Mùa hè đă vội vă bỏ đi như không muốn bịn rịn với những níu kéo của những con người đói nắng. Một chiếc quần cụt, một chiếc áo ngắn tay, một đôi dép lẹp xẹp là có thể nhung nhăng khắp nơi khắp chốn gặp gỡ người nọ người kia. Đường xa mấy cũng là gần. Ngại ngần mấy cũng như pha. Mặt trời chia chác cho con người chút ấm áp để t́m đến nhau. Và như vậy những Thái Tuấn, Đinh Cường, Như Hạnh, Bùi Bảo Trúc, Từ Công Phụng đă tới với anh em văn nghệ Montreal trong những ngày hè vừa qua.
Người chạy theo níu kéo mùa hè ở Montreal là nhà văn Trần Long Hồ. Cuối tháng bảy, trời đă thấp thoáng chút gió lạnh, tác giả của những Ngày Quanh Quẩn, Niềm Vui Ung Thư, Cơi Sa Mù...vội vă từ Virginia lái xe qua Montreal. Chùm nhăn để trên bàn, nhưng không phải qua chỉ để thưởng thức thứ trái cây ngọt dịu không t́m thấy ở Mỹ đâu. Mà là để gặp gỡ anh em Montreal, thành phố tuy không xa xôi nhưng lần đầu đặt chân tới. Trên sân thượng nhà Phạm Nhuận, lúc tiệc đă gần tàn, trăng đă ngất ngưởng trên cao, cơn lạnh đầu mùa kéo tới làm run rẩy mọi người. Thi sĩ họ Phạm đă phải vào trong nhà trưng thu tất cả áo lạnh mang ra phát cho mỗi người một cái. Chiếc đỏ, chiếc xanh, chiếc vàng, chiếc tím.... Chưa bao giờ anh em văn nghệ lại có nhiều mầu sắc như vậy.
Người từ Michigan tới thăm anh em Nắng Mới là một tên tuổi quen thuộc trong giới hội họa và báo chí từ trước 1975 và đang cộng tác rất chặt chẽ với tờ báo duy nhất của thành phố Montreal này: họa sĩ Hiếu Đệ. Không uống rượu lại kiêng khem nhiều món ăn, Hiếu Đệ nhỏ nhẹ như một thiền sư. Lặng lẽ gặp một vài anh em, chuyện văn một buổi, rồi lặng lẽ trở về. Vậy mà dấu ấn của cuộc gặp gỡ vẫn được mọi người trân trọng và nhắc nhở hoài.
Giữa tháng chín, trời vừa chớm thu, lá phong chưa trở đỏ nhưng những hàng cây đă nghiêng ngả ớn lạnh. Một chút heo may kéo những chiếc áo ấm khoác lên người cư dân thành phố. Tôi thích cái không khí se lạnh này, ở Cali chẳng bao giờ được như vậy. Mai Thảo đă nói như thế. Người Chủ Nhiệm báo văn đă một chiếc áo len ấm lại thêm một chiếc áo khoác màu nhà binh. Lỉnh kỉnh như vậy mà vẫn thấy thích. Con đường St Denis với những nhà hàng, quán rượu, quán cà phê rất tây đă sáng sáng níu chân, chiều chiều kéo tay nhà văn của chúng ta tư lự bên những chiếc ly màu hổ phách, ngâm nga ngồi bên những tách mầu đêm đen. Và nói tiếng tây thả dàn. Cứ như đang sống ở một góc Paris!
Những giọt cay nồng ấm áp như một người bạn không rời của anh.Tôi là một người cô độc. Người đă vẽ ra lớp lớp những nhân vật thời thượng lịch lăm đắm đuối với những cuộc t́nh, những đêm ngà ngọc, những sống chỉ một lần, những canh bạc đời...lại là người suốt đời cô đơn. Chỉ c̣n những ly rượu sưởi ấm cuộc đời lưu vong. Lưu vong là lưu vong măi măi. Phận đă phải đi th́ đi luôn chẳng muốn về. Không về là v́ tâm không có ư muốn về. Thế thôi!
Con người suốt một đời tận tụy với chữ nghĩa, với trên sáu chục tác phẩm đă xuất bản, đă khởi đi từ những ngày đầu bên Hồ Dzếnh. Hồ Dzếnh đă khuyên đừng đi vào con đường văn chương lắm chông gai, nhiều nhọc nhằn. Nhưng cứ đi. Và đă đóng góp đáng kể cho văn học Việt Nam qua một khúc quẹo quyết định thoát khỏi ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn, mở ra cả một chân trời rộng răi cho những người viết trẻ tiến tới.
Có c̣n định viết thêm ǵ cho đời không? Không viết nữa. Để tất cả thời giờ cho tờ Văn. Tờ báo đă sống được mười năm ở hải ngoại và cứ thế có thể sống được tới năm mươi năm nữa.Sau Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền c̣n tiếp tục làm thơ nữa không? Cười. Thôi chứ! Một cuốn như vậy là đủ rồi. Lại cười. Thế mà là cuốn thơ bán chạy nhất ở hải ngoại đấy nhé! Có ư định viết tiếp hồi kư về chân dung các văn nghệ sĩ nữa không? Không. Đă bảo là không viết nữa mà!
Nhấp một chút rượu. Chỉ tiếc một điều là không được gặp Tản Đà. Rượu vơi, rượu đầy, rượu vơi...
Chiêm bao chín suối văn thừa Tấc ḷng men rượu xin chừa từ nay Nhớ anh mai Thảo nhiều ngày T́nh thương viết vội sau này c̣n ghi
Thơ Bùi Giáng vừa gửi từ Việt Nam qua cho Mai Thảo. Cái chapeau cho bài thơ này trên báo Văn. Bùi Giáng gửi cho tôi một đoạn thơ mà ư chính là khuyên tôi đừng uống rượu nhiều quá, phải bớt đi. Cám ơn Bùi Giáng về lời khuyên. Nhưng có uống nhiều bao giờ đâu mà phải bớt. Uống vừa vừa thôi và rất nhớ Bùi Giáng ở xa.
Bùi Giáng. Nhớ những ngày ở báo quán Văn đường Phạm Ngũ Lăo. Bùi Giáng tới đưa bài bao giờ cũng chỉ xin một chai la-ve. Một chai con cọp loại lớn chứ không bao giờ uống la-ve 33 đậm đà hơn. Sợ tốn tiền anh em!
Một tuần của Mai Thảo ở Montreal qua nhanh. Chủ nhiệm báo Văn vừa trở về Cali th́ Chủ Nhiệm báo Văn Học Trịnh Y Thư từ cali tới. Montreal lại một lần nữa nhận được lời khen là một thành phố đẹp. Quay qua Đỗ Quí Toàn ngồi bên cạnh. Anh Toàn đi nhiều chắc thấy đó, Cali không có được những cảnh đẹp như Montreal này. Một giọng “khích tướng” như thơ. Tới đây th́ ở lại đây. Trịnh Y Thư cười. Muốn lắm chứ, anh em ở bên này vui quá, chắc c̣n phải trở lại để được coi mùa thu Montreal. Có Điều Trịnh Y Thư không nói rơ là mùa thu năm nào!
Cặp kính cận dầy, mái tóc thưa có những cọng bỏ lửng phía sau, Trịnh Y Thư có giọng nói làm mát ḷng người nghe. Gặp lần đầu mà tưởng như đă ngàn năm quen biết. Bặt thiệp, vui vẻ, thân mật, Trịnh Y Thư là người tạo ra không khí bè bạn. Chẳng hề có sơ giao mà chỉ c̣n thân t́nh. Tíu tít lôi hết người này tới người kia ra chụp h́nh kỷ niệm. Chiếc máy h́nh làm việc mờ mắt. Từng vệt đèn chớp sáng nhộn nhịp. Tiếc quá không có dịp ở lại với anh em lâu hơn. Hai giờ sáng, từ bàn tiệc ra thẳng xe cùng Phạm Đ́nh Cường rong ruổi đi Toronto.
* * *
Chính Trịnh Y Thư đưa tin là ở cali có một tờ báo của dân gay, tờ Đối Diện đă ra được hai số rồi. Tiêu đề của tờ báo là: “The Voice of Vietnamese Lesbians & Gay—Tập san tham luận, văn học, nghệ thuật của người đồng tính Việt Nam”. Cứ ghi ra đây nguyên văn những ḍng quảng cáo của tờ báo cho...rộng đường dư luận:
“...Tờ báo đă ấp ủ và chuyên chở những tâm tư, t́nh cảm và suy tư của những người quan tâm và khắc khoải cho sự bảo tồn và khơi mở một nền văn học, văn hóa hiện đại đa dạng cho Việt Nam...Chúng ta sống giữa sự giao tiếp của hai thế kỷ, giữa những tiến tới ồ ạt của văn minh nhân loại. Đă tới lúc chúng ta, và mọi người, nên nh́n lại, tập trung và Đối Diện với chính ḿnh, với tha nhân và nhất là với lịch sử...”
Thế là sau tờ Ong Bướm và những báo Việt Ngữ đại loại, sau những quảng cáo sex-phone Việt nam trên một tờ báo ở Toronto (Em tên...Em cần một người đàn ông để đối thoại. Em cần một người đàn ông để được vui vẻ. Hăy gọi em tại số.....) người Việt tại hải ngoại lại thêm một bước “văn minh” nữa với tờ Đối Diện.
Cùng với sự vùng lên của những người đồng tính luyến ái bản xứ với những cuộc biểu t́nh tranh đấu đ̣i luật pháp và xă hội công nhận quyền chung sống của “ta với ta”, những cuộc tụ họp công khai rầm rộ trên các công viên để “giới thiệu” cuộc sống lứa đôi không cần người khác phái, giới đồng tính Việt nam cũng theo bước ra công khai.
Chúng ta đang tạm dung trên những đất nước tự do dân chủ. Quyền tự do của con người là quyền tối thượng. Ai ưng ǵ làm nấy miễn là không vi phạm luật pháp.
Tự do cho chúng ta những trái ngọt nhưng đồng thời cũng mang đến cho chúng ta những trái đắng. Chúng ta phải chấp nhận tất cả dù vừa ư hay không.
Dù có hội nhập vào xă hội tạm dung tới đâu đi chăng nữa chúng ta vẫn chẳng thể là người bản xứ. Chúng ta vẫn có một khoảng cách về lối suy nghĩ, cach xử thế, kiểu tiếp nhận và phê phán sự việc riêng. Thành ra có những việc làm của người bản xứ mà chúng ta không chấp nhận, chúng ta vẫn nh́n với con mắt của người bàng quan, đứng ngoài nh́n vào, làm như không có liên hệ ǵ tới ḿnh. Đất nước của người ta, người ta muốn làm ǵ thây kệ họ, ḿnh thấy chướng tai gai mắt th́ đừng bắt chước. Thế là xong!
Nhưng giữa những người Việt sống ở nước ngoài với nhau, chúng ta vẫn mặc nhiên có lề thói ràng buộc nhau vào một nền văn hóa, đạo đức cổ truyền. Chúng ta như cùng nằm chung trong một tấm lưới dệt bằng t́nh đồng bào, bằng dư luận, bằng phê phán... Khi một cá nhân trong chúng ta làm một việc mà người bản xứ coi là thường t́nh th́ chúng ta vẫn dựa vào những giá trị xă hội riêng của chúng ta để phán xét sự việc.
Trường hợp của tờ Ong Bướm, của sex-phone, của tờ Đối Diện làm chúng ta cảm thấy ngơ ngẩn, hụt hẫng, mất mát, xót xa. Như thể chúng ta nh́n thấy một phần tử trong gia đ́nh đi quá đà lỡ bước mà chúng ta chẳng có thể làm ǵ khác hơn là buông ra một tiếng thở dài!
Nắng Mới, Montreal, số 26, tháng 11/1993 Song Thao