Cả nhà ông ta nhiều đêm mất ngủ v́ thỉnh thoảng trong tủ gỗ quư ấy nửa khuya nghe có tiếng chuông vọng ra, như chừng có ai lấy chiếc đũa gỗ gơ nhẹ vào. Bật đèn và đến gần tủ vẫn thấy cửa tủ đóng, tiếng chuông im hẳn và không có ai cạnh đó. Nhiều lần như thế người nhà đâm hoang mang, lo sợ cái "chuông ma".
Pháp lam thời Nguyễn
Từ sau lễ hội Vu lan đến 30 tháng bảy âm lịch, người ta thường bày những mâm cúng cô hồn ra ngơ. Trong nhà, gia chủ cũng có thể nhân tiện dọn thêm mâm rượu, để người sống họp mặt ngẫm lại sự đời và tích xưa chuyện cũ.
Bên một mâm như thế, hồi đầu tuần này, một nhóm bạn thích chơi cổ ngoạn tụm năm tụm ba bên góc phố chuyên bán "đồ mỹ nghệ" Lê Công Kiều ở TP.HCM để nói chuyện đông chuyện tây... Lúc ngà ngà hơi men câu chuyện chợt xoay quanh các loại ma "truyền thống" xứ ta như ma da (nhận chết người dưới nước), ma trơi (lập ḷe trên bờ), ma dú (giấu người trong bụi tre), rồi cao hứng có ông vọt miệng hỏi: "Thế đồ cổ có ma không?".
Phù điêu h́nh người
Mâm đồng chạm thủng "Phúc Lộc Thọ Khang" của nhà sử học Nguyễn Đ́nh Đầu
Bậy nào! Các lâu đài, cung điện, bảo tàng và những địa chỉ văn hóa trong nước ngoài nước xưa nay chứa đầy cổ vật, có ai sợ chúng lôi ma kéo quỷ tới hù dọa ta đâu? Nên câu hỏi "đồ cổ có ma không?" là câu hỏi "giả", không thể đem lại lời đáp "thật" cho hợp lư được. Ừ, cho là không hợp lư, song nếu "hợp t́nh" hăy phải lắng nghe đă chứ - có người bẻ lại và dẫn chứng lời trăn trối của cụ Vương
Hồng Sển rằng, sau ngày nhắm mắt cụ nguyện một nửa linh hồn sẽ ở lại giữ ngôi nhà cũ mang tên Fondation Vương Hồng Sển của ḿnh (nhưng đến nay Fondation đó vẫn chưa được thiết lập). C̣n một nửa kia xin quanh quẩn nơi Viện Bảo tàng Sài G̣n (tức Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM hiện nay) là nơi trước kia cụ đảm trách quản lư, cũng là nơi đang lưu giữ ngót nghét khoảng 1.000 món đồ cổ do cụ hiến tặng Nhà nước mà lúc sinh thời cụ rất cưng quư chúng.
Trầm tư (cố vật đá Óc Eo)
Lời ấy được Ban giám đốc Bảo tàng lặp lại rơ ràng trước công chúng trong lễ khai mạc trưng bày chuyên đề đồ gốm Vương Hồng Sển. Vậy nếu cụ Vương phân linh để về hai nơi ấy như ước vọng th́ chẳng phải là điều xa lạ so với quan niệm tâm linh của ông bà ta xưa.
Cho đến nay, con cháu theo đó vẫn mở rộng cửa để vong linh tổ tiên và những người khuất mặt trong thân quyến "vào tới nhà ḿnh" những ngày giỗ, ngày Tết. Các cụ hiện về để chung vui và phù hộ con cháu ăn nên làm ra, thăm lại nhà xưa chốn cũ, chứ không phải để hù dọa, phá phách như các loại ma mà người ta hay sợ nhưng lại thích nghe kể về chúng, chẳng hạn chuyện cái ấm trà, tráp đựng trầu và quả chuông quái lạ dưới đây.
Thần đầu voi
Hồi đó, khoảng giữa thập niên 1960, có hai người lạ mặt từ Đà Nẵng đi xe đ̣ vào phố cổ Hội An, mang theo ba món đồ cổ trên, đến gơ cửa chào mời các vị chủ nhà có tiếng quanh xóm Chùa Cầu như bác Thoại, bác Hoàng, bác Cửu Can, Bảy Thạnh, Ba Quư, cả những người Hoa cư trú lâu đời sát chùa Quảng Triệu như ông bà Xú bán tạp hóa, ông bà Xường chủ ḷ bánh ḿ. Người bán giới thiệu đây là những món đồ cổ ở hoàng cung và tôn miếu vua Gia Long, Minh Mạng, bị quân Pháp vơ vét rớt dọc đường, hoặc chưa kịp biển thủ phải để lại phát tán ra ngoài dân sau biến cố "kinh đô thất thủ" năm 1885 và ông bà họ mua lại, nay họ túng quá đem bán với giá 500.000 đồng (thời giá lúc ấy khoảng 900 đồng một tạ gạo).
Rẻ mắc chưa nói, chỉ riêng lai lịch món đồ rao bán đă rất thu hút rồi. Nhưng đồ giả hay đồ thật quả phải nhờ tới "tay chơi" thứ thiệt mới rành. Đến cuối ngày, một phú gia gần cửa hàng Phi Yến bên chợ Hội An đă mua với giá rẻ chỉ c̣n 1/3 giá nêu trên. Người mua mang cái ấm trà và tráp đựng trầu cất vào chỗ riêng, c̣n quả chuông đồng có khắc chữ được để trong tủ gỗ quư. Cũng từ hôm đó, cả nhà ông ta nhiều đêm mất ngủ v́ thỉnh thoảng trong tủ gỗ quư ấy nửa khuya nghe có tiếng chuông vọng ra, như chừng có ai lấy chiếc đũa gỗ gơ nhẹ vào. Bật đèn và đến gần tủ vẫn thấy cửa tủ đóng, tiếng chuông im hẳn và không có ai cạnh đó. Nhiều lần như thế người nhà đâm hoang mang, lo sợ cái "chuông ma".
Tượng đồng (Văn hoá châu Á)
Hư thực mức nào chưa rơ, chỉ biết không lâu sau ông phú gia ấy lại mang cái chuông kia ra Đà Nẵng để bán đổ bán tháo cho xong, nhưng tiếng xầm x́ về đồ cổ có ma vẫn c̣n lưu truyền quanh xóm chợ. Số người tin dị đoan bảo đồ cổ có ma là do sự luyến tiếc của người chủ cũ đă chết. Người này khi sống quá đam mê món đồ, nên không rời nó được, hồn cứ lởn vởn đi theo. Hoặc túng thiếu phải bán rẻ. Hoặc bị kẻ khác dùng thủ đoạn cướp đoạt.
Tất cả gây nên "ma sự" quanh các món đồ cổ để trong nhà. Về phía người sống, không thiếu những kẻ lừa lọc làm giàu bằng cách bán đồ cổ giả và thi thố mánh khóe để sát phạt nhau. V́ thế khi nói đến thị trường đồ cổ nhiều người nghĩ ngay tới một "thế giới ngầm" lạnh lùng, ma mănh, đầy tiêu cực. Theo bà Tú Anh, một người quen biết trong thế giới ấy, bảo rằng đừng nghĩ phải có rất nhiều tiền mới
"Dường như sau mỗi món đồ cổ đều có linh hồn của những người đă chết theo đuổi v́ say mê. Khó biết được chính xác một món đồ quư lâu đời đă qua tay của bao nhiêu người chủ cũ. Nếu t́m hiểu cặn kẽ gốc gác ấy thiết tưởng sẽ góp phần bổ sung tiểu sử cổ vật cũng như soi sáng thêm dấu vết giao lưu văn hóa, mỹ thuật, thương mại qua các thời”. TS Thông Thanh Khánh (Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm)
chơi đồ cổ được v́: "Hiện nay với 50 ngàn đồng là bạn có thể sở hữu một chiếc ŕu đồng chế tác cách đây hơn 2.000 năm và vài ba chục ngàn thôi cũng t́m mua được một món đồ gốm làm từ mười mấy thế kỷ trước.
Đừng sợ thế giới đồ cổ. Đó không chỉ là thế giới mà những người giàu có mới bước vào được. Đó cũng không chỉ là thế giới của toàn những kẻ suốt ngày sát phạt nhau hoặc t́m cách lừa lọc nhau". Cần bàn thêm với bà Tú Anh về nội dung trên. Nhưng rơ ràng thế giới ấy không chỉ "lắm ma", mà c̣n có mặt những nhà sưu tập, nhà nghiên cứu và những tâm hồn đam mê cái đẹp, hoài cổ và hoài cảm mênh mang...
Nhiều bảo vật triều Nguyễn nay lưu lạc về đâu?
Tượng phật bằng ngà tại B́nh Thuận
Tài liệu lưu trữ chưa xuất bản ở Văn khố Bộ Ngoại giao Pháp (Paris) do Nguyễn Xuân Thọ dẫn, Nguyễn Ngọc Cư dịch và nhà nghiên cứu Phan Thuận An trích in trong bài viết của ḿnh trên Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn do Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên - Huế kết hợp Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế xuất bản trước đây, ghi rằng khi vua Hàm Nghi và hoàng gia xuất bôn khỏi kinh thành sau biến cố "thất thủ kinh đô" năm 1885, thiếu tướng Prudhomme đă để thuộc hạ cướp bóc bảo vật ở hoàng cung trong rất nhiều ngày.
Một chứng nhân của cuộc cướp bóc ấy kể cho J.Chesneaux nghe và Chesneaux ghi lại chi tiết sau: "Người Pháp đă lấy trong trại cấm vệ quân 113 lạng vàng, 742 lạng bạc, 2.627 quan tiền; tại cung bà Thái hậu Từ Dũ 228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng, 1.258 nén bạc, 3.416 lạng vàng; tại các tôn miếu thờ vua Thiệu Trị, Minh Mạng, Gia Long, chứa đầy vật phẩm riêng của các tiên đế dùng lúc sinh thời, hầu hết những thứ có thể tiện mang đi như: mũ miện, đai áo, thảm, đệm, triều phục, long sàng và bàn tṛn xoay chạm trổ, hoành treo vũ khí, tráp trầu, ống phóng, chậu thau, hỏa ḷ, đỉnh trầm, b́nh pha trà và khay chén...
Kho tàng trong hoàng cung đă mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc. Cuộc cướp cạn ấy kéo dài trong hai tháng c̣n gây tai tiếng hơn cuộc cướp phá lâu đài nghỉ mát của hoàng đế nhà Thanh ở Bắc Kinh...". Sau này vua Đồng Khánh nhiều lần đ̣i Pháp trả lại kho tàng quư giá đă bị cướp đoạt nhưng không được đáp ứng.