Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Việt hoá lịch âm


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Việt hoá lịch âm


(VietNamNet)- Tự cổ chí kim, lịch âm hay c̣n gọi là lịch mặt trăng luôn đóng vai tṛ quyết định trong đời sống người dân nhưng đâu là lịch âm chuẩn mang tính thống nhất trên toàn quốc? Trước thềm vụ lịch 2006, chúng tôi có buổi trao đổi với ông Trịnh Tiến Điều, Trưởng Ban lịch Nhà nước để làm rơ cách thức Việt hoá lịch âm gốc Trung Hoa.

Soạn: AM 855067 gửi đến 996 để nhận ảnh này Ông Trịnh Tiến Điều, Trưởng Ban lịch Nhà nước

Thưa ông, sự kiện “vênh” ngày của lịch tờ vừa qua đă gây nhiều thắc mắc cho người dân. Liệu lịch block năm 2007 có ǵ thay đổi không?


- Vẫn không có ǵ thay đổi, lịch block năm 2007 các NXB đều lấy số liệu tại Ban lịch Nhà nước.

Các tiết như: Đại Hàn, Đại Thử; Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết… đều xuất phát từ lịch Trung Quốc, để đưa các tiết đó sang lịch Việt Nam, có sự thay đổi hay giữ nguyên?

- Các tiết như Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đại Hàn, Tiểu Hàn… đều được Việt hoá. Ví dụ như: Đại Thử nghĩa là nắng to, nhưng Việt hoá sang lịch ta là nắng nực; Đại Tuyết, Tiểu Tuyết được Việt hoá là hanh heo và khô úa (V́ thời gian này ở miền Bắc Việt Nam hăn hữu lắm với có tuyết, ở miền Nam th́ hoàn toàn không có, mà thời điểm này tại Việt Nam đang là mùa lá rụng). Hoặc là tiết Tiểu Măn là lúa kết hạt, nhưng Việt Nam không lấy từ Tiểu Măn mà thời gian này rơi vào mùa lũ, nên chuyển là tiết lũ sớm. Thật ra, lịch âm tại Trung Quốc bây giờ chỉ giữ lại trong sinh hoạt văn hoá dân gian, c̣n ở Nhật Bản họ hầu như bỏ lịch âm rồi. 
 


Lịch block của ta đă Việt hoá rất nhiều. Việt hoá trước tiên là thứ: Lịch Trung Quốc là thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, đinh kỷ nhật. C̣n lịch Việt Nam là thứ 2 ngày đầu tuần, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bẩy và Chủ Nhật). Việt hoá về tháng: Tháng Nhất của Trung Quốc ḿnh gọi là Tháng Giêng. Trung Quốc có Tháng cồng chiêng c̣n ḿnh có Tháng Chạp. Tóm lại, suốt 20 năm qua, chúng tôi luôn yêu cầu các NXB tăng cường hơn nữa sự Việt hoá ngôn ngữ lịch từ miền Nam đến miền Bắc, để người dân sử dụng dễ hơn, nhưng bên cạnh đó vẫn để lại những từ Hán quen thuộc với dân ta, như là Đại Hàn (rét lớn) hay Tiểu Hàn (rét nhỏ).

Có sự chênh lệch về thời gian ở các tiết Trung Quốc và Việt Nam, vậy để hợp hoá thời gian sao cho đúng và chuẩn về các tiết trong năm?

- Chúng tôi tính tiết theo Việt Nam và Việt hoá từ nội dung đến h́nh thức, về cả thời điểm của tiết chênh nhau cũng tính lại theo múi giờ Việt Nam. Tất cả đều tính theo giờ chuẩn của Việt Nam và cũng kêu gọi tất cả các NXB có thêm sự sáng tạo để thích hợp với nhân dân.


Vậy những tiết do người Trung Hoa tính theo ngày giỗ của một nhân vật lịch sử như tiết Hàn thực (ngày 3/3 lịch âm Trung Hoa) th́ Việt hóa bằng cách nào?


- Thật ra, chữ "Hàn" ở đây là ăn đồ lạnh. Ngày 3/3 của Trung Quốc cũng có tục ăn bánh trôi bánh chay, nhưng bản thân người Việt ta mỗi tháng cũng có một tết từ tiết khí mà ra. Ví dụ, như 1/1 là Nguyên đán, 3/3 là Ngày Bánh trôi bánh chay, ngày 4/4 là Cầu mưa (lễ Cầu mưa này không theo Trung Quốc), ngày 5/5 là lễ Lập hạ. Người Việt Nam ḿnh không nhắc đến tích Giới Tử Thôi hay Khuất Nguyên nữa bởi lẽ bản thân dân tộc ḿnh mỗi tháng cũng có một tết rồi.


Theo ông, lịch âm có c̣n cần thiết với đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam hay không?

Nhiều nước đă bỏ lịch âm, nhưng Việt Nam cụ thể đến giờ là chưa bỏ. Ngay như Trung Quốc đông dân như vậy họ để lịch âm chỉ cho sinh hoạt văn hoá dân gian mà thôi. Nhưng cái được nhất của lịch âm là tính được thuỷ triều và có ánh trăng thơ mộng.


Xin cảm ơn ông.



  • Từ Nữ Triệu Vương (Thực hiện)


-- Edited by BaHa at 05:53, 2006-08-06

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Tết âm lịch 2007


VietNamNet)- Sự "vênh" nhau về thời gian giữa các tờ lịch có thể chưa gây ra thiệt hại kinh tế, nhưng chắc chắn đă gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người dân. Dưới đây là ư kiến của các nhà quản lư về vấn đề này.


Ô. Trịnh Tiến Điều (Trưởng Ban Lịch Nhà nước): Năm nay, Tết âm lịch Việt Nam sớm hơn Trung Quốc một ngày.






Soạn: AM 820083 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Trịnh Tiến Điều, Trưởng Ban lịch Nhà nước

>>  Sẽ thống nhất in ấn ngày âm lịch


Thưa ông, với tư cách Trưởng Ban lịch Nhà nước, ông có ư kiến ǵ trước dư luận gần đây về sự không thống nhất giữa các loại lịch tờ?


 - Năm 2006 có 15 triệu lịch bloc xuất bản tại Việt Nam và thống nhất lấy số liệu gốc từ Ban lịch nhà nước, tổng số có 48 NXB tham gia. Quyết định 134, ngày 14/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ đă quy định về lịch nhà nước. Đấy là số liệu chuẩn quốc gia. Số liệu nào không lấy từ Ban lịch chuẩn nhà nước th́ là không chuẩn.


Trường hợp cụ thể vào tháng 5 âm, lịch có 30 ngày âm là lịch Trung Quốc tính theo múi giờ Bắc Kinh v́ họ tính múi giờ 8, c̣n lịch Việt Nam là múi giờ 7. Như vậy, Tết Nguyên Đán Đinh Hợi của Việt Nam sẽ rơi vào ngày 17/2/2007, sớm hơn Trung Quốc một ngày. Có nhiều lịch tờ vênh nhau về thời gian, nên tốt nhất là dùng lịch bloc, sẽ bảo đảm hơn.


Ông Lư Bá Toàn (Cục phó Cục Xuất bản): Tôi nghĩ ảnh hưởng không lớn.






 






Soạn: AM 820185 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Lư Bá Toàn, Cục phó Cục Xuất bản

Thưa ông, là người quản lư việc xuất bản lịch ông có biết sự kiện "vênh" ngày tháng giữa lịch Việt Nam và lịch do NXB Thanh Hoá ấn hành không?


- Chúng tôi chỉ kiểm tra xác suất chứ không thể kiểm tra được toàn bộ các tờ lịch. Sự chênh nhau về ngày, nếu có, phải do chính người sử dụng lịch mới phát hiện được. Chúng tôi có quản lư các NXB thật, nhưng chỉ tập trung phần lớn ở lịch bloc. C̣n các loại lịch không chuẩn kia là do các NXB không ghi rơ nguồn gốc. Chính v́ điều này mà Bộ VHTT đă phải ban hành Thông tư số 61/2006TT-BVHTT (kư ngày15/6/2006).


Đối với người Việt, các hoạt động nông nghiệp, tín ngưỡng v.v. thường được tính theo lịch âm, đặc biệt là lịch âm Trung Quốc. Về cách tính lịch âm chúng ta đă có chuẩn quốc gia nhưng các NXB lại không thống nhất nên thị trường có thể có cả lịch âm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam. Sự "vênh" nhau về ngày, giờ này, theo ông có ảnh hưởng ǵ lớn không?


-  Tôi biết, đối với người Việt Nam th́ ngày giỗ, ngày tết đều theo ngày âm lịch nhưng lịch âm Trung Quốc và lịch âm Việt Nam chênh nhau múi giờ. Thông tư 61/2006TT-BVHTT đă ghi rơ là không bắt buộc phải có ngày âm, nhưng nếu có th́ phải theo lịch chuẩn Việt Nam. Tôi cho rằng lịch phải tính theo lịch thế giới và cũng không nên bắt buộc phải có ngày âm.








Cách tính lịch chuẩn của
Ban lịch Nhà nước:


Chúng tôi đă tính lịch Việt Nam theo giờ pháp định Việt Nam ( múi 7, giờ quốc tế); c̣n Đài Tử Kim Sơn tính lịch Trung Quốc theo giờ lịch Trung Quốc (múi 8, giờ quốc tế), do đó chênh nhau 1 giờ.


Âm lịch quy định ngày mùng 1 là ngày chứa điểm sóc (không trăng hoặc trăng mới); tính theo giờ quốc tế th́ điểm sóc tháng 5 âm lịch là 16h 6m 21s ngày 25/6/2006, nếu cộng 7h là 23h 6m 21s, nếu cộng 8h là 24h 6m 21s; nghĩa là đă sang ngày hôm sau. V́ vậy lịch Việt Nam ghi ngày 25/6/2006 là phù hợp đúng lịch Việt Nam, lịch Trung Quốc ghi sang ngày 26/6/2006 là đúng lịch Trung Quốc.


Nhân đây, xin thông báo thêm Tết Việt Nam đă và sẽ có nhiều lần khác lịch Trung Quốc như: Năm 1984, Việt Nam đón tết Nguyên Đán trước lịch Trung Quốc một tháng; sau 23 năm là các năm 2007, 2030, 2053 (nếu lịch Việt Nam chưa có cải cách mới) th́ Việt Nam đón Tết Nguyên Đán trước Trung Quốc 1 ngày.


(Nguồn: Ban lịch Nhà nước)

Thế c̣n chuyện lịch đă đưa ra thị trường, người dân th́ chẳng biết phải theo lịch nào?
 



- Nếu phát hiện bất kỳ NXB nào đưa lịch không chuẩn ra thị trường, chúng tôi sẽ yêu cầu NXB phải chỉnh lại cho đúng. Nếu như người tiêu dùng mang lịch đến NXB đ̣i đổi, th́ NXB đấy phải đổi lại lịch chuẩn cho họ.


Cụ thể như NXB Thanh Hoá in sai, liệu người dân đă mua những cuốn lịch sai đó có thể mang đổi lại được không?


- Cho đến giờ phút này, tôi chưa nhận được văn bản chính thức nào thông báo về vấn đề nhầm lẫn này. NXB phải bán hết lịch trước ngày 31/12, nếu c̣n th́ họ lỗ vốn, nên họ chẳng có để đổi đâu! Hơn nữa, lịch in đồng loạt, nếu đă in sai th́ cũng không có lịch đúng để đổi cho người tiêu dùng.


Vậy tóm lại người dân biết kêu ai?


- NXB dứt khoát phải có thông tin cải chính qua giới truyền thông, thông báo những sai lầm của ḿnh.


Thế nhà xuất bản có bù lỗ thiệt hại kinh tế cho người dân không?


- Tôi nghĩ nó không thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị sản xuất kinh doanh hay người dân. Đó chỉ nhầm lẫn về thời gian tại Việt Nam.   




  • Từ Nữ Triệu Vương


__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard