Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: VĂN XUÔI


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 83
Date:
VĂN XUÔI


ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN XUÔI


QUỐC NGỮ ĐẦU THẾ KỶ XX


                                  Huỳnh Thị Lành


 


Cùng với sự phổ biến chữ quốc ngữ, sự ra đời và phát triển của báo chí đă tạo điều kiện cho những truyện ngắn đơn giản bằng văn xuôi quốc ngữ h́nh thành. Năm 1865, tờ báo quốc ngữ đầu tiên ra đời - Gia Định báo - đă tạo điều kiện thuận lợi cho giới trí thức gia nhập cuộc sống viết lách. Tôn chỉ của tờ báo là muốn có những truyện nôm na để in, về quy cách chỉ cần câu chuyện có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc, có cả những lời nhận định chủ quan của người viết và yêu cầu thiết yếu là phản ánh trung thực sự việc xảy ra. Chính tôn chỉ này đă ảnh hưởng nhiều đến tiểu thuyết Nam Bộ thời kỳ đầu.


Những truyện ngắn giản đơn bằng văn xuôi ra đời c̣n gồm những truyện kể lưu truyền trong dân gian, những truyện vui, những gương trung hiếu tiết nghĩa… đă được các nhà văn ghi lại bằng chữ quốc ngữ trong các tập truyện như Chuyện đời xưa (Trương Vĩnh Kư), Chuyện giải buồn (Huỳnh Tịnh Của), Chuyện khôi hài (Đặng Huy Trần Phong Sắc)... Loại truyện này lời văn giản dị nôm na, gần gũi với ngôn ngữ đời sống thường ngày, không những đă góp phần phổ biến rộng răi chữ quốc ngữ mà c̣n giúp độc giả làm quen với cái mới, tạo tiền đề cho sự ra đời của tiểu thuyết.


Một dạng truyện nữa là truyện quảng cáo, một sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Đây là những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt, song rất hấp dẫn người đọc, người nghe, nhằm giới thiệu sản phẩm cần quảng cáo. Về sau h́nh thức này đă được thay đổi bằng cách in những tiểu thuyết khá hay rồi in luôn phần quảng cáo vào như Nghĩa hiệp kỳ duyên, Kim thời dị sử, Một cảnh làm dâu… hoặc viết những truyện ngắn rồi đưa vào truyện một hai chi tiết để quảng cáo như Lưới trời khó lọt, Dưới cội đào… Cách viết này đă làm thay đổi tư duy sáng tạo, óc tưởng tượng phong phú cho người viết văn, làm tiền đề cho một lớp nhà văn mới phát triển.


Song song với sự ra đời của những truyện ngắn giản đơn, trên văn đàn nước ta xuất hiện thể loại truyện thơ. Loại truyện này tiếp tục nguồn truyền thống của truyện thơ Nôm trước đó, viết theo thể lục bát nhưng nội dung đă khác trước. Nội dung của những câu chuyện là phản ánh thực tế cuộc sống hàng ngày và được hư cấu thêm để tăng phần hấp dẫn cho độc giả. Vào thời kỳ này c̣n có truyện Thơ Sáu Trọng, Thơ Thầy Thông Chánh, Thơ cậu Hai Miêng... ít nhiều gắn bó với sinh hoạt văn hóa dân gian. Bên cạnh đó c̣n có truyện thơ viết theo dạng trí thức hơn thường gọi là Lục hay Tiểu lục như truyện U t́nh lục của Hồ Biểu Chánh... Đây là hướng thử nghiệm trong việc cách tân thể loại truyện thơ. Nhưng sự đổi mới đó vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của tầng lớp độc giả ở thành thị. H́nh thức văn vần cũng dần dần không c̣n thích hợp để chuyển tải nội dung hiện thực phong phú nữa. Trước những yêu cầu đó, truyện thơ buộc phải thay đổi cả về h́nh thức nghệ thuật. Truyện viết bằng văn xuôi ra đời.


Bắt đầu từ những truyện ngắn giản đơn, những truyện quảng cáo, những tích xưa viết lại cộng với sự đổi mới về nội dung của những truyện thơ truyền thống đă đem đến cho văn học một thể loại mới, đó là tiểu thuyết bằng văn xuôi quốc ngữ. Tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên viết bằng văn xuôi ra đời năm 1887 là Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Tác phẩm có nhiều yếu tố hiện đại. Về mặt ngôn ngữ tác giả đă dùng lời nói thường chứ không dùng văn vần, văn biền ngẫu. Kết cấu truyện không theo lối chương hồi, không lời dẫn, kết thúc không có hậu. Nhân vật trong truyện không bộc trực, không “nói phứt cho rồi” như tính cách của người dân Nam Bộ, mà luôn day dứt, dằn vặt giữa các trạng thái yêu thương, oán hận, lầm lạc, hối hận, luôn bị giằng xé giữa luân lư và dục vọng, lương tâm và tội ác, cao cả và thấp hèn. Đề tài cũng hết sức mới là giết người và ghen tuông, “với cốt truyện và những vấn đề mà Nguyễn Trọng Quản đặt ra, trong điều kiện văn học hiện đại đă phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, các nhà văn có thể xây dựng thành một tiểu thuyết với đầy đủ những đặc trưng thể loại vốn có của nó”(1)... Sau truyện Thầy Lazarô Phiền, trên văn đàn lần lượt xuất hiện các tác giả như Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Hồ Biểu Chánh.


Năm 1912 tiểu thuyết đầu tiên của Hồ Biểu Chánh ra đời, cuốn Ai làm được, đă bắt đầu cách tân theo hướng hiện đại. Từ lối kể chuyện theo một trật tự nhất định của tiểu thuyết cổ điển, Hồ Biểu Chánh đă đưa người đọc đi vào lối kết cấu mới, có sự linh hoạt về thời gian, không gian. Sau đó là hàng loạt tiểu thuyết khác ra đời. Hồ Biểu Chánh đă từng bước đưa sự kiện, con người vào tiểu thuyết với lối kể chuyện sinh động, giàu kịch tính. Lối kể chuyện gián tiếp tự nhiên đă làm cho tiểu thuyết của ông ngày càng gần với tâm lư độc giả b́nh dân Nam Bộ. Sự đan kết giữa các chuyện chính, chuyện phụ đă tạo ra những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm khá hấp dẫn làm cho tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có sức sống trong ḷng độc giả Nam Bộ hơn nửa thế kỷ qua. Hai nhà nghiên cứu C.Schaffer và Thế Uyên có nhận định “Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu và Trương Duy Toản rất xứng đáng được tuyên dương là những tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt Nam. Họ đă đi từ thể loại truyện thơ từ chữ nôm sang truyện dài văn xuôi quốc ngữ, thay thế các nhân vật cổ điển bằng những nhân vật hiện đại với đầy đủ những ham mê dục vọng của con người, từ ḷng tham tiền bạc, yêu thương và hận thù, cho đến cả vấn đề t́nh dục nữa. Họ cũng từ bỏ lối kể chuyện đường thẳng, thay thế bằng những bút pháp bao gồm nhiều miêu tả cảnh vật và biến đổi tâm lư của nhân vật”... (2).


Hầu hết các nhà văn trong giai đoạn này đă thiên về xu hướng tả thực, bám sát đời sống để miêu tả, xây dựng cốt truyện, dựa trên thực tế cuộc sống để giải quyết vấn đề. Người đọc có thể qua tiểu thuyết t́m thấy những ǵ ḿnh đă nếm trải hoặc t́m cho ḿnh một hướng giải quyết những t́nh huống bất ngờ, phức tạp trong cuộc sống nhiễu nhương mà có lúc họ chưa đủ sức chống chọi.


Văn minh phương Tây tràn vào đă làm cho đất nước có nhiều thay đổi, nếp sống truyền thống theo Nho giáo đă bị phá vỡ. Đồng thời những tác động từ chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến xă hội Việt Nam chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế hàng hóa... Tất cả những thực trạng trên là nguồn đề tài vô tận cho các nhà văn đương thời. Bằng tấm ḷng ưu ái, lo sợ xă hội băng hoại, văn hóa dân tộc bị thui chột, các nhà văn đương thời đă lên án những tác nhân, mầm mống gieo rắc tai họa, gây bao cảnh lầm than để mọi người biết và đề pḥng. Cho nên “đời tư là tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết” (3).



__________________
My Thuat Viet Nam


Viễn Khách

Status: Offline
Posts: 83
Date:
RE: VAN XUÔI


Nh́n chung các nhà tiểu thuyết đă đi vào miêu tả số phận của những con người b́nh thường, nhỏ bé trong xă hội với những bi kịch đời tư. Đó là cuộc đời của Lazarô Phiền (Thầy Lazarô Phiền) v́ ghen tuông thù oán mà phải đau khổ đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Cuộc đời lận đận truân chuyên của Ánh Nguyệt (Ngọn cỏ gió đùa), của Vương Thị Phượng (Mồ cô Phượng), của Kim Anh (Kim Anh lệ sử), cuộc đời long đong đầy nước mắt của Bạch Thủy (Cành lê điểm tuyết), của Liêm Tử Tâm (Cô Ba Trà)… Xoay quanh những mảnh đời ấy là những vấn đề của xă hội đang trong quá tŕnh đô thị hóa, những chính sách về phúc lợi xă hội, về quyền phụ nữ, về tự do hôn nhân, tự do yêu đương… Đặc biệt những đề tài ảnh hưởng đến đạo đức xă hội như ngoại t́nh, vấn đề tính dục, giới tính cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết thời kỳ này. T́nh yêu không chỉ được nh́n nhận dưới góc độ t́nh cảm mà nó c̣n là sự đ̣i hỏi, khao khát về tính dục, nên việc miêu tả, phản ánh là điều “tự nhiên” - mặc dầu điều đó quả là quá mới so với nhận thức chung của xă hội đương thời. Từ nhận thức đó, những tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt, Người bán ngọc của Lê Hoằng Mưu miêu tả những cảnh ngoại t́nh đă bị lên án kịch liệt.


Không gian tác phẩm cũng dần dần mở rộng theo sự phát triển của tiểu thuyết. Những tác phẩm ban đầu như Thầy Lazarô Phiền (1887), Hoàng Tố Oanh hàm oan (1910), Hà Hương phong nguyệt (1920)… địa bàn hoạt động của các nhân vật chỉ ở một vài vùng như Bà Rịa, Vũng Tàu, Sài G̣n, Vĩnh Long… Đến Chúa tàu Kim Quy (1922), Một thiên tuyệt bút trường hận (1931)… th́ không gian miêu tả của tiểu thuyết không chỉ ở trong nước mà mở rộng sang Trung Quốc, Thái Lan, Lào… Nét đổi mới so với tiểu thuyết cổ điển là không gian không chỉ được nhắc đến qua địa danh mà nó c̣n được miêu tả một cách cụ thể, hấp dẫn. Những quang cảnh mới lạ như cảnh toà Đại h́nh xử án, cảnh pháp trường xử bắn tội nhân (Dập tắt lửa phiền - Trần Hoàng Nam, Đêm rốt cùng của người tội tử h́nh - Lê Hoằng Mưu, Ḷng người nham hiểm - Nguyễn Chánh Sắt), cảnh đám cưới vừa cổ truyền, vừa hiện đại… đều được tiểu thuyết lưu tâm đặc tả.


Chính việc phác họa một vài nét về các quốc gia khác, và những chi tiết cụ thể đă làm tăng tính hiện đại của tiểu thuyết, tạo ấn tượng kích thích được sự hiếu kỳ, ham hiểu biết của độc giả khiến họ càng yêu thích thể văn học mới này.


Quan niệm mới về con người trong tiểu thuyết là sự cách tân trong văn học bởi tiểu thuyết thời kỳ này đă hoàn toàn khác xa lối tư duy luôn sùng bái, tôn kính các nhân vật anh hùng kiệt xuất, luôn hướng đến những mẫu mực cổ xưa trong văn học trung đại. Ngay cả các tiểu thuyết lịch sử, tuy vẫn c̣n h́nh ảnh của những con người phi thường nhưng dần dần các nhân vật anh hùng đó cũng được miêu tả dưới góc độ đời thường, của một con người bằng xương bằng thịt, có trái tim biết rung động bởi những cảm xúc thường t́nh trong cuộc sống (Thân Thanh Ṭng - Nặng gánh cang thường, Ngô Quyền - Nam cực tinh huy của Hồ Biểu Chánh, Hồ Quốc Thanh - Người bán ngọc… của Lê Hoằng Mưu). Sự quan tâm đến đời tư nhân vật khiến cuộc sống của họ gần gũi với sự thật lịch sử, v́ thế nhân vật trong tác phẩm thường rất thực. Điều đó đă tạo nên những nét mới trong nội dung của tiểu thuyết văn xuôi đầu thế kỷ.


Tránh lối ṃn trong tiểu thuyết cổ, tiểu thuyết trong giai đoạn này đă chú trọng về mặt chân dung ngoại h́nh nhân vật. Tuy chưa thoát khỏi hẳn cách miêu tả ước lệ cổ điển, song nó đă có một sự thay đổi lớn trong cách nh́n. Đó phải là những “nhân vật sống”, những người như tất cả mọi người, có một tấm ḷng quảng đại nhưng lại có những điểm yếu hèn, có một khối óc thông minh nhưng lại có thể sa vào tội lỗi, là những người gần gũi thân thiết mà nh́n vào họ ta như nh́n thấy ḷng ta. V́ vậy khi xây dựng tính cách nhân vật, đ̣i hỏi nhà văn phải có vốn sống phong phú, tinh tế, các yếu tố như ngoại h́nh, ngôn ngữ, hành động, tâm lư… nhân vật đều phải hoà hợp với nhau trong bản thân nhân vật, quan hệ chặt chẽ với tổng thể xung quanh.


Tính cách nhân vật tiểu thuyết buổi đầu c̣n chịu ảnh hưởng của thi pháp truyện thơ và tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa, phần lớn là nhân vật đơn tuyến. Hai tuyến nhân vật thiện - ác luôn rạch ṛi. Các nhân vật được xây dựng hoặc tốt hoặc xấu và tính cách thường đơn điệu, thậm chí không biến đổi, mặc dù hoàn cảnh hay điều kiện sống thay đổi. Chẳng hạn Bạch Tuyết (Ai làm được), Chăng Cà Mum (Nghĩa hiệp kỳ duyên), Trịnh Thị (Một cảnh làm dâu), cô Lê (Chuyện chị em cô Lê, tṛ Lư), Lê Nương (Nho phong)... tốt đến mức khiên cưỡng, khó chấp nhận trong cuộc sống đa dạng, phức tạp của thực tại. Các nhân vật phản diện như Đào Phi Đáng (Nghĩa hiệp kỳ duyên), Hà Hương (Hà Hương phong nguyệt), Thượng Kim (Kiếp chồng chung)… nếu không có cái chết kết thúc cuộc đời th́ cũng khó có thể cải tạo được sự độc ác của họ. Chính v́ trung thành với lối xây dựng tính cách nhân vật đơn tuyến nên tiểu thuyết thời kỳ đầu dù rất hấp dẫn, sâu sắc nhưng vẫn không đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại.


Tâm lư nhân vật cũng là một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết thời kỳ này. Do tiếp xúc nhiều với kỹ thuật viết phương Tây, các tác giả đă học tập dần cách xây dựng tâm lư nhân vật, tập trung vào những suy nghĩ, tính toán riêng tư, những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Từ đó “cái tôi cá nhân” dần dần được khẳng định như một “thành tựu” của tiểu thuyết lúc bấy giờ, mà tiêu biểu là tiểu thuyết Tố Tâm. Lần đầu tiên cái tôi cá nhân, cá thể đă trở thành h́nh tượng văn học thay cho con người Nho giáo với cái tôi của bổn phận gắn chặt với cộng đồng. Thật ra những vấn đề về phân phận con người, những đ̣i hỏi hạnh phúc tự do… đă thai nghén từ các tác phẩm của Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều… và ngay cả những tiểu thuyết xuất hiện trước nó, nhưng phải đến Hoàng Ngọc Phách th́ “cái tôi” ấy mới được bộc lộ một cách mạnh mẽ và công khai.


Một số tác giả c̣n chú ư đến những chuyển biến trong tính cách nhân vật khi hoàn cảnh thay đổi. Như Quế Hương trong Một thiên tuyệt bút trường hận của Bửu Đ́nh, Hồ Quốc Thanh trong Người bán ngọc của Lê Hoằng Mưu. Đặt nhân vật trong những hoàn cảnh éo le, những va chạm thực tế cuộc sống, sự đổi thay của xă hội đă làm cho nhân vật dần thay đổi, thật sự là những “nhân vật sống”. Trong con người họ vừa có cái cao cả, vị tha, nhân ái… nhưng cũng có cái thấp hèn, vị kỷ, nhỏ nhen… Những lúc thời cuộc thay đổi, nhân vật bị đặt vào những t́nh huống phải cân nhắc, day dứt, đấu tranh chọn lựa giữa cái tốt cái xấu, cái được cái mất… Lê Hoằng Mưu rất thành công khi thể hiện một cách tinh tế, ư vị về sự dằn vặt, căm giận, đau khổ và mâu thuẫn trong con người Hồ Quốc Thanh (Người bán ngọc), một quan đề đốc binh mă đầy dũng khí, một người vô cùng yêu thương vợ. Bên cạnh Hồ Quốc Thanh, tâm lư Tô Thường Hậu - người bán ngọc, Trang Tử Minh - vị quan quang minh chính trực - cũng được tác giả miêu tả sâu sắc.


Trong giai đoạn mở đầu này, một số “nhà văn đă diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lư uyển chuyển của con người”(4), họ đă tiếp cận với việc xây dựng nhân vật hiện đại, nên “cuốn truyện kết thúc nhưng nhân vật chính dường như vẫn đi lại đâu đó trên các đường phố, ngơ hẻm, làng quê” (5).


Có thể nói, văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đă h́nh thành một nghệ thuật xây dựng nhân vật khác với tiểu thuyết cổ điển. Đến cuối thập niên hai mươi của thế kỷ XX th́ tiểu thuyết “…có nhiều nhân vật hơn, số phận của họ đan chéo vào nhau, nhà văn thường đưa người đọc từ thành phố này sang thành phố khác, đôi khi c̣n sang cả nước khác nữa, cách kết cấu khiến ta nhớ đến những cảnh nối tiếp nhau trên màn ảnh, những đoạn cận cảnh luân phiên với những cảnh quần chúng” (6).


Tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam ra đời như một tất yếu của lịch sử văn học, chứng tỏ nền văn học Việt Nam đă nhanh chóng thay đổi để phù hợp với nhu cầu cuộc sống, với quy luật tiến hóa. Qua đây ta có thể thấy văn học Việt Nam đang tiến dần trên con đường hiện đại hóa và tiểu thuyết cũng như các thể loại khác đang chuyển từ thi pháp trung đại sang thi pháp văn học hiện đại. Ảnh hưởng của văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp rất lớn. Việc học và hiểu văn chương Pháp đă góp phần quan trọng đổi mới, hiện đại hóa văn chương Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng.


Bắt đầu từ Nguyễn Trọng Quản với Thầy Lazarô Phiền; Hồ Biểu Chánh với hàng loạt tiểu thuyết mang đậm sắc thái Nam Bộ; Tản Đà với những tác phẩm vừa hiện thực vừa lăng mạn; đến Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Đặng Trần Phất, Bửu Đ́nh, Hoàng Ngọc Phách... đội ngũ các tiểu thuyết gia đông đảo đă là những người đi tiên phong t́m hướng đi cho tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ. Những ǵ họ t́m được đă tạo tiền đề cho thế hệ các tiểu thuyết gia xuất hiện sau 1932 với các trào lưu hiện thực, lăng mạn, cách mạng, đưa tiểu thuyết Việt Nam đến một bước phát triển rực rỡ trên con đường hiện đại hóa.


                                                             H.T.L


_______________


1. Tôn Thất Dụng, Sự h́nh thành và vận động cuả thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1932, Luận án PTS, Trường ĐHSP Hà Nội, 1993, tr.32.


2. John C.Schaffer, Thế Uyên, Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam kỳ, Tạp chí Văn học, số 8, Hà Nội, 1994, tr.6.


3. Phương Lựu (chủ biên), Lư luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987, tr.390.


4. Thạch Lam, Theo ḍng, Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.298.


5, 6. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, t.II, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội, 1974, tr. 263, 273



__________________
My Thuat Viet Nam
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard