Giá trị âm nhạc của dân ca Quan họ không chỉ thể hiện ở chất lượng mà c̣n thể hiện ở số lượng khá lớn các làn điệu. Trên thực tế, để chọn góc độ tiếp cận với một đối tượng phong phú về mọi mặt như Quan họ, nhiều nhà nghiên cứu lư luận đă chú ư trước hết tới hệ thống số lượng các làn điệu. Tuy nhiên, về vấn đề này cho đến nay vẫn chưa có ai đưa ra một con số chính xác tuyệt đối.
Trong mục Một số nhận xét về mặt nghệ thuật âm nhạc và ảnh hưởng qua lại giữa âm nhạc và lời văn, các tác giả cuốn Dân ca Quan họ Bắc Ninh có viết: “…Số lượng dân ca Quan họ khá nhiều, chỉ tính những bài hoàn toàn khác nhau, không kể những biến thể nhỏ nhặt của một bài từ thôn này qua thôn khác, từ nghệ nhân này sang nghệ nhân khác, số lượng sưu tầm do Ban Nghiên cứu Vụ Âm nhạc đă thu vào băng là 220 bài. Như vậy, số lượng rất nhiều âm điệu có phong cách đại thể giống nhau là một đặc điểm quan trọng của dân ca Quan họ” (1).
Sau ba năm kể từ khi cuốn sách nói trên được xuất bản, bản Tổng kết phong trào Quan họ tại Hội nghị Quan họ lần thứ nhất (tháng 3-1965) lại ước chừng: “…Có thể có hàng bốn, năm trăm bài hát, mỗi bài hát có nội dung khác nhau, trong số hàng năm ba chục làn điệu khác nhau”.
Tại Hội nghị Quan họ lần thứ ba (1969), vấn đề xác định số lượng các làn điệu một lần nữa lại được nêu lên: “…Trong hơn 100 làn điệu (cứ hăy tạm cho như thế), tuy mỗi bài một vẻ, nhưng khi hát lên th́ người dù mới nghe lần đầu cũng thấy được âm hưởng riêng của Quan họ…” (2).
Hai năm sau, tại Hội nghị Quan họ lần thứ tư (1971) nhiều tham luận khoa học cũng đă đề cập tới vấn đề nêu trên. Tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết đă nhận định: “…Ở những điều làm nên Quan họ đầu thế kỷ XX này, chúng ta chú ư đến số lượng rất phong phú của các làn điệu, vẫn quen gọi là giọng: Thống kê sơ bộ đă thấy có đến ngót 100. Tuy nhiên, phần lớn trong số này là thuộc loại giọng Vặt” (3).
Năm 1973, chỉ hai năm sau, từ con số hàng trăm, số lượng các bài bản Quan họ t́m thấy đă lên tới vài trăm làn điệu. Bản Báo cáo về công tác sưu tầm và phát động quần chúng bảo vệ giữ ǵn vốn văn hóa quần chúng của Ty Văn hóa Hà Bắc đă cho biết: “ …Số lượng bài hát có thể lên tới 300 bài khác nhau”.
Tới năm 1978, tác giả Hồng Thao đă viết: “Số lượng các âm điệu cơ bản (có nghĩa tương đối là không kể đến những dị bản) của dân ca Quan họ mà ngày nay chúng ta có thể khai thác (phụ thuộc phần lớn vào trí nhớ của nghệ nhân) là khoảng từ 170 đến 180 bài” (4).
Gần đây, số lượng các làn điệu một lần nữa lại được tác giả Hồng Thao nhắc đến cụ thể hơn trong cuốn sách ông viết chung với nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Trần Linh Quư. Tác giả cho biết: “…Số lượng âm điệu cơ bản (có nghĩa là không kể đến những dị bản của dân ca Quan họ) mà ngày nay chúng ta có thể khai thác (phụ thuộc phần lớn vào trí nhớ của nghệ nhân) là khoảng 174” (5).
Một dẫn chứng thực tế đáng tin cậy nữa là, ngay sau khi thành lập Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh (1969), Ty Văn hóa Hà Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay) và Ban Lănh đạo của Đoàn đă thực hiện chủ trương đưa các anh chị em diễn viên và nhạc công đi thâm nhập thực tế, tới các làng Quan họ để học nghệ nhân. Sau nhiều đợt sưu tầm học hát những nghệ nhân nổi tiếng, vốn liếng của một số nghệ sĩ tên tuổi cựu trào của Đoàn như Thúy Cải, Minh Phức, Vũ Tự Lẫm, Quư Tráng,…, không kể các bài đối, cho tới nay đă tới gần 300 bài hát cơ bản khác nhau về mặt âm điệu (con số này được thể hiện bằng phần lời ca, lưu giữ trong sổ sách cá nhân).
Vào năm 1997 trong một đợt điều tra về trữ lượng bài bản làn điệu khi về Sở Văn hóa Bắc Ninh, chúng tôi đă được Trung tâm Văn hóa Quan họ cho biết: Hiện nay, pḥng Nghiên cứu của Trung tâm đă phân loại, xác định và tập hợp được 232 bài hát Quan họ có sự khác nhau cơ bản về giai điệu.
Các thông tin về trữ lượng các bài hát Quan họ trên đây tuy không trùng khớp về con số nhưng đều nói lên một điều: hệ thống các làn điệu Quan họ phong phú tới mức nào. Chính các nghệ nhân cao tuổi, các liền anh, liền chị nổi tiếng xưa và nay ở vùng Quan họ cũng xác nhận: “Hiện nay làng c̣n lưu giữ được khoảng 300 bài dân ca với hơn 200 làn điệu khác nhau” (6). C̣n nghệ nhân Nguyễn Văn Bảo và Nguyễn Văn Tư ở Thị Cầu, Bắc Ninh - trong buổi tiếp chuyện với chúng tôi ngày 27 và 28-7-1997 cho biết: “Quan họ không thể dưới 200 làn điệu được”.
Rơ ràng là sự dồi dào về số lượng các làn điệu cũng là một mặt phản ánh tŕnh độ phát triển của dân ca Quan họ. Theo nhiều nhà nghiên cứu và nghệ nhân th́, sở dĩ Quan họ có được một số lượng làn điệu lớn đến như vậy là do các liền anh, liền chị đă biết tiếp thu tinh hoa (hay nói nôm na là vay mượn) và đồng hóa những yếu tố ngoại nhập.
Cũng chính cụ Nguyễn Văn Bảo đă thừa nhận: “So với các loại dân ca khác th́ Quan họ là một dân ca đặc biệt bởi v́ ngoài những câu (bài hát) có sẵn, nó c̣n mượn những làn điệu khác của Tuồng, Chầu Văn, Hồ Quảng, một số làn điệu Chèo,… Khi chuyển vào Quan họ, những bài bản ngoài Quan họ sẽ được Quan họ hóa để trở thành Quan họ”.
Khi nói về số lượng các làn điệu Quan họ, ngoài yếu tố “vay mượn” rồi Quan họ hóa trên đây, cụ Bảo c̣n cho rằng: “Nguyên nhân dẫn đến một số lượng nhiều làn điệu Quan họ đến như vậy là v́ trong các cuộc thi hát, ví dụ khi Quan họ nam có những câu đặt mới, bên nữ không đối được th́ coi như thua cuộc, hoặc bên nữ có được câu mới mà bên nam không đối được th́ cũng coi là thua. Cho nên bên nào càng đặt được nhiều câu mới th́ càng nắm chắc phần thắng”.
Hệ thống các làn điệu Quan họ rất phong phú nhưng về đại thể, chúng được chia thành ba nhóm.
Nhóm thứ nhất, các bài hát thuộc giọng Lề lối
Các bài hát thuộc giọng Lề lối thường được hát ở chặng mở đầu của một cuộc hát đầy đủ (đặc biệt trong các cuộc hát thi xưa kia th́ đây là nhóm các bài hát không thể thiếu). Cuốn Dân ca Quan họ Bắc Ninh đă dẫn ra lời kể của một nghệ nhân cao tuổi như sau: “…Tùy từng nơi, định lệ thi giải có thể thay đổi. Nhưng trường hợp sau đây là trường hợp khá phổ biến: Trước khi vào hát giải, hai bên Quan họ mỗi bên hát một câu chúc, câu này thuộc giọng Sổng, sau đó hát sang năm câu Lề lối rồi mới chính thức bước vào hát giải…” (7).
Truyền rằng có 36 làn điệu thuộc giọng Lề lối, ba mươi sáu câu này được liệt kê đầy đủ qua bài thơ lục bát mà các tác giả đă sưu tầm được ở làng Diềm (tên chữ là Viêm Xá) thuộc xă Ḥa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sau đây:
...Hừ la kính chúc mấy lời,
Tôi rằng xếp đặt ở nơi ư ḿnh.
Bạn lan, T́nh tang, Ô t́nh,
Gạo ngang, Gạo dọc cho xinh Cái hừng.
Cơm vàng, Chiền chiện đă từng,
Thơ đúm, Đàn đúm tin mừng Phong thư.
Cầm bằng, T́nh bằng thờ ơ,
Lên giọng Đi cấy, Ngâm thơ một ḿnh.
Năm canh, Phú dọc hữu t́nh,
Mười cung gảy gót, Năm cung giăi ḷng.
Giọng Huế, ta Lư đường trong,
Đàn ngọt, Đàn lảy nhớ mong Hăm, Quỳnh.
Đào nương ư ức tính t́nh,
Ru hời, giọng Lư lại thêm Sênh tiền.
Buôn bông, Con mắm thề nguyền,
Dang tay Bẻ quạt, thêm phiền Ông trăng.
Liện trang, Mường Mán Ca răng,
C̣n các giọng Lá nói năng vô vàn (8).
Về số lượng bài hát giọng Lề lối được hát trong chặng mở đầu ở mỗi nơi mỗi khác. Nhưng ở nhiều nơi, số bài hát này được qui định là 5 cặp bài đối.
Về trật tự các bài cũng không phải là thống nhất. Dựa theo kết quả điều tra ở nhiều làng Quan họ, các tác giả đă xếp 5 cặp bài hát thuộc giọng Lề lối theo trật tự như sau: Hừ la ( hay La rằng ); Đường bạn; T́nh tang; Lên núi,Lên nương; Cái hời cái ả (9).
C̣n ở làng Diềm (một làng Quan họ cổ) các bài hát thường lại được sắp xếp: La rằng; Đường bạn; Tứ quư; Cây gạo; Cái hừng (cái hời cái ả).
Các bài hát thuộc về chặng giữa được tiếp nối ngay sau các câu Lề lối có một tên gọi chung là giọng Vặt. Số lượng các bài hát thuộc giọng Vặt rất phong phú về mọi mặt. Thật vậy, nếu những yếu tố cổ được thể hiện như một nghiêm luật đậm nét trong các bài hát thuộc chặng mở đầu th́ ở các bài hát giọng Vặt, tính phát triển của chặng giữa bắt đầu được thể hiện.
Có thể chia chặng hát giữa thành hai giai đoạn: giai đoạn hát giọng Bỉ (các bài hát có câu Bỉ mở bài) và giai đoạn hát các bài hát không có Bỉ.
Các bài hát thuộc giọng Bỉ bao giờ cũng có ít nhất hai phần: phần mở bài (được hát bằng câu Bỉ) và phần thân (c̣n gọi là ruột bài). Mang phong cách ngâm ngợi, các câu Bỉ đ̣i hỏi người hát không những phải có một âm sắc giọng hát vang, rền, trong trẻo mà c̣n phải thuần thục về kỹ thuật hát. Có thể kể ra đây một số bài điển h́nh như: Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu, Giăng bao nhiêu tuổi giăng già, Lên núi Ba V́, Súc miệng âm đồng, Tuấn Khanh chường, Đêm qua đốt đỉnh nhang trầm, Gọi đ̣, Mặt trời đă xế về Tây (Trống cơm), Em là con gái Bắc Ninh, Duyên nổi phận bèo, Cầm sắt vân vi...
Tiếp nối ngay sau giọng Lề lối, giai đoạn hát giọng Bỉ bắt đầu mang những yếu tố phát triển. Nhờ những đặc trưng âm nhạc thể hiện tập trung ở phần mở bài, các bài hát thuộc giọng Bỉ mang khá đầy đủ phong cách hát Quan họ. Từ lời văn, ư thơ cho đến các yếu tố âm nhạc khác, tất cả đều toát lên một vẻ đẹp quyến rũ, dẫn dắt người nghe bằng những giai điệu ngọt ngào đến dần với thế giới t́nh cảm đắm say đầy màu sắc của các bài hát thuộc giọng Vặt.
Các bài hát thuộc giọng Vặt không có câu Bỉ (mở bài) chiếm một số lượng lớn trong tổng số các bài hát thuộc chặng giữa. Đề tài văn học mà các bài hát hướng đến cũng khá đa dạng. Từ ḍng sông, con đ̣, cây đa, bến nước, khóm trúc, bờ ao,… là những cảnh vật thiên nhiên, đến những công việc buôn bán, chợ búa, cảnh lao động sản xuất,… trong cuộc sống hàng ngày đều có thể trở thành cái cớ “tức cảnh” để “sinh t́nh”. Người nghe dễ cảm nhận thấy ở đây mối quan hệ giao ḥa giữa thiên nhiên, đất trời tươi đẹp với t́nh người Quan họ. Nhiều bài hát như: Ngồi tựa mạn thuyền, Nguyệt gác mái đ́nh, Đ̣ đưa, Buôn bấc buôn dầu, Lư cây đa, Lư con sáo, Lư Thiên Thai, Xe chỉ luồn kim, Gió đưa cây cải, Hoa thơm bướm lượn, Ba sáu thứ chim, C̣n duyên, Mười nhớ,… đă trở nên rất nổi tiếng, xứng đáng được coi là các kiệt tác trong di sản văn hóa Kinh Bắc.
Bởi các bài hát thuộc giọng Vặt được hát vào chặng giữa (chặng hát có thể được coi là phần phát triển của toàn bộ cuộc hát) nên ở đây, một số chất liệu âm nhạc đặc trưng của giọng Lề lối vẫn được tiếp tục duy tŕ. Nói cách khác, bởi nằm trong cùng một ḍng chảy cảm xúc bắt nguồn từ hệ thống các bài hát cổ thuộc giọng Lề lối nên mặc dù mỗi bài hát giọng Vặt đều có một giai điệu riêng, một vẻ đẹp riêng nhưng chúng vẫn nằm trong sự thống nhất về phong cách âm nhạc. Cùng với những lối hát giàu tính kỹ thuật có từ giọng Lề lối như hát ngắt, hát rớt, nảy hạt, rung giọng; thêm vào lời thơ nhiều từ phụ, tiếng đệm…, sự duy tŕ các yếu tố cổ c̣n được thể hiện bằng những âm điệu cụ thể.
Chẳng hạn, nét nhạc của bài Hừ la:
Người hát: Cụ Bánh ở làng Diềm
(Trọng Ánh kư âm từ băng tư liệu của Viện Âm nhạc)
Có thể thấy ở bài Ngồi tựa mạn thuyền:
Người hát: Nguyễn Khắc Tâm
Kưâm: Nguyễn Ngọc Oánh
Hoặc nét nhạc mở đầu bài Thơ đúm trong bài Nguyệt gác sau đây:
Người hát: Chị Ngữ, chị Tẩu
Kư âm: Nguyễn Viêm
Có thể thấy ở bài Ngồi tựa mạn thuyền:
Người hát: Nguyễn Khắc Tâm
Kưâm: Nguyễn Ngọc Oánh
Hoặc nét nhạc mở đầu bài Thơ đúm trong bài Nguyệt gác sau đây:
Người hát: Chị Ngữ, chị Tẩu
Kư âm: Nguyễn Viêm
Về tính chất âm nhạc, các bài hát thuộc chặng hát giữa cuộc nổi lên một số đặc điểm chung sau đây:
Thứ nhất, trừ một số bài hát phú, hát đọc thơ và ngâm, c̣n lại đa số phần Thân bài được hát theo lối hát có nhịp rơ ràng.
Thứ hai, so với các bài hát thuộc giọng Lề lối, các bài hát thuộc chặng giữa có âm hạn mở rộng hơn.
Thứ ba, lời ca của mỗi trổ hát phần lớn gồm hai câu thơ lục bát tương ứng với hai câu nhạc có quy mô tương xứng.
Thứ tư, có thể coi chặng giữa của cuộc hát là quá tŕnh phát triển những sắc điệu âm nhạc. Ở đây, các bài hát ít nhiều có liên quan (nếu không muốn nói là chịu ảnh hưởng) với những nhân tố âm nhạc mang tính đặc trưng thể loại cao của giọng Lề lối.
Nhóm thứ ba, các bài hát Giă bạn
Chặng cuối của cuộc hát thuộc về giọng Giă bạn. Có thể kể ra đây một số bài hát tiêu biểu như: Chuông vàng gác cửa tam quan (Người ở đừng về), Rẽ phượng chia loan, Chia rẽ đôi nơi, Kẻ Bắc người Nam, Người về bỏ bạn sao đành, Con nhện dăng mùng...
Khác với giọng Lề lối, giọng Giă bạn không có những qui định cụ thể về số lượng cũng như thứ tự các bài hát trong tiến tŕnh chặng hát.
Tóm lại, dân ca Quan họ có một hệ thống các làn điệu rất phong phú không chỉ về mặt chất lượng mà c̣n cả về số lượng.
Hệ thống các làn điệu Quan họ được chia thành ba nhóm có sự khác nhau về tính chất âm nhạc:
Nhóm các bài hát thuộc giọng Lề lối thường được hát trong giai đoạn mở đầu của cuộc hát. Đặc điểm của các bài hát Lề lối là có âm hạn hẹp, tiết tấu dàn trải, tốc độ chậm, lời ca sử dụng nhiều từ phụ, tiếng đệm, hát khó. Đó là những bài hát không thể thiếu được trong các cuộc hát thi lấy giải xưa kia ở vùng Quan họ.
Nhóm các bài hát thuộc giọng Vặt có số lượng nhiều hơn cả. Bước vào giai đoạn hát giọng Vặt (chặng giữa của cuộc hát) thoạt đầu người ta thường hát các bài hát có câu Bỉ mở bài, sau đó mới là giai đoạn hát các bài hát giọng Vặt (loại bài hát không có phần mở bài). Ở đây, đề tài văn học mà các bài hát hướng đến khá đa dạng. C̣n về mặt âm nhạc th́ nổi lên một số tính chất đặc trưng thể loại như: hát theo lối hát có nhịp (trừ một số ít bài được hát theo thể Phú, hát đọc thơ và ngâm), âm hạn được mở rộng hơn so với các bài hát giọng Lề lối, khúc thức cân đối, cấu trúc rơ ràng.
Giai đoạn cuối của cuộc hát thuộc về các bài hát Giă bạn. Nh́n chung, các bài hát Giă bạn có tính chất âm nhạc khá nhất quán; cấu trúc mạch lạc, rơ ràng, hát theo nhịp đều đặn. Ngoài thành phần chính gồm một cặp lời thơ lục bát, bài hát thường có thêm phần điệp khúc. Cùng với tác dụng nhấn mạnh chủ ư nhạc và thơ, phần điệp khúc c̣n làm cho các trổ hát trở nên gắn bó với nhau hơn. Có thể nói, các bài hát Giă bạn có giá trị âm nhạc rất hoàn hảo, mọi vẻ đẹp về giai điệu và lời ca của cả hệ thống các bài hát Quan họ đă được tập trung ở đây và thăng hoa tới cao độ.
N.T.A
_______________
1, 7, 8, 9. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa - Viện Văn học, Hà Nội, 1962, tr.129, 50, 36, 38.
2, 3.Nhiều tác giả, Một số vấn đề về dân ca Quan họ, Ty Văn hóa Hà Bắc, 1972, tr.12, 73.
4. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quư, Quan họ - Nguồn gốc và quá tŕnh phát triển, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1978, tr.243.
5. Trần Linh Quư, Hồng Thao, T́m hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997, tr.119.
6. Nhiều tác giả, Thông tin văn hóa Bắc Ninh, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, 2000, tr.41.
Mười năm có lẻ về trước, tôi cùng với sinh viên khoa sáng tác lư luận - chỉ huy về miền quan họ. Với tính cách của kẻ "sỹ" và nghĩ rằng ḿnh đă được trang bị ở Nhạc viện cái vốn kiến thức khoa học âm nhạc hàn lâm châu Âu th́ tiếp cận dân ca quan họ đâu phải là chuyện khó. Nhưng, tôi đă lầm, bởi cái vốn kiến thức kia hoàn toàn là một hệ khác với những chuyên ngành khác, mặc dù nó rất dày dặn nhưng lại mong manh với âm nhạc dân gian mà ở đây là dân ca quan họ.
Đêm đó nghe các nghệ nhân hát canh, tôi bắt đầu thức tỉnh. Sáng hôm sau với dáng người "nhỏ bé" và tự cho ḿnh có giọng hát hay, nên tôi liền được chọn vào vai liền anh để quay băng làm tư liệu. Một nghệ nhân bảo tôi, anh chỉ đứng vào để quay h́nh cho đẹp thôi, chứ không nên hát bởi hát như anh th́ người quan họ sẽ không nghe đâu. Lời nói đó làm "kẻ sỹ" trong tôi sụp, tôi thức tỉnh hoàn toàn và hiểu ra rằng bàn tay với 5 ngón 4 khe th́ không thể che nổi mặt trời.
Đấy là câu chuyện 10 năm về trước, và từ đó đến nay, dẫu không phải là người có chuyên ngành nghiên cứu âm nhạc dân gian, nhưng do nhu cầu công việc, mặt khác là do yêu thích, nên tôi thỉnh thoảng về nghe hát quan họ. Quan họ càng nghe càng say, vẫn lung linh huyền diệu, nhưng thú thật cho đến bây giờ bản thân tôi cũng chưa t́m được cái nút cơ bản để lư giải các vấn đề bao chứa trong nó. Bởi vậy, ở đây tôi chỉ điểm lại một số những điều mà các nhà nghiên cứu đi trước đă đưa ra, qua đó hi vọng (cho dù là mong manh) sẽ lư giải được điều ǵ nhỏ bé trong khối dân ca quan họ Bắc Ninh đồ sộ kia.
Thứ nhất về nguồn gốc và tên gọi của loại dân ca vùng Kinh Bắc này, mặc dù đă định h́nh từ lâu nhưng cho đến ngày nay nó vẫn chưa có sự nhất quán cao trong con mắt của các nhà nghiên cứu. Khi nói về nguồn gốc của quan họ, người ta thường hay dựa vào truyền thuyết có vị quan khi qua cánh đồng thấy giọng hát hay của người con gái, nên họ (dừng) lại nghe hát - từ đó có tên là quan họ. Hoặc là lối hát của quan viên hai họ khi gặp nhau. Lư giải về tên gọi như vậy rơ ràng mang tính thực dụng, nhưng không thuyết phục. Từ cách lư giải này nh́n rộng ra th́ lại thấy được một vấn đề khác đó là sự khẳng định lối hát được đặt tên là quan họ đă có từ rất lâu đời và nó được gắn với người dân Kinh Bắc. Cũng phải nói thêm rằng, Kinh Bắc xưa là vùng đất cổ, có sông, có núi, có những đồng lúa bát ngát nâng cánh c̣ bay. Là vùng đất nằm giữa châu thổ cao và châu thổ thấp, thực tế có thể coi đây là điểm tạm dừng chân của người Việt để tiếp tục bước chân đi khai phá vùng đất mới phương Nam. Nh́n lại lịch sử, Kinh Bắc đă từng là trung tâm văn hóa của người Việt giai đoạn đầu thời kỳ trung cổ. Như vậy, điều kiện tự nhiên và môi trường như thế đă giúp con người Kinh Bắc dệt nên một nét văn hóa riêng: vừa thân thiện, đầm ấm, vừa lai láng bồng bềnh. Điều đó đă được phản ánh thật rơ nét trong các làn điệu dân ca của họ vừa có tính khép kín nhưng lại có tính mở rộng.
Thứ hai, hệ thống bài bản của dân ca quan họ Bắc Ninh là vô cùng phong phú. Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở về đây, theo kết quả của các nhà nghiên cứu th́ con số về bài bản, làn điệu của dân ca quan họ Bắc Ninh là chưa thống nhất. Tuy nhiên một con số trong bản Báo cáo về công tác sưu tầm và phát động quần chúng bảo vệ giữ ǵn vốn văn hóa quần chúng (1973) đă làm mọi người phải thán phục, đó là số lượng bài hát có thể lên tới 300 bài. Và năm 2002 nhạc sỹ Hồng Thao cho ra mắt giới âm nhạc 300 bài dân ca quan họ, đây là công tŕnh mang nhiều tâm huyết của ông, qua đó người ta đủ ḷng tin để khẳng định sự phong phú của loại dân ca này.
C̣n về làn điệu, các nhà nghiên cứu cũng như nhiều nghệ nhân cho rằng: dân ca quan họ có thể có trên dưới 200 làn điệu khác nhau.
Như vậy, sự đồ sộ về khối lượng các bài cũng như sự đa dạng về các làn điệu, chứng tỏ rằng dân ca quan họ luôn phát triển không ngừng trên ḍng chảy của thời gian. Và, hệ thống bài bản đó phản ánh được các dạng thái t́nh cảm của người quan họ ở các cấp độ xa, gần, nông, sâu khác nhau. Dẫu rằng có sự phong phú và đa dạng của hệ thống bài bản, nhưng nh́n chung có thể chia chúng thành ba nhóm: Nhóm bài thuộc giọng lề lối, nhóm bài thuộc giọng vặt, và nhóm các bài thuộc giă bạn.
Thứ ba, mặc dù thuộc loại hát giao duyên, nó cũng giống như nhiều loại hát đối đáp, nhưng dân ca quan họ lại có những điểm rất khác biệt. Điểm khác biệt đó là do đặc điểm điều kiện môi trường đă tạo cho con người nơi đây biết cách tiếp cận, và tiếp cận được, những nét văn hóa mới ngoại vi trong từng trường hợp cho phép để tạo nên cái sắc thái đặc trưng của dân ca quan họ. Và hầu như tất cả những điều đó được thể hiện trong lối chơi của người quan họ. Dựa vào lời kể của các nghệ nhân cao tuổi, th́ quan họ ngày đầu khởi nguyên là các nam thanh nữ tú khi du xuân tự t́m nhau và hát đối đáp. Theo thời gian, quan họ tự làm giàu cho chính bản thân bằng những nhân tố mới trong âm nhạc, kể cả trong cách hát và lối chơi.
Vậy ở đây, nên hiểu như thế nào về cách chơi trong quan họ. Cách đây khoảng 2 năm, tôi có gặp ông Nguyễn Văn Đảm, trước kia từng làm nghề dạy học nhiều năm ở Bắc Ninh cũng là người say mê sưu tầm nghiên cứu, nay đă nghỉ hưu và hiện làm ở Trung tâm Quan họ UNESCO. Ông cho biết: ca quan họ dứt khoát phải kèm theo lối chơi (xin nói trước đây chỉ là một kênh để chúng tôi tham khảo thêm). Và, ngày 22-2-2006 (tức 25-1 âm lịch) vừa qua, chúng tôi có đến dự lễ hội làng Ngang Nội. Sau đó, tại nhà cụ nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu chúng tôi may mắn được gặp nhà nghiên cứu văn hóa quan họ Lê Danh Khiêm, ông cũng nhắc đến lối chơi của quan họ.
Lượm lặt ư kiến của các nhà nghiên cứu, cũng như qua việc hỏi các nghệ nhân, chúng tôi tạm hiểu cách chơi của quan họ gồm: lối chơi ở phạm vi rộng và lối chơi ở phạm vi hẹp.
ở phạm vi rộng là lối chơi mà trong đó nó bao chứa các nét văn hóa thuộc về cách giao lưu, ứng xử, hoặc nói cách khác là lối chơi của phong tục tập quán. Đó là cách chào hỏi, tiếp xúc, kết bạn, cách ăn mặc, trang điểm, cách tổ chức lễ hội… của người quan họ. Lối chơi này tạo ra tính kết cấu bền chặt giữa những cá nhân đồng lứa hoặc những làng kết bạn với nhau. Đôi khi họ không hát mà chỉ đến chơi, thăm hỏi giúp đỡ lẫn nhau trong việc đồng áng, tang ma, lễ hội… Có lẽ chính lối chơi này đă giúp chúng tôi lư giải được một khía cạnh nhỏ về tính dặt d́u của âm nhạc quan họ, và lư giải thêm tại sao quan họ không lan toả rộng mà chỉ xuất hiện, tồn tại ở mấy chục làng mà thôi.
Chơi trong phạm vi hẹp là lối chơi văn chương, chữ nghĩa, điển tích, ca dao, tục ngữ… trong những bài bản âm nhạc nhất định. Tất nhiên cũng cần lưu ư rằng gọi là lối chơi hẹp nhưng vẫn phải nằm trong không gian rộng bao chứa cả phong tục tập quán, không có ǵ tách bạch quá rạch ṛi ở đây, dù vậy âm nhạc vẫn là phần cốt lơi chính của lối chơi này.
Chẳng hạn trên một làn điệu nhất định khi bên liền anh hoặc liền chị hát
…Nguyệt gác mái đ́nh
Chén son chưa cạn sao t́nh đă say.
hay
…Lẩn khuất bóng mây
Mong sao thấy mặt dạ này mới yêu.
Th́ lúc này bên đối, trong đầu đă phải tính toán rồi ứng đáp ngay. Nhiệm vụ của người hát đáp là phải thêm những từ vào câu thơ ở chỗ chấm lửng kia sao cho khi thêm xong câu thơ vừa phải đúng luật vần trắc, vừa có ư nghĩa về văn học. Ở cách ứng xử đối về điển tích cũng vậy, nếu bên này đưa ra điển tích về Thạch Sanh hay Trương Chi th́ bên kia phải đối sao cho hợp lư. Cách dẫn ví dụ về chơi văn thơ và điển tích cũng phần nào hé lộ cho chúng ta cắt nghĩa là tại sao lời ca trong quan họ chứa nhiều yếu tố văn chương bác học và nhiều điển tích như vậy.
Cách chơi trong phạm vi hẹp của người quan họ trong các cuộc thi hát đă làm cho số lượng các làn điệu tăng lên đáng kể. Theo các nghệ nhân cho biết trong các cuộc thi hát, khi quan họ nam được ra những câu mới, mà bên nữ không đối được th́ coi như là người thua cuộc, và ngược lại bên nữ có những câu mới mà bên nam không đối được cũng là người thua cuộc. Như vậy bên nào càng có nhiều câu mới th́ bên đó chắc chắn sẽ nắm được phần thắng trong tay. Điều này đă như một chất men kích thích cả hai bên: bên thua phải thuộc và nhớ những câu mà bên kia đă đưa ra; và cả hai bên đều phải t́m ṭi những câu sao cho thật đắt giá để chuẩn bị cho mùa thi hát năm sau. Thế là năm này nối tiếp năm khác cùng sự chuyển ḿnh của thời gian, các làn điệu của dân ca quan họ ngoài những ǵ đă định h́nh, nó c̣n rộng mở tiếp thu hoặc vay mượn những làn điệu khác của hát xoan, chèo, chầu văn lư, hồ quảng… nhưng phải dựa trên lăng kính của người quan họ. Sự tiếp nhận những nhân tố mới là tính tất yếu của văn hóa nói chung và dân ca quan họ nói riêng. Bằng chứng là qua công tŕnh nghiên cứu của cố nhạc sỹ Hồng Thao, trong 300 bài ghi âm về dân ca quan họ th́ có đến 38 bài ngoài quan họ có liên quan họ. Chẳng hạn như Giáo roi, Thập ân (Chéo chái hê), Hồ quảng, Hát ru (Ca trù), Cây Kiêu bổng (Hát văn), C̣ lả, Trống quân, Lư giao duyên (hát ghẹo), Lư Sài G̣n (điệu khi tương phùng, khi tương ngộ), Đ̣ đưa (dân ca Thanh Hóa)… Như vậy là đă rơ, dân ca quan họ - một thực thể văn hóa - không bao giờ tồn tại phát triển một cách độc lập, mà nó luôn được bồi đắp bằng "một hệ phù sa màu mỡ" để rồi đơm hoa kết trái dâng cho đời những hương vị ngọt ngào. Nhưng qua đây vẫn cần phải nhắc lại rằng: lăng kính của người quan họ đă tạo ra sự thống nhất trong âm nhạc của họ, và đây có lẽ mới là cái chính mà chúng ta cần minh chứng cho sự độc đáo của quan họ so với các loại dân ca khác.
Thứ tư, đầu xuân năm nay, chúng tôi lại có dịp trở về với quan họ, được tham dự lễ hội của làng Ḅ Sơn, Ngang Nội, làng Diềm. Một không gian văn hóa vừa thực vừa như mơ chứa đựng trong nó hai dạng thái cổ - kim, vừa khu biệt, vừa trộn lẫn. Trong nhà, các liền anh liền chị thăm hỏi và ca quan họ. Ở chùa, từng tốp các quan họ cao tuổi ca quan họ. Mặc dù luật lệ đôi chút có bị nhạt phai nhưng vẫn giúp chúng ta h́nh dung được cái khung sườn của ngày xưa. Lối chơi quan họ đă được định h́nh từ lâu, đặc biệt là lối chơi hẹp đă ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài bản, nhưng cho đến nay nhiều quan họ cao tuổi hầu như cũng chẳng nhớ được tường tận, chứ chưa nói là sáng tạo ra những làn điệu mới. Đó cũng là do hệ quả của một hoàn cảnh lịch sử nhất định, và đó cũng là miền mở để các nhà nghiên cứu lưu tâm.
Về cách hát, có thể nói đây cũng là nét đặc trưng nổi bật của dân ca quan họ, nó hàm chứa đầy ắp những kỹ thuật dân gian nhưng không một thể loại dân ca nào có được. Dẫu vậy cho đến nay, thật khó có thể t́m được những giọng quan họ như các nghệ nhân ngày xưa. Ở đây cần có một cái nh́n công tâm hơn dưới quy luật vận động của văn hóa để giải thích hiện tượng này.
Trong lễ hội ở làng Ḅ Sơn, chúng tôi có tiếp xúc với một số liền anh, liền chị trung niên, họ thừa nhận rằng: hát như các cụ truyền dạy mất nhiều công sức mà khó hát, hát với nhạc đệm nhẹ nhàng hơn, dễ hát hơn. Thế là có thể thấy được nhiều người trong lớp liền anh, liền chị trung niên trở xuống, họ đă bắt đầu có một xu hướng thẩm mỹ khác trước, muốn hướng tới cái lạ để dễ ḥa đồng với công chúng lớp trẻ hơn.
Nếu trong nhà lớp liền anh, liền chị cao tuổi ca quan họ trong bầu không khí ấm đọng t́nh người, th́ bên ngoài một dạng hát quan họ của thời mới có vẻ thu hút được nhiều người quan tâm hơn. Đó là hát quan họ dưới thuyền. Không hiểu các cụ ta ngày xưa hát ra sao, chứ bây giờ th́, một thuyền được trang trí h́nh rồng, chở mấy liền anh, liền chị môi son má phấn, quần áo cách điệu truyền thống, tay cầm ô và hát. Tiếng hát được khuyếch đại qua dàn âm thanh và chiếc đàn oocgan đệm được đặt ở trên bờ đă tạo nên một không chí có vẻ chộn rộn hơn. Một điều làm người ta chú ư đến là trên thuyền rồng, ngoài liền anh, liền chị c̣n có một chiếc nón quai thao để trên thuyền, mục đích của nó là nhận tiền mừng tuổi ngày đầu xuân chăng? Nếu vậy th́ việc hát dưới thuyền đă làm cho chúng ta liên tưởng tới sự du nhập của văn hóa hát xẩm ngày xưa, nay lại được tái nhập vào quan họ? Đó chỉ là chuyện về h́nh thức, nhưng nếu đứng trên phương diện âm nhạc mà xem xét th́ chính môi trường này đă bắt đầu có những sáng tác mới. Những sáng tác ấy liệu có thể được coi là dân ca quan họ không? Câu hỏi này phải chờ thời gian trả lời và lịch sử xem xét.
Thứ năm, tất cả những vấn đề chúng tôi đă tŕnh bày ở trên cũng chỉ nhằm đích vẫn là để khẳng định: dân ca quan họ là một thực thể văn hóa. Thực thể ấy luôn tồn tại trong một không gian không phải là đóng kín. Chính điều ấy đă tác động trực tiếp đến âm nhạc và âm nhạc sẽ phải đóng vai tṛ chủ chốt trong cái thực thể văn hóa kia, tạo ra tính khép mở trong dân ca quan họ. Tính khép - mở ấy được thể hiện cả về không gian và âm nhạc nhưng âm nhạc đóng vai tṛ chủ đạo.
Dân ca quan họ chỉ bó gọn trên dưới 50 làng nhưng cái tinh thần của nó lại có sức lan tỏa trong một không gian rộng lớn toàn quốc. Âm nhạc vừa giữ được cái tinh hoa của ngày xưa nhưng đồng thời nó lại thu lượm rồi quan họ hóa khá nhiều bài bản dân ca của các vùng miền khác. Đặc biệt là tính chất âm nhạc vừa mang tính dặt d́u nội tâm sâu sắc, lại vừa thoáng rộng lan tỏa trong không gian mênh mông của đất trời. Tất cả những điều nói trên có lẽ vẫn là do điều kiện tự nhiên, môi trường và con người vùng Kinh Bắc tạo nên trong quá tŕnh lịch sử.
D.A
_______________
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa - Viện Văn học, Hà Nội, 1962.
2. Nhiều tác giả, Một số vấn đề về dân ca quan họ, Ty Văn hóa Hà Bắc, 1972.
3. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quư, Quan họ - Nguồn gốc và quá tŕnh phát triển, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1978.
4. Trần Linh Quư, Hồng Thao, T́m hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997.
5. Nhiều tác giả, Thông tin văn hóa Bắc Ninh, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, 2000.
6. Tư liệu điền dă của tác giả năm 1992, 1997, 2006.
7. Hồng Thao, 300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh, Viện Âm nhạc, Hà Nội, 2002.