Nhạc sĩ Y Vân: "Ḷng mẹ bao la như biển Thái B́nh"
Hai anh em ruột: Y Vân (trái) và Y Vũ (1991). Đến giờ này hầu như bất cứ người Việt Nam nào cũng đều có thể hát một đôi câu của ca khúc Ḷng mẹ: "Ḷng mẹ bao la như biển Thái B́nh dạt dào. T́nh mẹ tha thiết như ḍng suối hiền ngọt ngào. Lời ru êm ái như đồng lúa chiều ŕ rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu...".
Phần nhạc không cấu trúc cầu kỳ, phần lời b́nh dị nhưng rất giàu h́nh tượng. Có thể nói, đây là một trong những bài hát Việt Nam ca ngợi t́nh mẫu tử hay nhất. Người sáng tác ra ca khúc ấy là nhạc sĩ Y Vân.
Về hoàn cảnh sáng tác ca khúc Ḷng mẹ, nhạc sĩ Y Vũ (em ruột Y Vân) kể lại: "Những năm cuối thập niên 1950, anh Y Vân là nhạc công chơi đại hồ cầm cho các nhà hàng ở Sài G̣n để kiếm tiền nuôi mẹ già và 2 em (1 gái, 1 trai) ăn học. Nhà chúng tôi ở cư xá Đô Thành, mỗi đêm khi anh đi chơi nhạc th́ bà cụ ở nhà bê thau quần áo của anh ra giặt ở máy nước công cộng. Có một đêm, bà cụ giặt đến 2 giờ sáng th́... bị cảnh sát bắt về bót v́ tội... phá lệnh giới nghiêm! Đến sáng, anh tôi về nhà, biết chuyện đă vừa khóc vừa viết: "...Ḷng mẹ thương con như vầng trăng tṛn mùa thu. T́nh mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ... Thương con thao thức bao đêm dài, con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương...". Viết xong, anh hát cho mẹ nghe, lần này th́ bà cụ khóc... (1959)".
Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội (quê gốc ở Thanh Hóa). Thuở niên thiếu, Trần Tấn Hậu từng theo học nhạc với Giáo sư - nhạc sĩ Tạ Phước và cũng đă tập tành sáng tác từ rất sớm nhưng không mấy thành công. Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngơ chợ Khâm Thiên. Chính v́ thế, Trần Tấn Hậu rất thương mẹ và các em. Chàng nhạc sĩ nghèo phải đi dạy đàn để nuôi gia đ́nh. Có một người bạn thân đă giới thiệu anh đến dạy đàn cho một tiểu thư khuê các - nàng tên là Tường Vân. Rồi giữa họ đă hé nở một mối t́nh đằm thắm. Nhưng... t́nh đầu tan vỡ cũng là lẽ thường, huống chi chàng chỉ là anh "Trương Chi" si t́nh khốn khổ, c̣n nàng lại là một "Mỵ Nương" danh gia vọng tộc. Không thành duyên nhưng... thành danh, một loạt các ca khúc của tác giả Y Vân (tức... Yêu Vân) ra đời như: Đ̣ nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng... với một phong cách tha thiết, trữ t́nh rất được công chúng yêu thích. Không chỉ có vậy, sáng tác của Y Vân c̣n rất đa dạng: vui tươi, sôi động với Sài G̣n đẹp lắm, 60 năm cuộc đời..., lung linh, sang trọng với Tiếng trống cao nguyên, Những bước chân âm thầm (thơ Kim Tuấn) và nhất là ca khúc Ḷng mẹ êm ái đầy xúc cảm...
Chúng tôi đă may mắn được gặp bà Minh Lâm - vợ cố nhạc sĩ Y Vân tại tư gia trên đường Trần Huy Liệu (Q.3, SG). Bà tâm sự: "Trước đây cũng có một vài nhà báo đến trao đổi để viết bài về nhà tôi, nhưng... họ đă viết rất khác ư của chúng tôi - nếu không muốn nói là họ đă thêu dệt để biến Y Vân thành một con người đa t́nh, trăng hoa. Là vợ chồng, mấy mươi năm đầu gối tay ấp nên tôi rất hiểu nhà tôi. Anh ấy là một người rất đàng hoàng, có ǵ cũng thật thà kể với vợ (kể cả những việc sâu kín như trường hợp lấy nghệ danh Y Vân). Anh ấy rất có hiếu với mẹ và thương yêu vợ con. Có tờ báo đăng là "...Đang nghèo túng nhưng do trúng số độc đắc nên Y Vân trở thành triệu phú...", đúng là... thêu dệt ! Những năm sau 75, Y Vân tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: phối nhạc cho Saigon Audio, viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu... Anh làm việc cật lực bất kể ngày đêm. Ban trưa, nh́n anh xoay trần ra viết nhạc dưới mái tôn thấp nóng hầm hập, thấy thương vô cùng. Trời thương, nên giai đoạn đó anh được "đặt hàng" dồn dập, có thể nói là "ăn nên, làm ra", nhờ đó mà gia đ́nh chúng tôi xây lại được căn nhà tạm gọi là ngăn nắp, nhưng anh làm ra cho mẹ con chúng tôi hưởng, bởi chỉ một năm sau th́ anh mất (28.11.1992). Dạo ấy, đứng trước quan tài của anh đang được quàn tại Hội Âm nhạc @ SG, mẹ chồng tôi không hề khóc một tiếng. Có lẽ tất cả nước mắt để khóc thương con, bà cụ đă âm thầm nuốt ngược vào trong. Chúng tôi nghe bà cụ nói: "Người đời thường bảo: Con "đi" trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đă làm tṛn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài Ḷng mẹ”... Sau đó bà cụ có tham dự Đêm nhạc Y Vân nhân 100 ngày mất của anh tại Nhà Văn hóa Thanh niên. Ít lâu sau, bà cụ cũng từ trần...". Đêm nhạc Y Vân lần ấy tổ chức là để lấy tiền trợ giúp anh Cầu - nhân viên khói lửa của Xưởng phim Tổng hợp @SG bị phỏng do tai nạn nghề nghiệp. Từ đó đến nay, dù rất muốn nhưng gia đ́nh chúng tôi vẫn chưa thể tổ chức được một đêm nhạc Y Vân như ư muốn. Gia đ́nh chúng tôi rất mong mỏi được các đơn vị, cá nhân hỗ trợ nhằm thực hiện đêm nhạc này, kể cả với mục đích từ thiện.
Hà Đ́nh Nguyên
....Khánh Ly kể lại một câu chuyện bên lề dzăng nghệ của bài NGAN CACH :
“Từ Hoà B́nh, tôi mày ṃ xin được hát ở khiêu vũ trường Đại Nam. Hằng đêm tôi đến sớm để nếu ca sĩ nổi tiếng chưa đến hoặc không có ai, may ra tôi sẽ được cho hát. Từ ông Nguyễn Đ́nh Toàn, tôi gặp được nhạc sĩ Y Vân và hát cho ông nghe. Nhạc sĩ Y Vân vừa sáng tác xong bài Ngăn Cách, ông dạy và đưa cho tôi nhưng có môt đêm ở Đại Nam, khi được hát, tôi đưa bài Ngăn Cách cho ông Lê Văn Thiện, lúc đó là trưởng ban nhạc, ông Thiện cầm xem rồi liệng cái xạch...bài ǵ mà cải lương...tôi đâu dám có phản ứng ǵ. Thật tôi cho tôi chẳng có duyên với bài hát ấy. Về sau khi chị Minh Hiếu hát, bài Ngăn Cách lập tức nổi tiếng cho đến bây giờ.”