào những “chiếc ghế”, bởi nếu họ không làm vậy biết đâu lại chẳng có được một Nguyễn Văn Tư như bàn dân thiên hạ đă biết và ngưỡng mộ?