Lê Bảo Hoàng phỏng vấn nhà văn Song Thao ngày 11/7/2006
LBH: Trong Tác Giả Việt Nam của Lê Bảo Hoàng, năm sinh của ông được ghi 1938 với đầy đủ ngày (01), tháng (8), nhưng trong bản chuyển ngữ mới được in trên tạp chí Anh ngữ Wordbridge của nhà văn Nguyễn Sao Mai, bản phát hành mới nhất, số mùa xuân 2006, ghi là 1939. Thưa ông, chính xác ông ra đời năm nào ? Nếu được, ông có thể cho biết đại khái bối cảnh lịch sử, xă hội nơi phần đất ông được sinh ra ? Trả lời: Tôi ra đời vào năm 1938 nhưng ngày sinh th́ không chính xác. Năm tôi sanh ra, cha tôi lúc đó đang làm việc tại tỉnh Sơn Tây trong khi quê nhà tôi là làng Giáp Bát, ngoại thành Hà Nội. Cha tôi muốn khai sanh tôi tại quê nhà nên chờ vài tháng sau mới về quê khai sanh. Sự việc này gây ra một bất tiện nho nhỏ: tôi không có ngày sanh chính xác để nhờ ông bạn Vơ Kỳ Điền chấm cho lá số tử vi. V́ vậy tôi là người sống không có…số! Hay là có số lang bang, sanh một nơi, khai sanh một nẻo! Đất Sơn Tây, tôi chỉ ở khi c̣n mang tă nên rất mù mờ. Nghe ra đó cũng là nơi đáng tự hào v́ đă sản sinh ra được những Quang Dũng, Phạm Đ́nh Chương và nhiều văn nhân khác. Nơi tôi được khai sanh là một ngôi làng ở sát ngay Hà Nội. Về sau, quê tôi đă được sát nhập vào Hà Nội. Đầu năm 2003, trở lại đất Bắc sau gần nửa thế kỷ, tôi có trở về làng tôi. Nó không c̣n là một làng nữa mà giăng mắc phố phường như bất cứ một nơi nào của Hà Nội chính thống. Cưỡi xe honda từ phố cổ Hà nội, loáng một cái đă về tới làng cũ của tôi. Tôi biết là làng cũ v́ c̣n có ngôi nhà thờ sót lại làm chứng tích. Nền nhà của gia đ́nh tôi nay đă nằm trong khuôn viên của một cơ sở quân đội ǵ đó rất lớn. Chắc cũng nên nói thêm một chút là cái tên thật Tạ Trung Sơn của tôi có mang dấu vết của nơi tôi thực sự chào đời.
LBH: Trên trang web: www.songthao.com của ông, vừa cho phổ biến một bài viết về nhạc sĩ Lê Uyên Phương, đă được in từ thập niên 1970 trên bán nguyệt san Thời Nay, tại Sài G̣n. Mong ông kể lại giai đoạn ông cộng tác với báo Thời Nay. Cụ thể cho bạn đọc biết: sự thành lập tờ báo, ban biên tập, mức tiêu thụ, sức ảnh hưởng, và những đóng góp của ông với cơ sở văn hóa này? Trả lời: Tôi xin dài ḍng một chút về việc cho phổ biến lại bài viết “Với Lê Uyên Phương và Đà Lạt” trên web của tôi. Thực ra gợi ư là ca sĩ Lê Uyên. Cô muốn t́m lại bải viết này, một bài viết mà cô cho biết là khi sinh thời Phương rất thích, để dùng cho một cuốn hồi kư. Tôi nghĩ tới mọi manh mối có thể t́m ra được bài báo cũ này. Cuối cùng, nhà văn Ngọc ở New York đă t́m ra được và gửi qua cho tôi. Nhà văn vừa là một Bác sĩ trẻ ở New York này là một độc giả rất trung thành của Thời Nay ngày xưa. Khi tôi vừa ngỏ ư muốn t́m bài viết này, cô đă nói ngay là cô c̣n nhớ bài viết đó được tŕnh bày với tấm h́nh của Lê Uyên Phương trên góc trái. May hơn nữa là gia đ́nh cô ở Việt Nam hiện c̣n giữ đủ bộ Thời Nay. Đó cũng là một cái duyên văn nghệ. Bán nguyệt san Thời Nay ra đời vào năm 1959 và liên tục xuất bản mỗi nửa tháng cho tới tháng 4/1975. Giám Đốc là ông Nguyễn Văn Thái. Tổng Thư Kư là Khánh Giang. Ban biên tập là thành phần kư giả c̣n rất trẻ hồi đó. Ngày đó Sài G̣n có hai tờ bán nguyệt san “cạnh tranh” với nhau, ở cách nhau có vài căn nhà trên cùng đường Phạm Ngũ Lăo là Phổ Thông và Thời Nay. Phổ Thông ngà về văn học nhiều hơn với Chủ Nhiệm Nguyễn Vỹ, nhưng cả hai đều nhắm vào thành phần sinh viên học sinh và công tư chức. Thời Nay với tiêu đề “Thế Giới Dưới Mắt Người Việt” và với một thành phần ṇng cốt trẻ hơn nên tươi tắn hơn và cung cấp những kiến thức tổng quát và hiện đại hơn. Độc giả chấp nhận cả hai nên thường đọc cả hai tờ báo. Ngày báo ra, thường th́ họ mua cả hai tờ, ôm chung một gói rất thân thiện! Tôi tới với Thời Nay ngay từ những số đầu khi c̣n là sinh viên Văn Khoa và viết cho Thời Nay tới số cuối cùng. Trong năm học, tôi viết bài ở nhà và gửi tới ṭa báo. Mỗi kỳ hè, tôi tới tỏa soạn ngồi viết thường xuyên. Có số tôi viết tới bảy, tám bài dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Những bút hiệu tới ngày nay tôi c̣n nhớ được là: Sơn Nhân, Tạ Sương Phụng, Phượng Uyển và, dĩ nhiên, Song Thao! Khi nhà thơ Hoài Thương nhập ngũ th́ tôi thay anh phụ trách việc chọn thơ đăng báo. Những cộng tác viên của Thời Nay ngày xưa, tôi c̣n liên lạc được với một số như Hoàng Hà, tức Bác Sĩ Hoàng Bính Tư, hiện cư ngụ tại Úc; Minh Đức Hoài Trinh hiện sống ở Hoa Kỳ; Hà Túc Đạo hiện ở Sài G̣n; Thiên Ân cũng c̣n ở Sài G̣n; Đông Quân ở Hoa Kỳ. Tổng Thư Kư Khánh Giang đă mất vào tháng 2 năm 2003 tại Sài G̣n, Hoài Thương cũng đă mất. Ông Giám Đốc Nguyễn Văn Thái hiện vẫn c̣n ở Sài G̣n.
LBH: Những năm gần đây, chuyện Phiếm của ông được đón đọc rất nồng nhiệt qua tạp chí Thế Kỷ 21(Hoa Kỳ), tuần báo Thời Báo (Canada), đồng thời sự tiêu thụ rất khả quan qua hai tuyển tập Phiếm đă in thành sách (Phiếm 1 và Phiếm 2), điều đó khẳng định sự thành công trong thể loại sáng tác mới của ông. Ông có thể cho biết những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện được một bài Phiếm có đầy đủ tính hấp dẫn của nó ? Công sức và thời gian dành cho công việc này như thế nào, nếu so sánh với việc sáng tác một truyện ngắn ? Những khác biệt về sự thích thú khi viết giữa hai thể loại ? Trả lời: Thực ra Phiếm không phải là một thể loại mới viết của tôi. Tôi đă viết phiếm trên Thời Nay ngày xưa ở Sài G̣n, trên Nắng Mới ở Montreal khoảng trên mười năm trước đây. Sở dĩ tôi viết phiếm trở lại bởi v́ tôi…già! Khi có ư định về hưu, tôi sắp đặt cho tôi một chương tŕnh làm việc thật bận rộn để tránh cái cảnh ra shopping mall ngồi nh́n ông đi qua bà đi lại. Vậy là tôi cứ ngày ngày ngồi gơ computer, giao du với cái anh mặt vuông, cho qua ngày. Không ngờ những bài phiếm dối già đó lại được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Tôi làm tới: cho in Phiếm1, rồi Phiếm2, và vừa hoàn tất Phiếm3. Ai ngờ già rồi vẫn c̣n duyên. Sách bán khá chạy. Phiếm1 hết, vừa tái bản lại. Phiếm2 cũng vừa hết. Hứng chí, tôi chơi luôn Phiếm3 và c̣n mon men làm thêm Phiếm4 nữa! Khi có ư định viết lại thể loại phiếm, tôi có định cho tôi một số điều phải theo. Thứ nhất là phải bám sát vào thời sự, đưa ra được những t́m ṭi, sáng chế, phát minh của thế giới về đề tài ḿnh viết. Thứ hai phải viết bằng một lối văn cười cợt, dí dỏm, không đả kích, không cự nự với cuộc đời. Thứ ba là bài phiếm phải có hơi hướng văn học với thơ văn trích dẫn, những giai thoại với các bạn văn. Khi “ngửi” thấy một đề tài có thể phiếm được, tôi t́m tài liệu trong sách, báo, trên internet, bỏ vào trong một hồ sơ. Khi cảm thấy có đủ “xương thịt” cho đề tài đó, tôi xách cổ hồ sơ ra ngồi viết. Tôi viết thẳng trên computer, điều mà tôi không làm được khi viết truyện ngắn. Sau một thời gian viết phiếm, cái anh mặt vuông coi bộ cũng không đáng ghét lắm, tôi đă có thể viết truyện ngắn bằng cách gơ ngay trên bàn phím. Thường th́ người ta bảo là ng̣i bút viết phiếm sẽ giết chết ng̣i bút viết truyện. Cũng đúng phần nào. Hai năm đầu viết phiếm, tôi đă không sáng tác được một truyện ngắn nào. Phần v́ lu bu và thích thú với phiếm, phần v́ đầu óc cứ lơ mơ phiếm này qua phiếm khác. Nhưng khi đă ăn nằm thân thiết với phiếm, tôi lại đồng thời viết được truyện ngắn. Và viết đủ để sắp cho in một tập truyện mới!
LBH: Được biết trong một ngày rất gần, ông sẽ cho in Phiếm 3, đồng thời ông cũng ra cho ra mắt một tập truyện ngắn mới. Có có thể cho bạn đọc biết qua những dự định này, để chuẩn bị…tinh thần đón đọc. Trả lời: Như đă nói ở trên, cuốn Phiếm3 đă hoàn tất và sẽ ra mắt bạn đọc trong một ngày rất gần đây. Cuốn này cũng gồm 40 bài phiếm ba hoa về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, dầy 440 trang. Cuốn truyện ngắn mang tên Chốn Cũ đang được lay-out, vừa nhờ được Họa sĩ Đinh Cường vẽ chùa cho cái b́a, dự trù xuất bản vào đầu năm tới 2007.
LBH: Trong hai năm 2005, 2006 ông liên tiếp tổ chức ra mắt sách hai lần tại Mississauga bởi những lư do nào ? Sự thành công của những buổi ra mắt sách đó ra sao, về tinh thần cũng như tài chánh ? Ông đánh giá thế nào về bạn đọc tại Toronto, vốn thường bị hiểu lầm là không phong phú như tại Montréal, nơi ông cư ngụ ? Trả lời: Hai lần ra mắt sách tại Toronto trong hai năm liền là những kỷ niệm khó quên đối với tôi. Trước hết đó là t́nh bạn, t́nh văn của nhà thơ Lê Hân, nhà giáo Đoàn Phế, dược sĩ Vơ Thành Tân và các bạn văn nghệ trẻ ở Toronto đă dành cho tôi và các bạn văn khác tại Montreal cùng xuống ra mắt sách với tôi như nhà thơ Luân Hoán, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn. Ham vui mà tổ chức, ham vui mà xuôi Nam. Độc giả Toronto tới với chúng tôi rất đông và dành cho chúng tôi những t́nh cảm quư báu. Xin cám ơn tất cả và, nếu có dịp, tôi cũng sẽ lại cù rủ anh em ở Montreal xuống họp mặt lại với nhau. C̣n được gặp nhau, c̣n được các độc giả yêu mến là hạnh phúc rồi.
LBH: Rất lâu t́nh h́nh sinh hoạt của bạn văn tại Montréal rất khiêm nhường, ông có thể cho biết không khí sinh hoạt lúc này tại Montréal ? Nếu được, xin ông “báo cáo” t́nh h́nh nhân sự bạn văn, bạn thơ, ai c̣n ai mất trên thành phố xinh đẹp này, và sự thầm lặng sinh hoạt của họ. Trả lời: Quả như anh nói, sinh hoạt của anh em ở Montreal từng được coi là một mảnh đất màu mỡ của văn học hải ngoại lúc này hơi bải hoải. Trang Châu, Hồ Đ́nh Nghiêm, Nguyễn Vy Khanh vẫn viết lai rai, Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn và tôi “quậy” hơn một chút, Lưu Nguyễn đă hầu như tự hưu trí, Đỗ Quư Toàn, Vơ Kỳ Điền đă bỏ mà đi, người Cali, kẻ Toronto. Kể cũng có phần lơi lơi. Anh em gặp nhau cũng hiếm hoi. Sinh hoạt quá tà tà, cả năm chẳng một lần cựa quậy. Anh hùng thấm mệt rồi chăng? Tôi cố nghĩ là bây giờ chỉ là thời khắc nghỉ giải lao giữa hai hiệp bóng đá. Vào trận, lại sút siếc tưng bừng!
LBH: Ông h́nh dung ra sao về sự giao lưu văn hóa giữa quốc nội (Việt Nam) và hải ngoại, sau khi VN được gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới ? Hẳn vẫn một chiều từ những người có ḷng tại hải ngoại ? Ông đă từng thấy qua một trường hợp nào: nhà thơ, nhà văn, các thể loại tác phẩm của người Việt từ nước ngoài không có mùi hương của xă hội chủ nghĩa được báo chí trên mặt đất hoặc trên mạng lưới đề cập, giới thiệu ? Sự cố t́nh này theo ông do chính sách của nhà nước hay có sự tiếp của kỳ thị, mặc cảm bởi chính những người làm văn hóa nghệ thuật trong nước ? Ông có tin tưởng sẽ có một cải thiện tốt đẹp hơn trong tương lai ? Những ǵ những người Việt cầm bút tại hải ngoại cần làm trong thời điểm này ? Trả lời: Xin ông tha cho, tôi là một người cầm bút chỉ biết vẽ ra chữ. Có điều, đối với Cộng Sản, họ chỉ chịu lùi khi không thể không lùi. Bây giờ, sách báo, CD, DVD trong nuớc đă tự do bay tràn ngập qua bên đây trong khi sách báo, băng nhạc, băng thu h́nh của hải ngoại vẫn bị cấm cản. Đang thuận lợi cho họ như vậy, sức mấy mà họ lùi. Nay họ đang lăm le vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, đúng ra họ sẽ phải chơi theo luật đàng hoàng chứ không phải luật rừng như hiện nay. Trên nguyên tắc là như vậy, nhưng để họ tự tuân thủ th́ thiên nan vạn nan. Tôi không có nhiều ảo tưởng về cái gọi là thiện chí của họ. Theo tôi đọc được trên báo chí th́ đồng bào ta bên Cali đang vận động với Lập Pháp và Hành Pháp Hoa Kỳ đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh với họ, bắt họ phải tuân thủ sự công bằng cần có trong những giao lưu quốc tế. Tôi sẽ rất vui mừng nếu văn chương hải ngoại được thong thả trở về với người dân Việt Nam trong nước. Dĩ nhiên, lúc đó tôi sẽ cho những đứa con tinh thần của tôi về nơi đáng ra chúng phải có mặt. Ngay lập tức!