Lâu nay khi nói về câu đối Tết, chúng ta thường chỉ bàn về nội dung văn học, ư nghĩa mừng Xuân... mà hầu như chưa quan tâm tới một khía cạnh khác, đó là ư nghĩa ma thuật thần bí của nó. Mà chính cái khía cạnh này mới là cái tạo nên cội nguồn của phong tục chơi câu đối Tết.
Theo nhiều sử sách Trung Hoa cho biết, th́ vào thời cổ đại/ thời Hoàng Đế, trên núi Độ Sóc ở biển Đông, có một cây đào thần kỳ, tán cây um tùm tỏa rộng, thân và gốc ṿng vèo uốn quanh tới ba dặm; tại gốc đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên gọi Thần Đồ (Chú ư, trong chữ Hán, chữ Đồ và chữ Trà có tự dạng gần giống nhau, nên có người đă đọc lầm đồ thành trà, như trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính chẳng hạn, và về sau đă có nhiều người đọc lầm theo) và Uất Lũy chuyên cai quản lũ quỷ dữ; con quỷ nào ác độc đều bị hai vị thần dùng thừng bện bằng cây sậy bắt trói đem cho hổ ăn. Do đó, Hoàng Đế đă sai người lấy gỗ đào tạc h́nh Thần Đồ, Uất Lũy và con hổ, lại gài cả thừng bằng sậy vào đó, rồi để bên cửa để trừ tà đuổi quỷ, tục gọi là Môn thần (Thần canh cửa).
Vào thời Chiến Quốc, vùng Trung Nguyên đă thấy có tục này. Lâu dần về sau đă trở thành phong tục phổ biến trong dân gian khắp mọi nơi. Cứ vào dịp Xuân về Tết đến, lại có tục vào ngày mồng Một tháng Giêng, mỗi nhà lấy mảnh gỗ đào vẽ tượng trưng h́nh hai vị thần có tên Thần Đồ, Uất Lũy, gọi là bùa đào (đào phù) để treo lên cửa, lại dán cả tranh vẽ gà và treo chiếc thừng sậy lên cửa để trừ tà, trừ bách quỷ. Về sau, người ta chỉ viết tên Thần Đồ, Uất Lũy lên mảnh gỗ đào mà không cần vẽ h́nh.
Đến thời Ngũ Đại Hậu Thục (919-965), Thục chúa là Mạnh Sướng đă đích thân cầm bút viết lên mảnh gỗ đào hai vế đối:
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hào trường xuân
Nghĩa là:
Năm mới tụ phúc lớn
Tiết đẹp gọi xuân dài
Mọi người cho đây là đôi câu đối Tết sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc. Người Trung Hoa từng gọi câu đối Tết với nhiều tên gọi khác nhau: Xuân liên, đối liên, môn đối, đối tử... Song tên gọi Xuân liên là phổ biến hơn cả. Liên nghĩa gốc trong chữ Hán là "đối ngẫu", nghĩa là cặp đôi/ một đôi. Ở Việt Nam thời trước, câu đối thường được gọi là đối liễn.
Từ đời Tống trở đi, cứ đến dịp Tết Nguyên đán th́ các nho sĩ lại đua nhau làm câu đối mừng Xuân mới. Nhà thơ lớn đương thời là Tô Đông Pha (1036-1101) c̣n để lại một giai thoại hết sức thú vị về việc làm câu đối Tết. Truyện kể rằng, nhân dịp dọn nhà mới vào đúng dịp năm mới, Tô Đông Pha đă làm một đôi câu đối như sau:
Xuân phong xuân vũ xuân sắc
Tân niên tân cảnh tân gia
Nghĩa là:
Năm mới, cảnh mới, nhà mới
Gió xuân, mưa xuân, sắc xuân
Sau khi đôi câu đối được dán lên hai bên cổng, kẻ qua người lại đều tỏ ra thích thú về cái ư mùa Xuân và năm mới. Thế rồi đến sáng hôm sau, đôi câu đối đă bị bóc trộm mất. Tô Đông Pha vừa tức cười kẻ nào đó, vừa bực ḿnh v́ phải mất công viết lại. Ông bèn viết hẳn một đôi câu đối có nội dung khác:
Phúc vô song chí
Họa bất đơn hành
Nghĩa là:
Phúc không hai lần tới
Họa chẳng một phen về
Bà vợ nhà thơ cằn nhằn rằng câu đối Tết mà viết thế th́ xúi quẩy lắm. Mà có lẽ mọi người cũng nghĩ như bà vợ nhà thơ, nên qua đêm câu đối vẫn c̣n, không bị ai bóc trộm nữa. C̣n Tô Đông Pha th́ chỉ cười thầm, rồi ông lấy bút mực viết nối thêm vào đôi câu đối mấy chữ thành hai câu như sau:
Phúc vô song chí kim chiêu chí
Họa bất đơn hành tạc dạ hành
Nghĩa là:
Phúc không hai tới sớm nay tới
Họa chẳng một đi đêm qua đi
Đây chẳng qua là một định kiến trong dân gian, nên từ lâu đă có câu "Họa vô đơn chí/ Phúc bất trùng lai" (Họa không một lần tới/ Phúc chẳng hai phen về). Song nhà thơ Tô Đông Pha lại muốn nói khác đi, muốn xóa tan cái định kiến đó: Phúc vẫn đến hai lần, hôm qua đến rồi, sớm nay lại đến; c̣n họa chẳng tới lần nào, bởi từ đêm qua nó đă đi mất tăm rồi...
Đó là câu chuyện giai thoại nói về các danh sĩ tham gia viết câu đối Tết ở thời Tống. Nhưng theo một số tài liệu th́ cái tên Xuân liên (Câu đối Xuân) được mệnh danh chính thức trong phong tục đón năm mới lại do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Tương truyền, sau khi định đô ở Nam Kinh, Minh Thái Tổ đă hạ lệnh cho mọi người vào trước đêm 30 Tết đều phải làm đôi câu đối dán ở cổng. Đồng thời nhà vua c̣n đi vi hành các phố phường để kiểm tra việc này. Chuyện c̣n kể rằng, khi nhà vua tới một phố nọ, thấy nhà một người làm nghề hoạn lợn chưa có câu đối Xuân, hỏi ra được biết chủ nhà cảm thấy nghề hèn mạt nên không muốn viết câu đối, nhà vua đă nói lời khích lệ rồi làm cho chủ nhà một đôi câu đối như sau:
Song thủ phách khai sinh tử lộ
Nhất đao cát đoạn thị phi căn
Nghĩa là:
Hai tay mở toác đường sinh tử
Một búa phanh phui gốc thị phi
Câu đối dán lên, nhân dân kinh thành đều trầm trồ, không ngờ nhà anh thiến lợn mà lại có đôi câu đối Tết đầy khí phách như thế.
Như vậy, từ đời Minh, câu đối Xuân/ Tết bắt đầu được thịnh hành như một phong tục, và bắt đầu được viết phổ biến trên giấy thay v́ viết trên mảnh gỗ đào như xưa kia. Thời bấy giờ, người Trung Hoa thường hay dùng giấy đỏ để viết câu đối Tết; duy cung thất dùng giấy trắng, mép viền đỏ/ xanh, và nếu không phải tông thất không được dùng kiểu giấy này. Điều thú vị là sách Yên Kinh tuế th́ kư c̣n cho biết: Cứ vào khoảng cuối tháng Chạp hàng năm, một số văn nhân mặc khách, nhất là các thư pháp gia lại đến ngồi dưới mái hiên hè phố, để viết thuê câu đối Tết, vừa có dịp phô bày tài nghệ vừa kiếm thêm chút tiền lộc đầu Xuân...
Đó là nói về mặt cội nguồn và ư nghĩa sâu xa của câu đối Tết như là một phong tục ngày Xuân. C̣n về mặt văn học th́ đúng như Dương Quảng Hàm đă nhận định: một đặc tính của văn chương chữ Hán (Trung Quốc, Việt Nam) là phép đối, không những là văn vần (thơ, phú) mà các loại biền văn (câu đối, tứ lục, kinh nghĩa) và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau, hoặc hai đoạn trong một câu đối nhau. Về phép đối trong thuật làm câu đối, Dương Quảng Hàm cũng cho biết sơ lược về các phép đối ư (nội dung tư tưởng), đối chữ (tự loại), đối thanh (bằng, trắc)...
Đó là nói qua về phép làm câu đối nói chung (trong đó có câu đối Tết). C̣n về treo/ dán câu đối cũng có phép tắc của nó, không thể tùy tiện muốn treo/ dán thế nào cũng được. Trong một đôi câu đối bao giờ cũng có hai vế, được gọi là vế "thượng" và vế "hạ", tức vế trên và vế dưới, vế thượng (trên) phải treo/ dán bên hữu (phải), c̣n vế hạ (dưới) th́ treo/ dán bên tả (trái). C̣n muốn biết vế nào là thượng, vế nào là hạ th́ chỉ cần xem chữ cuối cùng; nếu là thanh trắc (sắc, nặng, hỏi, ngă) th́ đó là vế thượng; c̣n thanh bằng (dấu huyền hoặc không dấu) tức là vế hạ (Trong thực tế, không phải ai cũng nắm vững quy tắc này khi treo/ dán câu đối Tết, cũng như câu đối nói chung).
Như vậy, bắt nguồn từ tục treo bùa đào (đào phù), câu đối Tết trong quá tŕnh diễn biến lịch sử đă kết hợp với các thể loại văn học chữ Hán để trở thành một thể loại độc lập có chức năng và đặc trưng riêng.
Việt Nam - Trung Quốc, do hoàn cảnh địa lư - lịch sử, nên văn hóa - phong tục có nhiều điểm gần gũi. Tuy nhiên, tục chơi câu đối Tết của Trung Hoa truyền sang ta từ lúc nào không thấy sử sách cũ ghi chép. Song căn cứ vào bài thơ Nôm Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải được viết khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII c̣n có câu rằng: Đào phù cấm quỷ pḥng linh ngăn tà, th́ có thể biết tục treo bùa đào (h́nh thức tiền thân của câu đối Tết) cũng đă từng xuất hiện ở Việt Nam thời này. C̣n theo nhiều sử sách cũ th́ vào thời Lê Thánh Tông (1460) có khá nhiều giai thoại phản ánh việc nhà vua đi vi hành ở kinh thành Thăng Long để xem câu đối Tết của phường phố. Và bấy giờ, nhà vua từng làm câu đối Tết cho các nhà dân làm nghề thợ nhuộm, hót phân... Như thế, có thể biết chắc chắn rằng, ít ra từ thời Lê Thánh Tông, tục chơi câu đối Xuân/ Tết ở Việt Nam đă rất thịnh hành.
K.T
_______________
Tài liệu tham khảo
- Kinh Sở tuế th́ kư (bản Khâm định tứ khố toàn thư)
- Viên Kha, Trung Quốc thần thoại truyền thuyết từ điển, Nxb Thượng Hải từ thư, 1985.
- Nhiều tác giả, Trung Quốc dân gian tín ngưỡng phong tục từ điển, Bắc Kinh, 1992.
- Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, bản in lần thứ ba, Hà Nội, 1951.