Đàn Nguyệt (Nguyệt cầm) c̣n được gọi là đàn Nguyễn. Theo sách "Cầm học tầm nguyên" của Hoàng Yến th́ cây đàn Nguyệt do một tri huyện phong lưu đă từng đỗ Phó bảng thời Minh Mệnh làm ra. Trong bài "Long thành cẩm giả ca" của cụ Nguyễn Du cũng có nói tới một người chơi đàn Nguyễn rất giỏi là cô Cầm, nổi tiếng về khúc Cung Phụng. Sở dĩ nó có tên là đàn Nguyệt v́ phần cộng hưởng âm của nó tṛn như trăng rằm. Người ta đă minh giải ư nghĩa của nó như sau: Thân tṛn như trăng rằm, tượng trưng cho sự trong sáng. Cần đàn dài mười hai tấc ta, tượng trưng cho mười hai tháng. Bốn dây tượng trưng cho bốn mùa (tứ thời). Tám phím tượng trưng cho tám tiết (bát tiết). Bốn sợi dây có tên riêng là Đại, Trung, Hoà, Tiểu. Dây Đại tết bằng 12 sợi tơ nơn se lại tượng trưng cho thập nhị chi. Dây Trung tết bằng 10 sợi tơ nơn se lại tượng trưng cho thập can. Dây Hoà tết bằng 9 sợi tơ nơn se lại tượng trưng cho cửu trù. Dây Tiểu tết bằng 8 sợi tơ nơn se lại tượng trưng cho bát quái. Như vậy cây đàn Nguyệt có đủ cả ư nghĩa Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân) hoà hợp. Về sau, do cách chơi đàn được cải tiến, người ta đă bỏ đi hai dây Tiểu và Trung, chỉ giữ lại hai dây Đại và Hoà. Rồi có thể do không hiểu hết ư nghĩa của việc làm này, trong dân gian thường gọi là hai dây Đại và Tiểu (tức dây to và dây nhỏ). Thời xưa, có lẽ loại đàn này hay được biểu diễn ở cung đ́nh, người Huế phát âm là Đài và Tiếu nên ngày nay người ta quen gọi là hai dây Đài và Tiếu. Các bậc hiền nhân tao nhă ngày xưa rất coi trọng nghệ thuật đàn hát. Người ta thường đốt trầm hương và gảy đàn trong các dịp khánh tiết, tao ngộ... Có 8 điều cần tránh khi chơi đàn gọi là Bát bất đàn: 1. Bất ngộ tri âm bất đàn: Không gặp được người hiểu tiếng đàn hay tâm sự của ḿnh th́ không đàn. 2. Bất thanh tâm bất đàn: Ḷng dạ không thanh thản, thoải mái th́ không đàn. 3. Bất chỉnh y quan bất đàn: Không tắm rửa thay quần áo, khăn mũ không nghiêm chỉnh th́ không đàn. 4. Bất phần hương bất đàn: Không đốt hương trầm không đàn. 5. Cận thị, cận giang bất đàn: Gần nơi sông bến, chợ búa ầm ĩ th́ không đàn. 6. Lân gia hiếu hỉ bất đàn: Hàng xóm có chuyện cưới xin, ma chay th́ không đàn. 7. Lôi vũ bất đàn: Mưa gió, sấm chớp th́ không đàn. 8. Quan, hôn, tang, lễ bất đàn: C̣n vướng vào bốn chuyện: việc quan, việc ma chay, cưới xin, tế lễ th́ không đàn. Người chơi đàn theo được 8 điều kể trên được coi là có Đạo Đàn. Như vậy đủ thấy người xưa coi trọng lễ nghĩa biết nhường nào.