Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Sưu Tầm Chuyện Phong Thủy


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Sưu Tầm Chuyện Phong Thủy


Kiểu đất HUYNH ĐỆ ĐỒNG KHOA
" Đông Kim có mả cao sang,
Đồng khoa huynh đệ vẻ vang một nhà.
Tiếc cho tay Hổ ṿng qua,
Dâm bôn gây nạn, trăm hoa điên cuồng " ![/center]

Những bà con ở vùng Thường Tín, Vân Đ́nh, Phú Xuyên, Thanh Tŕ (tỉnh Hà Đông ) hẳn không mấy ai không biết họ Cừ, một ḍng họ liên tiếp có người làm quan to, đă được bốn đời.

Điểm đặc biệt được mọi người lưu ư hơn hết là trong số những người làm quan to họ Cừ, đời nào cũng có hai anh em thuộc hai chi trên dưới cùng đậu cao, cùng làm lớn ngang nhau, nếu anh đổ tiến sĩ, th́ em cũng phải đậu phó bảng hay Thám Hoa, anh giữ chức Thượng Thư, th́ em cũng ngồi trên ghế Tổng Đốc, Tuần Phủ ?

Đến đây, chúng tôi tưởng cần nói thêm : hiện thời con cháu trong họ này, hiện có mặt khá nhiều ở miền Nam, và vẫn c̣n hưởng thụ sự kết phát như ông cha thuở trước, nên muốn tránh những điều hiểu lầm đáng tiếc, chúng tôi tưởng nên đổi lại danh tánh các nhân vật se được đề cập trong thiên sưu tầm biên khảo này, mặc dầu đây là những tài liệu xác thật trăm phần trăm mà bất cứ ai ở Hà Đông, cũng c̣n nhớ rơ.

" Đông Kim có mả cao sang,
Đồng khoa huynh đệ vẻ vang một nhà.
Tiếc cho tay Hổ ṿng qua,
Dâm bôn gây nạn, trăm hoa điên cuồng " !

NẠN "NẶC NÔ" VỚI LỐI Đ̉I NỢ QUÁI GỞ !

Làng K.H. phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông nằm vào giữa khoảng con đường hàng tỉnh nối liền bờ đê sông Hồng Hà với quốc lộ số 1, vốn là một làng không lấy ǵ làm trù phú cho lắm, với môt số dân định chừng trên bốn trăm người có thẻ thuế thân (từ 18 trở lên).

Dân làng hầu hết đều sống về nông nghiệp. Một thiểu số không đáng kể, làm nghề buôn bán trâu ḅ, gà heo. Trong làng từ trước không có một công nghệ chi, nên dân chúng chỉ gồm toàn là những gia đ́nh trung tiểu nông mà phần lớn phải vất vả đi cày thuê, cấy mướn, mới kiếm được đủ cơm ăn, áo mặc hàng ngày.

Họ Cừ chiếm tới hai phần ba nhân số trong làng, được chia ra làm nhiều chi khác nhau : Chi Giáp, chi Ất, chi Bính, chi Đinh.

Chi Giáp của họ Cừ gồm toàn những Hương Lư, Kỳ hào, nghĩa là những người có máu mặt hơn hết tất cả ở trong làng.

Hai chi Bính, Đinh cũng b́nh thường. Duy có chi Ất là nghèo khổ : người trong chi này quanh năm, suốt tháng chỉ biết gồng thuê, gánh mướn, chân lấm, tay bùn, vất vả, gian nan lắm, mới trả xong được món nợ h́nh hài cơm áo !

Hàng ngày v́ phải vật lộn gay go, cùng sanh kế, nên người trong chi Ất của họ Cừ cam chịu phận đàn em, lép vế, không dám tranh dành ngôi thứ, chức vị chi với những bà con đồng tông trong chi Giáp !

Vă lại, tiền bạc đâu để lo liệu khi mà một góc chiếu ngồi ở chốn đ́nh trung, có thể được trị giá bằng cả một sản nghiệp đại phú gia : nhà ngói, cây mít, ruộng cấy, trâu cày, thóc lúa đầy kho, bạc vàng chật tủ ?

Biết rơ phận ḿnh, những người trong chi Ất họ Cừ chỉ biết cặm cụi làm ăn, chăm lo bổn phận cùng đinh, để khỏi mang lụy vào thân, v́ nếu không may phạm vào lệ làng, th́ với kiếp nghèo hèn, thấp cổ bé miệng, họ c̣n biết kêu oan vào đâu cho được ?

Ông Xă Thuật trưởng chi Ất ḍng họ Cừ, vốn là một nông dân chất phác, nhưng nghèo khổ, túng thiếu quá, nhất là sau khi lấy vợ, sanh hạ được hai đứa con trai, cái gia đ́nh bé nhỏ này, lại càng lâm vào cảnh thiếu trước, hụt sau, phải vay công lănh nợ, sống lần hồi, bằng cách giặt gấu, vá vai cho qua ngày, đoạn tháng !

Nhưng chỉ tới vụ mùa năm ấy, thấy ông Xă không chịu trả nợ, mấy nhà phú hộ chủ nợ, liền hối thúc và thuê "nặc nô" đến xách nhiểu, rất cơ cực, tàn ác, bằng đủ mọi phương pháp thâm hiểm, trắng trợn đến cùng độ.

Trong thời phong kiến, bất cứ ở địa phương nào, nhất là ở những tỉnh thành, phủ huyện lỵ, thường có một bọn du thủ du thực, gồm cả nam lẫn nữ, trạc tuổi từ mười tám, đến năm mươi, không cứ phải to lớn, khỏe mạnh, mà chỉ cần lỳ lợm, chây lưỡi, thô bĩ, tàn bạo, nếu biết thêm chút ít quyền cước, vơ nghệ, th́ càng tốt, để làm nghề " đ̣i nợ mướn " cho những người giàu có, chuyên môn cho vay lăi " một vốn bốn lời " !

-- Edited by BaHa at 11:30, 2006-08-25

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Chuyện Phong Thủy


ÁC BÁ CƯỜNG HÀO SAU LŨY TRE XANH

Những nhà phú hộ, tiền nhiều, bạc lắm, lại có máu tham lam chảy trong huyết quản, không bao giờ chịu để cho mớ vàng bạc nằm yên, không sinh sôi nẩy nỡ, ở trong các rương, tráp, năm bảy lần then khóa kỹ càng, mà luôn luôn t́m cách sanh lợi, làm cho tiền bạc sanh đẻ mỗi ngày một nhiều hơn, bằng cách mua rẻ bán đắt những ruông vườn, nhà đất, mua thóc non, từ lúc cây lúa mới bén rễ trong ruông mạ, chờ đến khi lúa trổ bông, chín vàng, vừa được gặt về, phơi cho khô ráo xong xuôi đâu vào đấy, là chủ nợ cho gia nhân đến gánh về... trừ nợ !

Theo thời giá thuở bấy giờ, nếu mỗi phương thóc bán được năm quan tiền, th́ với lối mua lúa non, lấy thóc gạo của các nhà phú hộ, họ chỉ phài trả mỗi phương chừng trên dưới một quan tiền !

Người nông dân nghèo túng, quanh năm sống theo lối giặt gấu vá vai, từ việc to đến việc nhỏ, từ giỗ tết, ma chay, cưới xin đến áo quần, thuốc men, đồ ăn, thức uống, nhất nhất cái ǵ cũng phải trông vào hạt lúa ngày mùa !

V́ vậy, trong thời gian tháng ba, ngày tám, bà con nông dân, dù không muốn cũng phải bất đắc dĩ phải đi vay non, vay già thóc ăn và tiền xài của những nhà phú hộ !

Thóc vay th́ tính theo giá rẻ mạt gấp ba gấp bốn giá thị trường, nếu các nông dân muốn trả nợ số thóc vay khi trước bằng tiền.

C̣n nếu trả bằng lúa gặt được, th́ cứ mỗi phương lúa cho vay lúc tháng ba ngày tám, con nợ phải trả gấp ba, hay gấp bốn lần tùy theo sự điều đ́nh " nhất vi tam " hay " nhất vi tứ " giữa đôi bên đương sự.

C̣n tiền mặt, th́ thôi, các chủ nợ tha hồ "cạo da" bọn người nghèo khó đến tận tủy, xương, phế phủ, khiến cho nhiều người bị mất cửa, mất nhà, ruộng vườn bị tịch thâu, vợ con phải ĺa bỏ quê hương, dấn bước đau thương " tha phương cầu thực ", sau khi số nợ vay trước cứ sinh sôi nẩy nở, mẹ đẻ con, con đẻ cháu, để sau mỗi kỳ hạn, không thể thanh tóan trọn vẹn được cả vốn lẫn lời, con nợ lại bắt buộc phải kư giấy nhận vay số tiền mới, mà chủ nợ đă cẩn thận công chung cả tiền lời với tiền vốn vào với nhau thành một món nợ to hơn số tiền họ đă cho bà con vay lúc đầu gấp bội !

Cứ đà ấy tiến măi, nên chỉ trong vài ba năm, một món nợ chừng năm bảy chục quan, chắng mấy chốc đă nhảy vọt lên tới mấy trăm quan, để " khi giải kết đến điều ", con nợ đành chỉ c̣n biết gán nhà, gán ruộng, bán đất, bán vườn cho chủ nợ, rồi bồng bế, giắt d́u vợ con đi nơi khác sinh sống cho đoạn tháng qua ngày.

Trước khi nhận lănh kết quả đau thương, bi đát ấy, bà con mắc nợ c̣n phải chịu bao nỗi cực h́nh của bọn " nặc nô " do các nhà phú hộ mướn đến hành hạ, làm t́nh làm tội bà con mắc nợ, để hy vọng có thể đ̣i được đồng nào hay đồng ấy, v́ có bao giờ họ chịu mất nợ đâu, khi các con nợ đă chịu kư giấy vay tiền, với sự đảm bảo của mấy bức văn tự ruộng vườn, mà chủ nợ đă nắm chắc trong tay từ lúc trao tiền cho con nợ !

Theo thông lệ thuở bấy giờ, bọn nặc nô tuy không được lănh tiền công, nhưng lại được chia một phần nhỏ, số tiền đ̣i được, nên v́ vậy, lũ chó săn mới chẳng chút nương tay, cố dùng đủ mọi biện pháp trắng trợn, bạo ngược để bắt con nợ phải " ḷi tiền " ra cho chúng !

NHƯNG ĐỜI NÀO CŨNG CÓ NGƯỜI ĐIÊN VÀ DÂM LOẠN

Chính kẻ viết thiên sưu tầm này, đă được chứng kiến một cảnh thương tâm do lũ nặc nô gây ra cho một người hàng xóm, bị thiếu nợ ba trăm quan tiền, cả vốn lẫn lời của Ông Lư Chín ở làng Giang Tảo (Tuy làng này ở huyện Thanh Tŕ, nhưng lại chỉ cách xa làng K.H. của họ Cừ có hơn 2 cây số )

Thảm cảnh từ trên năm mươi năm nay, dù bánh xe thơi gian, đă cuốn theo với bao nhiêu biến chuyễn thăng trầm, mỗi lúc nhớ tới, vẫn hiện ra trước mắt tôi với đầy đủ chi tiết đau thương như mới xăy ra chừng vài ba tháng vậy !

Hôm ấy, vào một buổi trưa hè oi bức, nhà bác Trương bỗng có một người đàn ông lạ mặt, từ ngoài ngơ từ từ đi vào, chẳng thèm chào hỏi ai, cứ tiến thẳng đến bộ ghế ngựa gổ, lại co chân ngồi xếp ṿng tṛn, kéo chiếc điếu lại gần, rít một hơi thuốc lào, đoạn ngửa cổ lên mái nhà, thở khói rất khoan khoái thản nhiên như chính hắn là chủ nhà vậy.

Bác Trương trai đi cày mướn vắng.

Bác Trương gái bận cho gà ăn ở phía vườn sau.

Thằng Cu Tư lên tám tuổi, đang lấy đất nện phác chơi ở giữa sân, thấy khách lạ vào nhà, định ra hỏi, nhưng thoáng nhận thấy vẻ lầm lỳ, nhất là cặp mắt đỏ ngầu, lúc nào cũng gườm gườm như muốn ăn tươi nuốt sống nó nên bất giác nó đâm ra sợ hăi, đứng ngây mặt nh́n sửng khách lạ, không dám hỏi han chi hết.

Nó đang lấm lét, nh́n mấy vết sẹo sâu hoắm trên ngực người đàn ông, mà chiếc áo cánh nâu năm thân, mở phanh cả hàng nút phía trước như trễ hẳn qua sau lưng làm nổi bật hẳn màu da đen sạm của hắn có lởm chởm một cḥm lông phất phơ nằm ngay dưới ngực, th́ một giọng ồ ồ... bỗng cất lên gay gắt, khiến nó giật ḿnh ngơ ngác :

- Thằng kia ! Bố Mẹ mày đâu ? Muốn sống gọi ra đây ông bảo...

- Thằng Cu Tư hoảng sợ, mặt mày tái mét, hấp tấp chạy ra vườn, miệng gọi mẹ om ṣm.

Bác Trương gái đang cho gà ăn, thấy Cu Tư gọi giật giọng, vội ngừng tay, ngoảnh vào trong nhà hỏi lớn :

- Cái ǵ đấy, cu Tư ? Có ai hỏi hay sao, mà mày hốt hoảng như thế, hở Cu ?

Thằng Tư vừa thở, vừa đưa tay áo lên quệt mồ hôi trán, lắp bắp trả lời :

- Có...có... ông nào vào nhà, đang ngồi hút... hút thuốc trên phản đấy bu ạ ! Trông sợ sợ là...

Bác Trương gái ngạc nhiên, vội ngừng tay, ngẩng đầu lên nh́n con :

- Ai vào mà mày lại không biết mặt thế, hở Cu ?

Thấy nét mặt ngây ngô, ngơ ngác của thằng Tư, bác vứt mạnh chiếc rỗ đựng ngô cho gà ăn, xuống sân, đưa tay vuốt nhanh mấy sợi tóc loà x̣a trên trán, rồi tất tả đi thẳng vào trong nhà.

Bác nhăn mặt, nhíu mày, lắc đầu luôn mấy cái, kèm theo những tiến thở dài thườn thượt, khi thấy khách chính là tên "nặc nô" khét tiếng của ông Lư Chín ở làng Giang Tảo, một hung thần từng làm điêu đứng, nhục nhả nhiều con nợ quanh mấy vùng Thanh Tŕ, Thượng Phúc, đến nổi thiên hạ không một ai cần biết rơ tên hắn là ǵ, mà chỉ căn cứ vào giáng điệu hung bạo, tính nết hiểm độc của hắn, mà mệnh danh là... " chú Hắc sát ", v́ chẳng những da mặt hắn đen thui, mà lúc nào cũng mang nặng... " sát khí đằng đằng " !

Tuy ngán ngẩm đến cực độ, bác Trương vẫn phải niềm nở chào hỏi :

- Ḱa chú Hắc đến chơi bao giờ thế ?

Đoạn thiếm ngoảnh mặt xuống bếp gọi to :

- Cu Tư đâu ? Xách cho u ấm nước trà tươi lên đây, con !

Và quay qua phía khách, bác cố t́nh nhấn mạnh :

- Rơ không may, chẳng mấy khi được một hôm chú đến chơi, th́ bố cháu lại đi vắng...

Tên nặc nô vẫn lầm ĺ, ngồi ngă người tựa lưng vào vách, lim dim cặp mắt xếch hung ác, lơ đảng nh́n ra sân, chậm rải lên tiếng :

- Ai rỗi hơi, rỗi sức mà chơi với bời ?

Bác ấy đi vắng, th́ đợi bác ấy về chớ sao, Bác ấy có bán sới cái làng này đâu mà sợ ?

Đột nhiên, hắn ngồi ngay ngắn, sửa lại điệu bộ nghiêm chỉnh, vắt chân chữ ngũ một cách rất ngang tàng rồi đằng hắng một tiếng to, cất giọng oang oang như lệnh vỡ, hỏi giật giọng :

- Thế nào bác Trương ? Món tiền của ông Lư, tính đến tháng này, cả vốn lẫn lời là năm mươi tư quan chẳn ! Bác trả đi, để tôi c̣n về kẻo muộn !

Nói xong, hắn trợn mắt tṛn xoe, nh́n chủ nhà trừng trừng, như sẳn sàng muốn ăn tươi, nuốt sống người mắc nợ.

Bác Trương gái giật bắn ḿnh, ngơ ngác, vừa đưa tay áo lên quệt mồ hôi trên mặt, vừa hấp tấp hỏi vội :

Ấy chết ! Sao lại nhiều thế hở chú ? Bố cháu chỉ vay ông Lư có mười lăm quan, hồi tháng ba, dù có tíng cả lăi, cũng chẳng tới năm mươi tư quan đâu chú ạ ! Có lẽ chú nhầm lẫn thế nào đấy ?

Hắc sát gầm lên giận dữ.

- Hừ ! Nhầm lẫn ! Bộ nhà Bác muốn giởn mặt, định vỡ nợ đấy có phải không?

Vừa nói, hắn vừa đứng phắt dậy, sắn cao tay áo, để lộ ra những h́nh gươm, giáo xâm bằng chàm trên lớp da đen xạm, mắt gườm gườm, đỏ ngầu, răng nghiến vào nhau ken két...

Bác Trương sợ hải cuống quưt phân trần :

- Chúng tôi đâu dám thế ! Những lúc qua cầu, ngă ngựa, túng thiếu, cơ hàn, được ông Lư thương t́nh, cho vay đă là quư hóa lắm rồi ! Trọn đời chúng tôi lo báo đáp ơn sâu c̣n chẳng xong, có lẽ nào lại dám nghĩ truyện vô ân bạc ngăi ! Nếu chúng tôi có ḷng dạ xấu xa ấy, th́ Trời Phật nào c̣n cho chúng tôi mở mày, mở mặt ra được với thiên hạ nữa !

Đoạn chép miệng , bác nói thêm :

- Có điều, vừa hôm qua đây, bố cháu có nói cho tôi biết : là tháng trước mới viết lại văn tự, đem lăi cộng vào với gốc, trước sau nợ đúng ba chục quan, hẹn đến vụ mùa này sẽ trả hết, nên thấy chú tính năm mươi tư quan, tôi mới sốt ruột đấy chứ...

Tên nặc nô sừng sộ quát to :

- Nói dễ nghe quá nhỉ ! Bây giờ c̣n không trả được nữa là đến mùa, vốn lăi chồng chất lên nhau, th́ nhà bác định bán cả đ́nh làng đi để trả nợ à ?

Rơ thật là lư sự cùn ! Vay mười lăm quan từ " đời kiếp nghiệp lai " nào đến bây giờ, ông Lư mới đ̣i có năm mươi tư quan tiền mà cũng c̣n kêu ca, tŕ triệt ? Dễ thường các người chỉ muốn ăn không, khỏi phải trả vốn, trả lời ǵ mới là tử tế có phải không ?

Bác Trương đon đả, rót đầy bát nước trà tươi, hai tay đặt trước mặt khách :

- Mời chú sơi tạm bát nước trà tươi mới nấu ! C̣n nợ nần bao nhiêu, bố cháu về, tôi nói lại, rồi sẽ ra tính toán với ông Lư sau...

Hắc sát đấm mạnh tay xuống phản, làm nước trong bát bắn tung toé ra chung quanh, quắc mắt hỏi sẳng :

- Thế nghĩa là bây giờ chưa có tiền ?

Bác Trương rụt rè :

- Vâng, trăm sự nhờ chú thương t́nh, liệu lời về thưa lại với ông Lư giúp cho cho vợ chồng tôi trong cơn túng ngặt này ! Thế nào, đến vụ mùa, bố cháu cũng xin tươm tất.

Tên nặc nô, vung mạnh cánh tay trước mặt chủ nhà gắt gỏng :

- Bác nói đến chó cũng chẳng nghe lọt tai, chứ đừng nói là cái thằng giang hồ, tứ chiếng đă từng đi ăn cơm hớt của khắp bốn phương trời nữa !

Tùy bác đấy, muốn làm thế nào cho có tiền để tôi về th́ làm !... Mỗi chốc mà khất được sao ? Dễ thường kiến càng, kiến lữa chúng nó xúm nhau vào, tha tôi từ ngoài làng Giang Tảo vào đến đây, có phải thế không, hử bác Trương ?

Đoạn cười sằng sặc, một cách cực kỳ đểu cáng, hắn vỗ ngực nói tiếp :

- Cái thằng này, chưa hề chịu thua ai bao giờ nhé ! Nhất sanh làm người, ông chỉ biết có tiền ! Có tiền, th́ vạn sự êm đẹp hết, mà nếu chỉ nói mồm xuông th́ rồi sẽ biết tay ông ! Đầu râu phải múa, mà bà chúa cũng phải cười ḱa... Con có hiểu không ?

Dứt lời, y nằm lăn kềnh ra giữa phản, gác một chân lên mép bàn thờ, rồi duổi thẳng cánh tay, đập chan chát xuống mặt phản :

- Ông truyền đời báo danh cho vợ chồng nhà mày, khôn hồn th́ bảo nhau lo liệu tiền nong, để ông đi về cho sớm, chứ lúc ông ngũ dậy mà vẫn không có, th́ lúc ấy, liệu hồn cả ḷ nhà mày đấy, biết chưa ?

Nói xong, y thản nhiên quay mặt vào vách, ngáy vang như sấm.

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
RE: Chuyện Về Phong Thủy


VAY MƯỜI LĂM QUAN TRẢ NĂM MƯƠI TƯ QUAN

Bác Trương gái thở dài năo nuột, đau xót nh́n lũ con dại, đang ngơ ngác nép ḿnh bên chiếc phên nứa, hết lấm lét trông khách lạ, lại sợ hải nh́n mẹ, mồm đứa nào cũng méo sệch, mắt rớm lệ, nhu cố đè nén cho khỏi bật ra tiếng khóc, sợ mẹ chúng đánh đ̣n.

Tuy c̣n thơ ngây bé dại, song linh tính chúng h́nh như cũng đoán được mối tai họa tày đ́nh, đang thập tḥ trước ngưỡng cửa gia đ́nh chúng, để phá tan niềm hạnh phúc tràn ngập dưới mái nhà tranh sơ sác, với t́nh nghĩa phu thê, phụ tử mặn nồng, thuận thảo, mặc dầu bác Trương vẫn phải luôn luôn lo lắng, xoay sở quanh năm, giật gấu vá vai, bôn ba vất vả, không nề hà khổ cực, gian lao, mới kiếm được đủ mỗi ngày hai bửa cơm dưa, muối, cho mấy đứa con thơ dại.
- Tôi vừa ở ngoài đồng về, thấy u cháu nói lại là chú đ̣i món nợ cho ông Lư Giang Tảo, cả vốn lẫn lăi, tất cả năm mươi tư quan tiền, nên tôi mới bảo là có lẽ u cháu nghe lầm sao đó, chứ vừa tháng trước, tôi đă viết lại văn tự, trước sau chỉ c̣n thiếu ông Lư có ba mươi quan thôi chú ạ...

Tên nặc nô trề môi khinh bỉ, hăm hở, móc trong chiếc ví, khâu liền vào sợi dây nịt bằng da, to bản, lấy ra một mảnh giấy bản, đoạn mở rộng dơ trước mặt bác Trương hất hàm, hùng hổ :

- Hăy mở to mắt ra, mà xem giấy gi đây ? Có phải là năm mươi tư quan hay chỉ có ba mươi quan thôi hử ?

Bác Trương cuống quít :
- Chắc ông Lư nhiều công lắm việc, nên mới lầm lộn đấy chú ạ ! Chú cứ về hỏi bức văn tự tôi mới viết lại hồi tháng trước, là biết ngay số nợ đích xác là bao nhiêu ?...

Không chờ cho bác Trương nói hết lời, Hắc sát vùng vằng quát lớn :
- Mày nói đến chó nó nghe cũng không lọt ? Dễ thường mỗi chốc ông Lư lại phải đem văn tự ra tŕnh cho mày kiểm soát đấy, có phải không ? Hừ ! Đồ bất nhân, bạc ác ! Chỉ biết lúc túng thiếu vợ chồng bảo nhau uống lưỡi lạy van, khom lưng cầu khẩn rồi đến khi xong việc, lại vỗ tuột ngay một cách rất ngon lành !

Được, đă thế ông sẽ cho mày biết tay...

Bác Trương gái từ lúc chồng về, vẫn đứng tựa cột run rẫy theo dơi cuộc đấu khẩu của hai người đàn ông, mồm không ngớt tiếng lầm rầm niệm Phật để cầu xin thánh thần che chở, khi thấy tên nặc nô làm dữ và đe doạ, vội đon đả nói :

- Thôi xin chú tha thứ cho bố cháu, v́ vụng ăn, vụng nói, nên mới làm chú tức giận. Nhưng quả thực bố cháu chẳng có ḷng dạ ǵ đâu, lúc nào cũng quư trọng chú lắm, rồi sau này trời cho c̣n có nhiều dịp gặp gỡ, giao dịch với nhau, chú sẽ hiểu tâm tính thực thà, nghĩ sao nói vậy của bố cháu, chứ không biết lèo lại, phù hoa như người ta đâu ?

Rồi, làm bộ vui vẻ, bác đon dả nói thêm :
- Chẳng mấy khi, chú v́ công việc của vợ chông tôi, phải về tới đây, vậy trời cũng đă muộn, xin mời chú vui ḷng ở nán lại chơi, sơi chén rượu nhạt với tượng cơm dưa muối với bố cháu th́ quư hoá quá !

NHẤT TỘI NH̀ NỢ

Tên nặc nô "x́" một tiếng dài, cất giọng tàn nhẩn, trắng trợn :
- Mời với chào cóc khô ǵ ? Không ăn th́ đến mẻ cũng chết ! C̣n sống làm sao được để ngồi thúc nợ ? mà chẳng phải chỉ có một bữa bây giờ mà thôi đâu nhé ! Ngày nào chúng bây chưa thu xếp được đủ tiền trả nợ, là ngày ấy, ông vẫn c̣n phải ăn chực nằm chờ !...

Chứ chẳng lẽ lại vác "cái thân cụ" về xuông à ?
Cười hề hề cực kỳ khả ố, y tiếp thêm :
- Ở đời, có ai lại ngu ngốc như thế bao giờ ?

Nói xong, y thản nhiên nằm trên phản, ư ử ngâm mấy câu Kiều lẩy, dáng điệu vô cùng ngông ngênh, tự đắc.

Vợ chồng bác Trương ngao ngán nh́n nhau, lầm lủi đi xuống bếp.
Bác gái vừa đưa tay quệt nước mắt, vừa mếu máo hỏi chồng :
- Gạo hết từ bửa sáng đă phải vay của bà Trương Tư hai lon, định nấu luôn cả nồi cháo chiều nay, ăn trừ bửa. Bây giờ lấy ǵ mà làm cơm khách đây, hở bố ?

Đoạn thở dài áo nảo, bác nói thêm như rền rỉ :
- Trong nhà một đồng, một chử không có, mà lại c̣n phải thiết đải khách khứa nữa, th́ có khổ thân tôi không hở trời ?

Bác Trương trai nhăn nhó, tắc lưỡi :
- Th́... ai biết đâu nông nổi này ? Thôi u nó chịu khó chạy lên nhà d́ Hương Kiều, hỏi vay tạm mấy tiền, rồi ghé qua chợ, mua vài thứ đồ nhắm lăng nhăng với chút rượu về đây, mời nó ăn uống cho sớm để nó cút đi cho khuất mắt !...

Bác gái không làm sao được, đành phải thở dài, xách giỏ, uể oải bước ra ngoài cổng.

Nhưng khi bác gái h́ hục nấu cơm xong, bưng mâm lên đặt ở giữa phản bên, rồi đánh thức tên nặc nô giậy, th́, vừa trông thấy đĩa đậu phụ trơ trỏng, nằm bên cạnh đĩa ḷng heo với chén mắm tôm, Hắc sát nổi giận đùng đùng, mặt đỏ gay gắt, nghiến răng quát vang như sấm :

- Chúng bây muốn mời ông ăn, hay là định cho chó ăn mà lại bày những thứ này ra đây, hử ? Hừ ! Quân này giỏi thiệt ! Nó tưởng ḿnh chết đói, đến ăn mày nhà nó đây mà !

Vừa nói, y vừa hất mạnh mâm cơm đổ lộn nhào xuống đất, rồi hầm hầm quăng luôn cả chiếc điếu, mấy cái bát sành uống nước ra sân, vỡ loăng soăng tan tành.

Vợ chồng bác Trương Thuật xanh mặt, trông nhau vừa căm hờn, vừa tủi nhục, măi một lát sau, bác xă trai mới cất tiếng thiểu nảo, phân trần :

- Khổ lắm chú ơi ! Nếu chú hiểu được thực cảnh gia đ́nh tôi, hẳn chú cũng không nở giận ghét tôi, mà có khi c̣n thương xót chúng tôi nữa là khác ! Ở đời ai không muốn hay ? Ai không muốn đẹp mày, đẹp mặt ? Khốn nổi, vợ chồng tôi lúc này túng thiếu quá, đến gạo ăn cũng phải xoay quanh từng bửa, th́ chú bảo c̣n lấy đâu ra tiền bạc để mua gà, mua vịt ?

Phải thết khách đạm bạc thế này, là chúng tôi khổ tâm, tủi thẹn lắm, nhưng biết sao được bây giờ ? Cái khó nó bó cái khôn, hẳn chú cũng không lạ ǵ điều ấy ?

Thằng nặc nô trợn mắt, quơ tay múa lia lịa như muốn chặn ngang lời phân trần của chủ nhà, hằn học rít lên :
- Mặc kệ xác chúng mày ! Ông không cần biết đến nhà mày giàu hay kiết ?
- Ông chỉ biết : Ông đă về đây đ̣i nợ, th́ chúng mày phải cung phụng ông, ông muốn ǵ phải có ngay tức khắc, không có không xong !

Giơ ngón tay điểm vào giữa mặt bác xă trai, hắn hăm dọa :
- Không chu biện đàng hoàng cho ông đủ mọi thứ cần dùng th́ đầu râu phải múa, bà chúa phải cười nghe không ?

Đoạn hắn cười nham hiểm, nói tiếp :
- Muốn thoát tội, th́ trả đủ tiền đi !
Lúc ấy, dù có lát ngàn vàng, ông cũng chẳng thèm ở thêm phút giây nào nữa !

Nói xong, nó lù lù đi đến gian giữa, nhảy tót lên bàn thờ, quơ tất cả bài vị, bát nhang, vứt lỏng chỏng vào một góc nhà, rồi ung dung nằm dài trên bàn thờ, đầu gối lên chiếc tam sơn, vẫn dùng bày rượu cúng trong những ngày giỗ tết, chân gác thẳng vào chiếc khám hắn vừa xê dịch từ giữa bàn thờ ra đấy.

Bác Trương Thuật đau nhói ruột gan, căm tức muốn trào máu họng, đến nổi mồ hôi toát cùng ḿnh, chân tay bủn rủn, cơ hồ không c̣n đứng vững được nữa !

Bác đi luôn xuống bếp, gục đầu trên gối, nước mắt bất giác tuôn trào lai láng đă cực thân cho cảnh bần hàn, khốn quẩn, lại đau khổ về tội bất hiếu với tổ tiên.

Chợt có tiếng bác xă gái cất lên chua xót :
- Sự thể đă đến nước này, vậy bố nó tính sao ? tiền trả nợ không có, mà muốn khất lại th́ phải đối xử thế nào, cho Nó mát dạ, hả ḷng, lúc ấy mới mong Nó buông tha đi về chứ chọc cho Nó giận thêm, th́ ai hơi sức đâu thi đua với hủi ! Bố nó c̣n lạ ǵ lối chây lười, "nằm vạ" của phường nặc nô nữa ?

Bác xă trai ngước cặp mắt đỏ hoe, c̣n in hằn ngấn lệ, nh́n vợ ái ngại !

Ai không biết thế, nhưng Nó làm quá hoắt như vậy, th́ ḿnh chịu sao cho nổi. Vừa rồi, tôi phải cố nén lắm, chứ lúc thấy Nó trèo lên bàn thờ, tôi chỉ muốn nhảy đến bóp cổ cho nó chết tươi, rồi muốn tù tội, chặt đầu hay tùng xẻo ǵ, tôi cũng vui ḷng cam chịu !

Cứ nghĩ đến mấy đứa con, là tôi lại chẳng dám liều nữa ?

Bác xă gái vội hỏi :
- Gặp phải đứa sấp mày, sấp mặt, th́ ḿnh đành phải cắn răng nhịn nhục, cho nó êm cửa, êm nhà, chẳng lẽ mỗi lúc sinh sự để thưa kiện sao ? Có vô phúc mới phải đáo tụng đ́nh chứ ?

Vậy muốn cho êm thắm, tôi tính cứ thịt quách con gà mái đẻ, cho Nó đánh chén một bửa thực no say, may ra nó vui ḷng cho ḿnh khất lại thêm một hạn nữa, th́ phúc đức quá !...
Bác xă trai rối rít kêu lên, ngắt ngang lời vợ !
- Ấy...Ấy... không được ! Không thịt được con gà mái đó đâu ? Cả cửa nhà hiện thời, chỉ trông cậy vào một con gà mái đẻ, để làm vốn, cuối năm bán đi, mới có tiền mua gà trống đem ra lễ ngoài đ́nh cho tôi "lên lăo năm mươi", theo lệ làng, chứ giết thịt bây giờ th́ lúc ấy định nhe răng cười trừ với dân làng à ?

Vă lại, nó đang ấp dỡ, làm thịt đi th́ mất toi cả một đàn gà con, u nó tính lại coi, thiệt hay là lợi ?
Bác gái tắc lưỡi :
- Vẫn biết bố nó nói phải thật đấy, nhưng trong cơn túng ngặt này, ta cũng cần lo liệu sao cho chu đáo, kẻo để cho thằng nặc nô ấy, nó tức giận cũng nhục nhả, khổ cực lắm !
Vậy thôi, bố nó cứ nghe tôi, bằng ḷng giết thịt con gà mái đi, kẻo muộn lắm rồi, nó ăn uống xong, không kịp về, phải ngủ lại đây một đêm nữa, th́ nguy to mất ! mai biết lấy ǵ làm cơm sáng cho Nó ăn ?

Vă lại từ bây giờ đến tết, cũng c̣n sáu bảy tháng trời nữa, ḿnh xoay sở rồi cũng phải cần được "gà lên lăo" theo đúng lệ làng, bố nó đừng sợ !

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Bác xă trai không biết trả lời thế nào, đành phải thở dài nín lặng.

Bác xă gái thấy chồng đă bằng ḷng, liền ra vườn sau bắt gà, cắt tiết, h́ hục một lúc lâu, mới nấu nướng xong các món, vội bưng mâm lên mời khách.

Hắc sát nh́n mâm cơm đầy ấp thịt và ḷng gà, mùi lá chanh thái nhỏ tỏa ra rất ngon lành nên không đợi mời, y nhảy ngay xuống ngồi xà vào bên mâm, gật gù khoái trá, rồi bốc luôn một miếng cánh gà bỏ vào mồm, nhai ngấu nghiến.

Nhưng bỗng y châu mày, nhăn mặt, cầm cút rượu dằn mạnh xuống mâm :

- Thức nhắm tạm được ! C̣n rượu ? Sao lại ít thế này ? Có mấy giọt dính dáng trong chai, th́ đến xúc miệng cũng chẳng đủ, c̣n nói ǵ đến... chuyện nhâm nhi nữa ?

Chủ nhà đâu ? Muốn tốt, đi chạy thêm rượu về đây ...mau lên.

- Rồi lên giọng lè nhè, mặc dầu chưa có ma men trợ lực, y nhắc khéo :

- Phải viện cho kỳ được một chai bố mới đủ uống nghe không ?

Nói xong, y ung dung cầm cả cút rượu con, đưa lên mồm, ngửa cổ tu ừng ực từng ngụm lớn.

Vợ chồng bác Trương Thuật th́ thầm bàn tán, không biết xoay đâu ra tiền mua rượu !

Cuối cùng, bác gái vào mở rương lấy cái áo the đen, may từ khi mới lấy chồng, mang ra tiệm " Chệt gù " gửi tạm, để lấy chai rượu, hẹn khi nào có tiền sẽ chuộc lại.

Tên nặc nô kể cả tay đũa, tay chén vừa nhồm nhoàm ăn uống, vừa lải nhải chửi bới bâng quơ, suốt từ lúc mặt trời xế bóng cho lúc quá nửa đêm, nó mới chịu lảo đảo đứng lên, vẫn như c̣n tiếc rẽ, nh́n lại chiếc mâm ngổn ngang bừa bải xương gà, không c̣n xót lại một miếng da nhỏ và cái chai trống trơn khô queo, nó cười hề hề khoái trá :

- Khá ! Thế mà cũng say đáo để !

Này chủ nhà, nghe ông bảo đây ! Từ giờ đến sáng mai, phải cố lo trả nợ cho ông Lư, biết chưa ? Đừng có để ông phải ăn chực nằm chờ đấy !

Nói xong, y loạng choạng vịn vào bức vách, cố lần đến bên bàn thờ, lẩy bẩy trèo lên, nằm dài và chỉ một lát sau, đă ngáy vang như sấm !

Vợ chồng bác xă ngao ngán đi thu dọn mâm bát, rồi xuống bếp ngồi bó gối, ủ rủ nh́n nhau, không biết xoay sở vào đâu, để có thể làm nổi một bửa cơm tưom tất, thết đải tên nặc nô sáng hôm sau, chứ đừng nói là trả nợ ông Lư Chín nữa.

Đêm khuya thanh vắng, bốn bề tối đen như mực.

Thỉnh thoảng đó đây, mới có tiếng chó sủa vang và tiếng côn trùng rên rỉ trong các ao hồ, mương rảnh.

Vợ chồng bác xă ngồi co ro trong bếp, cả hai cùng mang nặng nổi buồn phiền mông mênh man mác bâng khuâng lo sợ cho số kiếp hẩm hiu của đàn con thơ dại.

Bỗng trên nhà có tiếng khua động, và liền đấy, lại có tiếng đổ vở loảng xoảng.

Bác xă gái vội cầm đèn bước mau lên nhà trên nhưng chợt đứng khựng lại ở ngưỡng cửa, sửng sốt gọi chồng rối rít :

- Bố nó ơi ! Lên mà xem ! Trời cao đất dày ôi ! Nhà tôi tội t́nh v́ đâu, mà người ta cứ cố ư đày đọa khổ cực măi như thế này.

Bác xă trai hoảng hốt, đứng vùng lên, vừa chạy vừa hấp tấp hỏi vợ :

- Cái ǵ thế ? cái ǵ mà u nó la hoảng thế hở ?

Nhưng khi tới bên bực cửa, bác cũng ngây mặt, đau đớn nh́n cảnh năo ḷng trước mắt : dưới ánh sáng yếu ớt, vàng khè của chiếc đèn dầu tràm, tên nặc nô đang nằm sấp người trên bàn thờ, tḥ đầu ra ngoài, ói mửa lênh láng khắp nhà.

Nào đă hết đâu ?

Tên nặc nô quái ác, sau đấy, c̣n lảo đảo đứng dậy, kéo b́nh nhan với đôi lọ cắm bông giấy lại gần, hầm hầm trút hết tro, chân nhang, và bỏ luôn hai cành hoa giả đi, để... phóng uế bừa bải, đầy tràn cả ba món đồ thờ, mà ngày thường vợ chồng, con cái bác xă, vẫn kính cẩn, nâng niu, không bao giờ dám đặt một vật chi kém tinh khiết ở gần bên.

Mùi tanh hôi bốc lên nồng nặc, khắp ba gian nhà tranh tiêu điều, sơ xác, khiến cho bác xă gái càng buồn phiền, ngao ngán, thở dài, năo nuột, thẩn thờ một lúc lâu, mới uể oải bước vào quét dọn, lau chùi.

Tên nặc nô đă lại ngáy o... o... từ lúc nào, tiếp tục ngũ thêm một cách ngon lành.

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

CHẾT ĐƯỜNG KHÔNG NGỜ MẢ PHÁT

Dù bị tên nặc nô làm t́nh, làm tội : tác yêu, tác quái luôn ba ngày đêm liên tiếp, vợ chồng bác Trương Thuật cũng đành chịu bó tay, không sao trả được món nợ của ông Lư Chín.

Cuối năm ấy, bác xă trai phải bắt buộc viết văn tự khác, nhận vay tới tám mươi quan tiền của nhá phú hộ làng Giang Tảo, mặc dù lúc mới vay, bác chỉ được nhận có mười lăm quan của ông Lư Chín.

Đến vụ Chiêm năm sau bác cũng không trả nổi, và một lần nữa, lại phải viết văn tự khất nợ để tăng số tiền thắt cổ này lên tới trên một trăm quan.

Cứ đà ấy tiến dần măi cho đến vụ gặt tháng 10 năm ấy, th́ món nợ 15 quan, biến thành món tiền quan trọng, mà bác xă không c̣n có cách ǵ trả được cho chu đáo nữa.

Do đấy, ông Lư đă xin quan tịch thâu nhà đất của bác xă.


Vợ chồng, con cái bác xă Thuật, với hai bàn tay trắng, đành phải giắt díu nhau qua vùng Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, tính nương nhờ người em họ đang trông nom một cái ấp khá rộng của một vị hưu quan trong vùng.

Một gia đ́nh với 5 mạng người lớn nhỏ, một sớm tinh sương về mùa Đông, phải ĺa bỏ nơi chôn nhau cắt rún, bồng bế nhau ra bến đ̣ Sâm-Thị, để vượt qua sông Nhị Hà, lên bến Mễ Tiên, đ̣ không có, tiền cũng không, bác xă phải năn nĩ xin thiếu phụ chở đ̣, may gặp được người phúc hậu, chẳng những đă vui ḷng, cho gia đ́ng bác quá giang, mà c̣n vồn vả hỏi thăm và sốt sắng chỉ đường tắt vào ấp cho vợ chồng bác khỏi phải đi xa.

Nhưng tiền đ̣ dù không phải trả, vợ chồng con cái bác biết lấy ǵ độ nhật trong thời gian chưa t́m được thân nhân ?

Nhất là ba đứa con thơ dại, chỉ mới chậm cơm có một bửa, chúng cũng đă la khóc om ṣm, đứa nào cũng nhăn nhó, không cất nổi bước đi nữa !

Thấy con đói khát quá, người mẹ hiền cảm thấy đau nhói tâm can, nên chẳng quản tủi nhục, sượng sùng, bác xă gái đưa chồng con vào nghỉ chân trong một quán vắng bên đường, rồi lẳng lặng t́m đến các thôn xóm chung quanh, xin cơm thừa, canh cặn, hy vọng ba đứa con sẽ được tạm no ḷng trong cơn túng ngặt.

CHỈ MỘT CƠN BỆNH ĐĂ THÀNH NGƯỜI THIÊN CỔ

Măi sẩm tối hôm ấy, bác mới xin được chừng hai bát cơm trộn ngô xay, với chút xíu muối vừng gói tất cả vào một tàu lá chuối tươi hí hởn đem về quán, thầm tính sẽ chia đều cho bốn bố con lót dạ ! C̣n bác ? Bác tự nhủ : sẽ cắn răng cố nhịn thêm một ngày nữa, chờ khi gặp người em họ lúc bấy giờ sẽ ăn cũng...chẳng chết nào !

Rất thỏa mản với sự hy sinh cao cả ấy, bác nhanh nhẹn đi mau trên bờ ruộng gập gềnh, mong chóng về đến quán, cho chồng con đỡ đói khổ được giờ phút nào, hay giờ phút đó !

C̣n cách chiếc quán vắng, chừng năm trượng, bác đă văng vẳng nghe thấy tiếng khóc đứt nối của con Thu, đứa con út của vợ chồng bác !

Bác hấp tấp chạy gần, đến nổi vấp ngă tới mấy lần mới về được đến nơi, và kinh ngạc xiết bao, khi thấy ba đứa trẻ, mỗi đứa nằm la khóc một nơi, mà bác xă trai cũng đang lăn lộn rên la trên mặt đất.

Hốt hoảng quăng gói cơm xuống cạnh thằng Tư, bác chạy vội về phía chồng, cúi xuống nh́n, bất giác rú lên một tiếng thất thanh, khi thấy bác trai mặt mày tái mét, mủi rải bê bét chung quanh mồm miệng, hai mắt lơ đờ, lim dim, tay ôm bụng lăn lộn, quằn quại, rên rỉ nho nhỏ trong cuống họng, như không c̣n đủ hơi thốt ra thành tiếng.

Ngồi bệt xuống đất, bác đặt tay lên trán chồng lo lắng hỏi :

- Bố nó làm sao thế ? Đau bụng à ?

Bác xă trai cố ngốc đầu dậy, nhăn nhó nói qua giọng hổn hển, gượng gạo :

- Tôi bị... đau bụng ! Vừa rồi ṃ ra ngoài đồng, không ngờ lại cảm, trở vào được trong quán là ói mửa, lạnh run người, ruột gan như bị cấu xé đau đớn vô cùng.

Bác xă gái chỉ biết luôn mồm kêu khổ !

Ngoài ra không c̣n xoay sở được cách ǵ cứu chửa chồng.

Mấy đứa trẻ, thấy mẹ về quăng cái gói dưới đất, liền nín khóc, chạy ùa tới, mở gói ra, rồi reo mừng tranh nhau bốc vội, bốc vàng những miếng cơm cháy, cho vào mồm, nhai ngon lành, trong chớp mắt, gói cơm chỉ c̣n trơ lá !

Bác trai vẫn rền rĩ, quằn quại, lăn từ phía vách này, qua phía vách khác, như cố vật lộn với cơn đau xé ruột xé gan.

Gian quán siêu vẹo, bốn phía trống trơn, không có cửa ngơ ǵ, nên gió đêm lùa vào, lúc nào cũng như vũ bảo, càng về khuya, càng lạnh lẽo, giá buốt hơn nhiều.

Cho đến quá canh tư, bác xă gái mỏi mệt quá dựa ḿnh vào cột quán, ngũ thiếp đi lúc nào không biết.

Khi tỉnh dậy, bác chợt nhớ đến chồng, và cảnh ngộ bi đát của gia đ́nh, vội đưa tay lần ṃ về phía chồng, muốn lay gọi.

Nhưng bốn bề yên lặng như tờ.

Trong quán tối om, như giữa đêm ba mươi tết !

Ngoài tiếng thở đều đều của bọn trẻ con, bác không c̣n nghe thấy chi khác hết, kể cả tiếng rên la của bác xă trai.

Linh tính như báo trước, một tai biến nặng nề, bác hốt hoảng quơ mạnh cả hai tay về phía chồng...

Bác kinh sợ, quỳ gối lết nhanh đến bên chồng, và kêu thét lên một tiếng hải hùng, khi nhận thấy, khắp thân thể bác xă trai giá lạnh như tiền, ngực không c̣n thoi thóp ma ghé tai sát tận mũi chồng, bác cũng không thấy một hơi thở nhẹ nào !

Bất giác bác khóc oà nức nở !

Ba đứa nhỏ đang ngũ say, thấy ồn ào, cũng choàng cả dậy một lượt, cất tiếng khóc theo khiến ḷng dạ người đàn bà sa chân, lỡ bước, đă đau khổ, tủi nhục lại càng thêm bấn loạn, hoang mang.

Sáng hôm sau, những nông dân quanh đấy khi ra đồng, đi qua quán hoang, nghe thấy tiếng gào khóc thảm thấm thiết liền bảo nhau vào xem, và cũng xúc động, trước cảnh mấy mẹ con lăn lộn than khóc bên thi hài bác xă trai, nằm ngay đơ trên nền đất.

Nghe thiếu phụ kể lể hoàn cảnh éo le ngang trái của mấy mẹ con, các nông dân vội đưa mẹ con bác vào trong làng, đến tŕnh bày tự sự với những hương chức kỳ hào, để nhờ họ đi báo quan huyện sở tại, và lo liệu giúp việc khâm liệm tống táng.

Trong thời đại phong kiến, mỗi khi có người xa lạ đến chết tại một địa phương nào đó, th́ hương lư sở tại phải lên đồn, xuống phủ, khai báo lôi thôi, thủ tục rất phiền hà phức tạp.

Nhất là kẻ xấu số không có thân nhân, quyến thuộc nh́n nhận, hoạc có, mà gia đ́nh người bất hạnh, lại nghèo túng, khốn quẩn đến cực độ, không sao đảm nhiệm được công việc tống táng ma chay, th́ hương chức, kỳ hào sở tại thướng phải đốc xuất tuần tráng, đi các nhà, kêu gọi t́nh tương trợ, tương thân giữa người chung cùng một ṇi giống, để kẻ ít, người nhiều góp gió thành bảo, lấy tiền mua ḥm, mua vải khâm liệm cho người xấu số, rồi sai tuần đinh khiên đi chôn,đánh dấu cẩn thận, để pḥng thân nhân đến t́m phần mộ.

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

Trong trường hợp, các nhà hào sản, hảo tâm quyên trợ không đủ số tiền chôn cất cho người chết đường, chết chợ được mồ yên mả đẹp, thỉ những hường lư, chức dịch có thể trích quỷ làng để làm việc từ thiện.

Do đấy nhiều nơi, bọn cường hào, ác bá, quanh năm suốt tháng, chỉ biết bám vào luỹ tre xanh, để cờ bạc, rượu chè, đă lợi dụng những thây ma vô thừa nhận, hoặc có thân nhân mà không may lại nghèo khổ quá, phài nhờ cậy dân làng chôn cất giùm, để "ăn đầu ăn cổ" ! Nếu chỉ có hết năm quan tổn phí, th́ họ không ngần ngại khai tới mười quan để lấy món "tiền bổng" qua xác chết tạo ra, mà tụm năm, tụm ba, hợp tập nhau, say sưa, chè chén !

Ai sống, ai chết, mặc thiên hạ !

Bọn sâu mọt cứ ung dung ngồi yên hưởng lợi, chẳng cần biết đến sự đau khổ của bà con nghèo túng !

Những ông già, bà cả giờ đây, hẳn chưa bao giờ quên được " cảnh cười ra nước mắt" của một đám chết đường trong thời đại phong kiến !

V́ giữa tiếng khóc than chua xót, thảm thiết của mẹ goá, con côi, nghèo khổ, khốn quẩn, không sao chạy được tiền chôn chồng, chôn cha, phải nhờ sự giúp đở của làng xóm, th́ mấy ông hương lư chức dịch, không một ai chịu "bỏ lở dịp may hiếm có ấy" đă thừa nước đục thả câu, đi quyên của các nhà từ thiện được bao nhiêu, họ lấy trích ra một món tiền chi tiêu vào vài ba bửa chén, gà, vịt chè, rượu, thuốc cho thỏa thích, c̣n lại mới bồi bác sắm sửa chôn cất cho người xấu số !

Thấy bác xă Thuật gái vào tŕnh bày cảnh cơ cực của gia đ́nh và cái chết bất ngờ của chồng, các hương chức sở tại liền kéo nhau vào quán khám nghiệm làm biên bản tŕnh quan, để xin chôn xác chết.

Một mặt, họ đến những nhà giàu có ở trong vùng để quyên tiền tống táng cho kẻ bất hạnh.

Trong lúc chờ quan huyện cho người tận nơi khám nghiệm tử thi, họ hợp tập tại nhà Tuần Tra chè chén lu bù.

Măi trưa hôm sau, các thủ tục giấy tờ mới thật xong xuôi, bọn hương chức liền ủy thác cho viên Tuần Tra phải đi mua quan tài, sắm vải khâm liệm và sai người đi chôn xác chết.

Ở thôn quê, tuy dân làng có tinh thần tương thân, tương trợ rất sốt sắng, thành thực, nhưng đó là đối với bà con cùng sống chung trong ṿng rào một luỹ tre xanh !

C̣n riêng đối với những người chết đường, chết chợ, từ các phương trời xa lạ, bỗng nhiên đến chết tại làng xóm họ, th́ họ chẳng nhúng tay vào khâm liệm, hay chôn cất, v́ sợ "xúi quẩy" !

Do đó, một là các hương chức, lư dịch ở trong làng, phải dùng đến quyền ăn trên, ngồi trước, để cất cử, sai khiến bọn đàn em, hoặc tuần tráng đảm trách công việc bạc bẽo ấy.

Hai là nhà chức trách sở tại, phải trích một phần tiền công quỹ, hay tiền quyên được của các nhà hảo tâm, rồi mướn người chôn xác chết, chớ nếu không, có khi để đến mấy ngày, cũng chẳng có ai dám t́nh nguyện chôn vùi cho kẻ xấu số được mồ yên, mả đẹp.

__________________


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:

MỘT KIỂU ĐẤT QUƯ CÓ CHIÊNG, TRỐNG, CỜ BIỂN...

Đă từ lâu, những ông già, bà cả trong mấy phủ huyện Kim Đông, Khoái Châu, Ân Thi, Mỹ Hạo, thường truyền tụng về một kiểu đất đế vương, mà theo đấy th́ có đủ những h́nh thể kỳ dị :

" Tiền long phụng cổ,
Hậu cảnh đương chung,
Tả ngọa Thanh Long,
Hửu chầu Bạch Hổ,
Tinh kỳ rực rở
Kiếm Ấn đàng hoàng
Phúc trạch trời ban

Trăm năm hiển hách ! Thiên hạ truyền tụng, nhập tâm những h́nh thế kỳ dị trên đây, không biết từ đời nào, để mỗi khi có dịp bàn luận đến môn địa lư, người ta lại đọc cho nhau nghe, với dụng ư cố t́m cho kỳ được khu đất quư kia.

Nhưng năm qua tháng lại, những câu đồng giao và kiểu đất đế vương, dù đă gần ch́m sâu vào trong quên lăng của thời gian, mà thiên hạ vẫn không sao biết được đích xác nó ở chỗ nào ?

Người ta chỉ đồn đải là nó nằm trong địa phận mấy phủ huyện ở giữa tỉnh Hưng Yên.

Có thế thôi. Ngoài ra không ai biết ǵ hơn nữa !

Sau thấy mả bác Trương Thuật được mối đùn, trong số có một đêm mà bỗng to cao như g̣ đống lớn, thiên hạ mới yên trí là họ Cừ đă táng được đúng huyệt đế vương, ứng vào những điềm trong đồng giao được truyền tụng. Sự thực nào có phải thế đâu ?

Mấy chú tuần đinh, đảm nhiệm công việc khâm liệm và mai táng bác xă, theo sự sai khiến của hương chức, kỳ hào trong làng, v́ mải mê chè chén say sưa, măi tới canh hai đêm ấy, mới chệnh choạng khiêng thi hài kẻ xấu số, được bó gọn trong một manh chiếu cũ ra đồng, nơi họ đă đào sẳn huyệt từ buổi trưa.

Nhưng vừa qua hết đường cái, rẽ xuống băi tha ma được chừng năm trượng, trời bỗng nổi cơn giông tố ầm ầm, mưa như trút nước, sấm chớp liên hồi, khiến cho mấy chú tuần phiên hoảng sợ, trượt té lên, té xuống, trước họ c̣n bảo nhau cố gắng gượng khiêng xác chết tới huyệt, sau mưa gió mỗi lúc một dữ dội hơn, không c̣n trong rơ đường lối chi hết, họ đành phải đặt thi hài bác xă xuống một vũng trâu đầm, rồi lật đật ôm đầu, dầm mưa, chạy vội về nhà, định khi ngớt cơn bảo táp, sẽ lại trở ra chôn cất tử tế cho kẻ bất hạnh.

Không ngờ mưa gió suốt đêm không tạnh, măi đến gần sáng, trời mới dịu dần, họ vôi rủ nhau đem cuống xẻng ra băi tha ma, định vùi dập cho người xấu số được mồ yên mả đẹp.

Song họ ngạc nhiên xiết bao, khi thấy vũng trâu đầm đêm trước, có đặt tạm thi hài bác xă Thuật, đă biến thành một g̣ đất cao, cỏ mọc xanh um, tươi tốt lạ lùng, không c̣n để lại một vết ǵ được gọi là một ngôi mả mới nữa.

Tin mối đùn trong có một đêm, khiến cho một vũng trâu đầm, biến thành một g̣ đất cao, được loan truyền rất nhanh chóng trong vùng, nên nội ngày ấy,khách hiếu kỳ đă rủ nhau đến xem ngôi mả kết phát, lũ lượt, nô nức như những người đi xem hội vậy.

Một thầy địa lư chính tông, sau khi quan sát kỷ lưỡng địa h́nh, địa thế nơi này, đă gật gù, khen ngợi, nói với mấy người bạn thân rằng :

- Đúng là mả thiên táng ! Nhà phong thủy chính tông, dù có chân tài, thực học đến đâu, khi thấy ngôi mả cũng không sao chê trách, sửa đổi vào đâu được.

Đây đúng là kiểu đất " huynh đệ đồng khoa ", minh đường đă có chiêng trống, phía sau lại có cờ biển, nhưng chỉ tiếc cho tay hổ đă đi nghịch có nhiều chỗ lồi lơm quanh co, thoạt thẳng, thoạt gảy không chừng nên về phần con gái, e rằng sẽ không được hưởng phúc trạch hoàn toàn như nam giới trong họ !

Tuy nhiên, đó cũng là một kiểu đất đặc biệt hiếm có lắm rồi, không phải dễ t́m kiếm được ở vùng này đâu ?

Sợ mọi người chưa hiểu rơ, thầy địa lư phải chỉ tay về phía trước mặt, nói thêm :

- Đứng ở chánh huyệt, nh́n ra minh đường, chúng ta hẳn thấy hai khoảnh đất vuông vắn, nằm "ấn" song song đằng kia, cách đây không xa lắm, đó là hai chiếc ấn, tượng trưng cho sự kết phát sau này của gịng họ Cừ : đời nào cũng có hai người đổ cao, làm lớn.

Đoạn, quơ tay hướng về phía hữu, nhà phong thủy tiếp lời :

- Chỉ tiếc cho ḍng sông kia, đă chảy ngịch lại với chánh huyệt ! Chẳng những thế, gềnh đá, nằm chấn ngang ở giữa ḷng sông, c̣n làm cho gió giội ngược lại. Đă "nghịch thủy " lại "phản phong" , th́ sau này, nhất định con gái họ Cừ sẽ mắc phải nạn loạn dâm, việc t́nh duyên trắc trở, có khi c̣n phát điên cuồng nữa là khác !

Nếu đấy không phải là mả "Thiên Táng", mà lại do bàn tay người t́m kiếm án hướng, phân kim, th́ với sự chân tài, thực học của nhá phong thủy chính tông,người ta có thể trấn yểm để làm giảm bớt sự nguy hại được ít nhiều.

Đoạn, chăm chú quan sát rất kỷ lưỡng ngôi mộ, thầy địa lư tỏ ư tiếc hận và tiên đoán :

- Vẫn hay là mả thiên táng, song có lẽ phước trạch họ Cừ c̣n đơn bạc, nên đường ấn không được rơ ràng cho lắm. Đồng thời những cờ biển ở phía sau, cũng như chiêng, trống nằm án trước minh đường, hầu hết đều chưa nổi bật hẳn lên và nếu nh́n kỷ, sẽ thấy không được cân đối rơ rệt.

Do đấy, sự kết phát chẳng những sẽ bị tŕ trệ, mà những người khai khoa trong họ sợ rằng không được hưởng thụ lâu bền phú quư !

Rồi, đăm đăm nh́n về phía tả, nhà phong thủy lầm bầm nói bâng quơ :

- Lạ lùng hơn nữa, bên tay long dường như có cả h́nh cung tiển, không chừng họ Cừ c̣n phát luôn cả văn lẫn vỏ, cũng nên !

Mấy người bạn cùng đi với thầy địa lư, tuy không ai nói ra, nhưng hết thảy đều hoài nghi lời quyết đoán ấy !

*** HẾT ***

__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard