Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: TRA


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 83
Date:
TRA


CHÉN TRÀ PHƯƠNG ĐÔNG


TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN


                                     


                                                                                    Hà Văn Lưỡng


 


Trà là thức uống được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia châu Á. Ngày nay, văn hóa trà đă thấm đẫm trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của người dân các nước Á Đông


Đối với người dân các quốc gia Á Đông từ ngàn xưa cho đến ngày nay, trà được dùng trong nhiều h́nh thức sinh hoạt và đời sống của họ: trà trong ẩm thực, trong lễ tiệc, trong giao tiếp, trong đời sống văn hóa nghệ thuật, trong việc khâm liệm người chết, trong trị bệnh, trong dưỡng sinh và trong một số công việc khác.


Ở các nước Á Đông, ban đầu trà xuất hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và sau đó đến một số nước khác. V́ thế, ở các quốc gia trên, việc uống trà, trồng cây trà không chỉ là một nét đẹp của biểu hiện văn hóa ẩm thực mà c̣n mang lại lợi nhuận khá cao đối với những vùng trồng nhiều cây trà. Như vậy, có thể nói văn hóa trà trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong văn hóa phương Đông.


Sự ra đời và phát triển của ngành chế biến trà và quá tŕnh h́nh thành văn hóa trà ở các nước phương Đông không giống nhau về thời gian và h́nh thức sinh hoạt trà, nhưng nó vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hóa phương Đông. Thông qua văn hóa trà, một số thuần phong mỹ tục của nhiều nước không những được bảo tồn, ǵn giữ mà c̣n góp phần làm nảy sinh những tư tưởng tiến bộ nhằm hướng đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người.


Vào khoảng bốn ngàn năm trước, người Trung Hoa đă biết cách dùng lá trà hái từ rừng về để chữa bệnh cho người ốm. Và cũng trên hai ngàn năm tục lệ uống trà đă xuất hiện trong đời sống sinh hoạt của người Trung Hoa. Trong cuốn Án tử Xuân Thu ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (Trung Quốc) có đoạn viết: “Thời Tề Cảnh Tông, tể tướng Án Anh thường ăn uống đạm bạc, chỉ cần nướng vài ba quả trứng và uống vài chén trà ngon”. Về sau, việc uống trà được lan rộng ra nhiều nước và tiếp nối qua nhiều thời đại cho đến ngày nay. Ban đầu người ta xem việc uống trà chỉ như là một thức uống đặc biệt nhằm giải khát đối với nhu cầu b́nh th­ờng của con người. Nhưng về sau, ở một số nước (đặc biệt là Nhật Bản) uống trà được nâng lên thành một nghệ thuật thẩm mỹ. Thông qua chén trà, con người đă chiêm nghiệm và cảm nhận ra những cái đẹp, đáng yêu trong cuộc sống, giải thoát tâm hồn con người khỏi những buồn bực, ưu tư trong cơi đời đầy những biến thiên, loạn lạc.


Trong việc uống trà của nhân loại, từ nghi thức đến việc thưởng thức trà và khung cảnh quán trà, thời gian uống trà ở mỗi nước có sự khác biệt nhau. Việc cảm nhận văn hóa trà của phương Đông và phương Tây cũng có nhiều chỗ không giống nhau. Điều này có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân như do thị hiếu, thói quen, tập quán, phong tục và cả những quan niệm về trà, uống trà… chi phối. Dẫu cho có những sự khác biệt nhau như trên, nhưng bất kỳ ở châu lục nào trên thế giới, khi người ta ngồi lại với nhau cùng nhấp một chén trà và cùng nhau đàm đạo về thơ văn, nghệ thuật và những vấn đề khác trong cuộc sống th́ họ cảm thấy gần nhau và thấu hiểu nhau hơn. Có thể nói, đó là những giây phút thư giăn, thăng hoa của con người tạo ra một sự sảng khoái của tâm hồn, hướng họ đến những cái đẹp trinh nguyên của cuộc sống.


Trong việc uống trà, người Nhật đă biết nâng nó lên thành một nghệ thuật đặc biệt - nghệ thuật trà đạo. Đây là một trong những biểu hiện văn hóa ẩm thực của người Nhật và là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của đất nước hoa Anh đào.


Ở Nhật Bản, trà đạo phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng đến những mối quan hệ của người Nhật trong đời sống xă hội. Lịch sử h́nh thành và phát triển của trà đạo Nhật Bản trải qua một chiều dài lịch sử hàng trăm năm và có nhiều giả thuyết, quan điểm khác nhau. Có người cho rằng, cây trà xuất hiện ở Nhật Bản từ thời Nara (710-794), khi nước Nhật Bản nhu nhập từ Trung Hoa tư tưởng văn hóa, nghề trồng trọt, Phật giáo và một số vấn đề khác. Và những cây trà đă cùng với các Thiền sư Nhật từ Trung Hoa trở về. Nhưng có giả thuyết lại khẳng định, cây trà và việc uống trà xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng thế kỷ XII (1192) và do nhà sư Eisai mang từ Nhật về trồng ở chùa sau đó lan rộng ra nhiều nơi trên đất nước Nhật.


Mặc dù có những ư kiến khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của cây trà trên đất Nhật Bản, nhưng điều quan trọng là việc uống trà đă trở thành một nét sinh hoạt văn hóa của người Nhật từ thời xa x­a và nó vẫn c̣n lưu truyền đến ngày nay.


Theo một số tài liệu gần đây th́ cho rằng, trà đạo phát triển mạnh vào thế kỷ XII nhưng phải đến thế kỷ XV, đặc biệt thế kỷ XVI-XVII th́ nghệ thuật trà đạo mới đạt đến đỉnh cao. Senno Rikyu (1522-1591) là ông tổ của trà đạo Nhật Bản và sau đó là trà sư So Ami. Đó là những bậc trà sư lỗi lạc của Nhật Bản có công lớn trong việc phát triển trà đạo ở thế kỷ XVI. Vào thế kỷ XVII, trà đạo đạt đến đỉnh cao gắn với tên tuổi của trà sư Furuta Ôribê - người đem lại sự tinh tế của trà đạo nhập vào tâm linh của người Nhật. Sự xuất hiện, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng của trà đạo đối với mọi tầng lớp người dân trong xă hội Nhật Bản đă góp phần làm cho văn hóa trà có những nét rất riêng trong hệ thống văn hóa của người Nhật. Và nếu thiếu đi nghệ thuật trà đạo th́ văn hóa Nhật Bản sẽ không hoàn chỉnh và phần nào mất đi đặc trưng văn hóa truyền thống của xứ sở Phù Tang. Theo Senno Rikyu, lư luận về trà đạo được tóm tắt trong bốn chữ: Ḥa, Kính, Thanh, Tịnh. Ḥa có nghĩa là sự ḥa hợp giữa con người với nhau, giữa con người với thiên nhiên và giữa các dụng cụ pha với cách sử dụng các dụng cụ đó. Kính tức là tỏ niềm kính trọng đối với sự vật và cảm tạ trước sự tồn tại của các sự vật trong thiên nhiên vũ trụ. Thanh là biểu tượng cho sự thanh khiết của vật chất và tinh thần. Tịnh tức là sự b́nh an yên tĩnh trong ḷng con người có được khi đă thực hiện được các điều Ḥa, Kính, Thanh.


Ban đầu trà đạo chỉ lưu hành trong tầng lớp quư tộc và những gia đ́nh giàu có. Về sau việc uống trà theo một nghi thức trở thành phổ biến rộng răi đến mọi người dân. Từ người nông dân lao động, đến người trí thức; từ người ở nông thôn đến thành thị; từ người già đến người trẻ đă t́m thấy nguồn cảm hứng và sảng khoái mà trà đạo mang lại. Trà đạo đă đưa con người vào thế giới tịch, tĩnh của cơi nguyên sơ và qua đó con người đọc và hiểu được những điều bí ẩn của thiên nhiên mà b́nh thường không thể thấu hiểu được.


Thưởng thức trà đạo bao gồm từ khâu quán trà, cách bài trí, không gian, màu sắc đến cách pha trà và dụng cụ uống trà và quan trọng hơn là tâm thế của người uống trà. Tất cả những cái đó phải tuân thủ theo những nghi thức nghiêm ngặt nhất định. Nh́n từ ngoài vào, người ta có thể thấy được tinh thần trà đạo toát lên từ cách bài trí các dụng cụ pha trà và tranh treo ở pḥng trà… C̣n nh́n từ bên trong th́ chính trà đạo đă tạo ra một hệ thống văn hóa bởi sự kết hợp giữa thuần phong mỹ tục lâu đời với ư tưởng tâm linh và văn hóa của con người hiện đại.


Trong trà đạo, người ta thấy có sự kết hợp giữa nghi lễ, tập quán, ẩm thực với kiến trúc, hội họa. Tất cả những cái đó tạo nên sự lung linh, huyền ảo của việc thưởng thức trà đạo. Quán trà đạo được đặt ở một nơi thanh tịnh, yên tĩnh và gần với thiên nhiên. Đó là một quán nhỏ, sạch sẽ, có cổng đi vào nhỏ và người đi phải cúi xuống mới bước qua được. Các dụng cụ pha trà truyền thống được làm bằng phương pháp thủ công và có giá trị mỹ thuật cao. Hộp đựng trà được khắc chạm tinh xảo, ấm đun nước, bếp ḷ, bát uống trà đều làm từ đồ gốm do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân có tài. Gáo để múc nước pha trà được làm từ gỗ. Những dụng cụ uống trà trên của trà đạo đều đạt đến độ chuẩn mực với tŕnh độ tinh xảo cao. Loại chè dùng trong trà đạo được chế biến rất công phu và qua nhiều công đoạn từ lá chè xanh qua ngâm kỹ, sấy khô, nghiền nát thành bột và cho vào hộp dành riêng cho uống trà.


Như vậy, đối với người Nhật Bản, từ xa x­a, trà đạo đă trở thành một “tôn giáo” chiếm số lượng lớn về tín đồ. Nó c̣n là nơi “hợp chủng đạo” của các thành phần tôn giáo khác nhau đều đến với trà đạo. Trà đạo cũng là một ch́a khóa để mở ra thế giới văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng của người Nhật và là một biểu hiện của văn hóa truyền thống mà dân tộc Nhật Bản c̣n lưu giữ đến ngày nay.


Nếu bàn về chén trà phương Đông giúp chúng ta biết thêm về nghệ thuật ẩm thực của con người châu Á, trong sự khác biệt với phương Tây, th́ t́m hiểu trà đạo giúp cho chúng ta hiểu thêm về đất nước và con người Nhật Bản - xứ sở của đất nước Mặt trời mọc.


                                                                  H.V.L.



__________________
My Thuat Viet Nam
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard