Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Chuyện Chợ Cá Nhật Bổn


Trưởng Lăo

Status: Offline
Posts: 441
Date:
Chuyện Chợ Cá Nhật Bổn


Chợ cá Tsukiji - một nét văn hoá xứ Phù Tang

Chợ là không gian văn hoá không thể thiếu của mỗi đô thị. Đến thăm chợ Tsukiji - chợ cá lớn nhất thế giới ở Nhật Bản, người ta có thể cảm nhận được phần nào hồn dân tộc của đảo quốc có nền văn hoá ẩm thực kết tinh trong hai chữ "gạo" và "cá" này.








Một người bán hàng đang pha cá.




Khi những quán bar ở quận Ginza, trung tâm thành phố Tokyo, vừa đóng cửa, chợ Tsukiji đă bắt đầu sáng đèn: mỗi đêm hơn 2.300 tấn hải sản trị giá khoảng 35 triệu USD từ 60 nước trên thế giới đổ về chợ, cung cấp 1/3 lượng hải sản cho toàn thị trường Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà Tsukiji được Theodore C. Bestor, nhà nhân loại học ĐH Harvard có nhiều năm nghiên cứu các chợ cá trên thế giới gọi là chợ cá trung tâm của toàn cầu.

Tsukiji khởi thuỷ chỉ là một chợ cá bên sông Nihonbashi có từ thế kỷ 16 chuyên cung cấp lương thực cho kinh thành Edo (nay là Tokyo) và lớn dần theo sự gia tăng dân số của Tokyo. Năm 1923, sau khi 20 chợ lớn nhỏ ở Tokyo bị trận đại động đất Kanto phá huỷ gần như hoàn toàn, các chợ đầu mối trong đó có Tsukiji đă được xây dựng lại theo luật chợ đầu mối Nhật Bản ban hành đầu năm đó. Bao phủ một diện tích trên 220.000m2 với 1.677 gian hàng, Tsukiji là chợ cá lớn nhất thế giới, hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài trong hành tŕnh của họ ở Tokyo.

Tsukiji có truyền thống tổ chức kinh doanh rất chặt chẽ - hải sản phải qua ít nhất 3 lần mua bán trước khi rời khỏi cổng chợ. Chỉ có 7 công ty bán buôn lâu đời (các niyuke) được quyền mua trực tiếp từ các mối hàng về chợ. Niyuke bán đấu giá hải sản cho người bán buôn cấp hai (nakaoroshi), và một số bếp trưởng nhà hàng, các công ty chế biến thực phẩm bên ngoài chợ được cấp giấy phép. Mỗi nakaoroshi đều có một gian hàng nhỏ trong chợ để tiếp tục phân phối hàng. Không khí hối hả khẩn trương của những cuộc mua bán, những ḍng  xe chuyên dụng chở hải sản đi lại trong chợ (chưa kể khoảng 17.000 chiếc xe tải ra vào chợ mỗi ngày) hoà lẫn với ḍng người nhộn nhịp vào chợ tham quan, mua hàng khiến cho Tsukiji tựa như một hội chợ đường phố. Du khách đều cố gắng đến tham quan Tsukiji từ sáng sớm để chứng kiến các phiên đấu giá căng thẳng như ở sở giao dịch chứng khoán giữa ngổn ngang hàng trăm bồn cá các loại, những giỏ tôm cua, mực, bạch tuộc, những đống ṣ hến...

Ước tính có tới gần 400 loài hải sản tươi, đông lạnh hoặc chế biến có mặt tại Tsukiji, từ những con cá ṃi bé xíu tới những con cá ngừ nặng ngót nghét 2 tạ. Chúng đều phải chịu sự kiểm tra chất lượng rất gắt gao: Bất kỳ một vết trầy tróc, một vết thâm ngoài da cũng làm giảm giá trị - theo tiêu chuẩn chất lượng bất thành văn, tiêu chuẩn Tsukiji. Chả thế mà có câu nói người Nhật Bản: Không đùa với cá!. Người Nhật Bản đang thế chỗ người Pháp để trở thành những người sành ăn nhất thế giới... Hải sản được bày ra toàn bộ trước mắt du khách trên những khoanh đá lạnh chứ rất hiếm khi được giữ trong tủ lạnh, tủ kính để khách hàng thoải mái xem, sờ, ngửi, thậm chí nếm trước khi mua. 

Khu bán hàng của chợ gần như không có mùi tanh. Mỗi gian hàng chỉ vẻn vẹn 7m2 đều trang trí những con búpbê giấy Daruma, nhưng cây cào tre dán biểu tượng may mắn, hay những bức tượng nhỏ thần Ebisu - thần lộc, Daitoku - thần phù hộ người bán hàng. Toàn chợ Tsukiji c̣n lập chung đền Shinto thờ thuỷ thần Suijin-sama - thần trông coi chợ, cũng là vị thần trông coi các bếp ăn gia đ́nh tựa các vị Táo quân của người Việt ta. Chợ Tsukiji đóng cửa từ sau 1 giờ trưa và các ngày chủ nhật, ngày lễ trong tuần.


(Báo Lao Động)




__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard