Hai thiên Đại Học và Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Kư có ảnh hưởng rất lớn trong triết học Trung Quốc sau này. Chu Hi 朱 熹 (1130-1200) xem Đại Học là của Tăng Tử 曾 子 , c̣n Vương Bách 王 柏 (1197-1274) xem nó là của Tử Tư 子 思 (cháu nội Khổng Tử).[1]Đại Học nói: «Đạo của Đại Học là làm sáng thêm cái đức sáng, đổi mới dân chúng, và dừng ở chí thiện. Biết dừng th́ sẽ định, định rồi sẽ tĩnh, tĩnh rồi sẽ an, an rồi sẽ suy nghĩ, suy nghĩ rồi sẽ đắc. Vật có gốc ngọn, việc có đầu cuối, biết thứ tự trước sau th́ gần với đạo. Người xưa muốn làm sáng thêm đức sáng của mọi người th́ phải trị quốc (làm cho nước b́nh yên) trước. Muốn trị quốc th́ phải tề gia (chỉnh đốn gia đạo) trước. Muốn tề gia th́ phải tu thân (sửa ḿnh) trước. Muốn tu thân th́ phải chính tâm (làm cho tâm đúng đắn) trước. Muốn chính tâm th́ phải thành ư (làm cho ư chí trở nên thành thực) trước. Muốn thành ư th́ phải trí tri (biết tới chốn) trước. Trí tri ở cách vật (phân tích suy xét sự vật). Vật cách th́ tri chí. Tri chí th́ ư thành. Ư thành th́ tâm chính. Tâm chính th́ thân tu. Thân tu th́ gia tề. Gia tề th́ quốc trị. Quốc trị th́ thiên hạ b́nh. Từ thiên tử cho đến dân chúng, tất cả đều lấy tu thân làm gốc. Gốc loạn mà ngọn trị th́ không hề có. Cái dầy dặn mà xem mỏng manh, cái mỏng manh mà xem dầy dặn th́ chưa hề có. Đó gọi là biết gốc, là biết tới nơi tới chốn.»[2]
Đoạn trên đây là ư tứ chủ yếu của Đại Học, vốn gọi là tam cương lĩnh và bát điều mục của Đại Học. Tam cương lĩnh là: minh đức, tân dân, chỉ ư chí thiện. Bát điều mục là: cách vật, trí tri, thành ư, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ.
Ư nghĩa đoạn văn trên nói chung là rất minh bạch, không cần phải giải thích. Có điều, trí tri cách vật 致 知 格 物 th́ ở sau không nói rơ, khiến các học giả đời sau giải thích rất khác nhau. Đấy là điểm tranh luận chủ yếu giữa phái Tŕnh-Chu (Tŕnh Di, Chu Hi) và phái Lục-Vương (Lục Cửu Uyên, Vương Dương Minh) giữa đời Tống đời Minh, bởi lẽ họ có sự giải thích khác nhau đối với trí tri cách vật. Bốn chữ này rất quan trọng trong triết học Trung Quốc, nên không thể không giải thích. Nhưng muốn giải thích nó, th́ các học giả về sau ai là người giải thích đúng với nguyên ư của Đại Học? Tuân Tử là đại sư của Nho gia cuối thời Chiến Quốc, đa số Nho gia đời sau đều xuất thân từ môn phái này. Tuân Tử lại nói nhiều đến lễ, nên nhiều thiên trong Đại Đái và Tiểu Đái Lễ Kư cũng đa phần dựa trên quan điểm của Tuân Tử mà nói về lễ. Xét mấy chỗ lư luận ở các tiết trên của chương này th́ có thể thấy điều đó. Nói về giáo dục th́ Đại Đái Lễ Kư chép thẳng thiên Khuyến Học trong Tuân Tử; c̣n thiên Học Kư trong Tiểu Đái Lễ Kư cũng là lập lại quan điểm của Tuân Tử về giáo dục. Rơ ràng học thuyết của Tuân Tử có ảnh hưởng rất lớn vào đời Tần và đời Hán; lớn hơn nhiều so với mức độ mà học giả đời sau tưởng tượng.
Tuân Tử
Thiên Học Kư chép: «Hệ thống giáo dục thời xưa như sau: lớp học ở gia đ́nh gọi là thục 塾 , trường làng gọi là tường 庠 , trường huyện gọi là tự 序 , trường tại kinh đô gọi là học 學 . Mỗi năm đều có tuyển sinh vào trường tại kinh đô. Cứ mỗi hai năm th́ có một kỳ khảo sát. Năm thứ nhất, xét xem học sinh có đọc hiểu và giải thích được kinh điển không. Năm thứ ba, xét xem học sinh có chú tâm học hành và hoà đồng với tập thể không. Năm thứ năm, xét xem học sinh có học rộng thêm và thân cận với thầy không. Năm thứ bảy, xét xem học sinh thảo luận điều đă học và kết bạn thế nào; đó gọi là tiểu thành (thành tựu nhỏ). Năm thứ chín, học sinh đă hiểu biết các môn học khác nhau và đạt được vốn tri thức khá rồi, có thể đứng vững vàng mà không thối chí; đó gọi là đại thành (thành tựu lớn). Sau đó, học vấn của họ đủ để giáo hoá dân chúng và thay đổi hủ tục, khiến cho người ở gần vui dạ khâm phục, c̣n người ở xa th́ hâm mộ hoài mong. Đó là cái đạo của đại học vậy.»[3]
«Có thể đứng vững vàng mà không thối chí» (cường lập nhi bất phản 強 立 而 不 反 ) chính là ư «đi măi mà không trở lại khởi đầu, tức là chuyển hoá» (trường thiên nhi bất phản kỳ sơ tắc hoá hĩ 長 遷 而 不 反 其 初 則 化 矣 ) được nói trong thiên Bất Cẩu của Tuân Tử. Học Kư xem cái đạo của đại học là khiến học sinh «hiểu biết các môn học khác nhau và đạt được vốn tri thức khá rồi, có thể đứng vững vàng mà không thối chí, [...] học vấn của họ đủ để giáo hoá dân chúng và thay đổi hủ tục, khiến cho người ở gần vui dạ khâm phục, c̣n người ở xa th́ hâm mộ hoài mong». Đại Học th́ xem cái đạo của đại học là «cách vật, trí tri, thành ư, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ». Ư tứ chính yếu của cả hai th́ tương đồng. Cái gọi là «đạo của đại học» (đại học chi đạo 大 學 之 道 ) được nói trong Đại Học cũng chính là lấy quan điểm của Tuân Tử mà giải thích.
Thiên Giải Tế của Tuân Tử nói: «Cái nhận biết là tính người, cái có thể được nhận biết là lư của sự vật. Nếu ta lấy nhân tính (có thể nhận biết) để cầu cái lư sự vật (có thể được nhận biết) mà không có ǵ trở ngại, th́ tàn đời hết kiếp cũng không biết hết. Dù ta đă thông suốt lư lẽ sự vật đến muôn vạn cũng không đủ để bao quát hết sự biến đổi của vạn vật. Rốt cuộc ta với kẻ ngu cũng như nhau. Dù ta học tới già và tới lúc con ta trưởng thành th́ ta với kẻ ngu cũng như nhau; không biết lỗi lầm, tức là kẻ mê vọng. Cho nên người đi học phải biết dừng. Nhưng dừng ở đâu? Đáp: dừng ở chỗ chí túc 至 足 (rất đầy đủ). Cái ǵ gọi là chí túc? Đáp: đó là đức của thánh nhân.»[4]
Đại Học cũng dạy rằng người học phải biết dừng. Dừng ở đâu? Tuân Tử nói dừng ở chỗ chí túc (rất đầy đủ), c̣n Đại Học nói dừng ở chỗ chí thiện (rất tốt lành). Ư nghĩa của chúng như nhau. Đại Học chép: «Kinh Thi nói: “Kinh đô vuông ngàn dặm là nơi dân dừng lại ở.” Kinh Thi lại nói: “Chim vàng hót ríu rít, đến đậu ở g̣ đất.” Khổng Tử nói: “Khi dừng th́ biết dừng ở chỗ phải dừng. Lẽ nào người lại chẳng bằng chim sao?” Kinh Thi nói: “Văn Vương sâu sắc thay, luôn làm sáng đạo đức của ḿnh, và kính cẩn ở chỗ ḿnh dừng lại.” Khi ngài làm vua th́ dừng ở nhân ái; khi làm bề tôi th́ dừng ở tôn kính; khi làm con th́ dừng ở hiếu; khi làm cha th́ dừng ở hiền từ; khi giao thiệp với người trong nước th́ dừng ở thành tín»[5]
Tuân Tử xem bậc thánh là người có đức rất đầy đủ (chí túc), và nói: «Thánh nhân là người làm trọn hết mọi bổn phận con người.» (Thánh dă giả, tận luân giả dă 聖 也 者 盡 倫 者 也 ). Ư nghĩa «làm vua th́ dừng ở nhân ái, làm bề tôi th́ dừng ở tôn kính, làm con th́ dừng ở hiếu, làm cha th́ dừng ở hiền từ, giao thiệp với người trong nước th́ dừng ở thành tín» mà Đại Học nói tức là làm trọn vẹn hết mọi bổn phận con người vậy.
Hễ con người biết dừng, ắt sẽ hướng đến một mục đích nhất định mà tiến hành. Ḷng không lông bông trôi nổi th́ định; hễ định th́ sẽ tĩnh; hễ tĩnh th́ sẽ yên; hễ yên th́ sẽ suy tư; hễ suy tư th́ sẽ đạt mục đích.
Mạnh Tử nói: «Người ta luôn nói: “Thiên hạ, nước, nhà.” Gốc của thiên hạ là nước; gốc của nước là nhà; gốc của nhà là cá nhân.»[6]
Như vậy, cá nhân là gốc của gia đ́nh, quốc gia, xă hội. Đại Học nói: «Người xưa muốn làm sáng thêm đức sáng của mọi người th́ phải trị quốc (làm cho nước b́nh yên) trước. Muốn trị quốc th́ phải tề gia (chỉnh đốn gia đạo) trước. Muốn tề gia th́ phải tu thân (sửa ḿnh) trước.» Có lẽ câu ấy dựa theo ư của Mạnh Tử. Tuy nhiên Tuân Tử cũng nói: «Xin hỏi làm việc nước thế nào? Đáp: Ta nghe nói tu thân chứ chưa hề nghe nói làm việc nước. Vua là khuôn mẫu, dân là cái đổ vào khuôn. Khuôn mẫu mà đúng th́ cái đổ vào khuôn sẽ đúng. Vua là cái mâm, dân là nước; mâm h́nh tṛn nên nước có h́nh tṛn. Vua là cái chậu, chậu h́nh vuông nên nước có h́nh vuông. Vua thích bắn cung th́ bầy tôi cũng bắt chước làm theo. Sở Trang Vương thích eo nhỏ, nên triều đ́nh có người phải đói [v́ nhịn ăn để có eo nhỏ]. Cho nên nói: Ta nghe nói tu thân chứ chưa hề nghe nói làm việc nước.»[7]
Vua là khuôn mẫu của một nước, cho nên hễ vua tu thân th́ người cả nước và thiên hạ đều phải tu thân, thế là nước yên và thiên hạ thái b́nh. Đại Học nói: «Nghiêu Thuấn lấy nhân ái lănh đạo thiên hạ mà dân theo. Kiệt Trụ lấy hung bạo lănh đạo thiên hạ mà dân theo. Khi lệnh vua trái với sở thích của vua, th́ dân không theo lệnh ấy. Cho nên quân tử đ̣i hỏi điều tốt ở ḿnh rồi mới đ̣i hỏi điều tốt ở người; chừng nào ḿnh không lỗi th́ mới trách người. Bản thân ḿnh vô đạo mà đi dạy người đạo đức, xưa nay chưa hề có. Cho nên việc trị nước vốn ở tề gia. Kinh Thi nói: “Cây đào yểu điệu, lá nó sum xuê; gái kia về nhà chồng, ăn ở đúng đắn với người trong nhà.” [Quân tử] ăn ở đúng đắn với người trong nhà, sau mới dạy được dân trong nước. Kinh Thi nói: “Anh ra anh, em ra em.” [Quân tử] ăn ở anh ra anh em ra em, sau mới dạy được dân trong nước. Kinh Thi nói: “Vua mà ăn ở không lỗi lầm th́ mới khiến dân bốn phương ngay chính.” Quân tử hễ đúng đắn trong quan hệ cha-con, anh-em, th́ dân mới bắt chước.»[8]
Bởi thế, tu thân là gốc của tề gia, trị quốc, và b́nh thiên hạ. Hơn nữa, việc trị nước là lấy người trị người. Lấy người trị người để không xa khuôn mẫu. Đấy là lời của Trung Dung. Tương tự, Tuân Tử nói: «Thánh nhân lấy bản thân để đo lường sự vật; cho nên lấy bản thân để đo lường người khác, lấy t́nh cảm của ḿnh để đo lường t́nh cảm của người.» Lại nói: «Cây thước vuông (ê-ke) 5 tấc làm chuẩn mực cho cả thiên hạ.»[9] Hễ ai đă trau dồi đạo đức (tu thân) ắt sẽ biết «lấy bản thân để đo lường người khác, lấy t́nh cảm của ḿnh để đo lường t́nh cảm của người» và trở thành cây thước vuông làm chuẩn mực cho thiên hạ. Đại Học nói: «Nói “làm thiên hạ thái b́nh là do ở trị yên nước” (b́nh thiên hạ tại trị kỳ quốc) có nghĩa là khi vua kính trọng người già th́ dân trở nên hiếu, kính trọng anh th́ dân trở nên đễ, thương xót người cô quả th́ dân không bội bạc. Cho nên quân tử có đạo hiệt củ (suy ta ra người). Đạo hiệt củ có nghĩa là: hễ ḿnh ghét điều ǵ ở bậc trưởng thượng th́ chớ làm điều đó cho kẻ dưới; hễ ḿnh ghét điều ǵ ở kẻ dưới th́ chớ làm điều đó cho bậc trưởng thượng; hễ ḿnh ghét điều ǵ ở người trước th́ chớ làm điều đó cho người sau; hễ ḿnh ghét điều ǵ ở người sau th́ chớ làm điều đó cho người trước; hễ ḿnh ghét điều ǵ ở người bên mặt th́ chớ làm điều đó cho người bên trái; hễ ḿnh ghét điều ǵ ở người bên trái th́ chớ làm điều đó cho người bên mặt.»[10]
Đạo hiệt củ tức là «lấy cây thước vuông 5 tấc làm chuẩn mực cho cả thiên hạ».
Muốn tu thân th́ trước phải chính tâm (làm cho tâm chính trực), bởi v́ bậc thánh th́ phải biết Đạo, mà tâm có «hư, nhất, tĩnh» (trống rỗng, tinh nhất, yên tĩnh) th́ mới có thể biết Đạo. Tuân Tử nói: «Cho nên nhân tâm ví như nước trong chậu. Đặt chậu ngay ngắn và không động vào nó th́ cặn cáu lắng xuống và phần nước ở trên th́ trong trẻo, đủ để soi mặt mày râu ria được. Một cơn gió nhẹ thoảng qua, cặn cáu đáy chậu bị động, phần nước trong trẻo ở trên bị loạn, khiến ta không thể soi được h́nh ảnh đích thực của ḿnh. Tâm ta cũng như thế. Cho nên nếu tâm được dẫn dắt bằng đạo lư và được nuôi dưỡng bằng sự trong sạch th́ chẳng có ǵ khuynh đảo được nó. Có thế, tâm xác định được đúng sai và giải quyết được điều nghi ngờ.»[11]
Đại Học nói: «Nói “tu sửa bản thân là do ở làm cho tâm chính trực” (tu thân tại chính kỳ tâm) có nghĩa là hễ giận dữ th́ tâm không chính. Hễ sợ hăi th́ tâm không chính. Hễ ham khoái lạc th́ tâm không chính. Hễ lo buồn th́ tâm không chính.»[12]
Tâm có những trạng thái đó khác nào một cơn gió nhẹ thoảng qua làm cặn cáu ở đáy chậu bị động, phần nước trong trẻo ở trên bị loạn, khiến ta không thể soi được h́nh ảnh đích thực của ḿnh. Nếu tâm như nước trong cái chậu được đặt ngay ngắn và không bị tác động th́ nó sẽ xác định được đúng sai và giải quyết được điều nghi ngờ.
Tuân Tử nói tiếp: «Nếu tâm bị việc nhỏ nhặt dẫn đi, th́ sự chính trực bị thay đổi và nội tâm bị chao đảo, như vậy sẽ ta không thể giải quyết được các việc thông thường. Cho nên người thích viết chữ th́ nhiều nhưng chỉ có Thương Hiệt là truyền lại, đó là do tâm chuyên nhất vậy; người thích lúa má th́ nhiều nhưng chỉ có Hậu Tắc là truyền lại, đó là do chuyên nhất vậy; người thích âm nhạc th́ nhiều nhưng chỉ có Quỳ là truyền lại, đó là do chuyên nhất vậy; người thích điều nghĩa th́ nhiều nhưng chỉ có Thuấn là truyền lại, đó là do chuyên nhất vậy. Thùy chế tạo cây cung, Phù Du chế tạo mũi tên, c̣n Nghệ giỏi bắn cung. Hề Trọng chế tạo xe, Đỗ nghĩ cách mắc ngựa vào xe, c̣n Tạo Phụ giỏi đánh xe. Từ xưa đến nay, chưa từng có ai ôm đồm mà giỏi cả.»[13]
Tức là nếu tâm không chuyên nhất th́ tâm sẽ loạn và bất chính. Đại Học nói: «Tâm loạn th́ ta nh́n không thấy, nghe không được ăn không ngon.»[14] Đó là cái lỗi do tâm không chuyên nhất. Muốn không vướng phải lỗi đó, đối với một sự vật, ta phải thành thực t́m cầu nó. Đại Học nói: «Khang Cáo nói: “Hăy giống như bảo vệ đứa trẻ sơ sinh.” Lấy ḷng thành thực mà cầu sự vật, tuy không trúng, nhưng sai không xa. Chưa từng có kẻ học nuôi con rồi mới lấy chồng.»[15] Tấm ḷng mẹ hiền bảo vệ đứa con c̣n đỏ hỏn là một thí dụ cụ thể về sự thành tâm vậy. Đại Học nói: «Nói “làm thành thực cái ư của ḿnh” (thành kỳ ư) có nghĩa là không tự lừa ḿnh. Như ghét mùi thối, thích sắc đẹp, đó gọi là khiêm tốn với chính ḿnh. Cho nên quân tử phải thận trọng khi ở một ḿnh. Tiểu nhân khi nhàn rỗi th́ làm việc quấy, chuyện ǵ cũng dám làm. Khi gặp người khác th́ kẻ tiểu nhân che giấu cái ác của nó và vờ tỏ ra lương thiện. Nhưng quân tử nh́n thấu gan phổi nó, dù nó che giấu cũng vô ích. Đó là v́ hễ trong ḷng thành thực th́ sự thành thực hiện ra mặt. Cho nên quân tử phải thận trọng khi ở một ḿnh. Tăng Tử nói: “Mười mắt nh́n vào, mười tay trỏ vào. Nghiêm trọng thay!” Giàu có thấm mát nhà cửa, đạo đức thấm mát bản thân, tâm quảng đại th́ cốt cách quang minh chính đại. Cho nên quân tử phải làm thành thực cái ư của ḿnh.»[16]
Con người thấy mùi thối th́ ghét, là thành thực ghét; thấy sắc đẹp th́ thích, là thành thực thích. Đó là một thí dụ cụ thể về sự thành thực vậy. Đại Học nói «trong ḷng thành thực th́ sự thành thực hiện ra mặt» (thành ư trung h́nh ư ngoại) và «thận trọng khi ở một ḿnh» (thận độc), đều giống với ư của Tuân Tử. Nhưng cái gọi là «một ḿnh» (độc) th́ Tuân Tử gọi là «chuyên nhất». Đối với một sự vật, hễ ta chân thực cầu nó, th́ tự ta có thể chuyên nhất mà cầu nó. Tuy nhiên, Đại Học khi nói «quân tử thận kỳ độc» là ngụ ư nội tâm và ngoại diện phải nhất trí với nhau, đó là một khác biệt nhỏ với ư của Tuân Tử.
Tâm của chúng ta phải có sự thành thực t́m cầu th́ tâm mới không loạn và sẽ trở nên chính trực, tức là «biết dừng th́ sẽ định» (tri chỉ nhi hậu hữu định), v.v... Đó là lư do tại sao «kẻ muốn cho tâm chính trực th́ trước phải làm thành thực cái ư của ḿnh» (dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ư). Cái thành ư đó là do biết dừng (tri chỉ) mà có. Cho nên «muốn thành ư th́ phải trí tri (biết tới chốn) trước». «Vật có gốc ngọn, việc có đầu cuối, biết thứ tự trước sau th́ gần với đạo.» Biết tới chốn (trí tri) tức là biết điều ấy. Cho nên nói: «Từ thiên tử cho đến dân chúng, tất cả đều lấy tu thân làm gốc. Gốc loạn mà ngọn trị th́ không hề có. Cái dầy dặn mà xem mỏng manh, cái mỏng manh mà xem dầy dặn th́ chưa hề có. Đó gọi là biết gốc, là biết tới nơi tới chốn.»[17] Biết gốc (tri bản) tức là biết tới chốn. Biết tu thân là gốc, mà lại chuyên nhất và thành thực tu thân, tức là «biết tới chốn th́ ư thành thực». Đại Học lại nói: «Đức là gốc, tiền tài là ngọn. Nếu kẻ cai trị lấy ngoại vật làm gốc và lấy nội tâm làm ngọn, tức là tranh giành với dân và dạy họ cướp đoạt nhau.»[18] Biết đức là gốc mà lại chuyên nhất và thành thực «làm sáng thêm cái đức sáng sẵn có ở thiên hạ» (minh minh đức ư thiên hạ 明 明 德 於 天 下 ) cũng tức là «biết tới chốn th́ ư thành thực».
Tuy nhiên, nếu ta muốn biết gốc ngọn và đầu cuối của sự vật, th́ đối với bất kỳ sự vật ǵ trước tiên ta phải có một số hiểu biết chính xác về chúng. Nếu không, cái mà ta gọi là gốc (hay đầu) ắt không phải là gốc (hay đầu), cái mà ta gọi là ngọn (hay cuối) ắt không phải là ngọn (hay cuối). Bước khởi đầu mà lầm lẫn th́ bước tiếp theo sau cũng lầm lẫn luôn. Tuân Tử nói: «Hễ quan sát sự vật mà mà hồ nghi và trong ḷng không yên định, th́ ta không nhận rơ ngoại vật. Hễ tư tưởng ta không rơ ràng th́ ta không thể xác định đúng sai. Đi trong tối tăm th́ thấy tảng đá là cọp nằm; thấy đám cây mới trồng là bọn người đang đứng. Đó là mù mịt tối tăm che lấp sáng suốt của ḿnh. Kẻ say rượu đi qua cái mương rộng trăm bước tưởng là cái rănh rộng nửa bước; rồi cúi người đi qua cổng thành v́ tưởng nó là cái cửa nhỏ ở khuê pḥng. Đó là rượu làm loạn tinh thần của hắn. Che bớt mắt mà nh́n th́ thấy một thành hai, bịt tai lại th́ âm thanh nhỏ nghe ra tiếng ù ù. Đó là tư thế làm loạn giác quan. Cho nên trên núi nh́n xuống thấy con trâu thành con dê, nhưng ai t́m dê th́ không đi xuống dắt nó đi. Đó là độ xa che lấp độ lớn. Từ chân núi nh́n lên thấy cây cao mười thước như thể đũa ăn cơm, nhưng ai cần đũa chắc không lên núi mà bẻ. Đó là độ cao che lấp độ dài. Nước bị động th́ ảnh phản chiếu trên mặt nước cũng dao động, người ta soi bóng trên mặt nước sẽ không biết ḿnh đẹp hay xấu. Đó là t́nh trạng của nước làm rối loạn. Kẻ mù ngước mặt nh́n trời th́ không thấy tinh tú, nhưng người ta không căn cứ vào đó để xác định là có tinh tú hay không. Đấy là cái mù che lấp người mù. Ai theo t́nh trạng bị che lấp đó mà xác định sự vật, đó là kẻ ngu nhất trên đời. Sự xác định sự vật của kẻ ngu ấy là lấy nghi ngờ giải quyết nghi ngờ, như thế sự phán đoán ắt phải sai. Nếu sai, sao tránh khỏi lỗi lầm?»[19]
Nếu quan sát sự vật mà bị che lấp th́ ta sẽ không có hiểu biết chính xác về sự vật đó. Cho nên sự hiểu biết tới nơi tới chốn là nhờ ở phân tích suy xét sự vật (trí tri tại cách vật 致 知 在 格 物 ). Quảng Nhă (Thích Hỗ) giảng «cách» 格 là tới (cách giả chí dă 格 者 至 也 ), tức là nh́n xuyên thấu hiện tượng của vật để thấy bản lai diện mục của nó, thấy chân tướng của nó. Nếu không, «lấy nghi ngờ giải quyết nghi ngờ, như thế sự phán đoán ắt phải sai». Nhưng muốn thấy chân tướng sự vật th́ trước tiên ta chớ để cho tâm bất định. Bởi v́ trí tri và cách vật đều là hoạt động của tâm, cho nên chúng có quan hệ nhân quả với chính tâm.
Thiên Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Kư tương truyền là sáng tác của Tử Tư, cháu nội của Khổng Tử. Cho nên thiên Khổng Tử Thế Gia trong Sử Kư nói: «Tử Tư viết Trung Dung.» Thiên Phi Thập Nhị Tử trong Tuân Tử xem Tử Tư và Mạnh Tử là một phái. Ngoài ra, những nghĩa lư được nói trong Trung Dung và Mạnh Tử th́ tương đồng. Như vậy Trung Dung có lẽ do Tử Tư viết. Tuy nhiên, trong Trung Dung có câu: «Nay trong thiên hạ các xe có trục bánh xe dài bằng nhau, chữ viết thống nhất một kiểu, đức hạnh theo cùng một thứ luân lư.» (Kim thiên hạ, xa đồng quỹ, thư đồng văn, hạnh đồng luân 今 天 下 車 同 軌 書 同 文 行 同 倫 ). Đó là bối cảnh Trung Quốc sau khi thống nhất ở đời Tần và đời Hán. Trong Trung Dung c̣n có câu: «[Quả đất] chở núi Hoa và núi Nhạc mà không thấy nặng.» (Tải Hoa Nhạc nhi bất trọng 載 華 嶽 而 不 重 ). Dường như đó không phải là câu nói của người nước Lỗ.[20] Ngoài ra trong Trung Dung c̣n có các khái niệm tính 性 , mệnh 命 , thành 誠 , minh 明 được giảng rơ ràng hơn trong Mạnh Tử, dường như đây là học thuyết của Mạnh Tử được phát huy thêm. Do đó Trung Dung là sáng tác của phái Mạnh Tử sống vào đời Tần và đời Hán. Vương Bách (1194-1270) nói: «Trung Dung là sáng tác của Tử Tư. [...] Theo ngu ư, văn cú không mạch lạc. Ngày nọ tôi đọc Tây Hán Nghệ Văn Chí thấy chép: Trung Dung Thuyết có hai thiên. [...] Ḷng bỗng nghi ngờ, rồi biết thời của Ban Cốban đầu có hai thiên; hợp lại gây lộn xộn, phải chăng do bàn tay của Tiểu Đái?»[21] Lại nói: «Nay tác giả lấy Trung Dung làm nhan đề của thiên, mà ta không thấy hai chữ Trung Dung ở đầu chương, là tại sao? Chương một nói: Đạo không phải là cái đạo nào khác, không phải là cái đạo có thể rời xa được; đó là đạo Trung Dung vậy. [...] Nhưng chương hai bỗng nói “quân tử Trung Dung”, vậy là không phù hợp chương một, e rằng nó không phải là văn chương của Tử Tư. Sự không mạch lạc này chắc là có nguyên nhân.»[22]
Vương Bách đề xuất hai vấn đề, có thể nói là rất hiểu biết; tiếc rằng đối với đáp án cho vấn đề thứ nhất, ông lấy đoạn sau của Trung Dung phân thành một thiên đặt tên là «Thành Minh» 誠 明 rất vô căn cứ. C̣n vấn đề thứ hai, ông lại bắt bẻ từ ngữ. Tuy nhiên, những đề xuất của ông đă gợi mở không ít cho chúng ta. Đọc kỹ nghĩa lư của Trung Dung, ta thấy đoạn đầu (từ «Thiên mệnh chi vị tính» đến «Thiên địa vi yên, vạn vật dục yên») và đoạn cuối (từ «Tại hạ vị bất hoạch hồ thượng» đến «Vô thanh vô xú, chí hĩ») phần lớn nói về quan hệ giữa con người với vũ trụ, dường như đó là khuynh hướng của chủ nghĩa thần bí trong triết học Mạnh Tử được phát huy thêm. C̣n văn thể của nó đại khái là loại văn nghị luận. Đoạn giữa (từ «Trọng Ni viết: Quân tử Trung Dung» đến «Đạo tiền định tắc bất cùng») phần lớn nói về nhân sự, dường như đó là học thuyết của Khổng Tử được phát huy thêm. C̣n văn thể của nó đại khái là loại văn đối thoại. Từ điểm khác biệt ấy mà suy ra, dường như đoạn giữa mới là bản Trung Dung gốc do Tử Tư viết, tức bản 23 thiên của Tử Tư được liệt kê nơi phần Nho gia trong Hán Thư Nghệ Văn Chí.[23] C̣n đoạn đầu và đoạn cuối là do Nho gia đời sau thêm vào, tức hai thiên Trung Dung Thuyết được liệt kê nơi phần 13 quyển sách Lễ trong Hán Thư Nghệ Văn Chí. Câu «Kim thiên hạ, xa đồng quỹ, thư đồng văn, hạnh đồng luân» nằm ở đoạn sau, càng cho ta thấy rơ điều ấy. Tác giả của Trung Dung Thuyết đặt tên sách như vậy, ắt là Nho gia thuộc môn phái Tử Tư, nhưng nội dung lại phát huy học thuyết của Mạnh Tử, nên tác giả ắt là Nho gia thuộc môn phái Mạnh Tử. Bởi v́ hai phái này vốn gần gũi nhau, nên thiên Phi Thập Nhị Tử trong Tuân Tử mới gộp thành một phái.
Bây giờ tôi luận đoạn giữa của Trung Dung trước. Trung Dung nói: «Trọng Ni (tức Khổng Tử) nói: Quân tử giữ được Trung Dung, tiểu nhân th́ trái lại. Quân tử giữ được Trung Dung nên giữ được sự trung chính tuỳ theo thời. C̣n tiểu nhân không giữ được Trung Dung nên việc ǵ cũng dám làm, chẳng sợ ai cả.»[24]
Hai khái niệm «Trung» 中 và «Dung» 庸 là của Khổng Tử (chương Ung Dă của Luận Ngữ có đề cập chúng). Trung Dung lại nói đến «Thời Trung» 時 中 (trung chính tuỳ theo thời), mà cái Trung trong mọi sự việc của con người th́ Aristotle xem là tương đối chứ không tuyệt đối. Ông cho rằng t́nh cảm và hành vi của con người được bộc lộ khác nhau tuỳ theo thời gian, nơi chốn, và đối tượng tiếp nhận. Cho nên khó mà xác định thế nào mới là Trung.[25]Trung Dung nói Thời Trung th́ ư cũng thế.
Mạnh Tử chú trọng chữ Thời, nên nói:
– «Ai không đáng là vua th́ không phụng sự, ai không đáng là dân th́ không sai khiến. Đời b́nh th́ ra làm quan, đời loạn th́ đi ẩn, đó là Bá Di. Phụng sự kẻ không đáng là vua, sai khiến kẻ không đáng là dân; đời b́nh cũng ra làm quan, đời loạn cũng ra làm quan, đó là Y Doăn. Lúc có thể làm quan th́ làm quan, lúc có thể dừng [việc quan] th́ dừng, lúc có thể [làm quan] lâu th́ lâu, lúc có thể [làm quan] mau th́ mau, đó là Khổng Tử.»[26]
– «Bá Di có đức thanh khiết của thánh nhân. Y Doăn có tinh thần trách nhiệm của thánh nhân. Liễu Hạ Huệ có sự ôn hoà của thánh nhân. Khổng Tử có đức tuỳ thời của thánh nhân.»[27]
– «Tử Mạc chấp trung 執 中 (giữ trung chính), chấp trung th́ gần với Đạo. Nhưng chấp trung mà không quyền biến (tức không tuỳ thời mà ứng biến) th́ khác ǵ cố chấp. Ta vốn ghét kẻ cố chấp, và xem hắn là kẻ hại Đạo, v́ bo bo lấy một mặt mà vất bỏ trăm mặt khác.»[28]
Mạnh Tử lấy «đức tuỳ thời của thánh nhân» mà khen Khổng Tử. Ngược lại, Bá Di, Y Doăn, Liễu Hạ Huệ đều chỉ có một quy tắc không đổi về việc xuất xử (ra làm quan hay ở ẩn). Luận Ngữ nói: «Có những người, ta có thể đứng chung với họ nhưng chưa thể cùng họ quyền biến.»[29] Đó là thói chấp nhất (hay cố chấp) vậy. Nếu chỉ nói Trung mà không nói Thời, tức là chấp trung mà không biết quyền biến, khác nào chấp nhất. Chấp nhất mà xem là Trung, tức là bo bo lấy một mặt mà vất bỏ trăm mặt khác.
Trung Dung nói: «Khổng Tử nói: “Đạo không xa người. Khi người làm cho Đạo xa ḿnh, th́ nó không thể xem là Đạo được nữa.” Kinh Thi nói: “Khi đẽo cán búa, chớ xa cán búa mẫu.” Ta cầm cán búa này để đẽo một cán búa khác, nhưng nh́n hai cán búa th́ ta thấy chúng khác xa nhau. Cho nên quân tử lấy người trị người, th́ phải cải tạo họ cho thật tốt mới thôi. Cứ giữ Trung 忠 (trung thực, hết ḷng) và Thứ 恕 (tức nguyên tắc hiệt củ) th́ sẽ không xa Đạo. Điều ǵ ḿnh không muốn người ta làm cho ḿnh th́ ḿnh chớ làm cho họ. Đạo của người quân tử có bốn điều, thế mà ta chưa được một: Lấy cái mà ta cầu ở con ta, đem ra phụng sự cha ta; ta chưa làm được. Lấy cái mà ta cầu ở bề tôi ta, đem ra phụng sự vua ta; ta chưa làm được. Lấy cái mà ta cầu ở em ta, đem ra phụng sự anh ta; ta chưa làm được. Đối với bạn bè, phải ra tay giúp trước; ta chưa làm được. Quân tử thực hành đức b́nh thường (dung đức 庸 德 ) và cẩn trọng lời nói b́nh thường (dung ngôn 庸 言 ). Nếu có ǵ sơ sót, th́ không dám bỏ qua; nếu có ǵ dư thừa, th́ không dám cho là trọn vẹn. Lời nói đi với hành động, hành động đi với lời nói. Quân tử lẽ nào không chăm chăm vào nó?»[30]
Ở đây phát huy đạo Trung Thứ của Khổng Tử. Đạo Trung Thứ tức là suy bụng ta ra bụng người. Đó là lư do tại sao quân tử lấy người trị người, c̣n phần ḿnh th́ không xa ĺa khuôn mẫu. Đạo Trung Thứ giản dị như thế, nên gọi là Dung 庸 vậy.[31]
Trung Dung nói: «Đạo trong thiên hạ có năm quan hệ (ngũ luân); để thực hành th́ có ba đức (tam đức). Năm quan hệ (ngũ luân) trong thiên hạ là: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn bè. Ba đức trong thiên hạ là: trí 智 , nhân 仁 , dũng 勇 . Đem ba đức ra thi hành cho ngũ luân, tuy ba đức nhưng coi như một. Về ngũ luân, có người sinh ra đời th́ đă biết; có người phải học mới biết; có người gặp nguy khốn mới biết. Tuy nhiên kết quả của sự hiểu biết ấy là một. Có người thi hành đạo ngũ luân rất tự nhiên; có người thi hành nó dễ dàng; có người phải cố gắng lắm mới thi hành được. Tuy nhiên sự thành công của họ th́ như nhau. Khổng Tử nói: Kẻ hiếu học th́ gần đức trí. Kẻ cố gắng hành đạo th́ gần đức nhân. Kẻ biết xấu hổ th́ gần đức dũng. Biết ba cái ấy th́ sẽ biết tu sửa bản thân. Biết tu thân th́ sẽ biết quản lư con người. Biết quản lư con người th́ sẽ biết trị thiên hạ và quốc gia.»[32]
Đó cũng chính là học thuyết của Khổng Tử được phát huy thêm, khiến cho ngũ luân (năm mối quan hệ) trở thành Đạo phổ biến của thiên hạ, và khiến tam đức (trí, nhân, dũng; tức là thành tựu của sự tu thân) trở thành Đức phổ biến của thiên hạ. Lấy tam đức mà thực hành ngũ luân, tức là có thể tu thân và trị người.
Trên đây tôi lấy đoạn giữa của Trung Dung mà b́nh luận. C̣n đoạn đầu và đoạn cuối của nó chính là sự thuyết minh có hệ thống về chủ nghĩa phản công lợi trong triết học Mạnh Tử kết hợp với khuynh hướng chủ nghĩa thần bí. Trung Dung nói: «Thiên mệnh (mệnh trời) gọi là Tính. Theo Tính gọi là Đạo. Tu Đạo gọi là Giáo.»[33]
Đại Đái Lễ Kư chép: «Cái được phân ra từ Đạo gọi là Mệnh. Cái thành h́nh ở mỗi một sự vật gọi là Tính. Cái biến hoá qua Âm Dương và phát ra thành h́nh gọi là sinh. Cái biến hoá đến cùng tận gọi là tử.»[34]
Trung Dung gọi là Thiên (trời) th́ Đại Đái Lễ Kư (Bản Mệnh) gọi là Đạo. «Cái được phân ra từ Đạo gọi là Mệnh. Cái thành h́nh ở mỗi một sự vật gọi là Tính.» Quan hệ giữa Thiên và Tính theo Nho gia tương đồng với quan hệ giữa Đạo và Đức theo Đạo gia. Thiên chứa nguyên lư đạo đức của vũ trụ, c̣n Tính là cái mà Thiên «mệnh» (ban cho)[35] người; nói cách khác, tức Tính là cái mà người nhận lănh được phân ra từ Thiên. Khổng Tử một mặt chú trọng sự biểu lộ chân thực của tính t́nh cá nhân; mặt khác, ông chủ trương phải lấy lễ tiết chế t́nh cảm. Trung Dung một mặt cũng chủ trương «suất Tính» (noi theo Tính); một mặt lại chủ trương lấy «Giáo» (giáo hoá) để tu sửa Tính. Trung Dung nói: «Vui, giận, buồn, sướng chưa phát lộ ra th́ gọi là Trung; phát ra mà có chừng mực th́ gọi là Ḥa.»[36] Vui, giận, buồn, sướng đều là những t́nh cảm tự nhiên, tất phải phát lộ ra. Nhưng ta phải lấy «Giáo» (giáo hoá) để tu sửa chúng, để cho sự phát lộ ấy không thái quá cũng không bất cập, tức là có chừng mực.
Triết học của Mặc gia khác với triết học của Nho gia. Nho gia th́ «làm cho ư nghĩa trở nên chính đáng mà không mưu lợi; làm rơ Đạo mà không kể công»[37] nhưng Mặc Tử chuyên chú trọng lợi và công. Theo Nho gia, người không kể đến công và lợi th́ cho rằng ư nghĩa và giá trị của hành vi chúng ta nằm ngay ở tự thân hành vi ấy chứ không ở bên ngoài nó. Trung Dung ủng hộ thái độ nhân sinh ấy bằng một căn cứ siêu h́nh: «KinhThi nói: “Mệnh Trời sâu kín và chẳng ngừng nghỉ!” Ư nói Trời sở dĩ như thế mới là Trời. [Kinh Thi lại nói:] “Ôi! Không hiển lộ! Đức của Văn Vương thuần.” Ư nói Văn Vương sở dĩ là Văn Vương v́ đức của ngài thuần và chẳng ngừng nghỉ.»[38]
Trung Dung lại nói: «Cho nên bậc chí thành th́ không ngừng nghỉ. Không ngừng nghỉ th́ lâu dài. Lâu dài th́ tự thể hiện. Tự thể hiện th́ đi xa. Đi xa th́ rộng và dày. Rộng dày th́ cao minh. Rộng dày th́ chở được mọi vật. Cao minh th́ che chở được mọi vật. Đi xa th́ thành tựu mọi vật. Rộng dày th́ phối hợp với đất. Cao minh th́ phối hợp với Trời. Đi xa không biên giới. Như vậy, không hiện ra mà sáng. Không hành động mà biến đổi. Vô vi mà thành tựu. Đạo của Trời đất có thể tóm lại một lời: Trời và đất cùng tạo ra vạn vật, sự sáng tạo ấy không thể đo lường nổi. Đạo của Trời đất th́ rộng, dày, cao vời, sáng sủa, đi xa, lâu dài.»[39]
Trời (Thiên) hoạt động không ngừng, không v́ riêng ai mà làm. Quân tử lấy Trời làm phép tắc, cho nên cũng phải tự lực tự cường không ngừng nghỉ, không v́ riêng ai mà làm.
Tôi đă nói trong triết học của Mạnh Tử có khuynh hướng chủ nghĩa thần bí. Trung Dung càng phát triển thêm khuynh hướng ấy, cho rằng «cái đạo hợp nhất trong và ngoài» (hợp nội ngoại chi đạo 合 內 外 之 道 ) là cảnh giới tối cao trong sự tu dưỡng của con người. Trong cảnh giới ấy, tuy sự sống vẫn hoạt động và sự vật vẫn tiếp tục, nhưng không c̣n nữa sự phân biệt giữa trong với ngoài, giữa ta với người. Cái mà Trung Dung gọi là Thành 誠 dường như ám chỉ cảnh giới đó. Trời (Thiên) vốn là Thành, v́ Trời vốn không phân biệt trong với ngoài. Trung Dung nói: «Thành là đạo của Trời; đạt được Thành là đạo của người. [...] Từ Thành mà trở nên Minh (sáng suốt) gọi là Tính; từ Minh mà trở nên Thành gọi là Giáo (giáo hoá). Hễ Thành th́ sẽ Minh, hễ Minh th́ sẽ Thành.»[40]
Thành là đạo Trời và con người phải dùng đến «giáo» 教 (giáo hoá) để «tự minh» 自 明 (tự soi sáng, giác ngộ) và rồi đạt tới Thành. V́ thế nói Thành là đạo của người. Trung Dung nói: «Thành là khởi đầu và kết thúc của vạn vật. Không có Thành th́ không có vạn vật. Do đó, quân tử xem Thành là quư. Thành không chỉ là hoàn thiện bản thân, mà c̣n phải hoàn thiện vạn vật. Hoàn thiện bản thân là nhân ái; hoàn thiện vạn vật là trí. Nhân và trí là hai đức của Tính. Có hai đức ấy tức là hợp nhất ngoài và trong. Cho nên quân tử luôn thi hành đúng nghi thức.»[41]
Trung Dung xem «hoàn thiện bản thân và vạn vật» là «đạo hợp nhất ngoài và trong»; giống như Schopenhauer nói «sự nghiệp nhân ái» (ái chi sự nghiệp 愛 之 事 業 ) vượt trên «nguyên lư cá tính» (principium individutionis). Thành là đức của Tính. Giáo không thể lấy bất cứ ǵ ở bên ngoài để thêm vào Tính, mà nó chỉ trợ giúp Tính phát triển trọn vẹn thôi. Trung Dung nói: «Trong thiên hạ, hễ ai chí thành th́ mới có thể phát triển cùng tận Tính của ḿnh. Phát triển cùng tận Tính của ḿnh th́ mới có thể phát triển cùng tận Tính của người. Phát triển cùng tận Tính của người th́ mới có thể phát triển cùng tận Tính của mọi vật. Phát triển cùng tận Tính của mọi vật th́ mới có thể trợ giúp sự hoá dục của Trời đất. Có thể trợ giúp sự hoá dục của Trời đất th́ có thể phối hợp với Trời đất.»[42]
Cái Tính của người và vật đều là một phần của Trời, nên ai có thể phát triển cùng tận Tính của ḿnh th́ sẽ có thể phát triển cùng tận Tính của mọi người và mọi vật. Người chí thành là người không c̣n phân biệt ngoài với trong, không c̣n thấy người với ta, tức là đạt cảnh giới ta với vạn vật là một thể. Đă hoà làm một thể với vạn vật tức là có thể trợ giúp sự hoá dục của Trời đất và phối hợp với Trời đất. Hạng người như thế có đức của thánh nhân, nếu ngồi ở địa vị thiên tử ắt sẽ có thể «nghị luận về lễ, lập ra các định chế, khảo sát văn chương» (nghị lễ, chế độ, khảo văn) được.
Trung Dung nói: «Cho nên đạo của quân tử [ở cương vị cai trị] gốc ở bản thân rồi thể hiện nơi thứ dân. Xét các định chế của Tam Vương (Vũ, Thang, Văn) th́ thấy các định chế của ḿnh không sai lầm. Sự kiến lập các định chế ấy không trái ngược với Trời đất. Trước quỷ thần, ḿnh không có ǵ nghi ngại. Dù thánh nhân của trăm đời sau cũng không ngờ vực ḿnh. Trước quỷ thần, ḿnh không có ǵ nghi ngại: đó là ḿnh biết Trời. Dù thánh nhân của trăm đời sau cũng không ngờ vực ḿnh: đó là ḿnh biết người. Cho nên, cử động của quân tử trở thành gương đạo đức cho muôn đời, sự thi hành trở thành khuôn phép cho muôn đời, lời nói trở thành quy tắc cho muôn đời. Người ở xa hoài mong; kẻ ở gần không chán ghét. Kinh Thi nói: “Ở đây không ai ghét, ở kia không ai đố kỵ; ngày đêm luôn như thế, th́ măi măi được tiếng khen.” Nếu quân tử không cư xử được như thế, làm sao sớm được thiên hạ khen?»[43]
Khi bậc quân tử như thế ngồi trên ngai vàng, hẳn sẽ trị thiên hạ bằng ảnh hưởng của ḿnh. Trong t́nh h́nh đó, thế giới sẽ: «Vạn vật nuôi dưỡng nhau mà không làm hại nhau. Mọi nguyên tắc cùng thi hành mà không trái ngược nhau. Đức nhỏ như sông chảy. Đức lớn đôn hậu biến hoá. Trời đất do đó mà lớn lao vậy.»[44]
Cứ theo đó th́ thấy phần lớn của Trung Dung là tư tưởng Mạnh Tử, c̣n phần lớn của Đại Học là tư tưởng Tuân Tử. Hai thiên Trung Dung và Đại Học có thế lực rất lớn trong triết học Trung Quốc. Và chẳng phải ngẫu nhiên mà trong thời Chiến Quốc hai thiên ấy đại biểu cho hai phái lớn của Nho gia do Mạnh Tử và Tuân Tử dẫn đầu.●
Lê Anh Minh dịch và phụ chú
Nguồn: Phùng Hữu Lan 馮 友 蘭 , Trung Quốc Triết Học Sử中 國 哲 學 史 , Hương Cảng 1956. Trích dịch hai tiết 7 và 8 của chương 14 (Nho gia đời Tần và đời Hán) trong thiên thứ nhất. Phụ chú của người dịch ghi là LAM chú.
CHÚ THÍCH:
[1] LAM chú: Tử Tư 子 思 (483-402 TCN) tức Khổng Cấp 孔 伋 , cháu nội Khổng Tử. Sử Kư (Khổng Tử Thế Gia) chép: «Khổng Tử sinh ra Lư 鯉 , tự là Bá Ngư 伯 魚 . Bá Ngư sinh ra Cấp 伋 , tự là Tử Tư 子 思 .» Tương truyền Tử Tư là học tṛ của Tăng Sâm 僧 參 và là thầy của Lỗ Mục [Mậu] Công 魯 繆 公 . Đời Bắc Tống, vua Huy Tông 徽 宗 truy phong Tử Tư là Cân Thuỷ Hầu 沂 水 侯 ; đời Nguyên, vua Văn Tông 文 宗 truy phong Tử Tư là Thuật Thánh Công 述 聖 公 , đời sau gọi ngài là Thuật Thánh 述 聖 .
[2] «Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc. Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thuỷ, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ. Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ư. Dục thành kỳ ư giả, tiên trí kỳ tri. Trí tri tại cách vật. Vật cách nhi hậu tri chí. Tri chí nhi hậu ư thành. Ư thành nhi hậu tâm chính. Tâm chính nhi hậu thân tu. Thân tu nhi hậu gia tề. Gia tề nhi hậu quốc trị. Quốc trị nhi hậu thiên hạ b́nh. Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản. Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả phủ hĩ. Kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu dă. Thử vị tri bản, thử vị tri chi chí dă.» 大 學 之 道 , 在 明 明 德 , 在 親 (新 ) 民 , 在 止 於 至 善 . 知 止 而 後 有 定 , 定 而 後 能 安 , 安 而 後 能 慮 , 慮 而 後 能 得 . 物 有 本 末 , 事 有 終 始 , 知 所 先 後 , 則 近 道 矣 . 古 之 欲 明 明 德 於天 下 者 , 先 治 其 國 . 欲 治 其 國 者 , 先 齊 其 家 . 欲 齊 其 家 者 , 先 修 其 身 . 欲 修 其 身 者 , 先 正 其 心 . 欲 正 其 心 者 , 先 誠 其 意 . 欲 誠 其 意 者 , 先 致 其 知 . 致 知 在 格 物 . 物 格 而 後 知 至 . 知 至 而 後 意 誠 . 意 誠 而 後 心 正 . 心 正 而 後 身 修 . 身 修 而 後 家 齊 . 家 齊 而 後 國 治 . 國 治 而 後 天 下 平 . 自 天 子 至 於 庶 人 , 壹 是 皆 以 修 身 為 本 . 其 本 亂 而 末 治 者 否 矣 . 其 所 厚 者 薄 , 而 其 所 薄 者 厚 , 未 之 有 也 , 此 謂 知 本 , 此謂 知 之 至 也 .
[3]Lễ Kư (Học Kư): «Cổ chi giáo giả, gia hữu thục, đảng hữu tường, thuật hữu tự, quốc hữu học. Tỷ niên nhập học, trung niên khảo hiệu. Nhất niên thị ly kinh biện chí, tam niên thị kính nghiệp lạc quần. Ngũ niên thị bác tập thân sư. Thất niên thị luận học thủ hữu, vị chi tiểu thành. Cửu niên tri loại thông đạt, cường lập nhi bất phản, vị chi đại thành. Phù nhiên hậu túc dĩ hoá dân dịch tục, cận giả duyệt phục, nhi viễn giả hoài chi, thử đại học chi đạo dă.» 古 之 教 者 , 家 有 塾 , 黨 有 庠 , 術 有 序 , 國 有 學 . 比 年 入 學 , 中 年 考 校 . 一 年 視 離 經 辨 志 . 三 年 視 敬 業 樂 群 . 五 年 視 博 習 親 師 . 七 年 視 論 學 取 友 , 謂 之 小 成 . 九 年 知 類 通 達 , 強 立 入 不 反 , 謂 之 大 成 . 夫 然 後 足 以 化 民 易 俗 , 近 者 悅 服 而 遠 者 懷 之 , 此 大 學 之 道 也 .
[4]Tuân Tử (Giải Tế): «Phàm dĩ tri, nhân chi tính dă. Khả dĩ tri, vật chi lư dă. Dĩ khả dĩ tri nhân chi tính, cầu khả dĩ tri vật chi lư, nhi vô sở nghi chỉ chi, tắc một thế cùng niên, bất năng biến dă. Kỳ sở dĩ quán lư yên tuy ức vạn, dĩ bất túc dĩ tiếp vạn vật chi biến. Dữ ngu giả nhược nhất. Học, lăo thân trưởng tử, nhi dữ ngu giả nhược nhất, do bất tri thác, phù thị chi vị vọng nhân. Cố học dă giả, cố học chỉ chi dă. Ô hồ chỉ chi? Viết: chỉ ư chí túc. Hạt vị chí túc? Viết: thánh dă.» 凡 以 知 , 人 之 性 也 . 可 以 知 , 物 之理 也 . 以 可 以 知 人 之 性 , 求 可 以 知 物之 理 , 而 無 所 疑 止 之 , 則 沒 世 窮 年 不能 遍 也 . 其 所 以 貫 理 焉 雖 億 萬 , 已 不足以 浹 萬 物 之 變 . 與 愚 者 若 一 . 學 , 老 身 長 子 , 而 與 愚 者 若 一 , 猶 不 知 錯 , 夫 是 之 謂 妄 人 . 故 學 也 者 , 固 學 止 之 也 . 惡 乎 止 之 ? 曰 止 於 至 足 . 曷 謂 至 足 ? 曰 聖 也 .
[5]Lễ Kư (Đại Học): «Thi vân: “Bang kỳ thiên lư, duy dân sở chỉ.” Thi vân: “Mân man hoàng điểu, chỉ ư khâu ngung.” Tử viết: “Ư chỉ tri kỳ sở chỉ, khả dĩ nhân nhi bất như điểu hồ?” Thi vân: “Mục mục Văn Vương, ư tập hi kính chỉ.” Vi nhân quân chỉ ư nhân. Vi nhân thần chỉ ư kính. Vi nhân tử chỉ ư hiếu. Vi nhân phụ chỉ ư từ. Dữ quốc nhân giao chỉ ư tín.» 詩 云 : 邦 畿 千 里 , 惟 民 所 止 . 詩 云 : 緡 蠻 黃鳥 , 止 於 丘 隅 . 子 曰 : 於 止 知 其 所 止 , 可 以 人 而 不 如 鳥 乎? 詩 云 : 穆 穆 文 王 , 於 緝 熙敬 止 . 為 人 君 止 於 仁 . 為 人 臣 止 於 敬 . 為 人 子 止 於 孝 . 為 人 父 止 於 慈 . 與 國 人 交 止 於 信 .
[6]Mạnh Tử - Ly Lâu (thượng): «Nhân hữu hằng ngôn, giai viết: “Thiên hạ quốc gia.” Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân.» 人 有 恆 言 , 皆 曰 : 天 下 國 家 . 天 下 之本 在 國 , 國 之 本 在 家 , 家 之 本 在 身 .
[7]Tuân Tử (Quân Đạo): «Thỉnh vấn vi quốc? Viết: văn tu thân, vị thường văn vi quốc dă. Quân giả, nghi dă; dân giả cảnh dă, nghi chính nhi cảnh chính. Quân giả, bàn dă; dân giả thuỷ dă, bàn viên nhi thuỷ viên. Quân giả vu dă, vu phương nhi thuỷ phương. Quân xạ tắc thần quyết. Sở Trang Vương hiếu tế yêu, cố triều hữu ngạ nhân. Cố viết: Văn tu thân, vị thường văn vi quốc dă.» 請 問 為 國 ?曰 : 聞 修 身 , 未 嘗 聞 為 國也 . 君 者 儀 也 ; 民 者 景 也 . 儀 正 而 景 正 . 君 者 槃 也 ; 民 者 水 也 , 槃 圓 而 水 圓 . 君 者 盂 也 , 盂 方 而 水 方 . 君 射 則 臣 決 . 楚 莊 王 好 細 腰 , 故 朝 有 餓 人 . 故 曰 : 聞 修身 , 未 嘗 聞 為 國 也 . – LAM chú: Bản chữ Hán của Phùng Hữu Lan chép thiếu «dân giả cảnh dă» và «dân giả thuỷ dă», tôi đă bổ sung.
[8]Lễ Kư (Đại Học): «Nghiêu Thuấn suất thiên hạ dĩ nhân, nhi dân ṭng chi. Kiệt Trụ suất thiên hạ dĩ bạo, nhi dân ṭng chi. Kỳ sở lệnh phản kỳ sở hiếu, nhi dân bất ṭng. Thị cố quân tử hữu chư kỷ nhi hậu cầu chư nhân, vô chư kỷ nhi hậu phi chư nhân. Sở tàng hồ thân bất thứ, nhi năng dụ chư nhân giả, vị chi hữu dă. Cố trị quốc tại tề kỳ gia. Thi vân: “Đào chi yêu yêu, kỳ diệp trăn trăn, chi tử vu quy, nghi kỳ gia nhân.” Nghi kỳ gia nhân, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân. Thi vân: “Nghi huynh nghi đệ.” Nghi huynh nghi đệ, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân. Thi vân: “Kỳ nghi bất thắc, chính thị tứ quốc.” Kỳ vi phụ tử huynh đệ túc pháp, nhi hậu dân pháp chi dă.» 堯 舜 率 天 下 以 仁而 人 從 之. 桀 紂 率 天 下 以 暴 而 民 從 之. 其 所 令 反 其 所 好 而 民 不 從. 是 故 君 子 有 諸 己 而 後 求 諸人 , 無 諸 己 而 後 非 諸 人. 所 藏 乎 身 不 恕 而 能 喻 諸 人 者 , 未 之 有 也 . 故 治 國 在齊 其 家 . 詩 云 : 桃 之 夭 夭 , 其 葉 蓁 蓁 , 之 子 于 歸 , 宜其 家 人 . 宜 其 家 人 而 後 可 以 教 國 人 . 詩 云 : 宜 兄 宜 弟 . 宜 兄 宜弟 而 後 可 以 教 國 人. 詩 云 : 其 儀 不 忒 正是 四 國 . 其 為 父 子 兄 弟 足 法 而 後 民 法 之 也 .
[16]Lễ Kư (Đại Học): «Sở vị thành kỳ ư giả, vô tự khi dă. Như ố ác xú, như hiếu hảo sắc, thử chi vị tự khiêm. Cố quân tử tất thận kỳ độc dă. Tiểu nhân nhàn cư vi bất thiện, vô sở bất chí, kiến quân tử nhi hậu yếm nhiên, yểm kỳ bất thiện nhi trứ kỳ thiện, nhân chi thị kỷ như kiến kỳ phế can nhiên, tắc hà ích hĩ. Thử vị thành ư trung, h́nh ư ngoại. Cố quân tử tất thận kỳ độc dă. Tăng Tử viết: “Thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ, kỳ nghiêm hồ!” Phú nhuận ốc, đức nhuận thân, tâm quảng thể bàn. Cố quân tử tất thành kỳ ư.» 所 謂 誠 其 意 者 , 毋 自 欺 也 . 如 惡 惡 臭 , 如 好 好 色 , 此 之 謂 自 謙 . 故 君 子 必 慎 其 獨 也 , 小 人 閒 居為 不 善 , 無 所 不 至 , 見 君 子 而 後 厭 然 , 揜 其 不 善 而 著 其 善 , 人 之 視 己 , 如 見 其 肺 肝 然 , 則 何 益 矣 . 此 謂 誠 於 中 , 形 於 外 . 故 君 子 必 慎 其 獨 也 . 曾 子 曰 : 十 目 所 視 , 十 手所 指 , 其 嚴 乎 . 富 潤 屋 , 德 潤 身 , 心 廣 體 胖 . 故 君 子 必 誠 其 意 .
[17] Phùng Hữu Lan chú: Hai nhà Nho đời Tống là Xa Ngọc Phong 車 玉 峰 (sống khoảng 1274 CN) và Vương Bách 王 柏 (1197-1274) cho rằng đoạn văn này nhằm giải thích bốn chữ «trí tri cách vật» 致 知 格 物 . Xem Lỗ Trai Tập 魯 齋 集 , quyển 2.
[18]Lễ Kư (Đại Học): «Đức giả bản dă, tài giả mạt dă. Ngoại bản nội mạt, tranh dân thi đoạt.» 德 者 本 也 , 財 者 末 也 . 外 本 內 末 , 爭 民 施 奪 .
[19]Tuân Tử (Giải Tế): «Phàm quan vật hữu nghi, trung tâm bất định, tắc ngoại vật bất thanh. Ngô lự bất thanh, vị khả định nhiên phủ dă. Minh minh nhi hành giả, kiến tẩm thạch dĩ vi phục hổ dă, kiến thực lâm dĩ vi hậu (lập) nhân dă. Minh minh tế kỳ minh dă. Tuư giả việt bách bộ chi câu, dĩ vi khuể bộ chi quái dă; phủ nhi xuất thành môn, dĩ vi tiểu chi khuê dă; tửu loạn kỳ thần dă. Yếm mục nhi thị giả, thị nhất vi lưỡng; yểm nhĩ nhi thính giả, thính mạc mạc nhi dĩ vi hung hung thế loạn kỳ quan dă. Cố ṭng sơn thượng vọng ngưu giả nhược dương, nhi cầu dương giả bất hạ khiên dă; viễn tế kỳ đại dă. Ṭng sơn hạ vọng mộc giả, thập nhẫn chi mộc nhược trợ, nhi cầu trợ giả bất thượng chiết dă; cao tế kỳ trường dă. Thuỷ động nhi cảnh dao, nhân bất dĩ định mỹ ố; thuỷ thế huyền dă. Cổ giả ngưỡng thị nhi bất kiến tinh, nhân bất dĩ định hữu vô; dụng tinh hoặc dă. Hữu nhân yên, dĩ thử thời định vật, tắc thế chi ngu giả dă. Bỉ ngu giả chi định vật, dĩ nghi quyết nghi, quyết tất bất đương. Phù cẩu bất đương, an năng vô quá hồ?» 凡 觀 物 有 疑 , 中 心 不 定 , 則 外 物 不 清 . 吾 慮 不 清 , 未 可 定 然 否 也 . 冥 冥 而 行 者 , 見 寢 石 以 為 伏 虎 也 , 見 植 人 以 為 後 (立 ) 人 也 . 冥 冥 蔽 其 明 也. 醉 者 越 百 步 之 溝 , 以 為 蹞 步 之 澮 也 ; 俯 而 出 城 門 , 以 為 小 之 閨 也 ; 酒 亂 其 神 也 . 厭 目 而 視 者 , 視 一 為 兩 ; 掩 耳 而 聽 者 , 聽 漠 漠 而 以 為 胸 胸; 勢 亂 其 官 也 . 故 從 山 上 望 牛 者 若 羊 , 而 求 羊 者 不 下 牽 也 ; 遠 蔽 其 大 也. 從 山 下 望 木 者 , 十 仞 之 木 若 箸 , 而 求 箸 者 不 上 折 也 ; 高 蔽 其 長 也. 水 動 而 景 搖 , 人 不 以 定 美 惡 ; 水 勢 玄 也. 瞽 者 仰 視 而 不 見 星 , 人 不 以 定 有 無 ; 用 精 惑 也 . 有 人 焉 , 以 此 時 定 物 , 則世 之 愚 者 也 . 彼 愚 者 之 定 物 , 以 疑 決疑 , 決 必 不 當 . 夫 苟 不 當 , 安 能 無 過 乎 ?– Phùng Hữu Lan chú: Học giả Du Việt 俞 樾 nghi ngờ chữ hậu 後 (trong «kiến thực lâm dĩ vi hậu nhân dă») vốn là chữ lập 立 trong nguyên bản.
LAM chú: Chỗ này Derk Bodde vừa dịch vừa giảng: «This is a reference to the sacred mountain of Hua Shan in Shensi, whereas it would be natural to expect such a man as Tzu Ssu, who was a native of the state of Lu (occupying what is now Shantung), to refer in such a case to Shantung's sacred mountain, T'ai Shan.» (Đây liên hệ đến núi thiêng Hoa Sơn ở Thiểm Tây, trong khi người ta mong rằng lẽ ra một người như Tử Tư vốn là dân nước Lỗ [nay là Sơn Đông] sẽ liên hệ đến núi thiêng Thái Sơn ở Sơn Đông). Từ điển Từ Hải ở mục từ Hoa Nhạc, cũng trích dẫn câu «Tải Hoa Nhạc nhi bất trọng»và giải thích Hoa Nhạc là hai ngọn núi Hoa Sơn và Nhạc Sơn cùng ở Thiểm Tây.
[23] Phùng Hữu Lan chú: Đây cũng chỉ là nói đại khái, kỳ thực ở đoạn giữa hẳn có sự thêm thắt của hậu nhân, nhưng đại bộ phận có lẽ là sáng tác của Tử Tư.– LAM chú: Trong Hán Thư Nghệ Văn Chí, phần Nho gia chỉ ghi là: «Tử Tư nhị thập tam thiên. Danh Cấp, Khổng Tử tôn, vi Lỗ Mục [Mậu] Công sư.» 子 思 二 十 三 篇 . 名 伋 孔 子 孫 , 為 魯 繆 公 師 (23 thiên của Tử Tư. [Tử Tư] tên là Cấp, cháu Khổng Tử và là thầy của Lỗ Mục [Mậu] Công).
[24]Lễ Kư (Trung Dung): «Trọng Ni viết: Quân tử Trung Dung; tiểu nhân phản Trung Dung. Quân tử chi Trung Dung dă, quân tử nhi thời trung; tiểu nhân chi phản Trung Dung dă, tiểu nhân nhi vô kỵ đạn dă.» 仲 尼 曰 : 君 子 中 庸 ; 小 人 反 中 庸 . 君 子 之 中 庸 也 , 君 子 而 時 中 小 人 之 中 庸 也 , 小 人 而 無 忌 憚 也 .
[30]Lễ Kư (Trung Dung): «Tử viết: “Đạo bất viễn nhân. Nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo.” Thi vân: “Phạt kha phạt kha, kỳ tắc bất viễn.” Chấp kha dĩ phạt kha, nghễ nhị thị chi, du dĩ vi viễn. Cố quân tử dĩ nhân trị nhân, cải nhi chỉ. Trung thứ vi đạo bất viễn. Thi chư kỷ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân. Quân tử chi đạo tứ; Khâu vị năng nhất yên. Sở cầu hồ tử dĩ sự phụ, vị năng dă. Sở cầu hồ thần dĩ sự quân, vị năng dă. Sở cầu hồ đệ dĩ sự huynh, vị năng dă. Sở cầu hồ bằng hữu, tiên thi chi, vị năng dă. Dung đức chi hành, dung ngôn chi cẩn, hữu sở bất túc; bất cảm bất miễn; hữu dư, bất cảm tận. Ngôn cố hành, hành cố ngôn, quân tử hồ bất tháo tháo nhĩ?» 子 曰 : 道 不 遠 人. 人 之 為 道 而 遠 人, 不 可 以 為 道 . 詩 云 : 伐 柯 伐 柯, 其 則 不 遠 . 執 柯 以 伐 柯, 睨 而 視 之. 猶 以 為 遠. 故 君 子 以 人 治 人 , 改 而 止. 忠 怒 違 道 不 遠 . 施 諸 己 而 不 愿, 亦 勿 施 於 人. 君 子 之 道 四 , 丘 未 能 一 焉: 所 求 乎 子 , 以 事 父 , 未 能 也 ; 所 求 乎臣, 以 事 君, 未 能 也; 所 求 乎 弟 , 以 事 兄, 未 能 也; 所 求 乎 朋 友 , 先 施 之 未 能 也. 庸 德 之 行 , 庸 言 之 謹 ; 有 所 不 足 , 不 敢 不 勉 ; 有 余 , 不 感 盡 . 言 顧 行 , 行 顧 言. 君 子 胡 不 慥 慥 爾 .
[31] Phùng Hữu Lan chú: Trung và Thứ đều chủ yếu lấy bụng ta suy ra bụng người, cho nên nói Trung cũng là ngụ ư Thứ và ngược lại. «Lấy cái mà ta cầu ở con ta, đem ra phụng sự cha ta», v.v... đó chỉ là nói tới Trung. Đại Học nói đạo Hiệt Củ và «điều ǵ ḿnh ghét ở người trên th́ chớ thi hành điều ấy cho người dưới», v.v... đó chỉ là nói tới Thứ. Hợp hai khái niệm ấy lại, mới là đạo Trung Thứ.– LAM chú: Chúng ta cần phân biệt từ ngữ, chữ Trung 中 (trong Trung Dung 中 庸 ) khác với chữ Trung 忠 (trong Trung Thứ 忠 恕 ). Chữ Trung 中 được Chu Hi giảng ở đầu sách Trung Dung là: «Tŕnh Tử nói: Không thiên lệch bên này hay bên kia th́ gọi là Trung; không dời đổi th́ gọi là Dung.» (Tử Tŕnh Tử viết: Bất thiên chi vị Trung; bất dịch chi vị Dung 子 程 子 曰: 不 偏 之 謂 中 ; 不 易 之 謂 庸 ). C̣n chữ Trung 忠 nguyên nghĩa là: chân thành, trung thành, tận tâm, thành tâm, toàn tâm toàn ư; thí dụ trong câu «Mưu tính công việc cho người có hết ḷng hay không?» (Vi nhân mưu nhi bất trung hồ? 為 人 謀 而 不 忠 乎 ) [Luận Ngữ - Học Nhi]. Cái ư nghĩa theo luân lư ấy về sau chuyển sang ư nghĩa chính trị là «trung quân» 忠 君 (trung thành với vua). Từ đời Tần và Hán về sau, Trung và Hiếu trở thành tiêu chuẩn đạo đức rất quan trọng trong xă hội phong kiến. Tuy nhiên, cứ nhắm mắt trung thành với vua, đó gọi là «ngu trung» 愚 忠 , mà ngay cả Khổng Tử và Mạnh Tử cũng chê. Khi Tử Cống nói với Khổng Tử rằng: «Quản Trọng không đáng gọi là nhân bởi v́ khi công tử Củ bị Hoàn Công giết mà Quản Trọng là bầy tôi của công tử Củ lại không chết theo, ấy vậy lại c̣n làm Tể Tướng theo giúp Tề Hoàn Công nữa.» Khổng Tử trả lời: «Quản Trọng theo giúp Tề Hoàn Công nên nghiệp bá, nhờ vậy mà thiên hạ từ loạn đổi sang trị. Nếu không có Quản Trọng th́ chúng ta phải gióc tóc và vắt vạt áo bên trái như giới man di. Há v́ tấm ḷng trung quân nhỏ hẹp tầm thường mà đi treo cổ bên lạch suối sao?» (Luận Ngữ - Hiến Vấn). C̣n Mạnh Tử nói: «Vua xem bầy tôi như tay chân th́ bầy tôi xem vua như tâm phúc, vua xem bầy tôi như chó ngựa th́ bầy tôi xem vua như người thường, vua xem bầy tôi như đất cỏ th́ bầy tôi xem vua như kẻ thù.» (Ly Lâu [hạ]).
[32]Trung Dung: «Thiên hạ chi đạt đạo ngũ; sở dĩ hành chi giả tam. Viết: quân thần dă, phụ tử dă, phu phụ dă, côn đệ dă, bằng hữu chi giao dă; ngũ giả, thiên hạ chi đạt đạo dă. Trí, nhân, dũng tam giả; thiên hạ chi đạt đức dă. Sở dĩ hành chi giả nhất dă. Hoặc sinh nhi tri chi; hoặc học nhi tri chi; hoặc khốn nhi tri chi. Cập kỳ tri chi nhất dă. Hoặc an nhi hành chi; hoặc lợi nhi hành chi; hoặc miễn cưỡng nhi hành chi. Cập kỳ thành công nhất dă. Tử viết: Hiếu học cận hồ trí. Lực hành cận hồ nhân. Tri sỉ cận hồ dũng. Tri tư tam giả, tắc tri sở dĩ tu thân. Tri sở dĩ tu thân, tắc tri sở dĩ trị nhân. Tri sở dĩ trị nhân, tắc tri sở dĩ trị thiên hạ quốc gia hĩ.» 天 下 之 達 道 五 , 所 以 行 之 者 三. 曰 : 君 臣 也 , 父 子 也 , 夫 婦 也, 昆 弟 也 , 朋 友 之 交 也 五 者 , 天 下 之 達 道 也 . 知 (智 ), 仁 , 勇 三 者 , 天 下 之 達 德 也 . 所 以 行 之 者 一 也 . 或 生 而 知 之 ; 或 學 而 知 之 ; 或 困 而 知 之 ; 及 其 知 之 , 一 也 . 或 安 而 行 之 ; 或 利 而 行 之 ; 或 勉 強 而 行 之 ; 及 其 成 功, 一 也 . 子 曰 : 好 學 近 乎 知 . 力 行 近 乎 仁 . 知 恥 近 乎 勇 . 知 斯 三 者 , 則 知 所 以 修 身. 知 所 以 修 身 , 則 知 所 以 治 人 . 知 所 以 治 人 , 則 知 所 以 治 天 下 國 家 矣 .
[33]Lễ Kư (Trung Dung): «Thiên mệnh chi vị tính. Suất tính chi vị đạo. Tu đạo chi vị giáo.» 天 命 之 謂 性 , 率 性 之 謂 道 , 修 道 之 謂 教 .
[34]Đại Đái Lễ Kư (Bản Mệnh): «Phân ư Đạo vị chi Mệnh. H́nh ư nhất vị chi Tính. Hoá ư Âm Dương, tượng h́nh nhi phát, vị chi sinh. Hoá cùng số tận vị chi tử.» 分 於 道 謂 之 命 . 形 於 一 謂 之 性. 化 於 陰 陽 , 象 形 之 發 , 謂 之 生 . 化 窮 數 盡 謂 之 死 .
[35] Derk Bodde chú: Mệnh 命 dùng như danh từ là số mệnh (fate), mệnh lệnh (decree); nhưng ở đây dùng như động từ, nghĩa là «ban cho» (to confer). Có thể giải thích rằng số mệnh của một người là cái mà hắn nhận lănh từ Trời; nói cách khác, nó là cái mà Trời ban cho hắn.
[36]Lễ Kư (Trung Dung): «Hỉ, nộ, ai, lạc chi vị phát vị chi trung, phát nhi giai trúng tiết vị chi ḥa.» 喜, 怒, 哀, 樂 之 未 發, 謂 之 中. 發 而 皆 中 節, 謂 之 和 .
Lễ Kư (Trung Dung): «Hỉ, nộ, ai, lạc chi vị phát vị chi trung, phát nhi giai trúng tiết vị chi ḥa.» 喜, 怒, 哀, 樂 之 未 發, 謂 之 中. 發 而 皆 中 節, 謂 之 和 .
[37] Nguyên văn: «Chính kỳ nghị bất mưu kỳ lợi, minh kỳ đạo bất kế kỳ công.» 正 其 誼 不 謀 其 利 , 明 其 道 不 計 其 功 . – LAM chú: Trong cổ văn, chữ nghị 誼 dùng thông với chữ nghĩa 義 (ư nghĩa; điều đúng đắn). Derk Bodde dịch: «The Confucians pursued what was right or appropriate without consideration of any consequent benefit.» (Nho gia theo đuổi cái đúng hay thích đáng mà không kể đến cái lợi về sau).
[38]Lễ Kư (Trung Dung): «Thi vân: “Duy thiên chi mệnh ô mục bất dĩ!” Cái viết: Thiên chi sở dĩ vi Thiên dă: “Ô hô! bất hiển! Văn Vương chi đức chi thuần.” Cái viết: Văn Vương chi sở dĩ vi Văn dă, thuần diệc bất dĩ.» 詩 云 : 惟 天 之 命 , 于 穆 不 已. 蓋 曰: 天 之 所 以 為 天 也 . 于 乎 不 顯 , 文 王 之 德 之 純 . 蓋 曰 : 文 王 之 所 以 為 文 也, 純 亦 不 已 .
[39]Lễ Kư (Trung Dung): «Cố chí thành vô tức. Bất tức tắc cửu; cửu tắc trưng; trưng tắc du viễn; du viễn tắc bác hậu; bác hậu tắc cao minh. Bác hậu, sở dĩ tải vật dă; cao minh, sở dĩ phú vật dă; du cửu, sở dĩ thành vật dă. Bác hậu phối địa; cao minh phối thiên; du cửu vô cương. Như thử giả, bất hiện nhi chương; bất động nhi biến; vô vi nhi thành. Thiên địa chi đạo, khả nhất ngôn nhi tận dă: kỳ vi vật bất nhị, tắc kỳ sinh vật bất trắc. Thiên địa chi đạo bác dă, hậu dă, cao dă, minh dă, du dă, cửu dă.» 故 至 誠 無 息 . 不 息 則 久 , 久 則 征 . 征 則 悠 遠 . 悠 遠 , 則 博 厚 . 博 厚 , 則 高 明. 博 厚 , 所 以 載 物 也 . 高 明 , 所 以 覆 物 也 . 悠 久 , 所 以 成 物 也 . 博 厚 , 配 地. 高 明 , 配 天 . 悠 久 , 無 疆. 如 此 者 , 不 見 而 章 , 不 動 而 變 , 無 為 而 成 . 天地 之 道, 可 一 言 而 盡 也 . 其 為 物 不 貳 , 則 其 生 物 不 測 . 天 地 之 道 , 博 也 , 厚 也 , 高 也 , 明 也 , 悠 也 , 久 也 .
[40]Lễ Kư (Trung Dung): «Thành giả, Thiên chi đạo dă, Thành chi giả, nhân chi đạo dă. [...] Tự thành minh, vị chi tính. Tự minh thành, vị chi giáo. Thành tắc minh hĩ. Minh, tắc thành hĩ.» 誠 者 , 天 之 道 也 . 誠 之 者 , 人 之 道 也 [...] 自 誠 明 , 謂 之 性 . 自 明 誠 謂 之 教 . 誠 則 明 矣 . 明 則 誠 矣 .
[41]Lễ Kư (Trung Dung): «Thành giả, vật chi chung thủy, bất thành vô vật. Thị cố quân tử thành chi vi quư. Thành giả, phi tự thành kỷ nhi dĩ dă, sở dĩ thành vật dă. Thành kỷ, nhân dă; thành vật, trí dă; tính chi đức dă, hợp ngoại nội chi đạo dă. Cố thời thố chi nghi dă.» 誠 者 , 物 之 終 始 , 不 誠 無 物. 是 故 君 子 誠 之 為 貴 . 誠 者 , 非 自 成 己 而 已 也 , 所 以 成 物 也 . 成 己 仁 也 . 成 物 智 也 . 性 之 德 也 , 合 外 內 之 道 也 . 故 時 措 之 宜 也 .
[42]Lễ Kư (Trung Dung): «Duy thiên hạ chí thành vi năng tận kỳ tính. Năng tận kỳ tính tắc năng tận nhân chi tính. Năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính. Năng tận vật chi tính, tắc khả dĩ tán Thiên địa chi hóa dục. Khả dĩ tán Thiên địa chi hóa dục, tắc khả dĩ dữ Thiên địa tham hĩ.» 唯 天 下 至 誠 為 能 盡 其 性 . 能 盡 其 性 , 則 能 盡 人 之 性 . 能 盡 人 之 性 , 則 能 盡 物 之 性 . 能 盡 物 之 性 , 則 可 以 贊 天 地 之 化 育 . 可 以 贊 天 地 之 化 育 , 則 可 以 與 天 地 參 矣 .
[43]Lễ Kư (Trung Dung): «Cố quân tử chi đạo, bản chư thân, trưng chư thứ dân; khảo chư tam vương, nhi bất mậu; kiến chư thiên địa nhi bất bội; chất chư quỷ thần, nhi vô nghi, Bách thế dĩ sĩ Thánh nhân nhi bất hoặc. Chất chư quỷ thần nhi vô nghi: tri Thiên dă. Bách thế dĩ sĩ Thánh nhân nhi bất hoặc: tri nhân dă. Thị cố quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo; hành nhi thế vi thiên hạ pháp; ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc. Viễn chi tắc hữu vọng; cận chi tắc bất yếm. Thi viết: “Tại bỉ vô ố; tại thử vô đố; thứ cơ túc dạ, dĩ vĩnh chung dự.” Quân tử vị hữu bất như thử, nhi tao hữu dự ư thiên hạ giả dă.» 故 君 子 之 道 , 本 諸 身 , 征 諸 庶 民 . 考 諸 三 王 而 不 繆 , 建 諸 天 地 而 不 悖 . 質 諸 鬼 神 而 無 疑 . 百 世 以 俟 聖 人 而 不 感 . 質 鬼 神 而 無 疑 , 知 天 也 . 百 世 以 俟 聖 人 而 不 感 , 知 人 也 . 是 故 君 子 動 而 世 為 天 下 道 , 行 而 世 為 天 下 法 , 言 而 世 為 天 下 則 . 遠 之 , 則 有 望 . 近 之 , 則 不 厭. 詩 曰 : 在 彼 無 惡 , 在 此 無 射. 庶 几 夙 夜 , 以 永 終 譽 . 君 子 未 有 不 如 此 , 而 蚤 有 譽 于 天 下 者 也 .
[44]Lễ Kư (Trung Dung): «Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại. Đạo tịnh hành nhi bất tương bối. Tiểu đức xuyên lưu; đại đức đôn hóa. Thử thiên địa chi sở dĩ vi đại dă.» 萬 物 並 育 而 不 相 害. 道 并 行 而 不 相 背 . 小 德 川 流 . 大 德 敦 化 . 此 天 地 之 所 以 為 大 也 .